1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016

55 847 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành

phần vô cùng quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, kinh tế,

xã hội và quốc phòng an ninh

Đất đai là nguồn lực cơ bản để đưa đất nước ta tiến mạnh, vững chắc trên con

đ-ường công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hiểu được tầm quan trọng đó, việc sử dụng đất

đai một cách khoa học, hợp lý là một nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của nước ta

Còn rất nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng đất nóng đang bỏng cần giải quyết

"Quy hoạch sử dụng đất" là một trong những yếu tố, biện pháp, là cơ sở để nhà nước ta

quản lý đất đai, từ đó hướng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường theo đúng định

hư-ớng của nhà nước Vì vậy, "Quy hoạch sử dụng đất" là phương án quan trọng để chúng

ta khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, thoả mãn các yêu cầu và nhu

cầu của con người đặt ra

Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn này đang chuẩn bị chia tách để

thành lập thị xã Thái Hoà và thành lập Huyện Nghĩa Đàn mới nên phải có quy hoạch,

kế hoạch hoá sử dụng đất để đáp ứng và phù hợp với chiến lược lâu dài phát triển kinh

tế - xã hội và phát triển đô thị trong những năm tới Với những lý do đó tôi đã chọn đề

tài khoá luận tốt nghiệp là : “Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy

hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2016”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất

huyện Nghĩa Đàn để đưa ra những định hướng qui hoạch sử dụng đất của huyện giai

đoạn 2007 - 2016

3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Đàn, tỉnh

Trang 2

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2016 của huyện Nghĩa Đàn,

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu : Điều tra và thu thập các số liệu thông tin

cần thiết để phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất

- Phương pháp thống kê : Dùng để phân nhóm các đối tượng điều tra và các số liệu

về diện tích đất đai

- Phương pháp tổng hợp : Dùng để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,

hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

6 Cấu trúc khoá luận

Không kể mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được cơ cấu gồm 4 chương :

Chương 1 : Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất

Chương 2 : Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn

Chương 3 : Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn

Chương 4 : Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn giai đoạn

2007 - 2016

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1 Đặc điểm và vai trò của đất đai trong nền kinh tế xã hội của đất nước

1.1.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt

Đất đai là điều kiện đầu tiên đối với hoạt động sản xuất vật chất của con người, nó

vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động Vì vậy đất đai là tư liệu sản

xuất, nó có tính chất khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác :

Trang 3

- Đặc điểm tạo thành : Đất đai xuất hiện và tồn tại trước khi loài người xuất

hiện, nó tồn tại ngoài ý thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao

động, khi con người tác động vào thì đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất

- Tính hạn chế về số lượng : Các tư liệu sản xuất có thể tăng về số lượng, chế

tạo lại theo nhu cầu của xã hội Còn đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất bị giới

hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt đất

- Tính không đồng nhất : Đất đai không đồng nhất về số lượng, hàm lượng chất

dinh dưỡng, các tính chất lý hoá Nó được qui định bởi qui luật địa lý

- Tính không thể thay thế : Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế Còn

các tư liệu khác có thể thay thế bằng tư liệu sản xuât khác hoàn thiện hơn, hiệu quả

hơn

- Tính cố định về vị trí : Đất đai hoàn toàn cố định về vị trí trong sử dụng,

không thể di chuyển được Các tư liệu khác được sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ và có thể

di chuyển được

- Tính vĩnh cửu : Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không phụ thuộc vào tác

động phá hoại của thời gian Nếu biết sử dụng hợp lý trong sản xuất, đất sẽ không bị

hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính sản xuất

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.

Đất đai có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất cũng như

cuộc sống xã hội của con người Đất đai là điều kiện vật chất của mọi sản xuất vật

chất, sinh hoạt và xây dựng, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất và mọi sự tồn tại

Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai:

- Là tài nguyên Quốc Gia vô cùng quý giá

- Là tư liệu sản xuất đặc biệt

- Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống

- Là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,

an ninh, quốc phòng

Trang 4

Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với từng ngành khác nhau cũng không giống

nhau:

- Trong các ngành phi nông nghiệp : đất đai có chức năng là cơ sở không gian

và vị trí để hoàn thành quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất

- Trong các ngành nông - lâm nghiệp : đất là yếu tố tích cực của quá trình sản

xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động và tư liệu

lao động Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì

nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất

1.1.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

a Điều kiện tự nhiên:

Nhân tố tự nhiên của đất bao gồm: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ

nh-ưỡng, sinh vật…

- Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí sử dụng

và số lượng không thể vượt quá phạm vi, qui mô đất đai hiện có

- Đất (thổ nhưỡng) : yếu tố này quyết định rất lớn đến việc sử dụng đất phục vụ

cho mục đích phát triển nông nghiệp, bởi vì mỗi loại cây trồng thích hợp với loại đất

và chất lượng nhất định, độ phì của đất ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của

cây

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người và sử dụng đất cho

mục đích nông nghiệp Sự khác nhau về nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu

sáng có tác động tới quá trình phân bố cây, quang hợp và sinh trưởng của cây Lượng

mưa nhiều hay ít trất quan trọng tới việc cung cấp nước và giữ ẩm của đất

- Thủy văn : Là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, vừa là nơi tiêu

nư-ớc khi ngập úng

- Sinh vật : Phục vụ cho mục đích điều tiết khí hậu tiểu vùng, chống sói mòn,

rửa trôi bảo vệ đất

b Kinh tế - xã hội

Nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm : dân số và lao động, thông tin và quản lý, chế độ

xã hội, chính sách môi trường và chính sách đất đai, quốc phòng, sức sản xuất và trình

Trang 5

độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về

công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải

1.2 Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất

1.2.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Về thuật ngữ “quy hoạch” là việc xác định có trật tự nhất định về tổ chức, hiện

đồng thời ở 3 mặt sau:

- Kinh tế: Nhằm mục đích sử dụng hợp lý đất đai và nâng cao hiệu quả kinh tế

sử dụng đất

- Kỹ thuật: Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu

- Pháp lý : Dựa trên cơ sở pháp lý để lập quy hoạch và thể hiện tính pháp lý của

phương án sử dụng đất theo quy hoạch, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê

duyệt

1.2.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)

Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thực hiện cụ thể như sau:

- QHSDĐ mang tính kỹ thuật - kinh tế - pháp lý

- QHSDĐ mang tính lịch sử và xã hội

- QHSDĐ mang tính nhà nước thể hiện ở các điểm sau:

` + Đất đai của nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý thống nhất

bằng quy hoạch, pháp luật và kinh tế

+ QHSDĐ được thực hiện trên cơ sở pháp luật quy định, là công việc do cơ

quan chức năng nhà nước quản lý và thực hiện

+ Việc thực hiện theo phương án quy hoạch là bắt buộc đối với các chủ sử

dụng có đất nằm trong vùng quy hoạch hay nói cách khác phương án quy hoạch sau

khi được duyệt mới có hiệu lực pháp lý

+ Kinh phí để thực hiện QHSDĐ ( bao gồm cả công tác điều tra khảo sát) do

Nhà nước cấp và dựa vào ngân sách của địa phương

- QHSDĐ mang tính chính sách: các phương án quy hoạch thể hiện các chính

sách nhà nước trong việc sử dụng đất đai và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế

Trang 6

xã hội

- QHSDĐ mang tính khả biến: do nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội của các

địa phương có thể thay đổi theo từng giai đoạn nên cần có sự chỉnh lý hoàn thiện các

giải pháp và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế các địa phương

1.3 Đối tượng và nhiệm vụ của QHSDĐ

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, đối tượng của QHSDĐ là quỹ đất đai của

các lãnh thổ ( cả nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc của một khu vực nào đó

Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch theo lãnh thổ hành chính là phân bổ hợp lý đất

đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ cấu sử dụng đất phù hợp trong

giai đoạn quy hoạch, khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất có hiệu quả nhằm tổng

hòa giữa ba lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường

1.4 Nội dung của QHSDĐ

Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm :

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và

hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai

- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

- Xác định diện tích các loại đất phân bố cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng - an ninh

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án

- Xác định các biện pháp sử dụng bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trờng

- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

1.5 Các nguyên tắc của QHSDĐ

Việc lập quy hoạch, thiết kế sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng - an ninh

2 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới

phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất

phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 7

quyết định, xét duyệt

3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất

của cấp dưới

4 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

5 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

6 Bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

7 Dân chủ và công khai

8 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định xét duyệt

trong năm cuối của kỳ trước đó

1.6 Trách nhiệm lập và thẩm quyền xét duyệt QHSDĐ

Điều 25 Luật đất đai 2003 quy định rõ trách nhiệm lập QHSDĐ của từng cấp

1 Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả

nước

2 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc

lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương

3 Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện

Ủy ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân

dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp

dưới, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này

4 Ủy ban nhân dân xã, không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ

quy hoạch sử dụng đất tổ chức hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa

phương

5 Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa

đất; trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc

lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân

Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất

Trang 8

6 Ủy ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt

7 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội

Điều 26 quy định rõ thẩm quyền quyết định xét duyệt QHSDĐ

1 Quốc hội xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước

2 Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương

3 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp

4 Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch kế

hoạch sử dụng đất của xã quy định tại Khoản 4 Điều 25 của Luật này

1.7 Những căn cứ để lập QHSDĐ

- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ

quy hoạch, nhu cầu cần sử dụng đất của quốc phòng, an ninh

- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường

- Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng và mức độ thích nghi của đất đai

- Căn cứ vào hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất

- Căn cứ vào sự phát triển khoa học công nghệ liên quan đến QHSDĐ

- Căn cứ vào kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước

Bên cạnh đó để cụ thể hơn còn có các văn bản khác qui định hướng dẫn việc

quản lý sử dụng đất đai với từng loại đất cụ thể

Trang 9

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

HUYỆN NGHĨA ĐÀN

2.1 Điều kiện tự nhiện

Nghĩa Đàn là một trong mười huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An mà thị trấn

Thái Hòa là trung tâm của huyện, Nghĩa Đàn nằm trên giao lộ của nhiều tuyến giao

thông quan trọng như đường QL48 nối với các huyện miền núi Quỳ Hợp, Quỳ Châu,

Quế Phong với QL1A và sang nước bạn Lào; đường Hồ Chí Minh, đường 15B từ

Nghĩa Đàn đi các huyện miền Tây tỉnh Thanh Hóa, là đầu mối giao thông nối với vùng

Tây Nam tỉnh Nghệ An như Tân Kỳ, Đô Lương; các huyện miền xuôi như Quỳnh

L-ưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò và thành phố Vinh Ngoài hệ thống đường bộ còn

có tuyến đường sắt Nghĩa Đàn nối với đường sắt Bắc Nam tại ga Cầu Giát Về đường

thủy có sông Hiếu nằm ở phía Tây Bắc thị trấn Thái Hòa là tuyến giao thông quan

trọng của miền Tây Bắc Nghệ An nối với dòng sông Lam đi ra biển Đông

Trải qua hàng thập niên xây dựng và phát triển, đến cuối năm 2005, đô thị Thái

Hòa được quy hoạch lại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, đồng

thời HĐND tỉnh ra nghị quyết đề nghị trung ương công nhận thị trấn Thái Hòa là đô

thị loại IV Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển của cả nước, Đảng bộ và

nhân dân Nghĩa Đàn đã phát huy truyền thống, phát huy nội lực, tích cực khai thác

tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư

để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ vững ổn định chính

trị an ninh - quốc phòng Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2001 - 2005

đạt 11,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và chuyển dịch nhanh theo hướng

tăng tỷ trọng CN-TTCN, TM-DV

Huyện Nghĩa Đàn có diện tích tự nhiên 75,268.37 ha, chiếm 4,56% so với tổng

diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An (16.449 km2), dân số hiện có (tính đến

31/12/2006) là 195.158 người (43.429 hộ) chiếm 6,42% dân số của tỉnh Nghệ An; mật

độ phận bố trung bình 259 người/km2

, số người dân tộc thiểu số 41.739 người chiếm

tỷ lệ 21,46% so với tổng dân số toàn huyện; số người trong độ tuổi lao động 111.833

người; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) chiếm 30%

Trang 10

so với tổng lao động; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 18,13% so với tổng lao

động Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 0,70%

+ Phía Nam giáp 2 huyện Tân kỳ và Quỳnh Lưu

+ Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu và một phần của tỉnh Thanh Hóa

+ Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp

2.1.2 Địa hình và Thổ Nhưỡng

Địa hình lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thoải chiếm 65% tổng diện tích, đồng bằng

thung lũng chiếm 8%, đồi núi cao chiếm 27% Do kiến tạo của địa hình đã tạo cho

Nghĩa Đàn có những vùng đất tương đối bằng phẳng, có quy mô diện tích lớn là điều

kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế

mang những nét riêng của khu vực này

Thổ Nhưỡng: Trong tổng số 75.268,37 ha; trừ đi diện tích sông suối và núi đá thì

còn lại 70.011,99 ha và trong số này có 14 loại đất chính thuộc 2 nhóm phù sa và

feralit, hai nhóm đất này có ưu điểm là rất hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp

và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như : cafe, cao su, cam, bưởi, mít, dứa, dưa hấu…

và các loại cây lương thực (lúa, ngô, ); cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm

(mía, lạc, các loại rau màu, đậu đỗ các loại…)

2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện Nghĩa Đàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia mùa rõ rệt trong năm

mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông giá rét, ít mưa Là huyện miền núi nên

Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Tây, nhiệt

độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 - 25o

C và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như

độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa, đặc biệt là mùa đông và mùa hạ Mặt khác đặc

điểm đặc trưng của Nghĩa Đàn là gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào khoảng tháng

năm đến tháng tám hàng năm gây ra thời tiết khô nóng và hạn hán, làm ảnh hưởng xấu

Trang 11

đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn

Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động 80 - 90%

Lượng mưa bình quân dao động từ 1.200 - 2.000 mm

2.1.4 Hệ thống sông ngòi

Nghĩa Đàn có 2 sông lớn chảy qua là sông Hiếu và sông Dinh cùng với hơn 50 lưu

chi lớn nhỏ chảy qua và khoảng 130 hồ đập lớn nhỏ phân bố khắp trên địa bàn

- Sông Hiếu là nhánh lớn nhất của sông Cả, đoạn đi qua địa bàn huyện Nghĩa Đàn

khoảng 44km và có 5 chi nhánh lớn chảy vào là:

+ Sông Sào: bắt nguồn từ vùng núi Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa qua các xã Nghĩa

Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình (dài 34km), trong lưu vực sông có nhiều

hồ đập lớn nhỏ đặc biệt có công trình thủy lợi sông Sào có diện tích lưu vực 160km2 ,

dung tích hồ chứa khoảng 51 triệu m3 nước

+ Khe Cái: Bắt nguồn từ vùng núi Quỳnh Tam - huyện Quỳnh Lưu chảy qua các

xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Lộc, Nghĩa Long về sông Hiếu (dài 23km)

+ Khe Ang: Bắt nguồn từ vùng núi Như Xuân tỉnh Thanh Hóa chảy qua các xã

Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Thịnh ra sông Hiếu (22km)

+ Khe Đá: Bắt nguồn từ vùng núi huyện Tân Kỳ chảy qua xã Nghĩa An, Nghĩa

Đức, Nghĩa Khánh chảy vào sông Hiếu (17km)

Ngoài 5 chi nhánh lớn trên, còn có khoảng 50 suối lớn nhỏ khác nằm rải rác trên

khắp địa bàn Các khe suối đều có chung đặc điểm là dạng khe hẻm, quanh co và dốc

đứng Vì vậy, về mùa mưa lũ, giao thông đi lại hết sức khó khăn nhiều tràn, ngầm bị

ngập nước gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày

2.1.5 Tài nguyên khoáng sản

- Đá bazan có trữ lượng khoảng 400 triệu m3, phân bổ tập trung ở các xã Nghĩa

Mỹ, Đông Hiếu, Nghĩa Trung, Nghĩa Phú, Nghĩa Mai, Nghĩa Hiếu, Nghĩa An, Nghĩa

Thọ, Nghĩa Sơn

- Đá vôi và đá hoa cương: có trữ lượng 01 triệu m3 phân bố tập trung ở các xã

Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên, Nghĩa An, Nghĩa Bình

Trang 12

- Sét sản xuất gạch ngói trữ lượng ước tính 6 - 7 triệu m3, phân bố tập trung chủ

yếu ở các xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Quang, Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên

- Cát, sỏi xây dựng và vàng sa khoáng: phân bố tập trung ở các xã có sông Hiếu

chảy qua như Thái Hòa, Nghĩa Quang, Nghĩa Hòa, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hồng

2.1.6 Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng của huyện Nghĩa Đàn thời điểm hiện nay khoảng 19.000 ha,

trong đó diện tích rừng sản xuất hơn 14.000ha Tổng trữ lượng gỗ khoảng 700.000m3

(chưa tính nứa, tre…)

Tổng quỹ đất có thể phục vụ mục tiêu phát triển lâm nghiệp khá lớn khoảng

37.801,39 ha chiếm 50,22% tổng diện tích tự nhiên (2006), trong đó có 22.202,98 ha

đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất, 11.090,39 ha đất trồng cây lâu năm và 4.508,02

ha đất đồi núi chưa sử dụng

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1 Dân số, lao động:

Tổng dân số toàn huyện Nghĩa Đàn (có đến 31/12/2006) là 195.158 người, 43.429

hộ; mật độ phân bố trung bình 259 người/km2, số người trong độ tuổi lao động

111.833 người (trong đó lao động nữ 56.955 người) Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm

2007 đạt 0,75% Số người dân tộc thiểu số 41.739 người chiếm tỷ lệ 21,4% so với tổng

dân số Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) chiếm

30% so với tổng lao động Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn huyện chiếm 18,13%

so với tổng lao động

2.2.2 Thực trạng kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn giai đoạn 2001 - 2005 và năm

2006:

Năm 2006 là năm khởi đầu thực hiện Nghị quyết 16 - tỉnh Đảng bộ Nghệ An và

Nghị quyết 26 - huyện Đảng bộ Nghĩa Đàn, là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch

phát triển KT-XH giai đoạn 2006 - 2010 đạt được nhiều thành tích đáng kể trên đà

phát huy thành tựu KT-XH của năm trước Tuy vậy năm 2006 cũng là năm có nhiều

khó khăn nhất định như : sự biến động về giá cả thị trường tăng cao và tăng nhanh; thị

trường đất đai và bất động sản tăng chậm; sức mua và thị trường thương mại - dịch vụ

trên địa bàn có phần chững lại; đời sống nhân dân nhìn chung vẫn còn ở mức thấp

Trang 13

Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2006 thể hiện qua một số chỉ

tiêu chính như sau:

* Tổng giá trị sản xuất năm 2006 (CĐ 1994) đạt 1.165.788 triệu đồng (theo giá

hiện hành đạt 1.958.853 triệu đồng); tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,9%/18,5% kế

hoạch

* Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng và tích cực

- Ngành nông - lâm nghiệp : đạt tổng giá trị sản xuất 377.194 triệu đồng tăng

5,6% so với cùng kỳ năm 2005; chiếm tỷ trọng 32,36% - giảm 4,06% so với năm

trư-ớc

- Ngành CN-TTCN-XDCB: đạt tổng giá trị sản xuất 292.919 triệu đồng tăng

29,7% so với cùng kỳ năm 2005; chiếm tỷ trọng 25,13% - tăng 2,1 so với cùng kỳ năm

trước

- Ngành TM-DV: đạt tổng giá trị sản xuất 495.675 triệu đồng tăng 24,7% so với

cùng kỳ năm 2005; chiếm tỷ trọng 42,51%, tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước

* Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 10,2 triệu đồng

* Sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng lương thực đạt cao nhất

từ trước tới nay 42.235 tấn

* Trồng rừng đạt 1.307ha, độ che phủ của rừng đạt 38,4% (tính cả cây lâu năm

hơn 44%) Không để xảy ra tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng

* Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tăng mạnh, đưa tổng mức đầu tư

toàn xã hội về XDCB đạt 340.433 triệu đồng (giá hiện hành)

* Hoạt động kinh tế ngoài Quốc doanh phát triển ổn định và vững chắc: Tổng

cộng toàn địa bàn có 116 doanh nghiệp vừa và nhỏ (không kể 34 HTX điện năng)

Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách

* Quản lý thu chi ngân sách đảm bảo thực hiện đúng luật ngân sách Thu ngân

sách năm 2006 đạt 29.841 triệu đồng/27,900 triệu đồng KH (vượt 7% so với KH tỉnh

giao); chi ngân sách ước đạt 165.323 triệu đồng

* Văn hóa xã hội có bước tiến bộ đáng kể :

- Công tác GD&ĐT: chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, cơ sở

Trang 14

vật chất, trang thiết bị trường học được trang bị khá đầy đủ, quy mô và hiện đại Tuyên

truyền và triển khai tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực với thi cử và bệnh thành

Ngoài ra còn có : Trung tâm GDTX, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trường

trung cấp nghề Nông - Công nghiệp Phủ Quỳ

- Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng được nâng cao, thể hiện ở trình

độ chuyên môn của đội ngũ Bác sỹ, nhân viên y tế cũng như tinh thần trách nhiệm,

thái độ phục vụ bệnh nhân Trang thiết bị y tế được đầu tư khá lớn, đảm bảo khả năng

phục vụ tốt cho nhân dân trên địa bàn cũng như cả khu vực Tây Bắc tỉnh Nghệ An

+ Số lượng cơ sở khám chữa bệnh: 36 cơ sở (trong đó có 01 bệnh viện đa khoa,

01 Trung tâm y tế dự phòng, 32 trạm y tế xã - thị trấn - cơ quan - xí nghiệp)

+ Tổng số giường bệnh : 385 giường

+ Số lượng Bác sỹ và trình độ cao hơn : 69 người

- Công tác dân số - KHHGĐ : tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 đạt 0,70%,

tỷ lệ sinh con thứ ba ngày càng giảm

- Công tác VHTT-TDTT: Tổng cộng toàn huyện có429 thôn/làng/bản trong đó

có 129 thôn/làng/bản được công nhận làng văn hóa UBND huyện đã phê duyệt 429

hương ước (đạt 100%) Tổng số câu lạc bộ văn hóa - thể thao là 116 CLB, gia đình văn

hóa 31.160 hộ, gia đình thể thao 8.000 hộ Cơ sở vật chất có: Hội trường TTVH, Nhà

truyền thống, Sân vận động huyện, Nhà thi đấu cầu lông, Nhà văn Hóa xã 418/429

thôn/làng/bản; Bưu điện văn hóa xã có 34 điểm/32 xã, thị trấn; Trạm thu phát sóng có

16 điểm

2.2.3 Công tác Nội vụ - LĐTB&XH

Công tác CCHC ngày càng được chuyển biến rõ nét, thực hiện tốt quy chế dân chủ

cơ sở, Nghị quyết TW-3 về phòng chống tham nhũng, đội ngũ cán bộ - công chức làm

việc có nhiều tiến bộ

- Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách TBLS - người có công, quan tâm công tác xóa

Trang 15

đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động

- Công tác tiếp dân - giải quyết đơn thư khiếu nại luôn được chỉ đạo thực hiện tích

cực, đạt kết quả cao; chấm dứt được nhiều vụ kiện phức tạp kéo dài và không để xảy

ra điểm nóng; góp phần làm tăng lòng tin của nhân dân vào các cấp chính quyền

- Công tác Tư pháp - Thi hành án có nhiều tiến bộ: Trong năm đã tập trung làm tốt

công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật; tăng cường kiểm tra chấn chỉnh

nâng cao chất lượng ban hành văn bản Hoạt động thi hành án đạt kết quả khá tốt, năm

2006 phải thi hành 722 vụ việc trong đó hồ sơ có điều kiện thi hành là 536 vụ việc, đã

thi hành xong 421 vụ việc đạt 78,5%

- Tình hình an ninh - trật tự được giữ vững, tệ nạn ma túy, cờ bạc, tai nạn giao

thông được kiểm soát kìm giữ; vấn đề an ninh Quốc gia và an ninh nông thôn luôn

luôn được đảm bảo giữ vững

- Công tác quản lý điều hành của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn có nhiều

tiến bộ và đổi mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra Bộ máy chính quyền cơ bản đoàn

kết thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

***Đánh giá tổng hợp tình hình KT-XH huyện Nghĩa Đàn hiện nay

Theo đánh giá của Đại hội huyện Đảng bộ Nghĩa Đàn lần thứ XXVI về tình hình

KT-XH của địa phương trong thời gian qua (2000 - 2007) thì huyện Nghĩa Đàn tuy có

nhiều khó khăn và thử thách nhưng toàn huyện đã giành được những thành tựu quan

trọng trên các lĩnh vực KTXH - ANQP, xây dựng hệ thống chính trị, vừa giữ vững sự

ổn định chính trị, vừa ra sức phát triển KT - XH, cơ cấu kinh tế đang từng bước

chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người khá cao, văn hóa xã hội có

nhiều tiến bộ Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được củng cố và tăng cường

đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển, thực hiện tốt các chương trình Quốc gia tạo

điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển Bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới nhanh

chóng; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Chính trị

ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường Công tác xây dựng Đảng,

Chính quyền và hệ thống chính trị có bước phát triển vượt bậc; sự đồng thuận trong xã

hội, cùng sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng bộ và nhân dân thực sự là động lực to

lớn thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ Chính trị, tạo đà vững chắc cho sự phát triển KT -

XH nhanh và bền vững của những năm tiếp theo Đến nay về cơ bản đã hoàn thành các

Trang 16

mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong trời gian qua và hiện nay đang có xu hướng phát

triển khá tốt trên các lĩnh vực của địa phương và toàn huyện đang phấn đấu đạt những

bước đi đáng kể về phát triển đô thị theo định hướng của Chính phủ, tỉnh Nghệ An và

của Đảng bộ huyện đã đề ra

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA

HUYỆN NGHĨA ĐÀN NĂM 2007 3.1 Khái quát tình hình quản lý đất đai

3.1.1 Về địa giới hành chính

Bộ phận quản lý đất đai của huyện Nghĩa Đàn cùng cùng với một số huyện lân

cận, đã tiến hành xác định ranh giới ngoài thực địa và trên bản đồ Do vậy ranh giới

hành chính của huyện ổn định các mốc địa giới được xác định rõ ràng theo quy định

của Bộ tài nguyên và môi trường

3.1.2 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính của huyện Nghĩa Đàn chưa được chú trọng,

một số xã trong huyện chưa có bản đồ địa chính Trong cả năm tới huyện sẽ tiến hành

đo đạc và lập bản đồ địa chính

3.1.3 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tính đến ngày 20/02/2008 thì tổng số hồ sơ phải cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất là 4150 hồ sơ, đã cấp được 2486 hồ sơ, còn lại 1664

Nguyên nhân chủ yếu của các hồ sơ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất

- Hồ sơ có tranh chấp (về mốc giới, về quyền sử dụng đất v v )

- Hồ sơ có lấn chiếm, nguồn gốc giao trái thẩm quyền không phù hợp với quy

hoạch của huyện

- Do chưa có bản đồ địa chính

- Đang chờ hướng dẫn của huyện

Thuận lợi và khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 17

* Thuận lợi

Thực hiện Nghị định 163/CP của Chính Phủ về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia

đình, cá nhân, huyện Nghĩa Đàn đã được UBND tỉnh cho đo đạc, lập bản đồ địa chính

để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp Do đó trong những năm tới sẽ

thực hiện cấp giấy toàn bộ diện tích đất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện

* Khó khăn

Thực hiện chỉ thị số 02-CT/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ về chuyển đổi ruộng

đất, đến nay huyện Nghĩa Đàn đã thực hiện được 23/32 xã Nhưng chỉ duy nhất xã

Nghĩa Khánh được đo đạc bản đồ địa chính và lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, số còn lại vẫn chưa được đo đạc, do đó có sự biến động rất lớn

giữa thửa đất ngoài thực địa và giấy chứng nhân quyền sử dụng đất đã được cấp

3.1.4 Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

Huyện Nghĩa Đàn giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, chủ yếu về tranh chấp đất

đai, năm 2007 tổng số là 37 vụ đã giải quyết được 32 vụ, còn 5 vụ đang giải quyết

Các đơn này chủ yếu là giải quyết bằng thương lượng hòa giải, một số giải quyết bằng

phương pháp cưỡng chế Tuy nhiên về tình trạnh lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử

dụng trái phép vẫn còn xảy ra nhiều, chính vì thế các cơ quan chức năng cần có những

biện pháp cụ thể hơn để giải quyết những vấn đề trên

3.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn năm 2007

Theo số liệu thống kê năm 2007 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 75268,37

ha

* Phân theo đối tượng sử dụng

- Hộ gia đình cá nhân sử dụng là 39233,51 ha chiếm 52,12% diện tích tự nhiên

của huyện

- UBND xã là 1710,07 ha chiếm 2,27%

- Các tổ chức kinh tế sử dụng 17456,88 ha chiếm 23,19%

- Các tổ chức khác sử dụng 16867,91 ha chiếm 22,42%

Trang 18

Biểu đồ 3.1: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tƣợng sử dụng

- Đất trồng cây hàng năm khác diện tích là 20007,1 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản diện tích là 347,27 ha

b Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 11513,83 ha chiếm 15,29% tổng diện tích tự

- Đất quốc phòng, an ninh diện tích 1108,83 ha chiếm 9,6% đất chuyên dùng

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diện tích 215,41 ha chiếm 1,86 đất

Các tổ chức kinh

tế

Hộ gia đình cá nhân

UBND

xã Các tổ chức khác

Trang 19

- Đất sụng suối và mặt nước chuyờn dựng diện tớch 4229,49 ha chiếm 36,73

tổng diện tớch đất phi nụng nghiệp

- Đất đồi nỳi chưa sử dụng là 4227,21 ha

- Nỳi đỏ khụng cú rừng cõy là 1011,02 ha

76.52%

15.70%

Diện tích đất phi nông nghiệp Diện tích đất ch-a sử dụng

Biểu đồ 3.2: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đớch sử dụng

3.3 Tỡnh hỡnh biến động đất đai giai đoạn 2007 - 2008

Trong kỳ thống kờ đất đai từ ngày 01/01/2007 đến ngày 01/01/2008, đất đai cú

biến động khụng đỏng kể, số liệu biến động chủ yếu tăng do chu chuyển từ cỏc loại đất

và cú tăng khỏc sau khi Bộ Tài Nguyờn - Mụi Trường tớnh lại diện tớch theo bản đồ tỷ

lệ 1/50.000 diện tớch của huyện Nghĩa Đàn tăng tự nhiờn 35.27 ha được cộng vào đất

Diện tớch đất nụng nghiệp

Diện tớch đất phi nụng nghiệp

Diện tớch đất chưa sử dụng

Trang 20

sông suối mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng

Tổng diện tích tự nhiên : Năm 2007 là 75.303,65 ha, đến năm 2008 là 75.303,65

ha Tổng diện tích tự nhiên của huyện được tổng hợp trên cơ sở diện tích tự nhiên của

các xã, thi trấn bằng phương pháp tính máy tính điện tử dựa vào bản đồ địa giới hành

chính 364/CT

1.Đất nông nghiệp

Năm 2007 diện tích là 57.895,66 ha đến năm 2008 là 59.869,71 ha, tăng 1974.05

ha

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp : diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2007 là

35.252,10 ha, năm 2008 là 33.876,74 ha giảm so với năm 2008 là 1375,36 ha

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm : Năm 2007 là 24.025,23 ha, năm 2008 là 22.703,45 ha

giảm so với năm 2008 là 1.321,78 ha Cụ thể như sau :

1.1.1.1 Đất trồng lúa

Năm 2007 là 3698,97 ha, năm 2008 là 3.738,12 ha tăng so với năm 2007 là 39,15

ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 16,91 ha,

chuyển từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang 30,17 ha Nguyên nhân giảm do

chuyển sang đất ở nông thôn 2,5 ha, đât cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

0,17 ha, đất có mục đích công cộng 4,26 ha, sông suối mặt nước chuyên dùng 1,0 ha

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi : Năm 2007 là 249,16 ha, năm 2008 là 249,16 ha

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác : Năm 2007 là 20.077,10 ha, năm 2008 là

18.761,17 ha giảm so với năm 2007 là 1.360,93 ha Nguyên nhân giảm do chuyển sang

các loại đất : Đất lúa là 16,91 ha, đất trồng cây lâu năm 92,0 ha, đất trồng rừng sản

xuất 1.373,54 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 31,6 ha, đất ở nông thôn 3,47 ha, đất ở tại đô

thị 0,64 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 32,78 ha, đất có mục đích công

cộng 34,57 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 3,0 ha Ngoài nguyên nhân

giảm đất trồng cây hàng năm khác còn tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang

13,0 ha, đất rừng sản xuất 37,79 ha, đất quốc phòng sang 21,13 ha, đất sông suối mặt

nước chuyên dùng sang 1,77 ha, đất bằng chưa sử dụng là 349,32 ha

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

Trang 21

Năm 2007 là 11.226,87 ha, năm 2008 là 11.173,29 ha giảm so với năm 2007 là

53,58 ha Trong đó tăng do chuyển từ các loại đất : Đất trồng cây hàng năm khác sang

là 92,0 ha, đất quốc phòng là 39,43 ha đất bằng chưa sử dụng là 0,77 ha, đất đồi núi

chưa sử dụng là 76,29 ha Ngoài nguyên nhân tăng đất trồng cây lâu năm giảm do

chuyển sang đất : đất trồng cây hàng năm khác 13,0 ha, đất rừng sản xuất 235,49 ha,

đất ở tại nông thôn là 4,57 ha, đất ở đô thị là 00,4 ha, đất có mục đích công cộng là

8,44 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng là 0,17 ha

1.2 Đất lâm nghiệp

Năm 2007 là 22.236,39 ha, năm 2008 là 25.533,05 ha, tăng so với năm 2007 là

3.297,36 ha Cụ thể như sau :

1.2.1 Đất rừng sản xuất : Năm 2007 là 15.776,25 ha , năm 2008 là 19.928,05 ha tăng

so với năm 2007 là 4.151,8 ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng

năm khác là 1.373,54 ha, đất trồng cây lâu năm 235,49 ha, đất rừng phòng hộ 1.811,68

ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 777,34 ha Ngoài nguyên nhân tăng đất trồng rừng sản

xuất còn có giảm sang các loại đất : Đất trồng cây hàng năm khác 37,79 ha, đất cơ sở

sản xuất kinh doanh 4,0 ha, đất có mục đích công cộng là 4,46 ha

1.2.2 Đất rừng phòng hộ : Năm 2007 là 6.460,04 ha, năm 2008 là 5.605,60 ha giảm so

với năm 2007 là 854,44 ha Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất rừng sản xuất

1.811,68 ha Ngoài nguyên giảm tăng đất rừng phòng hộ còn tăng do chuyển từ đất

trồng cây hàng năm khác sang 211,36 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 745,88 ha

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản : Năm 2007 là 347,27 ha, năm 2008 là 399,32 ha tăng so

với năm 2007 là 52,05 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 31,6 ha, đất

sông suối mặt nước chuyên dùng sang 20,45 ha

1.4 Đất nông nghiệp khác : Năm 2007 và 2008 là 60,0 ha

2 Đất phi nông nghiệp

Năm 2007 là 11.528,63 ha, năm 2008 là 11.534,14 ha tăng so với năm 2007 là 5,51

ha Cụ thể như sau :

2.1 Đất ở : Năm 2007 là 1.196,03 ha, năm 2008 là 1.210,27 ha tăng so với năm 2008

là 14,24 ha

Trang 22

2.1.1 Đất ở tại nông thôn : Năm 2007 là 1.156,79 ha, năm 2008 là 1.170,13 ha tăng

so với năm 2007 là 13,34 ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng lúa 2,5 ha, đất

trồng cây hàng năm khác 3.47 ha, đất trồng cây lâu năm 4,57 ha, đất an ninh 0,2 ha,

đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 0,38 ha, đất bằng chưa sử dụng 2,37 ha Ngoài

nguyên nhân tăng đất ở tại nông thôn còn giảm do chuyển sang đất có mục đích công

cộng 0.15 ha

2.1.2 Đất ở tại đô thị : năm 2007 là 39,24 ha, năm 2008 là 40,14 ha tăng so với năm

2007 là 0.9 ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 0,64 ha,

trồng cây lâu năm sang 0,4 ha

2.2 Đất chuyên dùng : Năm 2007 là 5.594,35 ha, năm 2008 là 5.636,68 ha tăng so với

năm 2007 là 42,33 ha Cụ thể như sau :

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp : năm 2007 là 36,56 ha, năm 2008 là

37,21 ha tăng so với năm 2007 là 0,65 ha Nguyên nhân tăng là do tăng từ đất sông

suối mặt nước chuyên dùng 0,51 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,3 ha Ngoài nguyên nhân

tăng đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp còn giảm do chuyển sang đất có mục đích

công cộng 0,16 ha

2.2.2 Đất Quốc Phòng : Năm 2007 là 1.106,92 ha, năm 2008 là 1.046,36 ha Nguyên

nhân giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 21,13 ha, đất trồng cây lâu

năm 39,43 ha

2.2.3 Đất An ninh : Năm 2007 là 1,91 ha, năm 2008 là 1,71 ha Nguyên nhân giảm do

chuyển sang đất ở tại đô thị 0,2 ha

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp : năm 2007 là 215,42 ha, năm 2008 là

263,7 ha tăng so với năm 2007 là 48,28 ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng

lúa 0,17 ha, đất bằng chưa sử dụng 2,1 ha, đất trồng cây hàng năm khác 32,78 ha, đất

rừng sản xuất 4,0 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 10 ha, đất núi đá không có rừng cây 1,1

ha Ngoài nguyên nhân tăng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm sang đất có

mục đích công cộng 1,87 ha

2.2.5 Đất có mục đích công cộng : Năm 2007 là 4.233,54 ha, năm 2008 là 4.287,7 ha

tăng so với năm 2007 là 54,16 ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ các loại đất : Đất

trồng lúa 4,26 ha, đất trồng cây hàng năm khác 34,57 ha, đất trồng cây lâu năm 8,44

Trang 23

ha, đất rừng sản xuất 4,46 ha, đất ở tại nông thôn 0,15 ha, đất ở tại đô thị 0,14 ha, đất

trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 0,16 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông

nghiệp là 1,87 ha Đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 0,17 ha, đất bằng chưa sử

dụng 0,73 ha Ngoài nguyên nhân tăng, đất có mục đích công cộng còn giảm sang đất

bằng chưa sử dụng là 0,79 ha

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng : Năm 2007 là 6,69 ha, năm 2008 là 6,86 ha Nguyên

nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang 0,17 ha

2.4 Đất Nghĩa trang, nghĩa địa : Năm 2007 là 476,78 ha, năm 2008 là 485,93 ha tăng

so với năm 2007 là 9,15 ha Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất bằng chưa sử dụng

9,15 ha

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng : Năm 2007 là 4.244,28 ha, năm 2008 là

4.183,9 ha giảm so với năm 2007 là 60,38 ha Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất

trồng lúa 30,17 ha, đất trồng cây hàng năm khác 17,7 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là

20,45 ha, đất ở tại nông thôn là 0,38 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 0,51

ha, đất có mục đích công cộng là 0,17 ha Ngoài nguyên nhân giảm đất sông suối mặt

nước chuyên dùng còn tăng do chuyển từ đất trồng lúa sang 1,00 ha, đất trồng cây

hàng năm khác sang 3,0 ha, đất băng chưa sử dụng là 5,0 ha

2.6 Đất phi nông nghiệp : Năm 2007 là 10,5 ha, năm 2008 là 10,5 ha

3 Đất chưa sử dụng

Năm 2007 là 5.879,36 ha, năm 2008 là 3899,8 ha giảm so với năm 2007 là

1.979,56 ha Cụ thể như sau :

3.1 Đất bằng chưa sử dụng : Năm 2007 là 622,82 ha, năm 2008 là 253,87 ha giảm so

với năm 2007 là 368,95 ha Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng

năm khác 349,32 ha, đất trồng cây lâu năm là 0,77 ha, đất ở tại nông thôn là 2,37 ha,

đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 0,3 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 2,1

ha, đất có mục đích công cộng là 0,73 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa là 9,15 ha, đất sông

suối mặt nước chuyên dùng là 5,0 ha Ngoài nguyên nhân giảm đất bằng chưa sử dụng

còn tăng do chuyển từ đất có mục đích công cộng 0,79 ha

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng : Năm 2007 là 4.241,99 ha, năm 2008 là 2.632,48 ha

giảm so với năm 2007 là 1.609,51 ha Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất trồng cây

Trang 24

lâu năm 39,43 ha, đất rừng sản xuất 777,34 ha, đất rừng phòng hộ 745,88 ha, đất cơ sở

sản xuất kinh doanh 10,0 ha

3.3 Núi đá không có rừng cây : Năm 2007 là 1.014,55 ha, năm 2008 là 1013,45 ha

giam so với năm 2007 là 1,1 ha Nguyên nhân giảm do chuyển từ đất cơ sở sản xuất

kinh doanh sang 1,1 ha

Trang 25

Bảng 3.1 Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2007-2008

Diện tích năm 2005

Tăng (+), giảm (-)

