1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu vietfracht trong quá trình hội nhập

109 3,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Theo Điều 233 - Luật Thương mại Việt Nam 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Ngọc Trang

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Sĩ Lâm

Hà Nội – 2008

Trang 2

Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Sĩ Lâm đã tận tình giúp đỡ em từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành bài khoá luận Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm

ơn chân thành đến chú Nguyễn Giang Tiến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận này

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NểI ĐẦU 1

CH-ơNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BấN THỨ BA 3

I TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 3

1 Khái niệm logistics 3

2 Phân loại hệ thống logistics 5

2.1 Theo hình thức tổ chức hoạt động logistics 5

2.2 Theo toàn bộ quá trình logistics 6

2.3 Theo đối t-ợng hàng hóa 6

3 Vai trò của logistics 6

3.1 Đối với nền kinh tế 6

3.2 Đối với các doanh nghiệp 8

4 Các yếu tố cơ bản của logistics 9

4.1 Yếu tố vận tải 9

4.2 Yếu tố marketing 10

4.3 Yếu tố phân phối 10

4.4 Yếu tố quản trị 11

II TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 12

1 Khái niệm dịch vụ logistics 12

2 Phân loại dịch vụ logistics 14

3 Vai trò của dịch vụ logistics 15

4 Dịch vụ logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận 18

III TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BấN THỨ BA - 3PL 20

1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics 20

2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL 22

2.1 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL 22

Trang 4

2.2 Phân loại các nhà 3PL 24

3 Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 -3PL 26

CHƯƠNG II : TèNH HèNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CễNG TY VIETFRACHT 28

I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM 28

1 Cầu dịch vụ logistics trên thị tr-ờng Việt Nam 28

2 Cung dịch vụ logistics trên thị tr-ờng Việt Nam 30

II G I ỚI THIỆU VỀ CễNG TY CP VẬN TẢI VÀ THUấ TÀU VIETFRACHT 33 1 Tổng quan chung về Vietfracht 33

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33

1.2 Thành viên ban điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát 35

2 Cơ cấu tổ chức của Vietfracht 35

3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Vietfracht 39

3.1 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 39

3.2 Tình hình kinh doanh của Công ty 42

III TèNH HèNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTISCS CỦA VIETFRACHT TRONG THỜI GIAN QUA 46

1 Kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht thời gian qua 46

2 Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht những năm gần đây48 3 Đánh giá kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht trong thời gian qua.55 3.1 Những -u điểm của dịch vụ logistics của Vietfracht 55

3.2 Những nh-ợc điểm của dịch vụ logistics của Vietfracht 58

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIETFRACHT TRONG QUÁ TRèNH HỘI NHẬP 66

I CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIETFRACHT TRấN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM 66

1 Thách thức 66

2 Cơ hội 72

Trang 5

II X ÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ

LOGISTICS CHO VIETFRACHT ĐẾN NĂM 2020 TRONG THỜI KỲ HỘI

NHẬP 78

1 Định h-ớng phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 78

2 Phân tích môi tr-ờng kinh doanh 78

2.1 Môi tr-ờng vĩ mô 78

2.2 Môi tr-ờng vi mô 82

3 Xác định các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, xây dựng ma trận SWOT của Vietfracht trong việc kinh doanh dịch vụ logistics ……… 84

4 Chiến l-ợc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht đến năm 2020 87

III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 89

1 Đầu t- nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng 89

2 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thu hút nhân tài 90

3 Tăng c-ờng hoạt động marketing 92

4 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics 95

5 Liên kết chiến l-ợc với các doanh nghiệp trong n-ớc và n-ớc ngoài 97

6 Giải pháp huy động vốn 98

KếT LUậN 99

Tài liệu tham khảo 94

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá đi liền với việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tồn tại, cạnh tranh trên thị trường thế giới, trên bình diện vĩ

mô đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải đưa ra được chiến lược phát triển tổng thể hay cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể Trên bình diện vi mô, việc xây dựng các chiến lược kinh doanh cũng là một điều hết sức cần thiết và quan trọng cho các doanh nghiệp Việc đưa ra các chiến lược đúng đắn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển và ngược lại, nếu chiến lược sai lầm sẽ làm cho doanh nghiệp lâm vào tình thế khó khăn, có thể sẽ dẫn đến phá sản

Logistics hiện là một lĩnh vực khá phát triển ở các nước phát triển điển hình là ở các nước Tây Âu, Mỹ, Singapore, Đài Loan,… Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay lĩnh vực logistics vẫn còn khá mới mẻ Nhiều công ty hiện vẫn còn rất bỡ ngỡ với hoạt động này, thiếu kinh nghiệm trong phương pháp tổ chức cũng như trong nghiệp vụ Việc cung ứng dịch vụ logistics trong các công ty Việt Nam vẫn mang tính nhỏ lẻ, chưa bài bản, và chưa công ty nào có chiến lược phát triển dịch vụ logistics một cách rõ ràng, cụ thể

Vietfracht hiện là một nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam có uy tín nhưng Vietfracht cũng không tránh khỏi thực tế trên Vì vậy, để Vietfracht thực sự là một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngiệp trên thị trường Việt Nam và có thể tham gia vào thị trường logistics toàn cầu, thì Vietfracht cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dịch vụ logistics thật bài bản trong dài hạn Điều này là đặc biệt quan trọng đối với Vietfracht nhất là trong

xu thế hiện nay - xu thế hội nhập kinh tế thế giới

Với những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Chiến lƣợc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics và đưa ra một số biện pháp để thực hiện chiến lược phù hợp và hiệu quả cho Vietfracht

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là thực trạng kinh doanh dịch

vụ logistics và chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Vietfracht

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ logistics tại Vietfracht những năm gần đây, sau đó xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics và đưa ra các biện pháp để thực hiện chiến lược đó cho Vietfracht chủ yếu trên thị trường Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, diễn giải, thống kê, phỏng vấn chuyên gia, để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài

5 Kết cấu của khoá luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Khoá luận được chia thành 3 chương như sau:

Chương I: Tổng quan về dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ

logistics bên thứ ba

Chương II: Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của công ty

Vietfracht

Chương III: Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công

ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập

Sau đây là toàn bộ nội dung khoá luận tốt nghiệp của em

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA

I Tổng quan về logistics

1 Khái niệm logistics

Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ

“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác Bởi nó bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải hết ý nghĩa của nó

Khi xét về mặt lịch sử, thuật ngữ “logistics” là một thuật ngữ đã có từ lâu, thuật ngữ này lần đầu tiên được dùng trong quân đội mang nghĩa là “hậu cần” hoặc “tiếp vận” Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều nghiên cứu về logistics trong các giai đoạn phát triển đó, dưới các góc nhìn khác nhau, hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics:

