Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 trên địa bàn xã Long Khánh - huyện Bến Cầu - tỉnh Tây Ninh
Trang 1Phần I MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề
Đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quý nhất của loài người, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống.Vì thế, chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững và mở ra các cơ hội kinh tế cho người dân nông thôn và thành thị đặc biệt là cho người nghèo Nước ta lại đang trong công cuộc đổi mới nhu cầu sử dụng đất đai để phát triển trong từng ngành từng địa phương có sự thay đổi đáng kể
Do vậy nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện pháp luật về đất đai để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất, cần phải nắm vững , quản lý chặt quỹ đất
Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai tạo điều kiện chuyển dịch
cơ cấu các loại đất hợp lý, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai –đã tổ chức thực hiện công tác thống kê và kiểm kê trong toàn quốc
Đây là công tác quan trọng và trọng tâm nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả của chính sách pháp luật đất đai từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp Đồng thời chúng ta cũng rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai là rất cần thiết
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của xã Long Khánh – huyện Bến Cầu- tỉnh Tây Ninh, sự đồng ý của Phòng tài nguyên môi trường huyện Bến Cầu và sự phân công của Khoa quản lý đất đai và bất động sản tôi xin thực hiện đề tài
Trang 2“Thống kê, Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 trên địa bàn xã Long Khánh – huyện Bến Cầu – tỉnh Tây Ninh “
I.2 Mục đích-yêu cầu
I.2.1 Mục đích
Với sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường có sự đầu tư của Nhà nước và nhất là sự ra đời của Luật đất đai 2003 đã có những thay đổi lớn trong quan hệ đất đai và yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác quản lý ở hai mức độ vi mô và vĩ mô Trong tình hình đó cùng với những thay đổi nhằm tăng cường và kiện toàn được ngành địa chính, công tác đo đạc, lập BĐĐC,…ở tất cả các cấp đang được đẩy mạnh Vì vậy, công tác TK, KKĐĐ và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2005 được triển khai nhằm mục đích:
+ Giúp UBND các cấp nắm chắc tình hình sử dụng đất của địa phương, trên
cơ sở hiệu chỉnh các số liệu, tài liệu bản đồ hiện có đến thời điểm năm 2005
+ Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất thông qua việc phân tích, so sánh cơ cấu sử dụng đất hiện tại với thời điểm kiểm kê năm 2000 Xác định nguyên nhân làm biến động từng loại đất
+ Phục vụ công tác qui hoạch-kế hoạch sử dụng đất nói riêng và nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung, trên cơ sở đề xuất các
cơ sở quản lý và sử dụng đất có hiệu quả và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường
+ Làm cơ sở phục vụ cho công tác QHSDĐ, lập KHSDĐ và kiểm tra việc thực hiện QHKHSDĐ hàng năm, lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010
I.2 2 Yêu cầu
Trên cơ sở xem xét các ưu nhược điểm của các lần kiểm kê trước, xây dựng BĐHTSDĐ năm 2005 cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thống kê đầy đủ toàn bộ quỹ đất theo mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý để nắm chắc quỹ đất của địa phương
Trang 3+ Phân tích đánh giá tình hình tăng giảm biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng đất
+ Đánh giá hoạt động kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất + Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu của công tác cấp bách đang tiến hành qui hoạch sử dụng đất
+ Tạo được tiền đề cho việc đưa công tác này vào nề nếp
I.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
I.3.1 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác kiểm kê và xây dựng bản đồ HTSDĐ trên địa bàn xã Long Khánh, huyện Bến cầu, tỉnh Tây Ninh
I.3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại đất phân theo mục đích sử dụng, đối tượng quản lý và qui trình kiểm kê trên địa bàn xã Long Khánh, huyện Bến cầu, tỉnh Tây Ninh
I.4 Tổ chức thực hiện
+ Lực lượng tham gia kiểm kê:
Đánh giá được tầm quan trọng của công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 2005 UBND tỉnh đã ra chỉ thị 30/CT-UB ngày 25/12/2004 về việc thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai như sau:
• Cán bộ địa chính xã : 1 người
• Phó chủ tịch UBND xã :1 người
• Sinh viên thực tập:: 3 người
+ Công tác nội nghiệp lần 1:
Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 20/01/05 tiến hành thu thập và biên hội tài liệu, bản đồ có liên quan Kiểm tra ranh giới hành chính giữa các ấp Rà, đối soát từ tài liệu kiểm kê chuyển sang bản đồ, khoanh định chính thức các loại đất theo ký hiệu mới và tính diện tích
+ Công tác ngoại nghiệp: Từ ngày 21/01/2005 đến ngày 15/02/2005
Trang 4Tiến hành đối soát ngoài thực địa, dựa vào BĐĐC, sổ dã ngoại và các bảng biểu lọc ra ở bước nội nghiệp Đối soát từng thửa đất, bám vào mốc địa vật, tên cầu để tránh bỏ xót trên BĐĐC
Đối soát và chỉnh lý trên BĐĐC những thửa có biến động về mục đích sử dụng cũng như đối tượng sử dụng
+ Công tác nội nghiệp lần 2: Từ ngày 16/02/2005 đến 10/03/2005
Cộng sổ mục kê, tổng hợp diện tích và đưa kết quả từ biểu trung gian sang hệ thống bảng biểu chính thức, hoàn chỉnh bảng biểu KK và viết báo cáo thuyết minh
I.5 Ý nghĩa của đề tài
Nắm chắc quỹ đất của địa phương để đưa vào khai thác và sử dụng đất đúng qui định của Pháp luật
Thống kê đầy đủ và phân tích đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất ở địa bàn xã Long Khánh
Làm cơ sở phục vụ công tác qui hoạch sử dụng đất, lập kế họach sử dụng đất và kiểm tra thực hiện qui hoạch kế hoạch hàng năm
Thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của đơn vị hành chính cấp xã làm tài liệu phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và là tài liệu tham khảo có giá trị cho nhiều ngàng và lĩnh vực
Trang 5Phần II Tổng Quan Tài Liệu
II.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Long Khánh thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh có diện tích địa lý được giới hạn bởi ranh giới hành chính gồm:
Phía Bắc giáp xã Long Giang
Phía Đông giáp xã Tiên Thuận và Long Thuận
Phía Tây và phía Nam giáp xã Long Phước và Campuchia
Diện tích
Diện tích tự nhiên toàn xã là 2889.01ha tương đối lớn chiếm 12.38% diện
tích tự nhiên của Huyện (23332.63ha)
Địa hình
Theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 và kết quả điều tra thực địa cho thấy: Địa hình của xã khá phức tạp do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa các xã vùng cao và các xã vùng thấp của huyện, trong đó gồm hai dạng địa hình chính với những đặc điểm riêng biệt như sau:
Dạng địa hình trung bình: Diện tích 2.108 ha, chiếm 72,97% diện tích tự nhiên của xã Do địa hình có dạng bằng lượn sóng nên tiêu thoát nước khá thuận lợi, nhưng có hạn chế là đất đai dễ bị xoái mòn, rửa trôi Mặt khác, do biên cao độ tương đối lớn (0,8 – 4,0 m), chỉ có thể sử dụng nguồn nước từ các kênh rạch để bơm tưới cho một số diện tích gần, còn lại chủ yếu sử dụng nước ngầm Hiện trạng chủ yếu là đất một vụ lúa, đất khu dân cư, và một ít đất ruộng hai vụ
Dạng địa hình cao: Diện tích 751 ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên, phân bố
ở khu vực ấp Long Phú, Long Cường Do cao độ tương đối lớn(>4,0 m) nên khả
Trang 6năng khai thác nước ngầm và nước sông điều hạn chế Hiện trạng chủ yếu là đất khu dân cư, đất màu và đất lúa một vụ
Nguồn nước –thuỷ văn
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã tương đối hạn chế, duy nhất có rạch Bảo dài 6km chạy cặp theo ranh của xã, đoạn đầu rộng bình quân 20 – 25m, sâu 3–4m, càng về phía Campuchia chiều rộng của rạch càng hẹp (bình quân 10 – 15m) và nông (bình quân 1,5 – 2,0m) Đây là nguồn nước mặt duy nhất cung cấp nước tưới vào sâu trong nội đồng nên rạch Bảo có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình sử dụng đất của xã
Nguồn nước ngầm: Hiện nay trong khu vực xã chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá chi tiết về nước ngầm Qua khảo sát nhiều giếng khoang và giếng đào trong toàn xã cho thấy: Tiềm năng nước ngầm của xã được phân chia thành hai khu vực với mức độ nông sâu và chất lượng nước như sau:
Nước ngầm ở khu vực có địa hình cao:
Phân bố ở khu vực đất xám có cao trình > 4m thuộc ấp Long Phú, Long Cường với qui mô khoảng 751 ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên toàn xã Hiện trạng sử dụng đất là các khu dân cư, đất màu hoặc đất lúa một vụ Độ sâu xuất hiện mực nước ngầm vào các tháng mùa khô trung bình 8 – 10m, tháng kiệt nhất 12 -13m
Lưu lượng nước thấp hơn so với các vùng khác, chất lượng nước tốt, hiện chỉ được sử dụng khai thác cho sinh hoạt
Nước ngầm ở khu vực có địa hình trung bình: Phân bố trên toàn bộ diện tích của xã (2.108 ha, chiếm 72,97% diện tích tự nhiên toàn xã), trên địa hình trung bình 0,8 – 4, 0m Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là lúa một vụ, một phần là đất màu, đất hai vụ lúa, một vụ lúa – một vụ màu, một vụ lúa Độ sâu xuất hiện mực nước ngầm vào các tháng mùa khô trung bình 6 – 8m Lưu lượng nước khá dồi dào, chất lượng nước tốt, hiện đang được khai thác sử dụng cho sinh họat và một phần cho
sản xuất
Khí hậu
Trang 7Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng chính như sau:
Nắng nhiều: bình quân 2.920 giờ/năm
Số ngày mưa và lượng mưa tương đối thấp: Bình quân 120 ngày/năm và lượng mưa là 1650mm
Chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm Mùa khô bắt đấu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng
mưa không đáng kể
Thổ nhưỡng - địa chất
Về thổ nhưỡng: Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25000 Phân Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp xây dựng và chỉnh lý bổ sung vào tháng 7 năm
1997, toàn xã có hai nhóm đất chính với qui mô diện tích trong bảng và đặc điểm như sau
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
I.Nhóm đất xám
2889
2835
100.00
98.13
Trang 8I.1 Đất xám điển hình
I.2 Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng
I.3 Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng đọng mùn tầng mặt
II Nhhóm đất thuỷ phân
Đất phèn thuỷ phân hoàn toàn
III Sông, rạch
CÁC KÝ HIỆU KHÁC
I Địa hình
I.1 Địa hình cao(>4,0m)
I.2 Địa hình trung bình(0,8 – 4,0m)
II Thành phần cơ giới
0.83
0.83
1.04
100.0026.00 72.97 100.0086.19 12.77
Nguồn: Số liệu của UBND xã
II.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số
Dân số toàn xã đầu năm 2005 có 5600 người (đứng thứ 6 trong 8 xã của huyện), mật độ dân số bình quân 167 người/km2 (đứng hàng thứ 7 trong 8 xã của huyện) và thấp hơn mật độ dân số chung của toàn tỉnh (221 người/km2)
Tỷ lệ dân số của xã giảm từ 2,05% năm 2000 xuống 1,79% năm 2005 là một
trong những thành công trong công tác kế hoạch hoá dân số của xã
Giáo dục:
Năm 2004 – 2005 toàn xã có 2 điểm trường cấp I với 13 phòng học bán kiên cố (chiếm 5,6% số phòng học toàn huyện) và 1084 học sinh Tỷ lệ phổ cập đối với học sinh cấp I là 85,7%, cấp II là 77,9%, riêng cấp III mới đạt 9,4% Đặc biệt xã đã có điểm nhà trẻ mẫu giáo với 34 cháu
Y tế
Trang 9Mạng lưới các cơ sở y tế của xã đã được xây dựng khá hoàn chỉnh từ xã xuống ấp, bao gồm 1 trạm xá với 3 giường bệnh, 5 tổ y tế, 4 hiệu thuốc và 6 cán bộ chuyên môn Tuy nhiên, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế xã còn thiếu và yếu, đặc biệt là các trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ y bác sỹ giỏi
Bình quân một lao động nông nghiệp có 0,8 ha đất canh tác, cao hơn mức
bình quân chung toàn huyện (0,68ha)
Giao thông
Cùng với sự phát triển của các thành phố lớn, của Tỉnh và Huyện trên cả nước Hệ thống giao thông của xã cũng được mở rộng một cách đáng kể Trong những năm gần đây đất sử dụng cho giao thông tăng 2.3ha
II.2 Tìm hiểu về công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là một hệ thống các tài liệu cần phải thiết lập trong qua trình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý đất đai, nhằm để thể hiện đầy đủ thông tin theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở kỹ thuật pháp lý để Nhà nước nắm chắc quỹ đất, quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
Hồ sơ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được lập thành 3 bộ lưu tại xã, huyện, tỉnh Riêng bản đồ địa chính, ngoài bản đồ gốc có 4 bộ, trong đó Tổng Cục Địa Chính(Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) giữ 1 bộ
Trang 10Hồ sơ địa chính gồm có: Bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai Bản đồ địa chính biểu thị tất cả các thửa đất ngoài thực địa, sổ mục kê được ghi chép số liệu về các thửa đất của từng tờ bản đồ, sổ địa chính ghi tên chủ sử dụng đất đã được cấp giấy CNQSDĐ
II.3 Sơ lược về công tác kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất II.3.1 Công tác kiểm kê ở Việt Nam từ trước đến nay
Đất đai luôn luôn có sự biến động về mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng, về hình thể, địa giới hành chính … Chính vì vậy việc quản lý chắc quỹ đất là hết sức cần thiết nhằm tránh những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ đất đai
Thời kỳ trước năm 1975
Trước đây việc thống kê đất đai nhằm phục vụ cho kế hoạch 5 năm, chỉ tập trung thống kê đất nông nghiệp nhưng chỉ sơ lược và chưa thống kê theo quyền sở hữu của các thành phần kinh tế
Thời kỳ từ năm 1975 tới năm 1993
Theo quyết định 169/CP ngày 24 tháng 06 năm 1977 của Hội Đồng Chính Phủ cả nước thực hiện điều tra, thống kê tình hình cơ bản về đất trong cả nước
Theo chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước Và để hướng dẫn các địa phương thực hiện, Tổng Cục đã ra quyết định 56/ĐKTK ngày 04/11/1981 ban hành qui định về thủ tục đăng ký thống kê đất đai trong cả nước và hệ thống biểu mẫu,sổ sách
Ngoài ra còn có nhiều quyết định về việc kiểm kê như: Quyết định 237/QĐ/LB ngày 3/8/1989 của Liên Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất, quyết định
144/QĐ/ĐC ngày 14/06/1990 của Tổng Cục Ruộng Đất
Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2004
Trang 11Từ khi có luật đất đai năm 1993, việc thống kê kiểm kê đất đai theo định kỳ hằng năm và 5 năm được tiến hành từ Trung Ương đến địa phương Các kỳ điều tra kiểm kê này chi tiết đến các loại đất và các thành phần kinh tế
Ngày 18/08/1999 chỉ thị số 24/1999/CT_TTg của thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai năm 2000
Kiểm kê đất đai năm 2005
Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI , kỳ họp thứ
4 đã thông qua Luật đất đai vào ngày 26-11-2003 Để hướng dẫn thực hiện kiểm kê theo luật đất đai mới Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành Thông tư 28/2004/TT-TBTNM của Bộ TN&MT
II.3.2 Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ trước đến nay
Bản đồâ HTSDĐ là tài liệu quan trọng cần thiết, không chỉ cho công tác QLĐĐ mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành như: nông lâm, thủy lợi, điện lực… Đối với nhiều tổ chức và đơn vị kinh tế, đối với nhiều cấp lãnh thổ hành chính như: xã, huyện, tỉnh
Thực tế cho thấy từ trước đến nay khi có nhu cầu về BĐHTSDĐ các tổ chức và các ngành nêu trên đều đã tự xây dựng BĐHTSDĐ phần lớn nhằm phục vụ cho việc quản lý trong xây dựng đất và hoạch định sử dụng đất
Các cấp hành chính khi lập qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội đều đã tự lập bản đồ HTSDĐ Các cấp huyện khi lập qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ 1986-1990 hoặc 1986-1995 đều đã lập bản đồ HTSDĐ 1985 Các tỉnh khi lập phương án phân vùng nông lâm nghiệp đều có bản đồ HTSDĐ của tỉnh (1976-1978) và bản đồ HTSDĐ năm 1995 phục vụ cho công tác qui hoạch phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh trong giai đoạn 1986-2000 Gần đây các xã khi lập QH-KHSDĐ đều phải lập bản đồ HTSDĐ
Với cách lập bản đồ HTSDĐ như đã nêu trên ngoài ưu điểm đáp ứng nhu cầu bản đồ HTSDĐ nhằm hoạch định phát triển, cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm đó là: nội dung bản đồ HTSDĐ khác nhau, ký hiệu bản đồ không thống nhất, bản
Trang 12đồ không mang tính pháp lý, từng đơn vị khi xây dựng bản đồ chỉ chú trọng làm rõ những phần đầu tư, các bản đồ không có thuyết minh kèm theo, số lượng đất đai không phù hợp với bản đồâ
• Bản đồ hiện trạng sử dụng đất do ngành quản lý ruộng đất xây dựng: Từ 1980 đến 1993 ngành QLRĐ đã tổ chức chỉ đạo xây dựng bản đồ HTSDĐ
3 đợt đó là các năm: 1980, 1985, 1990 Cả 3 đợt này chỉ đề cập đến bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh và cả nước (xã, huyện không đề cập đến)
Khi Luật đất đai 1993 ra đời ngành quản lý ruộng đất đổi tên thành Tổng Cục Địa Chính đã tiến hành xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1995 trong cả nước Đợt này được tiến hành ở các cấp ( xã, huyện, tỉnh)
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980
Năm 1997 Hội Đồng Chính Phủ ra Quyết định 169/CP về việc điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước Trong đợt này đã có 31 trong số 44 tỉnh, thành phố xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1980 có kèm theo tập số liệu thống kê đất đai
Trên cơ sở bản đồ HTSDĐ của 31 tỉnh, thành phố và bản đồ HTSDĐ của đợt công tác phân vùng nông nghiệp ( trước 1978) đối với các tỉnh còn thiếu như: Bản đồ của các ngành nông, lâm nghiệp Tổng cục quản lý ruộng đất đã chủ trì cùng các cơ quan đã xây dựng bản đồ HTSDĐ các tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh và tập số liệu thống kê đất đai
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1985
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, ngành quản lý ruộng đất trong thời gian 1981-1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê đất đai trong cả nước Năm 1985 đã đưa ra số liệu thống kê đất đai hoàn chỉnh tất cả các xã, huyện, tỉnh và cả nước
Trong đợt này hầu hết các tỉnh đều xây dựng được bản đồ HTSDĐ của một số vùng Tổng cụa quản lý ruộng đất đã xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước 1998 tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh và số liệu thống kê đất đai cả nước
Trang 13Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1990
Trong đợt này hầu hết các tỉnh không xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1990
Do đó bản đồ HTSDĐ cả nước năm 1990 tỷ lệ 1:1000000 được xây dựng trên cơ sở Landsat-TM chụp năm 1989-1992 Bản đồ HTSDĐ năm 1989 tỷ lệ 1:1000000 và một số bản đồ HTSDĐ của tỉnh
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1995
Thực hiện Quyết định 275/QĐĐC cả nước tiến hành xây dựng BĐ HTSDĐ từ cấp Trung Ương cho tới địa phương và kèm theo các số liệu thống kê theo biểu mẫu của Tổng Cục Địa Chính (QĐ 27/QĐ ĐC) Trên cơ sở BĐ HTSDĐ các cấp tiến hành xây dựng BĐ HTSDĐ cả nước tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh và các biểu thống kê diện tích đất đai trong toàn quốc
Nhìn chung các bản đồ HTSDĐ do ngành quản lý ruộng đất hay Tổng Cục Địa Chính chỉ đạo và thực hiện đã có nội dung, phương pháp, ký hiệu thống nhất phản ánh được đầy đủ các loại đất và có tính pháp lý
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Nét đặc trưng cơ bản của bản đồ HTSDĐ năm 2000 là dùng BĐĐH có thể hiện đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 354/CT ngày 6/11/1999 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng và quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về điều chỉnh địa giới hành chính
Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ năm 2000 là 1:25000 trên cơ sở thu BĐ HTSDĐ của tất cả các phường, xã, 1:25000 cấp huyện, can ghép và chuyển vẽ các nội dung HTSDĐ lên tài liệu bản đồ nền được xây dựng trên BĐĐH tỷ lệ 1:25000 do Tổng Cục Địa Chính phát hành năm 1982
II.4 Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Có những phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính
Trang 14- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh chụp từ máy bay có áp dụng công nghệ ảnh số
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản đồ chuyên nghành
Trong tình hình tài liệu, số liệu thu thập được kết hợp với điều kiện tự nhiên và trang thiết bị sẵn có xã Long Khánh thống nhất thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính
BĐ HTSDĐ chu kỳ trước
Số liệu TK diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Ranh giới các khoanh đất
Điều tra, thu thập, đánh giá,
xử lý tài liệu
Xác định, khoanh vẽ các
Trang 15Ranh giới khu dân cư nông thôn, Khu đô thị, khu kinh tế…
Thu BĐ địa chính về tỷ lệ ĐHTSDĐ
Tổng hợp các yếu tố nội dung
II.5 Những căn cứ pháp lý
Căn cứ luật đất đai được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khoá IX thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực vào ngày 01/07/2004
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi
hành Luật đất đai
Căn cứ Thông tư số 28/2004/TT-Bộ TN&MT ngày 29/10/2004 về hướng dẫn
thực hiện thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ
TN&MT về ban hành kế hịach triển khai thi hành Luật đất đai
Thu bản đồ địa chính về tỷ
lệ của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
Viết thuyết minh
Trình bày, bố cục nội dung
bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
Kiểm tra, nghiệm thu, lưu
trữ và giao nộ sản phẩm
Trang 16Phần III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1 Nội dung
III.1.1.1 Kiểm kê:
Trang 17- Thu thập tài liệu, số liệu: sổ mục kê (sổ dã ngoại), bản đồ địa chính, sổ đăng ký biến động
- Tổng hợp số liệu theo từng thành phần kinh tế
III.1.1.2 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Nội dung xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Long khánh bao gồm các yếu tố sau:
- BĐ nền là BĐĐC và bản đồ địa hình theo ranh giới hành chính tỷ lệ bản đồ
- Các contour khép kín của từng loại đất, được thể hiện đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo tỷ lệ
- Hệ thống thuỷ văn
- Mạng lưới giao thông
- Các địa vật đặc trưng
III.2 Phương pháp nghiên cứu
Công tác KKĐĐ và xây dựng BĐHTSDĐ trên địa bàn xã Long Khánh được thực hiện bởi những phương pháp:
- Phương pháp bản đồ:
Là phương pháp quan trọng được vận dụng xuyên suốt quá trình tổng kiểm kê đất đai và lập BĐHTSDĐ với bản đồ nền là BĐĐC và bản đồ ranh giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT
Trong thành lập bản đồ HTSDĐ có sử dụng phần mềm Mapinfo,Microstation
- Phương pháp điều tra nhanh,khảo sát,chỉnh lý, cập nhật biến động
- Phương pháp thống kê:
Là phương pháp quan trọng Qua phương pháp này giúp ta phân tích hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai, phân tích biến động đất đai và lập bảng chu chuyển đất đai
- Phương pháp phân tích:
Trang 18Là một phương pháp quan trọng, từ những số liệu thống kê thực tế qua phân tích đưa ra nhận định đúng, đánh giá đúng, chính xác làm cơ sở cho việc lập qui hoạch trong thời gian tới
- Phương pháp ứng dựng tin học trong thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IV.1 Nguồn tư liệu kế thừa trong kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trang 19IV.1.1 So sánh bảng phân loại đất năm 2000-2005
Bảng phân cấp từng loại đất của phân loại cũ và mới:
Cấp 1:
STT Mã Phân loại cũ STT Mã Phân loại mới
1 2 Đất nông nghiệp 1 NNP Đất nông nghiệp
2 30 Đất lâm nghiệp có rừng
3 40 Đất chuyên dùng 2 PNN Đất nông nghiệp
5 54 Đất chưa sử dụng 3 CSD Đất chưa sử dụng
Cấp 2:
STT Mã Phân loại cũ STT Mã Phân loại mới
1.1 3 Đất trồng cây hàng năm 1.1 SXN Đất sản xuất nông nghiệp
1.2 17 Đất vườn tạp 1.2 LNP Đất lâm nghiệp
1.3 18 Đất trồng cây lâu năm 1.3 NTS Đất nuôi trồng thủy sản
1.4 23 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.4 LMU Đất làm muối
1.5 26 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1.5 NKH Đất nông nghiệp khác
2.1 31 Rừng tự nhiên 2.1 OTC Đất ở
2.2 35 Rừng trồng 2.2 CDG Đất chuyên dùng
3.1 41 Đất xây dựng 2.3 TTN Đất tôn giáo, tín ngưỡng
3.2 42 Đất giao thông 2.4 NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa
3.3 43 Đất thủy lợi và mặt nước chuyên
dùng 2.5 SMN Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 4.1 52 Đất ở đô thị 2.6 PNK Đất phi nông nghiệp khác
4.2 53 Đất ở nông thôn 3.1 BCS Đất bằng chưa sử dụng
5.1 55 Đất bằng chưa sử dụng 3.2 DCS Đất đồi núi chưa sử dụng
5.2 56 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.3 NCS Núi đá không có rừng cây
5.3 57 Đất có mặt nước chưa sử dụng
5.4 58 Sông suối
5.5 59 Núi đá không có rừng cây
5.6 60 Đất chưa sử dụng khác
Cấp 3:
STT Mã Phân loại cũ STT Mã Phân loại mới
1.1.1 4 Đất ruộng lúa, lúa màu 1.1.1 CHN Đất trồng cây hàng năm 1.1.2 9 Đất nương rẫy 1.1.2 CLN Đất trồng cây lâu năm
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.2.1 RSX Đất rừng sản xuất
1.3.1 12 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 1.2.2 RPH Đất rừng phòng hộ
1.3.2 20 Đất trồng cây ăn quả 1.2.3 RDD Đất rừng đặc dụng
1.3.3 21 Đất trồng cây lâu năm khác 1.3.1 NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước
Trang 20lợ, mặn 1.3.4 22 Đất ươm cây giống 1.3.2 TSL Đất nuôi trồng thủy sản nước
ngọt 1.4.1 24 Đất trồng cỏ 2.1.1 ONT Đất ở tại nông thôn
1.4.2 25 Đất cỏ tự nhiên cải tạo 2.1.2 ODT Đất ở tại đô thị
1.5.1 27 Chuyên nuôi cá 2.2.1 CTS Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp 1.5.2
28 Chuyên nuôi tôm 2.2.2 CQA Đất quốc phòng, an ninh 1.5.3 29 Nuôi trồng thủy sản khác 2.2.3 CSK Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp 2.1.1 32 Đất có rừng sản xuất 2.2.4 CCC Đất có mục đích công cộng 2.1.2 33 Đất có rừng phòng hộ 2.3.1 TNN Đất tôn giáo
2.1.3 34 Đất có rừng đặc dụng 2.3.2 STN Đất tín ngưỡng
2.2.1 36 Đất có rừng sản xuất 2.5.1 SMN Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 2.2.2 Đất có rừng sản xuất 2.5.2 MNC Đất có mặt nước chuyên dùng 2.2.3 38 Đất có rừng đặc dụng 2.6.1 CTN Đất cơ sở tư nhân không kinh
doanh 3.1.1 Đất các công trình công nghiệp 2.6.2 NTT Đất làm nhà tạm, lán trại 3.1.2 41.2 Đất công trình kinh doanh, thương
mại 2.6.3 DND tại đô thị Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp 3.1.3 41.3 Đất trụ sở cơ quan
3.1.4 41.4 Đất các cơ sở y tế
3.1.5 41.5 Đất trường học
3.1.6 41.6 Đất các công trình thể dục-thể thao
3.1.7 41.7 Đất có công trình xây dựng khác
3.3.1 43.1 Kênh, mương
3.3.2 43.2 Đê,đập
3.3.3 43.3 Mặt nước chuyên dùng
Cấp 4
STT Mã Phân loại cũ STT Mã Phân loại mới
1.1.1.1 05 Ruộng 3 vụ 1.1.1.1 LUA Đất trồng lúa
1.1.1.2 06 Ruộng 2 vụ 1.1.1.2 COC Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 07 Ruộng 1 vụ 1.1.1.3 HNK Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.1.4 08 Đất chuyên mạ 1.2.1.2 RSN Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1.1.2.1 10 Nương trồng lúa 1.2.1.3 RST Đất có rừng trồng sản xuất
1.1.2.2 11 Nương rẫy khác 1.2.1.4 RSK Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản
xuất 1.1.3.1 13 Đất chuyên màu và 1.2.2.1 RSM Đất trồng rừng sản xuất
Trang 21cây công nghiệp hàng năm
1.1.3.2 14 Đất chuyên rau 1.2.2.2 EPN Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 1.1.3.3 15 Đất chuyên cói,
bàng 1.2.2.3 RPT Đất có rừng trồng phòng hộ 1.1.3.4 16 Đất trồng cây hàng
năm khác còn lại 1.2.2.4 RPK Đất phòng hộ khoanh nuôi phục hồi rừng
1.2.3.1 KDN Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 1.2.3.2 RDT Đất có rừng trồng đặc dụng 1.2.3.3 RDK Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc
dụng 1.2.3.4 RDM Đất trồng rừng đặc dụng
2.2.1.1 TSO Đất trụ sở cơ quan, tổ chức 2.2.1.2 SNO Đất công trình sự nghiệp 2.2.2.1 QPH Đất quốc phòng
2.2.2.2 ANI Đất an ninh 2.2.3.1 SKK Đất khu công nghiệp 2.2.3.2 SKC Đất cơ sở, sản xuất kinh doanh 2.2.3.3 SKS Đất cho hoạt động khoáng sản 2.2.3.4 SKX Đất sản xuất vật liệu gốm sứ 2.2.4.1 GTO Đất giao thông
2.2.4.2 TLO Đất thủy lợi 2.2.4.3 NTO Đất để chuyển dẫn năng lượng
truyền thông 2.2.4.4 VHO Đất cơ sở văn hoá 2.2.4.5 YTO Đất cơ sở y tế 2.2.4.6 GDO Đất cơ sở, giáo dục, đào tạo 2.2.4.7 TTO Đất cơ sở thể dục-thể thao
2.2.4.9 LDT Đất có di tích, danh thắng 2.2.4.10 RAC Đất bãi thải, xử lý chất thải
Theo cách phân loại cũ ta thấy ở cấp phân loại 1 có đến 5 loại đất: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng Còn phân loại mới chỉ có 3 loại đất: nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng
Một vấn đề tích cực mà trong phân loại cũ hạn chế đó là chi tiết cụ thể theo đối tượng sử dụng Trong phân loại mới có sự phân biệt về đối tượng sử dụng được phân ra tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài rất chi tiết và phù hợp với thực tế đối tượng sử dụng đất hiện nay
IV.1.2 Đánh giá phân loại đất cũ và mới trong việc quản lý Nhà nước về đất đai: