Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 79 - 81)

- Về cơ chế chính sách

3.1.2.Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm

năm 2005

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần XVI đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010

Đơn vị tính: % Thực hiện năm 2000 Dự kiến năm 2005 Dự kiến năm 2010 Tổng số 100 100 100

Nông lâm ngư nghiệp 40,2 34 - 35 12,4

Công nghiệp - xây dựng 23 30 - 31 38,8 Thương mại - dịch vụ 36,8 34 - 35 48,8

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt: 1.046 - 2.086 USD; giải quyết tốt hơn nhu cầu ăn ở, học tập, chữa bệnh, từng bước tạo chuyển biến về văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế và các vấn đề xã hội khác nhằm cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,… mục tiêu phát triển DNVVN là phát huy nội lực, năng động sáng tạo, bám sát nhu cầu thị trường định hướng XHCN, phát triển về số lượng, từng bước củng cố chất lượng quản lý, SXKD cùng với các loại hình DN khác thực hiện hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên cơ sở căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng phát triển DNVVN trong những năm qua; căn cứ vào tiềm lực kinh tế, vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển DNVVN của tỉnh, dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

- Đối với các DNVVN ngoài quốc doanh.

+ Phát triển trung bình 100 DN/năm (năm 2000 phát triển được 53 DN, năm 2001 phát triển 94 DN). Kế hoạch đến năm 2005 toàn tỉnh có 700 DN. Trong đó, phát triển DN ở mỗi huyện miền núi, hải đảo từ 5- 10 DN.

+ Nâng tỷ lệ DN có vốn đăng ký từ 1 tỷ đồng trở lên đến năm 2005 là 80%, vốn bình quân của 1 DN trên 1,5 tỷ đồng.

+ Đóng góp ngân sách: Trên 30% tổng thu ngân sách địa phương (năm 2001 là 25%).

+ Thu hút lao động: Bình quân 10.000 người/ năm.

- Đối với DNVVN thuộc khu vực nhà nước.

Tỉnh đã lập đề án về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005 với quan điểm mục tiêu:

+ Tiếp tục giảm mạnh số lượng DNNN theo hướng chỉ giữ lại DN 100% vốn của Nhà nước thuộc các ngành nghề quan trọng và cần thiết; giải thể các DN làm ăn thua lỗ; bán, cho thuê những DN có quy mô nhỏ; sát nhập các DN kinh doanh cùng ngành nghề...

+ Tăng quy mô DN và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, thực hiện từng bước để đến năm 2005 về cơ bản chỉ còn lại những DN hoạt động kinh doanh có quy mô từ vừa trở lên; đảm bảo vốn pháp định cho các DNNN hoạt động công ích.

+ Chuyển DNNN 100% vốn nhà nước hoạt động kinh doanh sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên.

Theo đề án sắp xếp, đổi mới DNNN của tỉnh thì đến năm 2005 số DNNN địa phương của tỉnh chỉ còn 27 DN (giảm 12 DN so với năm 2001), trong đó: DNNN hoạt động công ích: 7 DN, Công ty TNHH 1 thành viên: 4 DN, Công ty cổ phần: 14DN, đơn vị sự nghiệp có thu: 2 DN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 79 - 81)