Theo “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S

Hornby Fifth Edition, Oxford University Press, 1995”: Logistics là việc tổ

chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics -

the organization of supplies and services for any complex operation)

Theo Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics

Management CLM in the USA), Logistics được định nghĩa là “quá trình lên

kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả và tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và việc lưu trữ nguyên liệu thô, hàng trong kho đang sử dụng, hàng

Trang 9

thành phẩm và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ cho tới nơi tiêu thụ nhằm mục đích thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng"

Trong cuốn “An Intergrated Approach to Logistics Management” của

Viện kĩ thuật công nghệ Florida - Mỹ, thì Logistics là việc quản lý sự vận

động và lưu trữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp, của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp

Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu

hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

(theo Logistics and Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999)

Theo quan điểm “5 right” thì : Logistics là quá trình cung cấp đúng sản

phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm

Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy dù có sự khác nhau về cách diễn

đạt nhưng nội dung đều cho thấy rằng Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên

từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Logistics không chỉ bị hạn chế trong vận hành sản xuất, logistics liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, trường học, cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, và các cơ quan cung cấp dịch vụ tài chính khác Việc quản trị logistics sẽ thiết lập một khung làm việc cho các hoạt động logistics trong suốt quá trình lập kế hoạch, thực hiện và quản lý Đầu ra của hệ thống logistics chính là lợi thế cạnh tranh, các lợi ích về thời gian, địa điểm, các

Trang 10

chuyển động hiệu quả về hướng khách hàng, và đầu ra của logistics cung cấp dịch vụ logistics hỗn hợp, trở thành một tài sản độc quyền của công ty

2 Phân loại hệ thống logistics

2.1 Theo hình thức tổ chức hoạt động logistics

 Logistics bên thứ nhất (1PL - Frist Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân

 Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của logistics (vận tải, kho bãi, thanh toán, ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa có tích hợp hoạt động logistics

 Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics, do đó 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa,

xử lý thông tin, trong dây chuyền cung ứng

 Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): là người tích hợp (Integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải, 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng

 Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): 5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các

Trang 11

3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử

2.2 Theo toàn bộ quá trình logistics

 Logistics đầu vào (Inbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn, ) một cách tối ưu

cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất

 Logistics đầu ra (Outbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

 Logistics ngược (Reverse Logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý

2.3 Theo đối tượng hàng hóa

 Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG Logistics) là quá trình logistics cho ngành tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như quần áo, giầy dép, thực phẩm

 Logistics ngành ôtô (Automotive Logistics): là quá trình logistics phục vụ ngành ô tô

 Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm,

 Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics)

 Logistics ngành dầu khí (Petroleum Logistics)

3 Vai trò của logistics

3.1 Đối với nền kinh tế

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Ở góc độ tổng thể, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối

Trang 12

hàng hóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước Châu Âu, Bắc

Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh

tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng

Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp cho thỏa mãn nhu cầu của mỗi người

Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế Thị trường các doanh nghiệp hướng tới không còn nằm trong phạm vi biên giới các quốc gia mà đã lan rộng ra khắp toàn cầu Vì thế, logistics càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho thấy

sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp biển Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn

đa quốc gia Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt, sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới

Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc

là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng

Trang 13

trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics

3.2 Đối với các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, môi trường kinh doanh, tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp được chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu

mã, chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất

Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc kí hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài

về sự khác biệt hóa và tập trung

Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt

là marketing hỗn hợp Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm/dịch

Trang 14

vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời gian và địa điểm quy định

4 Các yếu tố cơ bản của logistics

Hệ thống cung ứng, phân phối vật chất hay còn gọi là “logistics” là nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên vật liệu và thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng Nói cách khác, logistics là nghệ thuật quản lý dòng lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá kể từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng Từ quan niệm về logistics như trên cho thấy, logistics bao gồm rất nhiều yếu tố, các yếu tố này tạo thành chuỗi cung ứng (supply chain) Sau đây là những yếu

tố cơ bản của logistics

4.1 Yếu tố vận tải

Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì vận tải giao nhận là khâu quan trọng nhất Chi phí vận tải giao nhận thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí logistics Muốn giảm chi phí của logistics phải giảm chi phí khâu giao nhận vận tải từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ khác nhau trên thị trường Muốn vậy phải đảm bảo thời gian giao hàng, phải đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc Từ đó giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm (inventory costs) để giảm chi phí logistics nói chung

Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khó có thể tự mình thoả mãn nhu cầu về vận tải giao nhận Nhu cầu này trên thực tế phổ biến do người vận tải giao nhận đáp ứng Người cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận hoạt động hoàn toàn độc lập đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vào doanh nghiệp hay thành phẩm ra khỏi doanh nghiệp Chính vì vậy họ cũng độc lập trong việc thu lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp Người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chuyên cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp được gọi là nhà trung gian chuyên nghiệp

Trang 15

Một kênh logistics có thể được tạo bởi một số nhà trung gian chuyên nghiệp như người giao nhận (Freight Forwarder), người kinh doanh vận tải công cộng không có tàu (Non Vessel Operating Common Carrier - NVOCC), các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Companies - EMCs), các công ty thương mại xuất khẩu (Export Trading Companies - ETCs) hay người đóng gói hàng xuất khẩu hoặc môi giới hải quan… Sự thành bại của mỗi nhà trung gian chuyên nghiệp được quyết định bởi sự thành bại của toàn bộ kênh logistics

4.2 Yếu tố marketing

Giống như yếu tố vận tải, yếu tố marketing cũng là một yếu tố cơ bản của logistics Theo như phần khái niệm đã trình bày, có thể thấy điều quan trọng trong khái niệm về logistics là tất cả các hoạt động cuối cùng đều tập trung vào khách hàng Vì vậy trong logistics, điểm được nhấn mạnh nằm ở dịch vụ hiệu quả dành cho khách hàng Phương thức kinh doanh hướng tới thị trường đã tạo nên những thử thách mới đối với các nhà quản lý, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết đâu là thị trường của doanh nghiệp, tạo ra tư duy về dịch

vụ khách hàng hiệu quả, giúp việc đưa đúng sản phẩm tới đúng nơi cần thiết vào thời điểm thích hợp với mức giá phải chăng, thiết lập nhu cầu phải có kênh phân phối để tối đa hoá lượng hàng bán ra với mức giá hợp lý cũng như

sự hỗ trợ đối với sản phẩm sau khi chuyển giao quyền sở hữu Từ đây có thể thấy vai trò của marketing trong chuỗi dây chuyền logistics Lúc đầu logistics chỉ được coi là yếu tố “địa điểm - place” - đảm bảo hàng đến đúng địa điểm kịp thời trong điều kiện tốt nhưng thực tế hiện nay logistics còn có liên hệ mật thiết với 3P còn lại của marketing-mix

4.3 Yếu tố phân phối

Phân phối là một khái niệm phản ánh sự di chuyển hàng hoá của một doanh nghiệp (người sản xuất, người kinh doanh hay bất kỳ một người có hàng hoá nào khác) Nó bao gồm sự di chuyển của hàng hoá giữa các phương

Trang 16

tiện khác nhau qua biên giới của một hay nhiều nước, qua nhiều địa điểm khác nhau Trong đó sự phối hợp các hoạt động và các chức năng khác nhau được nhấn mạnh nhằm mục đích loại bỏ các gián đoạn trong hành trình liên tục của hàng hoá từ giai đoạn sản xuất đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics sẽ phối hợp toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối thành một dòng chảy nhịp nhàng

Trước đây các kênh phân phối thường đề cao vai trò của vị trí nhà xưởng, nơi sản xuất hay kho hàng… Một doanh nghiệp nên chọn vị trí nơi gần nguồn nguyên liệu hoặc nơi có đường giao thông thuận lợi, xuyên suốt Ngược lại, khả năng sẵn sàng vận chuyển nguyên liệu tới doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn thay thế và xây dựng nhà xưởng, kho hàng gần nên vấn đề thời gian trong hệ thống logistics đã bị bỏ qua, xao nhãng Để có thể tối ưu hoá dòng lưu chuyển hàng hoá, không nên tập trung ở vị trí hay địa điểm, mà kênh phân phối phải biết liên kết chặt chẽ giữa địa điểm với thời gian Cách tiếp cận này đã đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về logistics trong sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các yếu tố trong toàn bộ quá trình trung chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá qua các kênh

4.4 Yếu tố quản trị

Trong hệ thống logistics, quản trị có vai trò hết sức quan trọng Hoạt động logistics nếu không có yếu tố kiểm tra, giám sát sẽ không đạt được mục đích đặt ra Vấn đề quản trị trong logistics được thể hiện qua hoạt động của nhà quản trị logistics, họ là những người vừa có chuyên môn sâu, vừa có sự hiểu biết rộng Xét về khía cạnh chuyên môn, nhà quản trị logistics phải hiểu biết về các loại hình vận tải, cước phí vận tải, tình hình kho bãi, vấn đề lưu kho lưu bãi, tình hình cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, quá trình tiến độ sản xuất sản phẩm đưa vào lưu thông, phân phối, các kênh phân phối

và thị trường, Xét về khía cạnh hiểu biết rộng, nhà quản trị phải nắm rõ quan

hệ giữa tất cả các chức năng của logistics, đồng thời phải liên kết, phối hợp

Trang 17

hài hoà hoạt động của logistics với các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp cũng như với các doanh nghiệp khác và khách hàng Điều quan trọng nhất là nhà quản trị logistics phải biết tới toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, phải bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, thị trường tiềm năng…

Có thể nói mỗi quyết định của nhà quản trị logistics có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp, từ vấn đề chi phí đến lợi nhuận, từ nhà cung cấp đến khách hàng Quản trị logistics là tâm điểm của mọi hoạt động logistics, mục tiêu của quản trị logistics là thiết lập nên các nguồn lực logistics trọn gói một cách hài hoà và thống nhất

Ngoài bốn yếu tố chính là vận tải, marketing, phân phối và quản trị vừa nêu trên, logistics còn bao gồm các yếu tố khác như yếu tố kho bãi và nhà xưởng, yếu tố phụ tùng thay thế và sửa chữa, tài liệu kỹ thuật, thiết bị kiểm tra

và hỗ trợ, nhân lực và đào tạo nhân lực Tất cả các yếu tố này đều là các hoạt động hay các nguồn lực đầu vào cho hệ thống logistics Các yếu tố này khi được liên kết trong một thể thống nhất và hài hoà thì sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra thành công Còn nếu tách biệt độc lập các yếu tố thì sẽ dễ dàng khiến cho chuỗi logistics không đạt được sự tối ưu hoá như mong muốn Như vậy nhà quản trị logistics phải nhận thức và thấy rõ những mối quan hệ ràng buộc này và hoạt động sao cho những tác động thực tế cũng như tiềm năng của mỗi yếu tố logistics trong chuỗi logistics không bị phủ

nhận lẫn nhau

II Tổng quan về dịch vụ logistics

1 Khái niệm dịch vụ logistics

Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” không được định nghĩa, xem xét nhiều đến trong các văn bản tài liệu nước ngoài Theo định nghĩa trong cuốn “The Management of Business Logistics” thì

“dịch vụ logistics là một mô hình được xác định theo chuẩn quy định từ trước

do các nhà vận tải cung cấp, mời gọi sử dụng và tính tiền cước giao nhận hàng

Trang 18

hóa” Có thể hiểu một cách tổng quát về dịch vụ logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan tới nơi hình

thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng

Ở luật Thương mại Việt Nam 2005 khái niệm về logisitcs không được

đề cập đến, mà chỉ đề cập đến dịch vụ logistics

Theo Điều 233 - Luật Thương mại Việt Nam 2005: Dịch vụ logistics là

hoạt động thương mại, theo đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký

mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao

Định nghĩa trên của Luật Thương mại 2005 có nội dung khá rộng và chưa nêu được đặc trưng cơ bản của dịch vụ logistics, hay nói cách khác nội

hàm của khái niệm chưa được làm rõ Việc đưa ra nhiều thành phần “nhận

hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, ” có thể dẫn đến

nhiều cách hiểu khác nhau và gây ra việc khó áp dụng trong thực tế nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa Trên thực tế, trước khi Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp toàn bộ các công việc mà Luật Thương mại 2005 nêu tại Điều 233 Do đó, khái niệm dịch vụ logistics xuất hiện và được sử dụng như hiện nay nhằm chỉ cho các doanh nghiệp nào có khả năng kết hợp lại là một đầu mối đứng ra cung cấp một chuỗi các dịch vụ liên hoàn nói trên Xuất phát từ thực tế này, khái niệm dịch vụ logistics cần có những đặc trưng cơ bản về tính liên hoàn và công việc cơ bản Dịch vụ logistics phải gắn với việc vận chuyển hàng hoá Tuy nhiên nếu chỉ có vận chuyển hàng hoá

mà đã được gọi là dịch vụ logistics thì chưa đủ Phải làm rõ hơn nữa các công việc cơ bản của dịch vụ logistics

Trang 19

Nếu xét trong giao nhận vận tải, dịch vụ logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá, như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (Inventory level) Chính vì vậy khi nói tới logistics bao giờ người

ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics system chain) Với

hệ thống chuỗi dịch vụ này người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ qua hệ thống logistics nêu trên

