Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh Xuân Nam - quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội
Trang 1Đồ án tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để em có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Quy Nhơn, tháng 3 năm 2009
Sinh viên
Lương Thị Thu Hương
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CSHT : Cơ sở hạ tầng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH-UB : Kế hoạch-Uỷ ban
UBND : Uỷ ban nhân dân
UBTV : Uỷ ban thường vụ
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Đặt vấn đề 3
2 Mục đích 4
3 Yêu cầu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 7
1.1 Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 7
1.1.1 Đất đai 7
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 9
* Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất đai 12
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Luật Đất đai 1988 14
1.2.2 Luật Đất đai 1993 15
1.2.3 Luật Đất đai 2003 16
1.2.3.1 Xác định địa giới hành chính 17
1.2.3.2 Quản lý tài chính về đất đai 18
1.2.3.3 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 20
1.2.3.4 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 21
1.2.3.5 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 22
1.3 Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2 27
2.1 Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1 Vị trí địa lý 27
2.1.2 Địa hình, địa mạo 27
2.1.3 Khí hậu 28
2.1.4 Chế độ thuỷ văn 28
Trang 42.1.5 Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 29
2.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên 29
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 30
2.2.1 Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành 30
2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 31
2.3.1 Giao thông 31
2.3.2 Thuỷ lợi 31
2.3.3 Xây dựng cơ bản 31
2.3.4 Giáo dục - y tế 31
2.3.4.1 Giáo dục 31
2.3.4.2 Y tế 32
2.4 Đời sống xã hội 32
2.5 Đánh giá chung 33
2.6 Hiện trạng sử dụng đất của phường Thanh Xuân Nam năm 2008 33
CHƯƠNG 3 35
3.1 Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 35
3.1.1 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính 35
3.1.2 Thực hiện quy hoạch sử dựng đất 36
3.1.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 38
3.1.4 Tình hình thực hiện chính sách, pháp Luật Đất đai trên địa bàn phường 40
Phường đã thực hiện một số chỉ thị, quyết định, công văn như sau: 40
3.1.5 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42
3.1.6 Công tác thống kê kiểm kê đất 44
3.1.7 Công tác giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất 45
Bảng 2: Kết quả sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 47
3.2.1 Tình hình sử dụng đất ở đô thị 48
3.2.2 Đất chuyên dùng 49
3.2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49
CHƯƠNG 4 50
Trang 54.1 Những yếu tố gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về
đât đai trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam 50
4.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam 51
4.2.1 Cần coi trọng công tác tuyên truyền 51
4.2.2 Công tác khai báo biến động 51
4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp Luật Đất đai cả từ hai phía 51
4.2.4 Công tác cán bộ 51
1 KẾT LUẬN 53
2 KIẾN NGHỊ 54
Một số mốc địa giới bị mất đề nghị khôi phục lại 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thànhphần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xâydựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, văn minh, quốc phòng Trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đấtnhư ngày nay Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trongkhông gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan củacon người Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này mộtcách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tếđất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chinh trị và phát triển xã hội
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào.Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đaikhông còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ của nềnkhoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị Khi xã hội càng phát triển thì giáđất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí quan trọng
như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải vật
chất” Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của mọi thời đại
nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đai tiếtkiệm và có hiệu quả
Nước ta, với tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha (chỉ tính riêng phần
đất liền) thuộc loại trung bình đứng thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới, đứng
thứ 4 trên tổng số 11 nước trong khu vực Đông Nam Á; dân số khoảng 80 triệungười, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 khu vực Đông Nam Á Bình quân diệntích đất tự nhiên tính theo đầu người rất thấp chỉ khoảng 4500 m2 Bình quândiên tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp chỉ khoảng hơn 1000 m2 Vì vậy,
Trang 7để việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào côngcuộc cải tạo xã hội - xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng như các quy địnhkhác vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện Nhiều văn bản tínhchất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài
sự kiểm soát của pháp luật xảy ra Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcho các hộ gia đình còn chậm đặc biệt đối với đất ở… Đối với vấn đề cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở thì triển khai cònchưa đồng bộ, kết quả đạt được thấp Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiềuhình thức, việc phát triển các khu dân cư mới ven đô thị lấy từ đất lúa còn đangdiễn ra ở nhiều nơi Đứng trước thực trạng đó, để đưa vào việc quản lý và sửdụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủnghĩa, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụngđất Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệuquả hơn, bền vững hơn
Để đánh giá được một cách đầy đủ và khoa học tình hình quản lý đất đô thịtrên địa bàn một phường của thành phố Hà Nội Được sự phân công của khoaĐịa lý, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Trọng Đợi, em tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thanh
Xuân Nam - quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội”.