Trang 26

(nguồn: phòng TNMT huyện Nghĩa Đàn)

3.4 Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đối với những xã đã có qui

hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Như chúng ta đã biết, quản lý sử dụng đất là quản lý theo kế hoạch, quy hoạch

đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quản lý đã đưa đến những kết quả

tích cực, người sử dụng đất yên tâm sử dụng có hiệu quả hơn gắn bó với đất đai hơn,

thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp được giữ vững ổn định

Đất chuyên dùng được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả Đất chưa sử dụng từng bước

được đưa vào sử dụng nhiều hơn Từ đó thị trường quyền sử dụng đất đã thu hút tạo

điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất kinh doanh phát triển

Tuy vậy, việc sử dụng đất có nơi vẫn chưa phù hợp với qui hoạch đã được cấp có

thẩm quyền phê duyệt dẫn đến tiềm năng đất đai chưa được phát huy tốt, hiệu quả sử

dụng đất thấp, nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng đất còn lãng phí Tình trạng người sử

dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn xảy ra Bên cạnh đó việc qui hoạch lại 3

loại rừng được phê duyệt theo quyết định số 482/QĐ.UBND.NN một số nơi chưa phù

hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương như : Xã Nghĩa Thọ quy hoạch có 687,9

ha đất rừng phòng hộ và 220,4 ha đất rừng sản xuất Nhưng trên thực tế diện tích đã

giao cho hộ gia đình cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 482,8 ha đất

Trang 27

rừng trồng sản xuất; Một số xã như Đông Hiếu, Nghĩa Hồng quy hoạch đất rừng sản

xuất nằm trong đất trồng cây công nghiệp lâu năm của các nông trường do đó hiệu quả

viêc thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa cao

Để công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả đề nghị cấp có thẩm quyền nên có

những chính sách cụ thể hơn

3.5 Tình hình sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức

Là huyện có nhiều tổ chức, cơ quan sử dụng đất Các đơn vị đã tiến hành lập hồ sơ

và đã được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 5 Nông trường :

Cờ Đỏ, Đông Hiếu, Tây Hiếu 1, Tây Hiếu 2, Tây Hiếu 3, và các công ty, đơn vị : Cây

ăn quả Nghệ An Rau quả 19-5, Quản lý và sửa chữa đường bộ Nghê An, Thương mại

tổng hợp Phủ Quỳ Nghệ An, TNHH tấm gỗ nhân tạo Việt Trung, Cổ phần thơng mại

xuất nhập khẩu Phủ Quỳ, Tổng cục kỹ thuật và các đơn vị Bộ đội : Kho K866 ( Tổng

cục kỹ thuật ), Kho 812 ( cục quân khí, Tổng cục kỹ thuật ), Tiểu đoàn 743 và 11 cơ sở

tôn giáo tại 4 xã ( Nghĩa Lộc, Nghĩa Trung, Nghĩa An, Nghĩa Thuận )

Nhìn chung các cơ quan, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn đều sử dụng đúng mục

đích Tuy nhiên còn môt số Nông, Lâm Trường sử dụng đất chưa thực sự có hiệu quả

Ngày đăng: 21/03/2013, 14:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Biến động diện tớch đất đai giai đoạn 2007-2008 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 3.1. Biến động diện tớch đất đai giai đoạn 2007-2008 (Trang 25)
Bảng 3.1.   Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2007-2008 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 3.1. Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2007-2008 (Trang 25)
Bảng 4.2 Quy hoạch sử dụng đất đồng cỏ giai đoạn 2007-2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.2 Quy hoạch sử dụng đất đồng cỏ giai đoạn 2007-2016 (Trang 34)
Bảng 4.2  Quy hoạch sử dụng đất đồng cỏ giai đoạn 2007 - 2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.2 Quy hoạch sử dụng đất đồng cỏ giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 34)
Bảng 4.4 Quy hoạch sử dụng đất lõm nghiệp giai đoạn 2007-2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.4 Quy hoạch sử dụng đất lõm nghiệp giai đoạn 2007-2016 (Trang 35)
Bảng 4.4  Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.4 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 35)
Bảng 4.6 Quy hoạch sử dụng đất trụ sở cơ quancụng trỡnh sự nghiệp giai đoạn 2007 - 2016  - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.6 Quy hoạch sử dụng đất trụ sở cơ quancụng trỡnh sự nghiệp giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 38)
Bảng 4.6 Quy hoạch sử dụng đất trụ sở cơ quancông trình sự nghiệp giai đoạn - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.6 Quy hoạch sử dụng đất trụ sở cơ quancông trình sự nghiệp giai đoạn (Trang 38)
Bảng 4.8 Quy hoạch sử dụng đất truyền dẫn năng lƣợng truyền thụng giai đoạn 2007 - 2016  - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.8 Quy hoạch sử dụng đất truyền dẫn năng lƣợng truyền thụng giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 42)
Bảng 4.9 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở văn hoá giai đoạn 2007 - 2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.9 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở văn hoá giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 42)
Bảng 4.10 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở giỏo dục đào tạo giai đoạn 2007-2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.10 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở giỏo dục đào tạo giai đoạn 2007-2016 (Trang 44)
Bảng 4.10 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở giáo dục đào tạo giai đoạn 2007 - 2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.10 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở giáo dục đào tạo giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 44)
Bảng 4.11 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục thể thao giai đoạn 2007-2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.11 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục thể thao giai đoạn 2007-2016 (Trang 45)
Bảng 4.11 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục thể thao giai đoạn 2007 - 2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.11 Quy hoạch sử dụng đất cơ sở thể dục thể thao giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 45)
Bảng 4.14 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2007-2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.14 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2007-2016 (Trang 48)
Bảng 4.14 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2007 - 2016 - Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đản, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2016
Bảng 4.14 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2007 - 2016 (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w