2 Phân loại dịch vụ logistics

Theo Điều 4 của “Nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch

vụ logistics” thì dịch vụ logistics có những loại sau:

Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa

- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản

lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho,

Trang 20

hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật

- Dịch vụ bưu chính

- Dịch vụ thương mại bán buôn

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

3 Vai trò của dịch vụ logistics

Trong xã hội mục đích của sản xuất là để phục vụ tiêu dùng Nhưng ở thời đại hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng xa dần và mở rộng dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn với sản xuất, phân phối vật chất của xã hội Vì vậy, vai trò của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế cũng như với doanh nghiệp là rất lớn

Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu

chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Trang 21

Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10 - 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15 - 20% Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm Điều này cho thấy chi phí cho logistics là rất lớn Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn Điều này góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt

động lưu thông phân phối

Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông C Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải” Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10 -15% giá FOB, hay 8 - 9% giá CIF

Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông

Trang 22

Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các

doanh nghiệp vận tải giao nhận

Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider) Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận

Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5 - 6 tháng xuống còn 2 tháng Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp

3 - 4 lần sản xuất và gấp từ 1 - 2 lần các dịch vụ ngoại thương khác

Dịch vụ logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong

buôn bán quốc tế

Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh

và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu

Trang 23

về thời gian và địa điểm đặt ra Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn

trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp

Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và

tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế

Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy

tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế Dịch

vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng

từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa,

từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế

Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (E-Logistics) sẽ tạo

ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa

Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông

4 Dịch vụ logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận

Dịch vụ logistics chính là sản phẩm của sự phát triển vận tải giao nhận

ở trình độ cao Cho đến nay, quá trình vận tải giao nhận có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:

Trang 24

Giai đoạn 1: Người kinh doanh vận tải giao nhận đứng ra thay mặt

chủ hàng đảm nhận việc giao nhận vận chuyển hàng hoá, làm các thủ tục và tư vấn cho chủ hàng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong giao nhận và vận chuyển hàng Ở đây người vận tải giao nhận là người đại lý của chủ hàng

Giai đoạn 2: Người kinh doanh vận tải giao nhận đảm nhận việc

giao nhận hàng hoá, làm tất cả các thủ tục có liên quan như là người đại lý của chủ hàng, nhưng người vận tải giao nhận còn đứng ra tiến hành việc gom hàng (Cargo Consolidation) với tư cách là người kinh doanh độc lập

Giai đoạn 3: Người kinh doanh vận tải giao nhận đảm nhận việc vận

chuyển hàng hoá từ điểm đầu đến điểm cuối Họ đảm đương tất cả các dịch vụ của một số người vận tải và cung cấp dịch vụ Người kinh doanh vận tải giao nhận cũng đảm nhận việc thông quan cho hàng hoá và thương thảo với cảng với tư cách là một người ký hợp đồng độc lập với cảng để thực hiện một số công việc cần thiết Lúc này người kinh doanh vận tải giao nhận không còn hành động như là một người đại lý thay mặt chủ hàng nữa mà là người đứng ra cung cấp các dịch vụ cho chủ hàng Họ đã trở thành một người chủ trong dây chuyền vận tải với tư cách là một bên chính, phát hành chứng từ vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chở cho tới khi giao hàng xong cho người nhận hàng, kể cả việc chậm giao ở nơi đến

Giai đoạn 4: Hiện này người kinh doanh vận tải giao nhận đang tiến

hành công việc của mình vượt ra ngoài khuôn khổ của vận tải đa phương thức,

đó là cung cấp dịch vụ logistics và quản lý dây chuyền cung ứng

Qua các giai đoạn phát triển của nghề kinh doanh vận tải giao nhận, những khái niệm mới, thuật ngữ mới đã ra đời để phản ánh đầy đủ và chính xác nội dung công việc của người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Người kinh doanh vận tải giao nhận ngày nay không còn làm những công việc

Trang 25

đơn thuần của giao nhận vận chuyển mà còn đảm nhận nhiều công việc khác nữa theo yêu cầu của khách hàng đồng thời kết hợp các công việc liên quan tạo thành chuỗi dịch vụ cung cấp và trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider) vì thế cho nên trên thực tế hiện nay nhiều công ty vận tải và giao nhận đã đổi tên thành công ty kinh doanh logistics Ví dụ Hiệp hội giao nhận Singapore từ năm 2000 đã đổi thành Singapore Logistics Association

Tóm lại, dịch vụ logistics bao gồm mọi dịch vụ kinh doanh liên quan tới vận tải giao nhận (đường biển, đường hàng không, đường bộ, nội thuỷ), lưu kho lưu bãi sắp xếp hàng hoá sẵn sàng cho việc vận chuyển đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, thương hiệu và phân phối đi các nơi theo yêu cầu của khách hàng

III Tổng quan về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba - 3PL

1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và mang tên dịch vụ logistics nhưng doanh nghiệp thực sự kinh doanh dịch vụ logistics thì không nhiều Nói một cách đơn giản thì nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói door-to-door cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển door-to-door

Để có thể thực hiện những nghĩa vụ như vậy, trước hết họ phải là nhà kinh doanh vận tải đa phương thức Trong quá trình phát triển, với việc đảm nhận thêm một số hoạt động khác như lắp ráp, bảo quản, phân phối họ sẽ dần chuyển hóa thành nhà cung cấp dịch vụ logistics thực sự

Xét trên khía cạnh văn bản pháp luật, theo Điều 234 - Luật Thương mại

Việt Nam 2005 có nêu “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh

nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật” Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương nhân và kinh

Trang 26

doanh có điều kiện Xét trên phạm vi nước Việt Nam, có thể coi đây là một chuẩn mực để xem xét thế nào là một nhà cung cấp dịch vụ logistics Trong văn bản nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết luật Thương mại Việt Nam 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Người kinh doanh dịch vụ logistics được chia thành hai nhóm: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics Cụ thể:

“Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện

dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó” và

“Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân thuộc

các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế

về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics”

Nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời nhằm mục đích giảm xuống thấp nhất chi phí logistics (transport cost, data processing cost ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng

Người cung cấp dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề trong việc quản lý công tác dịch vụ khách hàng, quản lý việc cung ứng nguyên vật liệu, quản lý việc dự trữ hàng tồn kho, quản lý thông tin truyền dữ liệu, quản lý vận tải và phân phối hàng, quản lý kho bãi bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết Khi lựa chọn phương thức vận tải thì nhà cung cấp dịch vụ logistics cần phải sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:

Trang 27

 Tính linh hoạt

2 Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL

2.1 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL

Để hiểu được thế nào là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba, trước hết ta cần phải biết thế nào là dịch vụ logistics bên thứ ba

Theo dự án Protrans, EU định nghĩa thì “Dịch vụ logistics bên thứ ba là

những hoạt động được thực hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động logistics Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ Sự hợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định”