2 Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và
pháp luật đất đai
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Thanh Xuân
Nam - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đaitại phường và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sửdụng đất của phương Thanh Xuân Nam trong thời gian tới
Trang 83 Yêu cầu
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử
dụng đất đai của phường
- Những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng củaphường
- Có những đề xuất và kiến nghị với tình hình thực tế của địa phương
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong phạm vi của phường Thanh Xuân Nam - quận ThanhXuân - thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản luật, dưới luật về quản lý và sử dụng đất do cơ quanNhà nước có thẩm quyền ban hành
- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu
+ Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định củacác cơ quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương vềquản lý đất đô thị, trên cơ sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất
ở địa phương Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, cáctrang web của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
+ Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các
số liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sửdụng đất đô thị Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong đồán
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân tổ và phân tích các
Trang 9thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này Ngoài ra,phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin cũng được sử dụng để có được kếtquả tổng hợp, có được các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong
đồ án
- Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế về tình hình quản
lý và sử dụng đất đô thị của phường
Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy địnhcủa pháp luật một số nước khác từ đó chỉ ra các quy định tương thích, các quyđịnh không tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước đó;thấy được nguyên nhân của những thành công và hạn chế của việc thực hiện cácquy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất đô thị
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 1.1 Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
1.1.1 Đất đai
* Vai trò của đất đai
Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con ngườitạo ra Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyểnhoá từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhucầu thiết yếu của con người
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai Tất cả các cuộcchiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có liênquan đến đất đai bởi đất đai là yếu tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là điều kiệnkhông thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đấtđai mới có các hoạt động sống diễn ra Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sốngsinh thái của con người và các sinh vật trên trái đất
Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người Trongcông nghiệp, đất đai có vai trò là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thaotác, hoạt động sản xuất kinh doanh Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đấtđai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện quá trình sản xuất mà
nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng
Trong mọi nền kinh tế – xã hội thì lao động, tài chính, đất đai và cácnguồn tài nguyên là ba nguồn lực đầu vào và đầu ra là sản phẩm hàng hóa Ba
Trang 11nên một cơ cấu đầu vào hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh tế.Ngày nay, đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng, nguồn vốn to lớn của mọiquốc gia.
Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thaythế được nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác độngtích cực của con người một cách thường xuyên Ngược lại, đất đai không pháthuy tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện Dù trong thực tế, mỗiquốc gia đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của đất đai
và hoàn cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảođảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bìnhđẳng về hưởng dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế – xã hội Do đó, đất đai trởthành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia
* Đặc trưng của đất đai
Với vai trò hết sức quan trọng, đất đai được nhìn nhận dưới nhiều góc độkhác nhau, có những đặc trưng riêng không giống những vật thể khác Bởi đấtđai có những đặc trưng:
Có nguồn cung giới hạn trong khi số lượng người và của cải do conngười tạo ra ngày càng tăng Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung vềđất đai ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng
Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khácnhau trong xã hội, người có quyền đối với đất không thể cất giấu được cho riêngmình, khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội
Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình
sử dụng Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng,khai thác của con người
Trang 121.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
Ở Việt Nam hiện nay, đất đai là tài nguyên quốc gia, thuộc sở hữu toàndân, chỉ có Nhà nước mới đủ tư cách là người đại diện hợp pháp Do đó, đất đaiphải được sự thống nhất quản lý của Nhà nước
* Vai trò của quản lý nhà nuớc về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nớc ta
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử riêng, trong điều kiện kinh tế – xã hội
cụ thể và mục tiêu phát triển đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý (Điều 19 Hiến pháp 1980 và Điều 17 Hiến pháp 1992).
Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ Nhà nước ta là đại diện chủ sở hữuđối với toàn bộ quỹ đất quốc gia
Căn cứ để xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam:
Đất đai là tặng vật của thiên nhiên, do đó chế độ sở hữu tư nhân vềđất đai là vô lý bởi không ai có quyền chiếm hữu những thứ không phải domình tạo ra ;
Các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ xưa đến nay của cha ôngđều phải trả bằng xương máu và sức lực của toàn dân tộc mới giữ được chủquyền quốc gia;
Mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dựatrên nguyên tắc một số tư liệu sản xuất chủ yếu trong đó có đất đai phải thuộc
sở hữu tập thể (toàn dân);
Trong xã hội công nghiệp, quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền quản
lý có thể tách rời nhau mà không ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng về mặt kinh
tế, xã hội Do đó, quan trọng là phải xác định rõ quyền, nghĩa vụ của người sửdụng đất khi được Nhà nước trao quyền sử dụng thông qua các hình thức giaođất, cho thuê đất…
Trang 13 Nước ta đã trải qua thời gian chiến tranh lâu dài với sự thay đổi củanhiều chế độ chính trị, biến động về đất đai cũng như chủ sử dụng rất phức tạp,lịch sử quan hệ đất đai để lại cũng rất phức tạp Việc thống nhất chế độ sở hữutoàn dân về đất đai sẽ tạo điều kiện thiết lập một nền chính trị ổn định, cảithiện hệ thống hành chính công, tạo công bằng xã hội, phát triển kinh tế, bảo
vệ môi trường và đảm bảo an ninh – quốc phòng
Nhà nước nắm quyền định đoạt chủ yếu thông qua hệ thống quản lýđất đai sẽ gây động lực để người sử dụng phải nỗ lực tạo hiệu quả trong việc sửdụng đất cao nhất Đất đã giao để sử dụng mà không sử dụng, sử dụng khônghiệu quả hoặc sử dụng sai quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi
* Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diệnduy nhất Nhà nước thống nhất quản lý đất đai Nhà nước thực hiện các quyềncủa một chủ sở hữu như sau:
Quyền định đoạt đối với đất đai
Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệtquy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mụcđích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối vớingười đang sử dụng đất, thu hồi đất;
Định giá đất
Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai
Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
Trang 14 Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người
sử dụng đất mang lại
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép thực hiện các quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh,góp vốn, tặng cho đối với một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sửdụng đất
Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong
cả nước Mô hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằngtrong hưởng dụng đất và bảo đảm được nguồn lực đất đai cho quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa
Trang 15Mối quan hệ của Nhà nước và người sử dụng đất thể hiện qua sơ đồ hình
vẽ dưới đây:
Hình 1 : Sơ đồ về mối quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước
* Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người và có nhữngđặc trưng riêng, đất đai được Nhà nước thống nhất quản lý nhằm:
Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Đất đaiđược sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diệntích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý Thôngqua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhànước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạchnhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra
Chuyển giao, cho thuê, Mượn, thuê nhân công
Luật pháp, quy hoạch, kinh tế
và nghĩa vụ
Đăng ký, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận về đất
Sử dụng Hưởng lợi
Trang 16 Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắmđược quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất Trên cơ sở đó có những biện phápthích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất.
Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ramột hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việcbảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm lợiích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất
Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhànước nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụngđất Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyếtnhững sai phạm
Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành cácchính sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách,nội dung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưapháp luật vào cuộc sống
Để thực hiện được chức năng quản lý của mình, Nhà nước phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước;
Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụngđất đai;
Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích thu được từđất đai;
Nguyên tắc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất
1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai Đó là cáchoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân
Trang 17bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trongviệc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống
cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quảtrách nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế
độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nộidung quản lý nhà nước về đất đai Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xãhội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đấtđai Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khaithác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hộicủa đất nước Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật
1.2.1 Luật Đất đai 1987
Ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai ở Việt Nam Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật này đượcquy định tại Điều 9, bao gồm:
Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;
Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;
Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chứcthực hiện các chế độ, thể lệ ấy;
Giao đất và thu hồi đất;
Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;
Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
Giải quyết tranh chấp đất đai
Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đaigiữa Nhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất Do đó, nội dung
Trang 18quản lý nhà nước về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tếđất, cho thuê đất Do không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấmchuyển dịch đất đai dưới mọi hình thức Những quy định này làm cho quan hệđất đai không được vận động theo hướng tích cực
1.2.2 Luật Đất đai 1993
Ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/1993 Đây là một trongnhững luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai 1993 là tích cực, thúcđẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị – xã hội của đấtnước
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Luật Đất đai
1993 bao gồm:
Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địachính;
Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;
Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện;
Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất;
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng
sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đấtđai;
Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo vi phạm
về quản lý, sử dụng đất đai
Luật Đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyểnnhượng quyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dựng hệ thống các vănbản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực
Trang 19Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong giai đoạn côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nênhiệu quả nền kinh tế đất nước Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sởpháp lý để phù hợp với hoàn cảnh mới
1.2.3 Luật Đất đai 2003
Ra đời (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004) và hiện nay gọi là Luật Đất đaihiện hành Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiều nội dung đổi mới Nội dung quản
lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 6:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính;
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất;
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;
Thống kê, kiểm kê đất đai;
Quản lý tài chính về đất đai;
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trườngbất động sản;
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtđai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
Trang 20 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai;
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
So với các Luật Đất đai trước đây, nội dung quản lý nhà nước về đất đai củaLuật Đất đai 2003 được bổ sung, đổi mới ở các nội dung:
1.2.3.1 Xác định địa giới hành chính
Đây là một trong những nhiệm vụ về quản lý nhà nước về đất đai Trên
cơ sở nội dung Chỉ thị số 364/TTg và Nghị định số 119/CP của Chính phủ vềquản lý địa giới hành chính, Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ trách nhiệm củaChính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các cấp,lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Cụ thể, Điều 16của Luật quy định:
1 Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý
hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước
Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính,quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tếtrong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp
2 Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hànhchính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa
giới hành chính Gồm các loại tài liệu: quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính(nếu có); bản đồ địa giới hành chính; sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;bảng toạ độ mốc địa giới hành chính; các điểm đặc trưng trên đường địa giớihành chính; bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính; biên bản xác nhận
mô tả đường địa giới hành chính; phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên
Trang 21quan đến địa giới hành chính; biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; thống
kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới
Bản đồ địa giới hành chính là tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ địa giới
hành chính Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hànhchính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính
Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chínhkèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội
Các tài liệu trên là cơ sở cho các cấp hành chính quản lý lãnh thổ địaphương, thực hiện các nội dung quản lý tài nguyên tới từng thửa đất
1.2.3.2 Quản lý tài chính về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đốitượng lao động Đầu tiên, đất không phải là hàng hoá song trong quá trình pháttriển của xã hội, con người đã xác lập quyền sở hữu đất đai và đất trở thành hànghoá - một thứ hàng hoá đặc biệt, đất (quyền sử dụng đất) cũng được mua bán,chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế …
Thực tế ở Việt Nam, trong những năm trước khi có Luật Đất đai 1993,mặc dù Luật Đất đai 1987 đã nghiêm cấm việc mua bán đất đai, nhưng thịtrường đất đai luôn sôi động (cho dù đó là thị trường ngầm) Thị trường đất đaiđặc biệt sôi động kể từ khi Nhà nước ta có chủ trương xoá bỏ cơ chế quan liêu,bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, cơ chế của nền kinh tế sản xuất hànghoá Luật Đất đai năm 1993 đã ghi nhận “đất có giá” và Luật Đất đai năm 2003thừa nhận giá đất được hình thành do Nhà nước quy định, do thực tế chuyểndịch đất đai trên thị trường Đây là một quy định quan trọng, thể hiện sự có mặtcủa quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường Hay nói cách khác, Nhà nước đã tạođiều kiện thuận lợi để đất đai tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hoá, từngbước tham gia vào thị trường bất động sản
Có thể nói, khẳng định đất có giá tức là thừa nhận đất đai và quyền sửdụng đất là hàng hoá - loại hàng hoá đặc biệt Xác định giá của loại hàng hoá
Trang 22này không thể căn cư vào số vốn đã bỏ ra, không thể căn cứ vào lao động đã đầu
tư, vào thời hạn sử dụng Giá đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (kinh tế, xã hội,điều kiện tự nhiên, pháp luật… và cá biệt còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý) Dovậy, việc định giá đất ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện vớimục đích là đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người sửdụng đất Giá đất ban hành phải được quy định chi tiết cho từng vị trí, từng thờigian, bảo đảm được chức năng quản lý và sự điều tiết của Nhà nước phù hợp vớiquy luật của nền kinh tế thị trường
Luật Đất đai 2003 quy định nguyên tắc về định giá đất, bảo đảm sát vớigiá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiệnbình thường Khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụngđất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp
Về thẩm quyền xác định giá đất, Điều 56 Luật Đất đai 2003 quy định:
Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loạiđất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc
xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất đãđược quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xâydựng giá đất cụ thể tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiếntrước khi quyết định
Giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quyết định phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thịtrường trong điều kiện bình thường là cơ sở để giải quyết hợp lý về mối quan hệkinh tế – tài chính giữa người sử dụng đất với nhau, giữa người sử dụng đất vớiNhà nước (tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất; tính giá trị quyền
sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thườngkhi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm
Trang 23với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điềuchỉnh cho phù hợp.
Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquy định được công bố vào ngày 01/01 hàng năm để người sử dụng đất thựchiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai của năm đó
Luật cho phép tổ chức có khả năng chuyên môn làm dịch vụ tư vấn vềgiá đất để tạo thuận lợi cho việc giao dịch quyền sử dụng đất
Luật bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự ántrong đó có quyền sử dụng đất nhằm khắc phục những tiêu cực trong cơ chế “xin -cho” quyền sử dụng đất và để tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước
1.2.3.3 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Luật Đất đai đã cho phép quyền sử dụng đất tham gia thị trường bấtđộng sản Bước đầu đặt nền móng cho việc quản lý chặt chẽ thị trường bất độngsản, trong đó có quyền sử dụng đất Tại các Điều 61, 62, 63 của Luật Đất đai
2003 quy định cụ thể những loại đất được tham gia thị trường bất động sản, cácđiều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản
Các loại đất sau đây được tham gia vào thị trường bất động sản:
Đất mà Luật Đất đai 2003 cho phép người sử dụng đất có một trongcác quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng choquyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Đất thuê mà trên đó có tài sản được pháp luật cho phép tham gia vàothị trường bất động sản
Điều kiện để đất tham gia vào thị trường bất động sản:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án;
Trang 24 Trong thời hạn sử dụng đất.
Đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tưthì phải đầu tư vào đất theo đúng dự án đã được Nhà nước có thẩm quyền xétduyệt mới được tham gia vào thị trường bất động sản
Luật quy định Nhà nước quản lý đất đai trong việc phát triển thị trườngbất động sản bằng các biện pháp chính sau:
Tổ chức đăng ký hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất;
Tổ chức đăng ký hoạt động phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng kinhdoanh bất động sản;
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia giao dịch về quyền sửdụng đất trong thị trường bất động sản;
Thực hiện các biện pháp bình ổn giá đất, chống đầu cơ đất đai
1.2.3.4 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hoạt động quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp
và hệ thống tổ chức ngành địa chính các cấp Trên cơ sở những quy định chung
về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 105, 106, 107 Luật Đất đai2003), quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất (Điều 109, 110, 111, 112 LuậtĐất đai 2003), cán bộ địa chính và các cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ sửdụng đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngay từcác đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã phường, thị trấn, bảo đảm các quy địnhcủa pháp luật được thực hiện và thực hiện đúng trên từng thửa đất và từng chủ
sử dụng đất
1.2.3.5 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Trang 25Luật Đất đai 2003 cho phép phát triển các dịch vụ công về đất đai như tưvấn về giá đất và hình thành thị trường bất động sản và cũng đưa ra những quyđịnh để quản lý các dịch vụ này
Hoạt động dịch vụ công về đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền trong việc làm các dịch vụ về đất đai theo yêu cầu và quyền lợicủa cộng đồng
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoạt động dịch vụ công về đất đai ởnước ta là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp huyện, hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu Cáchoạt động của dịch vụ công là:
Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Cung cấp số liệu địa chính cho các cơ quan chức năng để xác địnhmức thuế có liên quan đến đất đai, tiền thuê đất, mức thu tiền sử dụng đất…
Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai, cung cấpbản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, các thông tin khác về đất đai phục vụyêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng
Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai, thực hiệncác dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai
Nhìn chung việc đổi mới nội dung quản lý nhà nước nói riêng và LuậtĐất đai nhằm các mục đích chủ yếu:
Tạo một hành lang pháp lý đầy đủ, cụ thể để điều tiết các quan hệ đấtđai vận động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Gắn việc đổi mới nói trên với chủ trương cải cách thủ tục hành chính
mà Nhà nước đang thực hiện
Nhà nước coi việc đổi mới nội dung quản lý là phân cấp mạnh các sự
vụ cho cấp dưới (chủ yếu là huyện rồi đến tỉnh), ở Trung ương – Chính phủ chỉ
Trang 26quản lý ở tầm vĩ mô - chiến lược thông qua việc kiểm tra, giám sát việc thựchiện pháp luật ở các địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm ở từng cấp, quytrách nhiệm và xử lý theo trách nhiệm khi có vi phạm pháp luật.
1.3 Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội.
Trên địa bàn cấp phường thành phố Hà Nội cũng như trong cả nước,những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện theođúng thẩm quyền mà luật của Nhà nước quy định Trước đây khi chưa có LuậtĐất đai 1993, thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 04, Hiến pháp
1992 Ngay sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sống cùnghàng loạt các văn bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hoá Luật Đất đai cũngđược ban hành thì địa bàn phường cũng thực hiện nhiệm vụ của mình theo luậtquy định cùng các công văn, chỉ thị do Sở Địa Chính - Nhà đất thành phố HàNội và các công văn do UBND quận yêu cầu
Và đến nay, khi Luật Đất đai 2003 đã có hiệu lực thi hành thì nhữngnhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường củathành phố Hà Nội cũng chính là những nhiệm vụ của cấp xã, phường, thị trấn(cấp cơ sở) được hướng dẫn trong Luật Đất đai hiện hành
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từTrung ương đến cơ sở Trên địa bàn cấp cơ sở (cấp phường) có cán bộ địa chính,cán bộ địa chính có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân phường trong việc quản
lý đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại luật
Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp phường, xã, thị trấn trongquản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, cụ thểnhư sau:
- Tại Khoản 2 Điều 16 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính thực địa,lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương
Trang 27- Tại Khoản 4 Điều 17 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chínhtrên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hưhỏng phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xãthuộc tỉnh.
- Tại khoản 4 Điều 20 Mục 1 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai ở địa phương nào thì tổchức thực hiện việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng của địa phương đó
Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sửdụng đất của địa phương nào thì tổ chức thực hiện lập bản đồ quy hoạch sử dụngđất của địa phương đó
- Tại Khoản 1 Điều 28 Mục 2 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân xã, phường thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sửdụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ bannhân dân trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất
- Tại Khoản 1 Điều 29 Mục 2 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân xã, phường thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất của địa phương phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái vớiquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố
- Tại Khoản 3 Điểm 37 Mục 3 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụngvào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn
- Tại Khoản 2 Điều 53 Mục 5 Chương II (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê đất đai của địa phương
Trang 28- Tại Khoản 1 Điều 103 Mục 4 Chương III (Luật Đất đai 2003): Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụngtại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
- Tại Khoản 2 Điều 135 Mục 2 Chương VI (Luật Đất đai 2003): tranhchấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với mặttrận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hộikhác để hoà giải tranh chấp đất đai
Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn nhận được đơn
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ
ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi có đất Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai
- Tại khoản 2 Điều 143 Mục 3 Chương VI (Luật Đất đai 2003): Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịpthời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất tráiphép, phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng cáccông trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương
và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi viphạm
Từ những nhiệm vụ nêu trên cũng như qua thực tế tìm hiểu công tác quản
lý đất đai ở phường Thanh Xuân Nam có thể khái quát thành các nhiệm vụ chủyếu của quản lý đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Hà Nội là:
+ Thực hiện vai trò quản lý đất đai của mình thông qua việc thực hiện
Trang 29+ Tổ chức kê khai đăng ký đối với người sử dụng đất, lập và quản lý sổđịa chính, sổ theo dõi biến động đất đai.
+ Lập sổ mục kê đất, thực hiện việc thống kê đất đai và chỉnh lý bản đồhiện trạng sử dụng đất hàng năm và kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất theo định kỳ 5 năm một lần
+ Tiến hành phân tích, hoà giải các tranh chấp về đất đai
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địaphương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được công bố
+ Thông báo cho nhân dân biết trước các dự án, quyết định thu hồi đất củaNhà nước đồng thời tạm quản lý diện tích đất được Nhà nước thu hồi
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai cho dân hiểu vàtạo Điều kiện cho các bộ địa chính thực hiện công tác quản lý được thuận lợihơn
+ Đề xuất những hạn chế, vướng mắc và kiến nghị lên cấp trên để cóphương hướng giải quyết đúng đắn
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG THANH XUÂN NAM
Trang 302.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Phường Thanh Xuân Nam là phường được thành lập từ ngày 01/01/1997
theo Nghị định 74 của Chính phủ ngày 22/11/1996 và được tách ra từ phườngThanh Xuân Bắc với tổng diện tích tự nhiên theo bản đồ địa giới hành chính là32,8 ha
- Phía Đông Bắc giáp với phường Thanh Xuân Trung
- Phía Đông giáp với phường Hạ Đình
- Phía Tây giáp với xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội và phường Văn Mỗ(tỉnh Hà Tây cũ)
- Phía Tây Bắc giáp với phường Thanh Xuân Bắc và xã Trung Văn, huyện
Từ Liêm
Phường Thanh Xuân Nam là phường giữa đầu mối giao thông quan trọngphía Tây của Quận Thanh Xuân nói riêng và của thủ đô Hà Nội nói chung, vớitrục đường giao thông Nguyễn Trãi nối với thành phố Hà Đông, và các trụcđường nhỏ đã được trải nhựa… cùng với tuyến đường vành đai 3 đang được tiếnhành xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho toàn quận và cho phường có thểphát triển cao về kinh tế, chính trị, thương mại, dịch vụ, thúc đẩy công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình phường Thanh Xuân Nam tương đối bằng phẳng, diện tích đất củaphường nằm trong khu vực đất thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng Địa chấttầng đất khá vững chắc Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt, sét và pha cát, cócường độ chịu tải từ 0,5 kg/cm2 đến 1,5 kg/cm2
Nhìn chung, địa hình của phường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội
và sinh hoạt của người dân trong khu vực
Trang 31Phường Thanh Xuân Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ thời tiếtkhí hậu ở khu vực Hà Nội, thuận lợi cho sản xuất và đời sống với sắc thái đặctrưng của khí hậu niệt đới ẩm gió mùa của miền bắc Việt Nam Những năm gầnđây, tuy nhiệt độ có tăng cao hơn trước… nhưng nhìn chung chế độ khí hậu củavùng tương đối ổn định.
Khí hậu trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng có nhiều mưa, hướnggió chủ đạo là hướng đông và đông nam Mùa đông lạnh ít mưa, đôi khi có mưaphùn, hướng gió chủ đạo là bắc và đông bắc Trung bình hàng năm, nhiệt độkhông khí 23,60C, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245 mm
Điều kiện khí hậu, thời tiết có những yếu tố thuận lợi và không thuận lợiđối với sản xuất, sinh hoạt Những bất lợi về thời tiết cần chú ý khắc phục nhưhiện tượng ngập úng kéo dài, đặc biệt ở các khu vực có hệ thống thoát nướccũng như kết cấu hạ tầng thấp kém, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi lại, sứckhoẻ của nhân dân
2.1.4 Chế độ thuỷ văn
Khác với các phường khác trong quận, phường Thanh Xuân Nam là mộtphường hoàn toàn không có ao hồ, sông nào, trước đây trong phường cũng cómột số ao, hồ tuy nhiên do yêu cầu phát triển của phường nên đã bị lấn chiếm,san lấp xây dựng nhà cửa
Với nếp sống ngày càng văn minh của người dân đô thị thì yêu cầu nướcsạch đối với người dân ngày càng lớn hơn Hiện nay, nước dùng cho sinh hoạtcủa nhân dân chủ yếu là nước sạch, nguồn nước chủ yếu là từ sông Hồng đượcqua một hệ thống lọc khá hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao.Những hộ không có điều kiện sử dụng nước máy đều tự khoan cho gia đình một
hệ thống giếng khoan với bể lọc tại chỗ, tuy nhiên không loại bỏ được nhữngchất độc hại được hoàn toàn nhưng phần nào cũng đảm bảo vệ sinh
2.1.5 Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch