1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải

88 515 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải là một trong nhữngdoanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính, đã thực hiệnphân tích tài chính nhưng chưa đầy đủ,

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng Các kếtquả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.Nếu có sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hồng

Trang 2

Sau một thời gian dày công nghiên cứu, luận văn với đề tài “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải” đã

hoàn thành, trước hết là nhờ sự nỗ lực hết mình của bản thân trong quá trìnhnghiên cứu, tìm tòi tài liệu, phân tích và đưa ra những kết quả đánh giá có ýnghĩa thực tiễn

Sau đó, tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo hướngdẫn trực tiếp – GS TS Phạm Quang Trung, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh

tế quốc dân, đã giúp tôi khai thác được những vấn đề nêu ra trong luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn với thầy giáo, PGS TS Hoàng Xuân Quế,trưởng khoa Ngân hàng Tài chính, đã hết sức hỗ trợ tôi trong việc hoàn thiện luậnvăn đúng thời hạn, giúp tôi bảo vệ thành công trước hội đồng bộ môn của khoa

Tôi rất biết ơn những ý kiến đóng góp của cô giáo – PGS TS Phan Thị Thu

Hà, TS Phan Hữu Nghị - Phó trưởng khoa Ngân hàng Tài chính, TS Cao Thị ÝNhi, TS Lê Hương Lan đã giúp tôi sửa chữa lại luận văn theo hướng logic và hoànthiện nhất

Tôi cũng xin cảm ơn sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáotrong khoa Ngân hàng Tài chính; sự quan tâm của các thầy cô giáo của Viện đào tạoSau đại học - trường Đại học Kinh tế quốc dân đặc biệt là sự quan tâm của thầy giáochủ nhiệm lớp cao học K18HP – TS Bùi Văn Hưng đã giúp tôi hoàn thành luận văn

và hoàn tất mọi thủ tục bảo vệ đúng thời hạn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ, chồng con tôi đã chăm sóc và tạo điều kiệncho tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồngnghiệp đã giúp đỡ tôi trong công việc, tạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thiệnluận văn đúng thời hạn

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 7

1.1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 9

1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 12

1.1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 16

1.2. Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp 25

1.2.1 Sự cần thiết của hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp 25

1.2.2 Tiêu chí đánh giá kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp 25

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC DUYÊN HẢI 29

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên Hải 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 29

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 31

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 34

Trang 4

phương thức Duyên hải 40

2.2.1 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 40

2.2.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 41

2.3 Đánh giá phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 56

2.3.1 Những mặt đạt được 56

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC DUYÊN HẢI 61

3.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải trong những năm tới 61

3.1.1 Xu hướng phát triển kinh tế ngành 61

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 62

3.2 Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 64

3.2.1 Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính 64

3.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính 65

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính 72

3.2.4 Thay đổi nhận thức của ban lãnh đạo về phân tích tài chính doanh nghiệp 75

3.2.5 Thành lập bộ phận phân tích tài chính 75

3.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán và thống kê 76

3.2.7 Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật công nghệ 76

3.3. Kiến nghị 77

KẾT LUẬN 79

Trang 5

CFS : Container Freight Station (Nơi thu gom hàng lẻ)

ICD : Inland Container Depot (Cảng thông quan nội địa)

IICL : Institude of International Container Lessors (Hiệp hội

các hãng container quốc tế)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG

Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang 42

Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều dọc 47

Bảng 2.3 Bảng đối chiếu biến động nguồn vốn chủ sở hữu 49

Bảng 2.4 Bảng theo dõi các khoản phải thu 50

Bảng 2.5 Bảng theo dõi các khoản phải trả 51

Bảng 2.6 Bảng đánh giá khả năng thanh toán 53

Bảng 2.7: Bảng doanh thu – chi phí 53

Bảng 2.8: Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 55

Bảng 3.1: Bảng theo dõi vốn lưu động ròng 74

Bảng 3.2: Bảng tỷ số quản lý tài sản 75

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tài sản năm 2010 67

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nguồn vốn năm 2010 67

Biểu đồ 3.3 Xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn 68

Biểu đồ 3.4 Mối liên hệ giữa tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn 68

S Ơ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Ba vấn đề quan trọng của tài chính doanh nghiệp 5

Sơ đồ 1.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 11

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 30

Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải 36

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện nay, tự dohóa thương mại ngày càng phát triển, hàng rào thuế quan dần được xóa bỏ, doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động độc lập trên lãnh thổ Việt Nam,theo luật pháp Việt Nam Họ đưa vốn, đưa công nghệ kỹ thuật hiện đại vào ViệtNam, sử dụng lao động giá rẻ tại Việt Nam để tiến hành sản xuất kinh doanh, tạosức cạnh tranh rất lớn trên thị trường Việt Nam và trên thế giới Đây là một khókhăn rất lớn mà các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt

Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp trong nước thua kém các doanh nghiệpnước ngoài đó là trình độ quản lý và phân tích tài chính Các doanh nghiệp nướcngoài rất coi trọng phân tích tài chính trong doanh nghiệp Họ xác định sự cạnhtranh sâu sắc nhất là ở khả năng phân tích tài chính để ra quyết định

Phân tích tài chính sẽ phản ánh toàn bộ thực trạng tài chính của doanhnghiệp Kết quả phân tích càng chính xác, càng chi tiết và đầy đủ thì kết quả đó sẽrất hữu ích trong việc giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định củamình phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, sự thiếu coitrọng phân tích tài chính, làm phân tích chỉ vì mục đích làm cho đủ, làm cho có thìtoàn bộ kết quả phân tích không có ý nghĩa thực tiễn, dẫn đến các quyết định củaban lãnh đạo có thể sai lầm và thiệt hại rất nặng nề cho doanh nghiệp

Để phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường, các doanh nghiệpViệt Nam đã dần nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanhnghiệp Tuy nhiên, sự nhận thức đó chưa đầy đủ và cũng không phải tất cả cácdoanh nghiệp đều nhận thức được điều đó Có những doanh nghiệp nhận thức đượcnhưng làm không đến nơi đến chốn nên không đem lại hiệu quả gì Có những doanhnghiệp nhận thức đầy đủ, đã làm nhưng chưa đầu tư đúng mức nên kết quả phântích cũng chưa đem lại hiệu quả cao

Trang 9

Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải là một trong nhữngdoanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính, đã thực hiệnphân tích tài chính nhưng chưa đầy đủ, hoạt động phân tích tài chính còn mang tínhchất giản đơn, chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao.

Là loại hình công ty cổ phần, là sự hợp nhất của năm công ty thành viên,hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, có phát hành cổ phiếu ra công chúng,lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn là vận tải – kho – bãi - sửa chữa container, phục

vụ cho dịch vụ xuất nhập khẩu; tất cả những vấn đề này khiến cho kết quả kinhdoanh hay cụ thể hơn là tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng của rấtnhiều những yếu tố về mặt luật pháp, kim ngạch xuất nhập khẩu, sự biến độngcủa giá ngoại tệ, sự biến động của giá xăng dầu, sự cạnh tranh của các doanhnghiệp trong cùng lĩnh vực,…

Do vậy, muốn vừa đảm bảo tình hình tài chính ổn định vừa giữ được sựphát triển bền vững của Công ty lại vừa đáp ứng được cơ hội đầu tư của Công

ty thì đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và phân tích tài chính thực sự hiệu quả,cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và kịp thời cho các nhà quản trị cũng nhưcác nhà đầu tư

Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải” đã được lựa chọn nhằm phần

nào khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính củaCông ty

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Luận văn (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đaphương thức Duyên hải, đưa ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân (iii) Trên

cơ sở đó đưa ra các giải pháp cho nội bộ Công ty và kiến nghị với các cơ quan Nhànước nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đaphương thức Duyên hải

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phân tích tài chínhdoanh nghiệp và áp dụng những lý luận đó vào thực tế Công ty cổ phần vận tải đaphương thức Duyên hải

Tuy nhiên, việc phân tích và đánh giá thực tế tài chính của Công ty chỉ tậptrung vào giai đoạn từ năm 2008 đến 30 tháng 06 năm 2011 vì đó là giai đoạn Công

ty chính thức được hình thành từ sự hợp nhất các công ty con và bắt đầu trở thànhcông ty đại chúng với mã cổ phiếu TCO trên sàn UPCOM nên trong giai đoạn này

có rất nhiều những biến động và thay đổi về mặt tài chính cần xem xét

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng (i) phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phân tích tài chínhdoanh nghiệp đồng thời kết hợp (ii) phương pháp phân tích thực trạng tài chính củaCông ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải, (iii) phương pháp tổng hợp vàđánh giá để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu, đó là đánh giá những mặt đạt được

và hạn chế trong phân tích tài chính của Công ty và đưa ra những giải pháp thíchhợp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính trong Công ty

5 Nội dung nghiên cứu:

Luận văn với tên đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải”, ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục

tài liệu tham khảo; danh mục các chữ viết tắt; danh mục các bảng, biểu, sơ đồ vàcác phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải.

Trang 11

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính doanh

công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

 Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanhnghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế

Tài chính doanh nghiệp bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến các hoạt độngsản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Khi phân tích, nghiên cứu về tài chínhdoanh nghiệp thì ta cần nghiên cứu tìm cách giải quyết được ba vấn đề lớn và quantrọng nhất Đó là:

Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu, đây là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.Thứ hai: nguồn vốn đầu tư được khai thác từ đâu (vốn tự có của chủ doanhnghiệp; huy động vốn góp từ các cá nhân, tổ chức hoặc vay vốn từ ngân hàng, )

Trang 12

Thứ ba: quản lý hoạt động tài chính như thế nào để đem lại hiệu quả sử dụngvốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho hoạt động sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể minh họa một cách khái quát nhất ba vấn đề cốt yếu của tài chínhdoanh nghiệp qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Ba vấn đề quan trọng của tài chính doanh nghiệp

 Phân tích tài chính là một công cụ quản lý, trên cơ sở sử dụng một tập hợpcác khái niệm, phương pháp, công cụ, chỉ tiêu tài chính xử lý các thông tin kế toáncũng như các thông tin khác liên quan tới doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tàichính doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định Từ đó sẽ giúp ban quảntrị doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm khác đưa ra quyết định nhằmđem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất

1.1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay thì thông tinphân tích tài chính doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm Dưới nhiều

Trang 13

góc độ khác nhau, với các mục đích khác nhau, thông tin tài chính của doanh nghiệpđều giúp các đối tượng này có thể đưa ra quyết định hợp lý trong kinh doanh

Phân tích tài chính đối với các nhà quản lý doanh nghiệp

Trước hết, doanh nghiệp hoạt động nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu,

vì vậy Ban quản trị doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên phải quan tâm đến hoạt độngphân tích tài chính doanh nghiệp Trên cơ sở kết quả phân tích tài chính doanhnghiệp, ban quản trị đánh giá hoạt động kinh doanh, xác định điểm mạnh, điểm yếucủa doanh nghiệp để có cơ sở xây dựng chính sách tài chính và chiến lược hoạtđộng sản xuất kinh doanh thật sự hiệu quả

Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư

Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, hoạt động đầu tư càng sâu và rộngthì càng cần nhiều nguồn vốn hỗ trợ Các nhà đầu tư trước khi “rót vốn” cho mộtdoanh nghiệp nào đó thì rất quan tâm đến “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp

đó Họ cần những báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá mứcsinh lời của doanh nghiệp và quyết định xem có nên đầu tư vốn cho doanh nghiệp

đó hay không

Phân tích tài chính đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Ngoài việc huy động vốn từ các nhà đầu tư thì doanh nghiệp có thể đi vayngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Trước khi quyết định cho doanh nghiệpvay thì các tổ chức tín dụng này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp mà chủ yếu quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

và khả năng trả nợ

Phân tích tài chính đối với các cơ quan Nhà nước

Các cơ quan Nhà nước về pháp luật quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp để đánh giá xem doanh nghiệp đã tuân thủ đúng pháp luật hay chưađặc biệt có thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kế toán – tài chính haykhông Việc ghi nhận doanh thu – chi phí, xác định lợi nhuận và số thuế phải nộp đãminh bạch chưa, có trốn thuế hay không, có nộp thuế đầy đủ hay không, đã nộp baonhiêu và còn nợ ngân sách bao nhiêu

Trang 14

Cơ quan thống kê cần biết những số liệu tài chính của doanh nghiệp để tổnghợp các chỉ tiêu kinh tế của ngành, của khu vực và của toàn bộ nền kinh tế tầm vĩ

mô, đưa ra những chiến lược kinh tế dài hạn

Phân tích tài chính đối với người lao động

Cuối cùng, thông tin tài chính doanh nghiệp cũng rất cần thiết cho nhữngngười lao động hưởng lương trong doanh nghiệp đó Việc hiểu biết thêm về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp sẽ rất có ích cho họ trong việc lựa chọn cơ hội việclàm cũng như xác định thời gian và công sức sẽ cống hiến cho doanh nghiệp

1.1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính muốn trở thành công cụ quản lý đắc lực cho các nhà quảntrị doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm khác trong việc ra quyết địnhđúng đắn trong kinh doanh thì cần phải đạt được những mục tiêu như sau:

 Đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở mọi khía cạnh như

cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, rủi ro kinhdoanh, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng quan tâm là nhà quản trị doanh nghiệp,các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, thống kê, người lao động

 Định hướng quyết định của các đối tượng quan tâm phù hợp với tình hìnhthực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, phân phối lợi nhuận,

 Trở thành cơ sở cho dự báo tài chính, giúp các nhà phân tích có thể dự đoánđược tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

 Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu thực hiện so với

kế hoạch đặt ra hay dự toán hoặc định mức, từ đó xác định được những ưu và nhượcđiểm trong quản lý tài chính cũng như hạn chế trong hoạt động kinh doanh, đưa rađược những quyết định đúng đắn để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quảcao nhất

1.1.2 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, bộ phận phân tích phải sửdụng rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính

và cả thông tin bên ngoài hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Trang 15

1.1.2.1 Nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính

Đây là nguồn thông tin đặc biệt quan trọng đối với phân tích tài chính Hệthống báo cáo tài chính gồm bốn loại báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán:

Là một loại báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi đối tượng cóquan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh, quan hệ quản lý với doanh nghiệp Bảng cânđối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản (cố định và lưu động) hiện có củadoanh nghiệp đồng thời cũng phản ánh số vốn (vốn tự có và nợ vay) hình thành cácloại tài sản đó tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, có thể là một quý hoặc mộtnăm Đây chính là điểm khác nhau giữa Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cânđối kế toán Nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy được một cáchtổng quát nhất toàn bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cả một thời kỳ kinh doanhcủa doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Đây cũng là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp,phản ánh sự vận động của dòng tiền Tiền tăng hay giảm từ hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường; tiền tăng do tài sản giảm haynguồn vốn tăng và ngược lại tiền giảm do tài sản tăng hay nguồn vốn giảm Trên cơ

sở báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà phân tích sẽ cân đối ngân quỹ nhằm đảm bảo chomục đích chi trả hiện tại và tương lai

Thuyết minh báo cáo tài chính:

Trang 16

Báo cáo này giải thích, bổ sung thêm một số các chỉ tiêu mà các báo cáo tàichính chưa phản ánh hoặc phản ánh chưa rõ nét ví dụ như phản ánh khái quát tìnhhình chung của doanh nghiệp, cơ cấu lao động, thu nhập của lao động, nguyên nhântăng giảm tài sản cố định, nguyên nhân tăng giảm nguồn vốn và một số thông tin tàichính khác.

1.1.2.2 Nguồn thông tin ngoài hệ thống báo cáo tài chính

Mặc dù thông tin sử dụng cho phân tích tài chính chủ yếu là từ hệ thống báocáo tài chính nhưng các nguồn thông tin khác cũng có ảnh hưởng không kém phầnquan trọng đến kết quả phân tích tài chính của doanh nghiệp Nguồn thông tin này

có thể khái quát thành ba phạm trù thông tin như sau:

 Thông tin chung về tình hình kinh tế

 Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái

 Các chính sách lớn của Nhà nước về chính trị, ngoại giao, pháp luật, tàichính, kế toán,

 Tỷ lệ lạm phát

 Tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng

 Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp

 Xu hướng phát triển của ngành

 Mức độ yêu cầu công nghệ

 Quy mô thị trường

 Tính chất cạnh tranh và các đối thủ tiềm năng

 Thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

 Chính sách tài chính, tín dụng của doanh nghiệp

 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng hay các tổ chức tín dụngkhác

 Báo cáo kiểm toán

 Biên bản họp đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường (đối vớicác doanh nghiệp cổ phần)

Trang 17

1.1.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải qua các giai đoạn sau:1.1.3.1 Xác định mục tiêu phân tích

Mục tiêu của phân tích tài chính đã được trình bày rất rõ ràng ở mục 1.1.1.3

Từ việc xác định mục tiêu phân tích, các chỉ tiêu phân tích sẽ được lựa chọn để đemlại các kết quả phân tích phù hợp với từng đối tượng quan tâm

1.1.3.2 Lập kế hoạch phân tích

Trên cơ sở tuân thủ mục tiêu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xácđịnh rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sựcho phân tích tài chính

Phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phân tích toàn diện.Thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phân tích làphân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau

Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinh doanh nào

đó Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ cácnguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp

Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanhnhằm xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch phục

vụ cho việc điều chỉnh kịp thời các dự án, kế hoạch đó

Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đãthực hiện toàn bộ công việc

Phân tích tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có kinhnghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao

1.1.3.3 Thu thập thông tin

Căn cứ vào những nguồn thông tin phục vụ cho phân tích tài chính (trình bàytại mục 1.1.2), bộ phận phân tích thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thôngtin đó đều giúp bộ phận phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận chínhxác về tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.1.3.4 Thực hiện phân tích

Trang 18

Sau khi xác định được mục tiêu phân tích, lập kế hoạch phân tích, dựa trêncác thông tin và số liệu đã thu thập, dựa trên nội dung và phương pháp đã đề ra, bộphận phân tích sử dụng các công cụ tài chính, hệ thống chỉ tiêu tài chính để tiếnhành phân tích tài chính của doanh nghiệp.

1.1.3.5 Đánh giá kết quả phân tích và đưa ra quyết định

Cuối cùng, trên cơ sở các kết quả phân tích đã thực hiện, ban quản trị doanhnghiệp sẽ xem xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, cóhoàn thành mục tiêu đặt ra hay không, hiệu quả kinh doanh có tốt hay không, và

sẽ đưa ra quyết định cuối cùng đó là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyếtđịnh phân phối lợi nhuận

Có thể tóm tắt quy trình phân tích tài chính qua sơ đồ sau:

Trang 19

Sơ đồ 1.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính là kỹ thuật xử lý các dữ liệu đã thu thậpđược để tạo ra các thông tin tài chính nhằm phục vụ cho các đối tượng quan tâmphù hợp mới mục tiêu của họ Một số các phương pháp sau thường được sử dụngtrong phân tích tài chính, đó là: phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch,phương pháp đồ thị và phương pháp Dupont

1.1.4.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính.Phương pháp này đo lường sự biến động và mức độ biến động của các chỉ tiêu tàichính Phương pháp so sánh chỉ thực hiện được khi đáp ứng được các điều kiện sau:

Điều kiện so sánh được: Các chỉ tiêu được đem so sánh phải đồng nhất tức

là phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, sử dụng cùng mộtđơn vị đo lường và khi so sánh cùng một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhauthì các doanh nghiệp này phải có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tựnhau

Lựa chọn gốc so sánh: Tùy theo mục đích phân tích mà có thể lựa chọn gốc

Kỹ thuật so sánh: có thể là so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối hay so sánh

với số bình quân hoặc so sánh theo chiều dọc, chiều ngang

1.1.4.2 Phương pháp số chênh lệch

Trang 20

Đây là phương pháp xem xét ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉtiêu cần phân tích Do đó, phương pháp này chỉ thực hiện được khi xác định được

số lượng những nhân tố ảnh hưởng và công thức lượng hóa ảnh hưởng của nhữngnhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Việc xem xét sự ảnh hưởng này cũng cần phảiđược sắp xếp các nhân tố theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần Ví dụ như khixem xét ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến lợi nhuận thì có thể xem xét lầnlượt các nhân tố: doanh thu, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí lãi vay,chi phí bất thường,…

Phương pháp số chênh lệch có thể được thực hiện như sau:

Giả định chỉ tiêu cần phân tích là X; chỉ số kỳ gốc là 0; chỉ số kỳ phân tích làk; các nhân tố ảnh hưởng là a, b, c; công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của các nhân

tố này đến chỉ tiêu phân tích là:

Trang 21

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, dễ phân tích nhưnglại có nhược điểm là khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố thì phải giả định cácnhân tố khác không thay đổi Điều này cũng sẽ làm giảm đi tính khách quan của kếtquả phân tích Do đó, khi phân tích tài chính, bộ phận phân tích cần kết hợp nhiềuphương pháp để đánh giá được chính xác và khách quan nhất tình hình tài chính củadoanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý mới có thể ra quyết định đúng đắn và phù hợpvới thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.4.3 Phương pháp cân đối

Trong các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có mối quan

hệ cân đối với nhau, ví dụ như cân đối giữa tổng tài sản và nguồn vốn; cân đối thuchi; cân đối giữa nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm Mối liên

hệ cân đối này thường được biểu diễn bằng phương trình kinh tế, ví dụ:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốnHàng tồn cuối kỳ = Hàng dư đầu kỳ + Hàng nhập trong kỳ - Hàng xuất trong kỳTrên cơ sở mối liên hệ này mà khi một chỉ tiêu thay đổi sẽ kéo theo sự thayđổi của các chỉ tiêu khác

Phương pháp này thường được sử dụng khi phân tích các chỉ tiêu tài chính cómối quan hệ “tổng số”

1.1.4.4 Phương pháp tỷ số

Phương pháp tỷ số là phương pháp dùng các tỷ số tài chính để đo lường,đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty Tỷ số tài chính là các tỷ sốđơn được thiết lập bởi chỉ tiêu tài chính này với chỉ tiêu tài chính khác Phươngpháp này mang tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung vàhoàn thiện Bởi lẽ, nguồn thông tin kế toán tài chính được cải tiến và được cung cấpđầy đủ hơn; đó chính là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việcđánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp Thêm nữa,việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu, thúc đẩy quá trình tínhtoán nhanh hàng loạt các tỷ số Cuối cùng, phương pháp này giúp nhà phân tích

Trang 22

khai thác hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ sốtheo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

1.1.4.5 Phương pháp DUPONT

Phương pháp Dupont là kỹ thuật sử dụng mô hình Dupont để phân tích khảnăng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyềnthống Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh vớiBảng cân đối kế toán Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont

để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Với phương pháp này, nhà phântích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạtđộng của doanh nghiệp Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợpphản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập sau thuế trên tổng tài sản(ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ

số có mối quan hệ nhân quả với nhau Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa cácchỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉtiêu phân tích theo một trình tự nhất định

Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản,nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản Mối quan hệ này đượcthể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

Hay có thể viết:

Mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

Trang 23

Hay:

Trong mô hình (2), ta dễ dàng thấy được ROE chịu tác động của ba yếu tố.Muốn tăng ROE, doanh nghiệp cần quan tâm việc cân đối tỷ lệ nợ và vốn chủ sởhữu; đầu tư tài sản thực sự cần thiết; tăng doanh thu, giảm chi phí, tránh thất thoát,lãng phí

Khi triển khai mô hình Dupont, các nhà phân tích có thể đánh giá một cáchđầy đủ và khách quan nhất các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất – kinh doanhcủa doanh nghiệp, từ đó sẽ đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn

1.1.4.6 Phương pháp đồ thị

Đây là phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị để biểu diễn các thông tin tàichính, các kết quả phân tích tài chính đã được thực hiện Sau khi dữ liệu được xử lý

và tính toán tạo ra các chỉ tiêu tài chính thì các chỉ tiêu này được thể hiện trên biểu

đồ theo mối liên hệ hoặc biến động theo thời gian, hoặc có tính chất xu hướng pháttriển, hoặc có mối liên hệ kết cấu (Ví dụ: tổng tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sảndài hạn)

Phương pháp đồ thị nhằm phản ánh trực quan các kết quả phân tích tài chính,giúp các nhà quản trị dễ đọc, dễ thấy, dễ hiểu nội dung thể hiện trên đồ thị, từ đó sẽđánh giá và đưa ra quyết định nhanh, kịp thời, chính xác, phù hợp với thực tế kinhdoanh của doanh nghiệp

1.1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có một số nội dung cơ bản nhằm phản ánh thực trạng tàichính của doanh nghiệp trên tất cả mọi khía cạnh, đáp ứng được mục tiêu của cácđối tượng quan tâm Đó là: phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình

sử dụng nguồn vốn; phân tích khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả hoạt động;phân tích khả năng sinh lời

1.1.5.1 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng

nguồn vốn

Trang 24

Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

*) Nguồn thông tin sử dụng: lấy từ bảng cân đối kế toán

*) Phương pháp: +) So sánh sự biến động về số tuyệt đối của tổng tài sản

và từng loại tài sản; tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích và kỳgốc để thấy được xu hướng biến động của tài sản cũng như nguồn vốn

+) So sánh tỷ trọng của từng loại tài sản trên tổng tàisản, tỷ trọng từng loại nguồn vốn trên tổng nguồn vốn để thấy loại tài sản nào chiếm

tỷ trọng chủ yếu trên tổng tài sản, loại nguồn vốn nào chiếm tỷ trọng chủ yếu trêntổng nguồn vốn, từ đó để đánh giá xem cơ cấu tài sản và nguồn vốn như thế đã phùhợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa, nếuchưa hợp lý thì ban quản trị cần có quyết định điều chỉnh

+) So sánh các tỷ trọng trên qua các thời kỳ để phản ánh

sự thay đổi cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào, giúpcác nhà quản lý thấy được sự thay đổi thế đã hợp lý chưa, có phù hợp với chiếnlược kinh doanh đặt ra hay không

+) Có thể sử dụng đồ thị để biểu diễn cơ cấu tài sản vànguồn vốn, giúp nhà quản lý có cái nhìn khái quát, đánh giá và đưa ra quyết địnhnhanh nhất về sự hợp lý của cơ cấu này

*) Chỉ tiêu phân tích: trong nội dung này sẽ sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình đầu tư vào máy móc, thiết bị, kỹ thuật củadoanh nghiệp, cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanhnghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp,mức độ tự chủ trong kinh doanh

Trang 25

Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệpcàng thấp.

Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn

*) Nguồn thông tin sử dụng: lấy từ bảng cân đối kế toán

*) Phương pháp: sử dụng phương pháp cân đối để xác định tình hình tănggiảm tài sản (sử dụng vốn) và nguồn vốn theo nguyên tắc:

+) Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn+) Tài sản tăng đồng nghĩa với nguồn vốn giảm+) Tài sản giảm đồng nghĩa với nguồn vốn tăng

Ý nghĩa

Nội dung phân tích này giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khái quát được

cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình huy động vốn, sử dụng vốn,phân bổ các nguồn vốn của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa; từ đó sẽ đưa ra nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

1.1.5.2 Phân tích khả năng thanh toán

*) Khái niệm: Khả năng thanh toán là thước đo mức độ các chủ nợ ngắn hạnđược thanh toán bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tươngđương với thời hạn của các khoản nợ đó

*) Nguồn thông tin sử dụng: từ bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyểntiền tệ (khoản mục “tiền và các tài sản tương đương tiền” – mã số 70)

*) Phương pháp: sử dụng kết hợp phương pháp tỷ lệ và so sánh

*) Chỉ tiêu phân tích: Để phân tích khả năng thanh toán, bộ phận phân tíchthường dùng các tỷ số sau:

Trang 26

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng toàn bộtài sản ngắn hạn trong khoảng thời gian một năm hay một chu kỳ kinh doanh.Thông thường, tỷ số này xấp xỉ bằng 1 là doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toáncác khoản nợ.

Chỉ tiêu này đã loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn nên phản ánhkhả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách chính xác hơn chỉ tiêu trên

Ở chỉ tiêu này, tài sản ngắn hạn chỉ bao gồm tiền và các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời gian không quá 03tháng Do đó, chỉ tiêu này đánh giá chính xác nhất khả năng thanh toán của doanhnghiệp Chỉ tiêu này không nhất thiết phải bằng 1 mà có thể nhỏ hơn 1 vẫn thể hiệndoanh nghiệp đủ khả năng thanh toán tức thời bởi tử số là khoản có thể sử dụng đểthanh toán trong vòng 03 tháng trong khi mẫu số là toàn bộ các khoản mà doanhnghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong vòng 01 năm Do đó, nếu như để tỷ sốnày quá cao thì lại không tốt, thể hiện tình trạng quay vòng vốn chậm, hiệu quả sửdụng vốn không cao

Ngoài ra, để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đếnhạn, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động ròng (NWC=Net workingcapital)

Trang 27

Chỉ tiêu này < 0 có nghĩa là tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiềntrong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn, doanhnghiệp phải dùng đến các tài sản dài hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhưvậy là doanh nghiệp đang mất cân bằng cán cân thanh toán.

*) Ý nghĩa

Phân tích khả năng thanh toán phản ánh khả năng chi trả các khoản nợđến hạn của doanh nghiệp Từ đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đánhgiá được ưu điểm và hạn chế trong các chính sách tài chính của công ty nhưchính sách tín dụng với khách hàng, với nhà cung cấp hay chính sách quản lýhàng tồn kho Trên cơ sở những đánh giá đó, ban quản trị sẽ có những giải phápkhắc phục những nhược điểm còn tồn tại và phát huy những ưu điểm đã có đểđảm bảo cán cân thanh toán luôn ở trạng thái cân bằng và tận dụng được các cơhội đầu tư

1.1.5.3 Phân tích hiệu quả hoạt động

*) Nguồn thông tin sử dụng: từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quảkinh doanh

*) Phương pháp: sử dụng kết hợp phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh

*) Chỉ tiêu phân tích: nội dung phân tích này sẽ sử dụng một số các chỉ tiêu

cơ bản sau:

Vòng quay hàng tồn kho đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việcquản lý hàng tồn kho Tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh tốt, hànghóa luân chuyển nhanh, hàng tồn đọng tại kho ít, doanh thu cao Tỷ số này thấp thểhiện doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong chiến lược kinh doanh, hàng hóa khôngbán được có thể do chất lượng kém; mầu sắc, mẫu mã không phù hợp với thị hiếukhách hàng hoặc sản xuất quá nhiều so với nhu cầu thị trường dẫn đến tồn đọng

Trang 28

quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, tỷ số này cũngkhông được để quá thấp, như vậy sẽ cho thấy doanh nghiệp không đủ lượng hàngđáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngoài thị trường, làm giảm hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết trung bình doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để thanh

lý hàng tồn kho Nếu tỷ số này thấp thể hiện doanh nghiệp quản lý hàng tồn khotốt, hàng nhanh chóng được tiêu thụ chuyển thành giá vốn, doanh thu Nếu tỷ sốnày cao chứng tỏ doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc quản lý hàng tồn kho củamình để giải phóng lượng hàng tồn và thu hồi vốn

Khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng đã phát hành ra, hàng đã giaonhưng chưa thu được tiền về; các khoản tạm ứng chưa được hoàn trả; các khoản trảtrước cho người bán chưa nhận được hàng và hóa đơn tương ứng; Vòng quaykhoản phải thu cho biết hiệu quả trong chính sách tín dụng thương mại của công

ty Tỷ số này cao chứng tỏ vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng, hàng hóa bán rathu tiền về nhanh, nhân viên hoàn ứng chứng từ nhanh, đặt tiền lấy hàng nhanh Tỷ

số này thấp cảnh báo doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách quản lý và thu hồicông nợ của mình có nới lỏng quá mức cần thiết không, để như vậy thì vốn củadoanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh hiện tại và tương lai

Trang 29

Tỷ số này cho biết trung bình doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để thu hồi

các khoản phải thu Cũng giống như vòng quay khoản phải thu, tỷ số này cũng

giúp cho các nhà phân tích đo lường hiệu quả của chính sách tín dụng của doanhnghiệp

Chỉ tiêu này cho biết trung bình trong vòng một năm, cứ một đồng vốn đầu

tư vào tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ số này cao chứng tỏdoanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản cố định, đầu tư hợp lý vào máy móc và thiết

bị kỹ thuật Tỷ số này thấp thể hiện doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản

cố định, có những tài sản cố định giá trị quá lớn nhưng lại chưa thực sự cần thiếtcho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệpcần xem xét lại và thanh lý bớt những tài sản không cần thiết đó

*) Ý nghĩa

Trong phân tích hiệu quả hoạt động, bộ phận phân tích có thể so sánh cácchỉ tiêu kỳ phân tích với với kỳ trước để thấy được các chính sách tín dụng, chínhsách quản lý hàng tồn kho hay chính sách bán hàng của doanh nghiệp là tốt lên hayxấu đi, cần phải thay đổi gì để thực sự phát huy hiệu quả của những chính sách đó.Trên cơ sở đó, ban quản trị doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định hoàn thiện các chínhsách kinh doanh và tài chính một cách hiệu quả nhất

1.1.5.4 Phân tích khả năng sinh lời

*) Khái niệm: Khả năng sinh lời chính là khả năng của doanh nghiệp trongviệc tạo ra lợi nhuận trên cơ sở tất cả những nguồn lực đã có và có thể có

*) Nguồn thông tin sử dụng: từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 30

*) Phương pháp: kết hợp phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phươngpháp DUPONT.

*) Chỉ tiêu phân tích: Để đánh giá khả năng sinh lời, các nhà phân tíchthường sử dụng một số các công thức như sau:

Tỷ số này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế được tạo ra trong một trămđồng doanh thu Tỷ số này bị ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố ngành

Tỷ số này phản ánh mức sinh lời trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp.Khi hai doanh nghiệp có cùng giá trị tổng tài sản và hiệu quả sử dụng tổng tài sảnnhư nhau thì cơ cấu vốn khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về khả năng sinh lời

Do đó, lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được loại bỏ

Tỷ số này cho biết một trăm đồng vốn bỏ ra và tích lũy thì thu được baonhiêu đồng lợi nhuận Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụnghiệu quả đồng vốn, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốnchủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trìnhhuy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh

Trang 31

ROA cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin khoản lợi nhuận được tạo ra từmột trăm đồng tài sản hay một trăm đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp ROA càngcao thì lợi nhuận càng nhiều trên lượng đầu tư ít hơn Tuy nhiên, trong ROA có thểhiện yếu tố chi phí lãi vay nên khi sử dụng chỉ tiêu ROA để phân tích, các nhà đầu

tư không thể không quan tâm đến lãi suất vay ngân hàng

ROE và ROA khác nhau khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, nếu doanhnghiệp không sử dụng vốn vay thì hai chỉ tiêu này là bằng nhau

Khi ROE > ROA thì tức là doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay có hiệu quảlàm khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ suất sinh lợitrên tổng tài sản Ngược lại, ROE < ROA đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sửdụng vốn vay chưa hiệu quả, cần xem xét lại quá trình sử dụng vốn vào hoạt độngsản xuất kinh doanh

Đặc biệt đối với các công ty cổ phần: cần bổ sung thêm một số các chỉ tiêu

phân tích khả năng sinh lời liên quan đến vốn cổ phần như:

 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS):

 Tỷ lệ chi trả cổ tức:

 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E):

Trang 32

*) Ý nghĩa

Nếu như các nội dung trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệtcủa doanh nghiệp thì nội dung phân tích khả năng sinh lời phản ánh một cáchtổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanhnghiệp Kết quả phân tích chính xác và đầy đủ sẽ giúp các nhà quản lý doanhnghiệp thấy rõ được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình và có nhữngquyết định đúng đắn, hợp lý và kịp thời để kinh doanh hiệu quả, tối đa hóa lợinhuận của chủ sở hữu

1.2 Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Sự cần thiết của hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phần 1.1, luận văn đã nêu ra một cách đầy đủ khái niệm, vai trò, mụctiêu, quy trình, phương pháp, nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp; trên cơ

sở đó thấy được ý nghĩa của phân tích tài chính đối với các nhà quản trị doanhnghiệp rất to lớn; giúp cho các nhà quản trị thấy được bức tranh tổng quát về thựctrạng tài chính của doanh nghiệp, thấy được những điểm mạnh và yếu của doanhnghiệp, xác định được nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả trong kinh doanh, nhận ra

sự bất hợp lý hay chưa phù hợp của các chính sách quản lý đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó ban quản trị sẽ đưa ra được những quyếtđịnh đúng đắn, sửa chữa những hạn chế của chính sách cũ, xây dựng được nhữngchiến lược kinh doanh mới thực sự cần thiết đối với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết được tầm quan trọngcủa phân tích tài chính hoặc có làm những làm chưa đến nơi đến chốn, không đầy

đủ dẫn đến việc phân tích tài chính không phát huy được hết hiệu quả Vì vậy, việchoàn thiện phân tích tài chính là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp

1.2.2 Tiêu chí đánh giá kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 33

Sau khi thực hiện phân tích tài chính, để đảm bảo kết quả phân tích là đúngđắn, đầy đủ và khách quan thì bộ phận phân tích cần đánh giá lại kết quả đó theocác tiêu chí sau:

Mục tiêu phân tích: đã xác định đúng mục tiêu phân tích tài chính của

doanh nghiệp phù hợp với đối tượng quan tâm hay chưa?

Thông tin sử dụng cho phân tích: đã đầy đủ cả nguồn thông tin từ hệ

thống báo cáo tài chính và nguồn thông tin bên ngoài báo cáo tài chính hay chưa, cóđầy đủ, có cập nhật và chính xác không?

Phương pháp phân tích: có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp không,

các phương pháp sử dụng có đảm bảo tính khoa học không, đã sử dụng đủ cácphương pháp cần thiết chưa?

Nội dung phân tích: có đảm bảo phân tích đầy đủ, chính xác các nội dung

phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp hay không? Đã xử dụng đầy đủ hệthống các chỉ tiêu phân tích tài chính chưa?

Sau khi đánh giá lại kết quả phân tích, nếu kết quả đó đảm bảo đầy đủ cáctiêu chí trên thì đó là tài liệu hết sức quan trọng và hữu ích đối với ban quản trịdoanh nghiệp trong việc ra quyết định trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp tăng vịthế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong ngành

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện phân tích tài chính doanh

nghiệp

Việc hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi rấtnhiều nhân tố, có các nhân tố thuộc doanh nghiệp và cũng có các nhân tố ngoàidoanh nghiệp

1.2 3.1 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là nhân tố bên trong doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởngđến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp

Ảnh hưởng từ bộ phận kế toán, kiểm toán, thống kê

Bộ phận kế toán, thống kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhấtphục vụ cho quá trình phân tích tài chính (các báo cáo tài chính, chính sách kế

Trang 34

toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh…) Nếu số liệu ghichép không đầy đủ, không phản ánh hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho

số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính không chính xác thì sẽ ảnh hưởng rất lớnđến kết quả phân tích tài chính khiến cho các quyết định của ban lãnh đạo sẽthiếu tính hiệu quả

Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ sẽ góp phẩn kiểm soát tính trung thực và hợp

lý của các thông tin kế toán để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, kháchquan, tránh định hướng sai lệch cho quản lý tài chính doanh nghiệp

Ảnh hưởng từ bộ phận phân tích tài chính

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người thực hiện phân tích tài chínhtrong doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của phân tích tài chính Chuyênviên phân tích được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nộidung phân tích sẽ đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra

Ảnh hưởng từ bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp

Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải quan tâm, đánh giá được đúng tầm quan trọngcủa việc phân tích tài chính, từ đó mới có sự đầu tư thoả đáng cũng như sự vận dụngtriệt để kết quả của phân tích tài chính trong quá trình điều hành doanh nghiệp

Ảnh hưởng của bộ phận kỹ thuật thông tin

Yếu tố kỹ thuật, công nghệ cũng có tác động quan trọng đến hoạt động phântích tài chính Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽđem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian, công sức (ví dụ ứngdụng các phần mềm phân tích tài chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tingiữa các phòng ban thông qua hệ thống mạng…) Việc ứng dụng này không nhữngđảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú,phù hợp với xu hướng phát triển của phân tích tài chính Do đó, bộ phận kỹ thuật thôngtin cũng cần được chú trọng và đầu tư cả về con người lẫn trang thiết bị

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đếnkết quả phân tích tài chính như môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp luật,…

Trang 35

Hệ thống chính sách, pháp luật

Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, kiểm toán, thống kê hay các vănbản pháp quy liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Các chính sách này được bộ phận phân tích tài chính vận dụng trongquá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực, tính hợp pháp và đúngđắn Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho phântích tài chính doanh nghiệp