Như vậy, có thể hiểu “Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba - 3PL

là người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng (one stop shop logistics service)”

Còn theo như website Supply Chain Vision, “nhà cung cấp dịch vụ

logistics bên thứ 3 (3PL) là một công ty cung cấp các dịch vụ logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng” Những công ty này sẽ hỗ trợ thúc

đẩy dòng chảy thiết bị, thông tin, và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ Các dịch vụ mang tính chiến thuật này thường được cơ bản bao gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh, quản lý tồn kho, đóng gói hay giao nhận vận tải

Trang 28

Sơ đồ 1.1: Vai trò trung gian của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba

Nguồn: Supply Chain Logistics Management, 2002

Dựa vào sơ đồ trên, ta có thể hiểu nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL hoạt động theo hình thức trung gian trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối Hay nói cách khác,

họ là nhà cung cấp bên ngoài, thực hiện tất cả hoặc chỉ một phần chức năng logistics cho một công ty khách hàng Thay vì phải tập trung vào các hoạt động vận tải, các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL cung cấp thêm các hoạt động logistics tích hợp, hỗ trợ hoạt động trong và ngoài doanh nghiệp Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL không sở hữu hàng hóa, mà chỉ giữ hàng hóa để tiến hành theo hợp đồng

3PL

Dòng thông tin Dòng tài chính

Nguyên vật liệu Dòng thông tin Dòng tài chính

Nguyên vật liệu

Dòng thông tin

Dòng tài chính

Trang 29

 Các nhà kinh doanh dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL xuất hiện là một quá trình tiến hóa từ các hãng tham gia hoạt động vận tải (Freight Carriers), các công ty vận tải biển, các hãng hàng không, các công ty vận tải đường bộ, các công ty vận tải đường sắt, các chủ kho bãi (Warehouse Firms), người giao nhận (Freight Forwader), đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ nữa

2.2 Phân loại các nhà 3PL

Mặc dù hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ 3PL hiện nay đều đang phát triển trở thành một nhà cung cấp toàn diện dịch vụ logistics nhưng chúng ta vẫn có thể phân loại những nhà cung cấp dịch vụ này theo cách sau: bao gồm công ty 3PL hoạt động chính về vận tải, về kho vận và phân phối, về giao nhận, về quản lý và vận chuyển, về tài chính, và về thông tin

Các công ty 3PL hoạt động chính về kho vận - phân phối

Trước đây các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên về hoạt động kho vận - phân phối đều là những người kinh doanh hợp đồng kho bãi hoặc kho vận nói chung Bên cạnh đó họ cũng mở rộng thêm những dịch vụ logistics khác Ví dụ DSC Logistics, USCO và Exel Dựa trên hoạt động truyền thống của mình, các công ty này có những hoạt động logistics liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, kho vận, phân phối… Nếu so với nhà cung cấp vận tải thì việc chuyển đổi từ một người làm kho vận sang dịch vụ logistics tích hợp (intergrated logistics) ít phức tạp hơn Bên cạnh đó cũng có một số công ty 3PL hình thành từ sát nhập của những tổ chức logistics lớn hơn

Các công ty 3PL hoạt động chính về vận tải

Các công ty này phần lớn là chi nhánh hoặc bộ phận của các công ty vận tải lớn Một số dịch vụ do công ty cung cấp trên cơ sở sử dụng tài sản của công ty ngoài và một số dịch vụ thì sử dụng cơ sở vận tải của công ty mẹ Các công ty này ngoài hoạt động vận tải còn mở rộng cung cấp thêm những dịch

Trang 30

vụ logistics khác toàn diện hơn Một số công ty thuộc loại hình này như Ryder, Menlo Logistics, FedEx Logistics, UPS Logistics,

Các công ty 3PL hoạt động chính về giao nhận

Nhóm này bao gồm những công ty như Kuehne&Nagel, Fritz, C.H Robinson và Hub Group, mở rộng vai trò trung gian là người giao nhận sang lĩnh vực rộng hơn là nhà cung cấp dịch vụ 3PL Những công ty này hoạt động độc lập, không có tài sản và thường liên kết với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác Họ có đủ khả năng để gộp những gói dịch vụ logistics lại, đáp ứng yêu cầu khách hàng

Các công ty 3PL hoạt động chính về tài chính

Những công ty này cung cấp các dịch vụ như kiểm toán và thanh toán cước, kiểm sát và hạch toán chi phí, và những công cụ quản lý logistics để giám sát, kiểm tra, theo dõi, nhận đặt và quản lý hàng tồn kho

Các công ty 3PL hoạt động chính về thông tin

Hiện nay sự phát triển của thương mại điện tử, B2B, Internet đã tác động rất lớn đến ngành dịch vụ logistics và vận tải Bởi vì những nguồn lực này đã thể hiện rõ là một sự thay đổi đầy hiệu quả cho những nguồn lực đang

sử dụng mua bán dịch vụ logistics và vận tải nên chúng được coi là một loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL mới và tiên tiến

Với cách phân loại như trên có thể thấy nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba là một bộ phận hoạt động không tách rời, nằm trong công ty, phụ thuộc về mặt tài sản, cung cấp các dịch vụ vận tải kho vận, giao nhận, công nghệ thông tin hoặc những dịch vụ liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng

và dịch vụ logistics khác Các 3PL có thể được coi là một hình thức phát triển kinh doanh của công ty mẹ Các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ 3PL thường đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với việc kinh doanh truyền thống dịch vụ-hàng hoá bởi trong lĩnh vực dịch vụ-hàng hoá, giá cả thường là

Trang 31

yếu tố tạo sự khác biệt chính so với các nhà cạnh tranh khác Có thể nói loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tăng lợi nhuân kinh doanh và tất cả những hoạt động của 3PL đều phải sử dụng những dịch vụ của công ty mẹ Điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển đa dạng hoá dịch vụ logistics sao cho thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng bởi lẽ không phải tất cả khách hàng đều cần đến chương trình logistics gắn với những dịch

vụ mà công ty mẹ cung cấp cho toàn bộ hoặc một phần hoạt động của khách hàng đó Điều này hoàn toàn khác với nhà cung cấp dịch vụ logistics nói chung Những công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chung thường là một thực thể riêng biệt, hoạt động độc lập, được thành lập như là một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một hoặc một số đối tác chính

3 Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL

Trước hết, nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL giúp cho khách hàng giảm chi phí trực tiếp thông qua việc định giá ưu đãi nhất cho khách hàng cùng với việc giảm chi phí gián tiếp thông qua việc tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng và thông qua việc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba trong một loạt các công việc văn phòng và quá trình tiến hành thực hiện việc mua bán Thông qua chuỗi hoạt động do nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 cung cấp, thời gian và số lần quá cảnh của hàng hoá giảm đi và dễ dự đoán hơn, đồng thời, thời gian quay vòng cũng được giảm xuống

Bên cạnh đó, các công ty 3PL còn có vai trò trong việc quản lý những hoạt động logistics như kho vận, vận tải và phân phối, quản lý tồn kho, quá trình đặt hàng (order processing), và các dịch vụ gia tăng như đóng gói, dán nhãn, lập hóa đơn, dịch vụ tài chính và logistics ngược (reverse logistics), để cho các hoạt động này diễn ra một cách trơn tru

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL có khả năng phản ứng nhanh, linh động và sáng tạo trong tất cả những nhu cầu về logistics Điều này

Trang 32

đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các doanh nghiệp, cung cấp kiến thức chi tiết về những thị trường logistics phong phú trong đó bao gồm cả thông tin về vận tải, logistics và các thông tin khác có liên quan Họ có thể tư vấn những vấn đề mang tính chiến lược cho việc quản lý chuỗi cung ứng, liên quan đến những quyết định về địa điểm (lựa chọn vị trí cho cở sở sản xuất, kho hàng và nguồn nguyên liệu), về sản phẩm (cách thức phân phối nguyên vật liệu của nhà cung cấp tới nhà máy, từ nhà máy phân phối thành phẩm tới trung tâm và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng), về hàng hóa tồn kho (cách thức quản lý hàng tồn kho), và về vận tải (lựa chọn loại hình vận tải nào: hàng không, đường biển hay đường sắt) Những thông tin then chốt liên quan đến lưu kho hàng và phân phối, các chứng từ hải quan quốc tế, mức phí giao nhận

đa phương thức và các điều khoản thương mại quốc tế khác có liên quan đều được người cung cấp 3PL thu thập và xử lý

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin chuyên môn có giá trị, chìa khoá

để các tổ chức 3PL có thể quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp với những quy tắc và nhiều vấn đề khác chính là nhờ vào hệ thống cơ sở hạ tầng

ưu thế và việc đàm phán cước phí dựa trên phạm vi cơ sở khá rộng, tạo nên ưu thế về chi phí Thêm vào đó, đối với các công ty có nhu cầu về sản phẩm mang tính thời vụ thì việc sử dụng các dịch vụ logistics của 3PL có thể chuyển

từ chi phí cố định sang chi phí biến đổi Về mấu chốt, điều này có thể mang lại lợi nhuận đáng kể Theo nghiên cứu của Ernst & Young và trường đại học của Tennessee, những tổ chức sử dụng dịch vụ logistics của các công ty 3PL đã giảm được chi phí trung bình khoảng 7.8%, giảm tài sản đầu tư vào cơ sở vật chất 21% và giảm chu trình thời gian đặt hàng từ 6.3 xuống 3.5 ngày

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, người cung cấp 3PL đã tối ưu hoá được hệ thống lưu kho hàng hoá, phân phối và vận tải, vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương thức vận tải và thực hiện các vụ giao dịch thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - Electronic Data Interchange (EDI) Việc trao

Trang 33

đổi tài liệu doanh thương bằng phương pháp điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi, mở ra những cơ hội cho những người cung cấp 3PL cung cấp các loại dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin như dịch vụ theo dõi và kiểm tra đơn hàng/chuyến hàng (tạo điều kiện giúp khách hàng biết được chi tiết tình hình thực tế của đơn hàng nào đó) và nhận đặt hàng (order taking)

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY VIETFRACHT

I Tổng quan về thị trường dịch vụ logistics Việt Nam

1 Cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam

Hoạt động logistics có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vật chất Do nhờ ứng dụng logistics mà doanh nghiệp sản xuất sẽ tìm được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nhất, chi phí thu mua nguyên vật liệu cũng giảm nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong khâu vận chuyển nguyên liệu về nhà máy sản xuất cũng như có kế hoạch cho việc lưu kho và giảm tối đa lượng hàng tồn kho Điều này có nghĩa là quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật chất sẽ ngắn đi nhờ có ứng dụng logistics hay nói cách khác doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Mặc dù có ý nghĩa vai trò quan trọng như vậy nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua

Trang 34

còn rất thấp Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của logistics Rất ít doanh nghiệp hiểu được một cách đầy đủ về logistics chứ chưa nói tới việc ứng dụng triển khai Hơn nữa sự yếu kém về cơ sở hạ tầng logistics cũng như bất cập trong chính ngành sản xuất vật chất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng dịch vụ logistics thực tế ở Việt Nam chưa nhiều, nhất là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Tại Việt Nam, các chủ hàng xuất nhập khẩu đều tự mình đóng gói hàng hoá, kẻ ký mã hiệu, làm thủ tục hải quan, rồi mới thuê dịch vụ vận tải giao nhận, mục đích là sử dụng dịch vụ của chính mình để tiết kiệm chi phí Việc làm này làm cho chuỗi logistics bị gián đoạn và khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ logistics

Hiện này, nhu cầu cho hoạt động logistics tại Việt Nam chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất liên doanh nước ngoài Họ

có xu hướng giao trọn gói cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thiết kế và cung cấp dây chuyền cung ứng nguyên liệu và phân phối hàng hoá cho công ty họ Các công ty này thường đầu tư nhiều tiền cho khâu vận tải để đảm bảo họ được cung cấp dịch vụ chất lượng tốt Nếu quan sát, phần lớn các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã outsource các hoạt động logistics hoặc chuỗi cung ứng ra bên ngoài cho một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc thứ tư Chính xu hướng này đã giúp thị trường logistics thế giới tăng trưởng ở mức hai con số Và khi các công ty, tập đoàn lớn như Dell, Nike, có mặt tại Việt Nam, họ cũng sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba Nike sử dụng APL Logistics và Maersk Logistics, Adidas sử dụng Maersk Logistics, Kmart sử dụng APL Logistics,

Qua nghiên cứu, khoảng 90% hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều vận chuyển bằng đường biển Năm 2006, hàng hoá được vận chuyển qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 154.4 triệu

Trang 35

tấn và hàng container đạt gần 3.5 triệu TEU, tăng gần 20% so với năm 2005 Tốc độ tăng trưởng hàng container bình quân trong thời gian 1995 - 2005 là 19.4%, một tốc độ tăng trưởng cao Xu hướng này sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, hàng hoá qua cảng biển Việt Nam càng nhiều hơn Vận tải biển và vận tải nói chung chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics, chiếm từ 40 - 60% chi phí dịch vụ logistics Như vậy, chỉ riêng vận tải biển là một thị trường dịch vụ khổng lồ

Như vậy, ta thấy Cầu dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay chưa nhiều, tuy nhiên xu hướng nhu cầu dịch vụ logistics ở Việt Nam sẽ tăng mạnh trong các năm tới

2 Cung dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam

Dịch vụ logistics hiện nay trên thế giới rất đa dạng và phát triển mạnh

mẽ, nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ Cho đến năm 1993 thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ ngỏ cho các nhà kinh doanh vận tải nước ngoài Tháng 9 năm 1994, Công ty Logitem chuyên kinh doanh dịch vụ logistics được thành lập (Liên doanh giữa Đoàn xe 14 của Việt Nam và Công ty Logitem International của Nhật) Tiếp theo đó là sự ra đời của Công ty Liên doanh phát triển tiếp vận số 1 - The First Logistics Development Corporation (Liên doanh giữa Watco, Vietfracht - Việt Nam và Mitorient - Singapore, Pan Viet - Đài Loan) Công

ty Dragon Logistics là Công ty liên doanh giữa các tập đoàn Suzuo, Mitsubishi của Nhật và Công ty Vinafco, Hanel Các Công ty này triển khai hoạt động như: cung cấp dịch vụ cảng container, vận tải đường thuỷ và vận chuyển thông thường không bằng tàu, các dịch vụ giao nhận, dịch vụ liên quan đến phân phối v.v Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, số lượng công

ty tham gia vào thị trường cung dịch vụ logistics ngày càng tăng

Sau gần mười lăm năm phát triển, về mặt số lượng, theo hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho đến nay ở Việt Nam có khoảng 800 -

Trang 36

900 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh những dịch

vụ trong ngành logistics, trong đó khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước với một số doanh nghiệp đang chuyển sang mô hình công ty cổ phần, 80% là các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 2% là các công ty do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn Các doanh nghiệp trong nước phần lớn là các công ty nhỏ, vốn đăng ký chỉ vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn

và manh mún Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cho đến năm 2007 bình quân là 5 năm, với vốn đăng kí bình quân 1.5

tỉ đồng

Các doanh nghiệp Việt Nam theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trên danh nghĩa là nhà cung ứng dịch vụ logistics, nhưng thực tế hiện nay chỉ tập trung vào khai thác một số công đoạn trong toàn bộ chuỗi cung ứng, trong đó phổ biến là giao nhận vận tải bằng đường biển Các công ty chưa cung cấp được dịch vụ logistics của riêng mình, mà chỉ tham gia cung cấp dịch vụ logistics với tư cách là đại lý của các công ty vận tải và logistics nước ngoài Chủ yếu các hợp đồng là do nước ngoài khai thác và ký kết Các chủ hàng đảm nhận việc chuyên chở hàng hoá đến Việt Nam và sau đó các công ty Việt Nam với tư cách là đại lý của họ sẽ thực hiện các thủ tục như: thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hoá, lưu kho lưu bãi, phân phối hàng hoá đến kho của chủ hàng,

Các nhà cung ứng dịch vụ logistics ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào các dịch vụ có chi phí thấp, lợi nhuận cao, và dựa trên những quan hệ ngắn hạn như giao nhận, môi giới, cho thuê kho bãi, hơn là tập trung vào toàn bộ chuỗi cung ứng

Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ mới đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường logistics Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng chất lượng dịch vụ không cao Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ ở các công ty kinh

Trang 37

doanh dịch vụ logistics so với thế giới còn nhiều yếu kém Trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics, các nhà cung ứng dịch vụ logistics vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải qua các đường sông, biển, hàng không, và chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải Trình độ cơ giới hoá trong bốc dỡ hàng hoá vẫn còn yếu kém Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho,

Trong lĩnh vực logistics, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đăng ký và hoạt động dưới các hình thức khác nhau Theo các số liệu không chính thức, hiện nay, ở thị trường Việt Nam danh sách những công ty dẫn đầu trong hoạt động logistics như: Mitsui OSK Lines, NYK, K-Line, CGM, Hanjin, Maersk Lines, APL Logistics Đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam, các Công ty này cung cấp dịch vụ logistics cho 90% khối lượng hàng hoá (trừ hàng rời như phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu, quặng, than đá v.v ); và 100% khối lượng hàng công trình (Project Cargo) Các Công ty này cũng cung cấp dịch vụ logistics cho gần như toàn bộ các loại hàng gia công xuất khẩu chỉ trừ than

đá, dầu thô và gạo và một số khoáng sản khác Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài hiện đang cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics - một lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, khoảng từ 20 - 30% mà không cần bỏ nhiều vốn, chỉ cần khoảng 100,000 USD Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển, thì các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ liên tục trong nhiều năm và mức độ Việt Nam ngày càng hội nhập rộng hơn và sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều công ty logistics quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam Cho đến nay, số lượng

Trang 38

các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đã vượt con số hàng chục và chắc chắn còn tăng nữa

Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang và sẽ chiếm một thị phần khá lớn trong việc cung cấp dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics đúng đắn và bài bản trong thời gian tới

II Giới thiệu về công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht

1 Tổng quan chung về Vietfracht

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (tên viết tắt là “Vietfracht”) được thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1963 theo Quyết định số 103/BNGT/TCCB của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương), với tên là “Tổng công ty Vận tải ngoại thương”, 100% vốn sở hữu của nhà nước

 Ngày 9/11/1984: Công ty được đổi tên thành “Tổng công ty Thuê tàu và Môi giới hàng hải” trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định 334/CT ngày 1/10/1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

 Ngày 11/10/1991: Công ty được đổi tên thành “Tổng công ty Vận tải

và Thuê tàu” (Vietfracht)

 Ngày 1/6/1993: Công ty được thành lập lại và đổi tên thành “Công ty Vận tải và Thuê tàu”

 Ngày 9/10/2003: Công ty được thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con với Công ty Mẹ là “Công ty Vận tải và Thuê tàu” thuộc Bộ Giao thông vận tải

 Ngày 24/02/2005, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định vững chắc và hiệu quả trong tình hình mới, Ban lãnh đạo Công ty nhất trí kiến nghị và đã được bộ Giao thông vận tải cho phép tiến

Trang 39

hành cổ phần hoá toàn Công ty, hoàn thành việc chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trong đó Công ty mẹ là công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối

Ngày 2/10/2006, Công ty Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht) hoàn

thành việc Cổ phần hoá và chính thức đổi tên thành “Công ty Cổ phần Vận tải

và Thuê tàu” hoạt động theo Luật doanh nghiệp

 Ngày 28/12/2006, chưa đầy 3 tháng sau khi hoàn thành việc Cổ phần hoá, Vietfracht đã đăng ký niêm yết và được chấp nhận giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội với nội dung như sau:

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

Số lượng chứng khoán đăng ký lưu ký: 15.000.000 cổ phiếu

Tổng giá trị chứng khoán đăng ký lưu ký: 150.000.000.000 đồng Hình thức đăng ký lưu ký: Ghi sổ

 Ngày 14/9/2007, Công ty ra nghị quyết tham gia góp vốn thành lập Cty TNHH Heung-A Shippping Việt Nam và Cty CP Unithai Logistics Việt

Nam

Ngày 16/11/2007, Công ty đã thông qua Nghị quyết để tham gia

góp vốn tại Công ty CP Tân Cảng - Cái Mép, Cty CP ICD Tân Cảng - Long

Bình

Với 45 năm tồn tại và phát triển, Vietfracht được biết đến là một trong những công ty hàng hải hàng đầu của Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực toàn cầu Công ty luôn cho rằng cần phải cải tiến chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Kết quả là, Công ty đã đạt được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quí của Nhà nước và Chính phủ như :

Trang 40

Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới

Hiện nay, Vietfracht là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Hội đồng hàng hải vùng Baltic và quốc tế (BIMCO), Liên đoàn quốc tế những Hiệp hội giao nhận (FIATA), Liên đoàn những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới hàng hải (FONASBA), Hiệp hội Chủ tàu các nước thuộc Hội các nước Đông Nam Á (FASA), Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF), và là một trong những thành viên sáng lập của nhiều tổ chức quốc gia như: Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Vietfracht luôn mong muốn không ngừng tăng cường và tích cực hợp tác, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tất cả bạn hàng trên toàn thế giới

1.2 Thành viên ban Giám đốc

1 Ông Trần Văn Quý - Tổng Giám Đốc

2 Ông Nguyễn Quang Thoại - Phó Tổng Giám Đốc

3 Ông Nguyễn Giang Tiến - Phó Tổng Giám Đốc

4 Ông Ngô Xuân Hồng - Kế toán trưởng

2 Cơ cấu tổ chức của Vietfracht

Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu - Vietfracht được thành lập từ chuyển đổi (cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước) theo Quyết định số 963/QĐ-BGTVT ngày 27/04/2006 và số 1944/QĐ-BGTVT ngày 22/09/2006 của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 02/10/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số: 0103013932 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty tại thời điểm 31/12/2007 như sau:

Ngày đăng: 12/08/2014, 00:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn Châu (2005), Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thông vận tải
Năm: 2005
2. Lưu Lệ Chi (2007), Khoá luận: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL- DHL trên thị trường miền Bắc Việt Nam, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL- DHL trên thị trường miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Lưu Lệ Chi
Năm: 2007
3. Phạm Thanh Hoa (2006), Khoá luận: Tìm hiểu hoạt động của công ty APL Logistics- Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp vận tải Việt Nam, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hoạt động của công ty APL Logistics- Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp vận tải Việt Nam
Tác giả: Phạm Thanh Hoa
Năm: 2006
4. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2005), Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm: 2005
5. Mayrick and Associates, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Carl Bro & Intelligent Solutions (2006), Việt Nam: Đánh giá các quy chế Vận tải đa phương thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam: Đánh giá các quy chế Vận tải đa phương thức
Tác giả: Mayrick and Associates, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Carl Bro & Intelligent Solutions
Năm: 2006
6. Đặng Kim Oanh (2007), Khoá luận: Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp hoàn thiện dịch vụ khách hàng tại APL Logistics miền Bắc Việt Nam trong thời gian tới, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp hoàn thiện dịch vụ khách hàng tại APL Logistics miền Bắc Việt Nam trong thời gian tới
Tác giả: Đặng Kim Oanh
Năm: 2007
7. Phạm Văn Sâm, Trần Đình Hải (2008), Doanh nghiệp dịch vụ - nguyên lý điều hành, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp dịch vụ - nguyên lý điều hành
Tác giả: Phạm Văn Sâm, Trần Đình Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm: 2008
8. Nguyễn Như Tiến (2006), Logistics - khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics - khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Như Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2006
9. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, Nhà xuất bản thống kê, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị logistics
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2006
14. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thương mại Việt Nam 2005
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
15. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), "Bộ luật Hàng hải Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
1. D.J.Bowersox, D.J.Closs, M.B. Cooper (2002), Supply Chain Logistiscs Management, McGraw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply Chain Logistiscs Management
Tác giả: D.J.Bowersox, D.J.Closs, M.B. Cooper
Năm: 2002
2. Edward Frazelle (2002), Supply Chain Strategy - The Logistics of Supply Chain Management, McGraw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply Chain Strategy - The Logistics of Supply Chain Management
Tác giả: Edward Frazelle
Năm: 2002
3. A.S Hornby (1995), Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oxford Advances Learners Dictionary of Current English
Tác giả: A.S Hornby
Năm: 1995
4. C.John Langley, Jr., William D.Morice, Strategies for Logistics Management: Reactions to a Changing Environment, Journal of Bussiness Logistics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategies for Logistics Management: Reactions to a Changing Environment
5. Doughlas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran (1998), Fundamentals of Logistics Management, McGraw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Logistics Management
Tác giả: Doughlas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran
Năm: 1998
6. Henrik Malmborg, Alexander Richardson (2000), Master Thesis: A Strategy for the Business Unit Logistics, Guiding Wilson towards, School of Economics and Commercial Law Sách, tạp chí
Tiêu đề: Master Thesis: A Strategy for the Business Unit Logistics, Guiding Wilson towards
Tác giả: Henrik Malmborg, Alexander Richardson
Năm: 2000
7. Donald Waters (2003), Logistics - An introduction to Supply Chain Management, Palgrave Macmillan, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics - An introduction to Supply Chain Management
Tác giả: Donald Waters
Năm: 2003
8. Ma Shuo (1999), Logistics and Supply Chain Management, World Maritime University.III. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics and Supply Chain Management
Tác giả: Ma Shuo
Năm: 1999
12. Tạp chí Hàng hải Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Vai trò trung gian của   nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba - chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu vietfracht trong quá trình hội nhập
Sơ đồ 1.1 Vai trò trung gian của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (Trang 28)
Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 1997 - 2007 - chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu vietfracht trong quá trình hội nhập
Bảng 2.2 Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 1997 - 2007 (Trang 47)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Quý I/2008 - chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu vietfracht trong quá trình hội nhập
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Quý I/2008 (Trang 50)
Hình 2.5: Diễn biến giá dầu thô từ tháng 3/2007 đến tháng - chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu vietfracht trong quá trình hội nhập
Hình 2.5 Diễn biến giá dầu thô từ tháng 3/2007 đến tháng (Trang 59)
Bảng 2.6 : Ƣu và nhƣợc điểm của dịch vụ logistics tại Vietfracht - chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu vietfracht trong quá trình hội nhập
Bảng 2.6 Ƣu và nhƣợc điểm của dịch vụ logistics tại Vietfracht (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w