+ Là một trong những tỉnh kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và chưa dựa trên nền sản xuất ổn định; kết cấu hạ tầng còn yếu và chưa đồng bộ.
+ Đời sống của đại bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nông thôn và các dân tộc ít người ở miền núi, sức mua của 80% dân cư nông thôn quá thấp chưa trở thành thị trường kích thích sản xuất phát triển. Chưa có thị trường ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm, công nghiệp chế biến chưa theo kịp yêu cầu của việc phát triển vùng nguyên liệu.
+ Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, môi trường diễn biến theo xu thế ngày một xấu đi.
+ Đại bộ phận dân cư còn nặng về tập quán sản xuất tự túc, chưa thích ứng cơ chế thị trường. Tính bảo thủ trì trệ trong một bộ phận cán bộ và người lao động còn nặng - là một cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Cơ chế quản lý chưa thích ứng với kinh tế thị trường, chưa tạo được môi trường thuận lợi và hấp dẫn để phát huy các thành phần kinh tế trong tỉnh và đầu tư nước ngoài. Các chính sách thu hút nhân tài, tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
+ Bước sang thế kỷ XXI, có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu không có sự thích ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. Đây thật sự là một thách thức to lớn không chỉ đối với kinh tế Quảng Ngãi mà cả nền kinh tế
Việt Nam nói chung [45, tr. 31].
2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ngãi
2.2.1. Quá trình lịch sử phát triển DNVVN tỉnh Quảng Ngãi
Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Quảng Ngãi được hình thành cùng với các làng nghề truyền thống. Người dân Quảng Ngãi ngoài nghề trồng lúa còn có nghề làm đường phèn, đường phổi rất công phu và tinh xảo. Các cơ sở chế biến đường có mặt khắp mọi nơi trong tỉnh. Các huyện trong tỉnh đều có các làng nghề truyền thống như nghề dệt ở Chánh Lộ, ở làng Thạch Bi, nghề làm đồ gốm ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, nghề thợ đúc ở Mộ Đức, nghề thợ mộc ở Tư Nghĩa, nghề làm ngói ở Sông Vệ,... Hình thức tổ chức SXKD của nghề thủ công và làng nghề trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình. Công nghệ phần lớn là công nghệ thủ công trong gia đình. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ yếu ở địa phương trong tỉnh (chỉ có đường được xuất tiêu thụ ngoài tỉnh).
ở thời kỳ trước giải phóng, cũng như các tỉnh khác trong vùng duyên hải miền Trung, Quảng Ngãi gần như không được chú trọng để phát triển kinh tế nên hầu hết các cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng không phát triển.
Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được một vài cơ sở sản xuất công nghiệp, còn một số nhỏ hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Trước thời kỳ đổi mới, Quảng Ngãi xây dựng được một số xí nghiệp quốc doanh. Do hạn chế về vốn nên các xí nghiệp này chỉ có quy mô nhỏ và chủ yếu do huyện quản lý (51%). Các HTX tiểu thủ công nghiệp, HTX mua bán,... được hình thành nhanh chóng và được hưởng nhiều ưu đãi. Đối với các DNVVN thuộc kinh tế tư nhân hầu như không phát triển do tâm lý "trọng nông, ức thương" của xã hội tiểu nông gắn với tâm lý "ghét nhà giàu" đã thực sự gieo vào xã hội những định kiến nặng nề về kinh tế tư nhân; do cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương chưa phù hợp nên không khuyến khích các tầng lớp nhân dân bỏ vốn vào SXKD.
Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời và phát triển. Đồng thời khi chuyển sang cơ chế thị trường, hầu hết các xí nghiệp quốc doanh, các HTX đều không thích nghi được với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ nên dần dần tan rã, giải thể. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp, năm 1990 toàn tỉnh có 43 cơ sở công nghiệp quốc doanh, 419 cơ sở công nghiệp tập thể, 6 cơ sở tư nhân và 7.648 cơ sở công nghiệp cá thể thì đến năm 2000 toàn tỉnh có 17DNNN, 9HTX, 30DNTN, 11 công ty TNHH và CTCP và 11.887 hộ kinh doanh cá thể [6, tr. 74]. So sánh số liệu qua 10 năm (năm 2000 so với năm 1990) của ngành công nghiệp ta thấy xí nghiệp quốc doanh giảm 26 xí nghiệp, tỷ lệ giảm 60%; hợp tác xã giảm 410 cơ sở, tỷ lệ giảm 97,8%; cơ sở tư nhân tăng 35 cơ sở, tỷ lệ tăng 583%; hộ kinh doanh cá thể tăng 4.239 hộ, tỷ lệ tăng 55,4%. Như vậy từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể giảm mạnh, đồng thời kinh tế tư nhân có những bước phát triển nhảy vọt, các DNVVN ngoài quốc doanh được phát triển mạnh. Sau khi có Luật Công ty và Luật DNTN (1991), đặc biệt là khi có Luật DN (1999) DNVVN ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng, mở rộng ngành nghề, quy mô ngày càng lớn.
Bảng 2.3: Sự phát triển của DNVVN (DNTN, CTTNHH, CTCP)
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (số liệu từ năm 1996 đến 2001)
Đến năm
Tổng cộng D.N tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Số DN Mức tăng trưởng (%) Vốn đăng ký (tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký (tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký (tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký (tr. đồng) 199 6 87 26,1 37.367,7 71 26.664,7 16 10.703
199 7 10 4 19,5 107.445, 7 83 29.638,7 20 28.807 1 49.000 199 8 11 3 8,65 121.609, 7 87 31.274,7 24 40.460 2 49.875 199 9 13 7 21,24 144.045, 8 10 1 39.662,5 33 53.807,3 3 50.576 200 0 19 0 38,69 209.769, 8 13 8 65.124,5 46 89.223,3 6 55.422 200 1 28 4 49,47 322.307 19 6 120.932 81 134.165 7 67.210
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi.
Với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, với sự ra đời của Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Ngãi lần thứ XVI, các DNVVN Quảng Ngãi sẽ có xu hướng và điều kiện phát triển mạnh hơn nữa.
2.2.2. Thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
2.2.2.1. Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động - Về số lượng doanh nghiệp - Về số lượng doanh nghiệp
Căn cứ vào định nghĩa về DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì đến thời điểm cuối năm 2001 toàn tỉnh Quảng Ngãi có 15.509 DN thuộc loại hình DNVVN. Trong đó:
+ 8 DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 72,7% tổng DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
+ 37 DNNN địa phương, chiếm tỷ lệ 94,87% tổng DNNN địa phương. + 49 HTX phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 100% HTX phi nông nghiệp.
+ 196 DNTN, chiếm tỷ lệ 100% DNTN.
+ 81 Công ty TNHH, chiếm tỷ lệ 97,6% tổng Công ty TNHH. + 7 CTCP, chiếm tỷ lệ 87,5% tổng CTCP.
+ 15.131 hộ kinh doanh cá thể.
Các DNVVN thuộc kinh tế ngoài quốc doanh như: DNTN, Công ty TNHH, CTCP có xu hướng tăng dần qua các năm về mặt số lượng cơ sở, quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, thị trường tiêu thụ vươn ra ngoài tỉnh, ngoài nước (năm 1992: 19 DN, năm 1996: 87 DN đến năm 1999: 137 DN). Đặc biệt, qua tác động của Luật DN có hiệu lực từ ngày 01-01-2000 số lượng DN năm 2000 tăng so với năm 1999 là 53 DN (mức tăng trưởng: 38,69%), vốn đăng ký tăng so với năm 1999 là 45,63%; Năm 2001 tăng so với năm 2000: 94 DN (mức tăng trưởng: 49,47%), vốn đăng ký tăng so với năm 2000 là 53,65% (xem bảng 2.3). Bên cạnh đó DNVVN thuộc DNNN thì hầu như không có sự biến động đáng kể về số lượng song có sự thay đổi về chất. Trước sự tác động của cơ chế thị trường một loạt các DN bị phá sản, giải thể như: XN xay xát 15 tấn/ ca, XN mộc dân dụng Đức Phổ, Nhà máy sứ,... Đồng thời một loạt các DN mới được xây dựng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, tạo nên những sản phẩm mới có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường như Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, nhà máy sản xuất tinh bột mì Tịnh Phong,...