Thông tin kinh tế chung

Các thông tin về tình hình kinh tế chung có liên quan đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến hoàn thiện phân tích tài chínhdoanh nghiệp Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như kim ngạch xuấtnhập khẩu năm nay và các năm tiếp sau; kinh tế tăng trưởng hay suy thoái; tỷ lệ lạmphát cao hay thấp; tỷ giá ngoại tệ ổn định hay biến động, lãi suất ngân hàng ở mứccao hay thấp; giá xăng dầu, điện, nước biến động như thế nào, Khi thực hiện phântích tài chính, có sử dụng các thông tin này thì kết quả phân tích tài chính sẽ có tínhkhách quan hơn, dễ dàng giải thích cho sự biến động của các chỉ tiêu tài chính quacác năm hay sự thay đổi tỷ trọng của các khoản mục tài chính trong cùng một kỳ

Thông tin kinh tế ngành

Phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trungbình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xéttình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sáchđúng đắn, phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục Nói cách khác, đây cóthể được xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp

Ngoài các chỉ tiêu tài chính thì các chỉ tiêu khác của ngành như xu hướngphát triển, yêu cầu công nghệ, quy mô phát triển, thị trường cạnh tranh, cũng cóảnh hưởng không nhỏ tới sự hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp

Công tác thống kê trong phạm vi cả nước

Để có những chỉ tiêu tài chính vĩ mô, chỉ tiêu trung bình ngành thì các cơquan thống kê phải làm việc rất nhiều; từ việc thu thập, ghi chép, tổng hợp dữ liệu

Trang 36

và đưa thành số liệu công khai, làm số liệu tham chiếu cho mọi doanh nghiệp trên

cả nước Nếu số tham chiếu không chính xác thì kết quả phân tích tài chính củadoanh nghiệp chưa hoàn toàn khách quan, và khi đứng một mình thì các số liệu đóchưa thực sự phản ánh hết ý nghĩa của nó Do đó, công tác thống kê trong phạm vi

cả nước tạo ra số liệu tham chiếu sẽ là động lực rất lớn cho việc hoàn thiện phântích tài chính

Vận dụng cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu vào thực trạng phân tích tài chính tạiCông ty cổ phần Vận tải đa phương thức Duyên hải để thấy tại sao doanh nghiệpnày cần phải hoàn thiện phân tích tài chính và sẽ hoàn thiện như thế nào

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC DUYÊN HẢI

Trước khi đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vậntải đa phương thức Duyên hải, hãy xem xét quá trình hình thành và phát triển cũngnhư cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp như thế nào, có ảnh hưởng gì đếnviệc phân tích tài chính trong doanh nghiệp

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên Hải

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần vận tải đa

phương thức Duyên hải

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải

Tên tiếng anh: Duyen hai Multi Modal Transport Joint Stock Company

Tên viết tắt: TASA DUYENHAI

Trụ sở chính: Số 189 Đình Vũ, phường Đông Hải II, quận Hải An, Hải Phòng

Vốn điều lệ đăng ký tại thời điểm thành lập: 90.900.000.000 (chín mươi tỷ chíntrăm triệu đồng)

Trang 37

Tiền thân là một doanh nghiệp vận tải bắt đầu hoạt động từ năm 1995 Sau

đó, hoạt động kinh doanh dần lớn mạnh Đến năm 1997, TASACO chính thức rađời, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải và khobãi Vào ngày 10 tháng 09 năm 1999, TASACO được Chính phủ cấp phép chothành lập địa điểm thông quan có chức năng quản lý hoạt động kê khai Hải quan đốivới tất cả những hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực Hải Phòng

Năm 2001, TASACO triển khai dự án thành lập ICD tại khu công nghiệpThụy Vân – Phú Thọ Sau 6 năm triển khai xây dựng đến năm 2007, ICD Thụy Vânchính thức đi vào hoạt động và được Chính phủ công nhận là địa điểm làm thủ tụchải quan tại cảng nội địa Đó chính là nền tảng cho sự ra đời của TASA PHÚ THỌ,tập trung vào các hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của khu công nghiệpThụy Vân

Đến tháng 03/2008, TASA DUYENHAI ra đời trên cơ sở hợp nhất 04 công

ty thành viên là TASACO, TASA TRANSPORT, TASA TRADING và TASAPHÚ THỌ với tổng số vốn điều lệ là 90.900.000.000 đồng (chín mươi tỷ chín trămtriệu đồng)

Với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, khai thác tối đa nguồn kháchhàng tiềm năng, tháng 08/2008 Hội đồng thành viên của TASA DUYENHAI quyếtđịnh thành lập thêm TASA HÀ NỘI với vốn điều lệ ban đầu là 500.000.000 đồng(năm trăm triệu đồng) và sát nhập Công ty này với TASA DUYENHAI Lúc này,TASA DUYENHAI (Công ty mẹ) chính thức gồm năm công ty thành viên (Công tycon) hoạt động độc lập nhưng chịu sự quản lý chung của Công ty mẹ TASADUYENHAI đã chính thức trở thành công ty đại chúng từ ngày 12 tháng 01 năm

2009 với mã cổ phiếu TCO trên sàn UPCOM - Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Trang 38

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải

(Nguồn: Công ty cổ phần vận tải đa thương thức Duyên hải)

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận

tải đa phương thức Duyên hải

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TASA DUYENHAI là vận tải –kho – bãi - sửa chữa container

Lĩnh vực vận tải

TASA DUYENHAI hoạt động trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, đây làmột hoạt động vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã rất phát triển trên thếgiới Hàng hóa vận chuyển đa phương thức là hàng hóa được vận chuyển bằng ítnhất hai phương thức vận tải khác nhau (như ô tô, tàu hỏa và tàu biển hoặc ô tô vàtàu biển hay ô tô, tàu biển và máy bay, v.v ) Lĩnh vực này đòi hỏi doanh nghiệpphải có đội ngũ phương tiện vận tải tốt, sở hữu và khai thác kho bãi được cấp phéphải quan tại nơi có cảng biển và tại các tỉnh nằm sâu trong nội địa Đồng thời doanh

Trang 39

nghiệp phải có trình độ quản lý, khai thác chuyên nghiệp để hoàn thành thủ tục hảiquan và vận chuyển, xếp dỡ hàng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, đúng nơi,đúng thời gian, an toàn cho hàng hóa của khách hàng.

TASA DUYENHAI là một trong những doanh nghiệp vận tải container cónăng lực và thị phần lớn tại miền Bắc với hơn 40 đầu kéo kèm rơ mooc chuyêndụng Sản lượng vận tải nội địa bằng đường bộ, đường sắt và các phương thức vậntải kết hợp khác đạt 300.000 tấn/năm Kết hợp được thế mạnh về nguồn hàng xuấtnhập khẩu lớn và đa dạng từ chính các khách hàng đang sử dụng các hệ thống kho,bãi của mình, TASA DUYENHAI tập trung phát triển mạnh việc khai thác vận tảihàng hóa hai chiều trên hầu hết các phương tiện vận tải Ngoài ra, Công ty còn khaithác vận tải liên hợp giữa đường bộ và đường sắt để giảm chi phí giá thành, tăng sảnlượng, thu hút thêm nhiều nguồn hàng làm tăng hiệu quả kinh doanh Hiện nay dịch

vụ vận tải vẫn là hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho Công ty

Lĩnh vực bãi và các dịch vụ bãi

Kết hợp với dịch vụ vận tải là dịch vụ bãi container có hải quan kiểm hóa đãtạo cho TASA DUYENHAI rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút nguồnhàng làm dịch vụ xuất nhập khẩu từ lúc vận chuyển hàng hóa, đóng hàng tại bãi,làm thủ tục hải quan đến lúc xếp hàng lên tàu Công ty có hệ thống các bãi containerTASA ĐÔNG HẢI, TASA TRADING với tổng diện tích trên 70.000 m2 và Cảngthông quan – ICD Thụy Vân tại Việt Trì – Phú Thọ với diện tích 28.000 m2 Khốilượng container thông quan đạt trên 200.000 teu/năm với tốc độ tăng trưởng hàngnăm đạt 30% Số lượng và năng lực thiết bị nâng hạ phục vụ khai thác bãi chỉ đứngsau Cảng Hải Phòng với trên 10 thiết bị nâng hạ container hàng và vỏ Hầu hết cácthiết bị đều của Thụy Điển và Nhật Bản Hệ thống quản lý và khai thác kho bãiđược thực hiện trên phần mềm máy tính và nối mạng trực tuyến Công ty đã vàđang hợp tác chặt chẽ và ký hợp đồng lâu dài với các hãng tàu lớn, có lượng hàngxuất nhập khẩu cao như EVERGREEN, MEARK, HEUNG-A, STX-PANOCEAN,

Trang 40

PIL, NAMSUNG, KMTC, HAPAG LLOYD, đồng thời Công ty cũng nỗ lực kýhợp đồng với một số hãng tàu lớn khác như SITC, FESCO, HUBLINE, CSAV,

Lĩnh vực kho và các dịch vụ kho

Bên cạnh việc khai thác nguồn hàng nguyên container thì Công ty cũng đẩymạnh dịch vụ làm hàng lẻ, phát triển hệ thống kho và các dịch vụ kho Công ty có

03 loại hình kinh doanh khai thác với 03 hệ thống nhà kho riêng

Thứ nhất là kho bảo quản và giao hàng hóa xuất nhập khẩu: kho CFS, khogom hàng lẻ đường biển, đường không Công ty đặc biệt chú trọng nâng cao nghiệp

vụ thủ tục hải quan (khai thuê, kiểm hóa tại bãi), giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu, đặc biệt chú ý quản lý khai thác kho CFS và thực hiện tốt các hợp đồng đã ký.Hiện tại, Công ty đang cung cấp dịch vụ kho CFS cho nhiều Forwarder nước ngoàilớn như Sankyu Logistics, Transwagon, Oriental, TVL, Panda, Dolphin, Weixincargo logistics, Maxpeed, Dongsue logistics, MOL Consolidation Services, và cácforwarder của Việt Nam như M&P, Sotrans, Danzas, ANC,

Thứ hai là kho bảo quản hàng dưới hình thức ký hợp đồng ba bên với ngânhàng: đây là hình thức bảo quản hàng hóa cho các doanh nghiệp cần nguồn vốnngân hàng, tạo thuận lợi cho tiềm lực kinh doanh của khách hàng

Thứ ba là kho nội địa: bảo quản, khai thác hàng bách hóa phân phối bán lẻcho thị trường

Trong ba loại hình trên thì loại hình kinh doanh kho thứ nhất là loại hìnhthường xuyên và đem lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty

Dịch vụ sửa chữa

Để bổ trợ cho các loại hình kinh doanh vận tải và bãi container đồng thờicũng giảm giá thành dịch vụ, TASA DUYENHAI cũng cung cấp thêm dịch vụ sửachữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải, thiết bị nâng hạ, sửa chữa container đáp ứngtiêu chuẩn IICL (Institute of the International Container Lessors - Hiệp hội các hãngcontainer quốc tế) Với sự đầu tư lớn và có hệ thống nhằm đào tạo đội ngũ thợ lành

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2010), Công văn 3055/BTC-TCT V/v: Thuế GTGT đối với vận tải quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn 3055/BTC-TCT V/v: Thuế GTGT đối với vận tảiquốc tế
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2010
2. Chính Phủ (2003), Nghị định 125/2003/NĐ-CP Về vận tải đa phương thức quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 125/2003/NĐ-CP Về vận tải đa phương thức quốctế
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2003
3. Chính phủ (2009), Nghị định 87/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định 125/2009/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 87/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định125/2009/NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
4. Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (2008-2010), Báo cáo tài chính hợp nhất năm, Hải phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tàichính hợp nhất năm
5. Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (2011), Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chínhhợp nhất giữa niên độ
Tác giả: Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải
Năm: 2011
6. Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (2010), Điều lệ dự thảo Công ty, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ dự thảoCông ty
Tác giả: Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải
Năm: 2010
7. Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (2010), Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên bản họp Đạihội đồng cổ đông thường niên
Tác giả: Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải
Năm: 2010
8. Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (2010), Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên bản họp Đạihội đồng cổ đông bất thường
Tác giả: Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải
Năm: 2010
9. PGS. TS. Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS. TS. Lưu Thị Hương
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2002
10. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2011
11. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: PGS. TS. Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: NXB Thốngkê
Năm: 2007
13. Website của Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải:http://www.tasaduyenhai.com Link
12. Website của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: http:// www.fetp.edu.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.  Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang.......42 Bảng 2.2 - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang.......42 Bảng 2.2 (Trang 4)
Sơ đồ 1.1. Ba vấn đề quan trọng của tài chính doanh nghiệp - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 1.1. Ba vấn đề quan trọng của tài chính doanh nghiệp (Trang 10)
Sơ đồ 1.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 1.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 16)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (Trang 35)
Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (Trang 41)
Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 2.3. Bộ máy kế toán Công ty cổ phần vận tải đa phương thức Duyên hải (Trang 42)
Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Trang 44)
Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều ngang (Trang 46)
Bảng 2.2. Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều dọc - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.2. Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn theo chiều dọc (Trang 50)
Bảng 2.3. Bảng đối chiếu biến động nguồn vốn chủ sở hữu - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.3. Bảng đối chiếu biến động nguồn vốn chủ sở hữu (Trang 53)
Bảng 2.4. Bảng theo dừi cỏc khoản phải thu - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.4. Bảng theo dừi cỏc khoản phải thu (Trang 54)
Bảng 2.5. Bảng theo dừi cỏc khoản phải trả - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.5. Bảng theo dừi cỏc khoản phải trả (Trang 55)
Bảng 2.6. Bảng đánh giá khả năng thanh toán - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.6. Bảng đánh giá khả năng thanh toán (Trang 57)
Bảng 2.8: Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 2.8 Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 59)
Sơ đồ 3.1. Mô hình phân tích tài chính Dupont - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Sơ đồ 3.1. Mô hình phân tích tài chính Dupont (Trang 75)
Bảng 3.2: Bảng tỷ số quản lý tài sản - hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức duyên hải
Bảng 3.2 Bảng tỷ số quản lý tài sản (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w