Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 26 - 29)

- Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp.

1.3.1.1. Cộng hòa Liên bang Đức

ở CHLB Đức, DNVVN tập trung chủ yếu trong ngành tiểu thủ công nghiệp có truyền thống lâu đời, hiện nay có khoảng 700.000 DN, tổng số lao động khoảng 4,8 triệu người, tạo ra giá trị tổng sản phẩm bằng khoảng 10% GDP của cả nước [5, tr. 36].

Mặc dầu CHLB Đức đã có một nền công nghiệp phát triển mạnh, với nhiều DN lớn nhưng DNVVN vẫn có vai trò quan trọng như góp phần tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp; bảo vệ và phát huy các ngành nghề thủ công truyền thống… Mặc dù có vai trò không nhỏ nhưng các DNVVN gặp không ít khó khăn và bất lợi cho chính qui mô nhỏ gây ra. Do đó DNVVN cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Sự hỗ trợ các DNVVN ở CHLB Đức được quan tâm từ rất lâu, thể hiện từ các mặt:

Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho DNVVN hoạt động. Do DNVVN

ở Cộng hòa liên bang Đức chủ yếu thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp, nên năm 1953 Quốc hội CHLB Đức đã thông qua quy chế tiểu thủ công nghiệp, quy định về mặt pháp lý từ khái niệm, nội dung hoạt động, các điều khoản liên quan quy định những ngành nghề gì được coi là tiểu thủ công nghiệp. Năm 1976, Chính phủ Đức đã thông qua "Các nguyên tắc trong chính sách cơ cấu đối với kinh doanh vừa và nhỏ". Năm 1980, một số văn bản pháp quy cho phép DNVVN được hưởng hơn 180 loại ưu đãi ra đời,....

Thứ hai, tổ chức hoạt động tư vấn cho DNVVN như tư vấn về quản lý kinh

Thứ ba, hỗ trợ về tài chính, Nhà nước giúp DNVVN bằng chính sách tài chính

thông qua con đường tín dụng và trợ cấp; hình thành hoạt động bảo lãnh vay tín dụng; hỗ trợ kinh phí cho tư vấn và đào tạo; áp dụng ưu đãi về thuế,... để tạo cho các DNVVN tự chủ tài chính.

Thứ tư, hỗ trợ về đào tạo, ở CHLB Đức có hệ thống dạy nghề dưới hình thức liên

doanh nhà máy với trường học. Các DN có chức năng và nghĩa vụ đào tạo miễn phí cho công nhân. Kinh phí cho dạy nghề một phần nhỏ do Ngân sách của Chính phủ liên bang chi, phần lớn do các DN đóng góp.

1.3.1.2. Đài Loan

Đài Loan được coi là vương quốc của các DNVVN. Sự tăng trưởng kinh tế siêu tốc của Đài Loan trong những thập kỷ vừa qua gắn liền với những đóng góp to lớn về mọi mặt của DNVVN, đặc biệt trong lĩnh vực tạo việc làm và xuất khẩu.

Với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, các DNVVN ở Đài Loan luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển. Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phát triển được thành lập như: Thiết lập các cơ cấu chuyên trách để thúc đẩy sự phát triển của DNVVN (1954); thành lập các ngân hàng chuyên nghiệp cung cấp vốn và tín dụng cho các DNVVN (1964); thành lập Bộ Kinh tế của các DNVVN (1970), thành lập Trung tâm dịch vụ DNVVN ở các địa phương, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm đào tạo DNVVN,...

Qua gần nửa thế kỷ đến nay, Đài Loan đã hình thành được một hệ thống chính sách và biện pháp trợ giúp DNVVN tương đối ổn định và có tính ổn định cao. Hệ thống này đã được thể chế hóa bởi văn bản "Đại cương các chính sách và biện pháp nhằm vào các DNVVN" do Cục quản lý DNVVN phát hành. Theo văn bản này, khuôn khổ chính sách và biện pháp trợ giúp DNVVN của Đài Loan tập trung vào ba nhóm lớn. Đó là:

- Xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu: Duy trì sự cạnh tranh công bằng hợp lý, cải thiện hệ thống tài chính, giúp DNVVN cải thiện điều kiện lao động và môi trường,....

- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNVVN và giữa các DNVVN với các DN lớn. - Thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của DN: Trợ giúp các DN tối ưu hóa quản lý, thành lập DN mới, thúc đẩy các hãng hoạt động ở nước ngoài,...

Mỗi chính sách lớn trên đều được thực hiện bởi nhiều biện pháp cụ thể. Một số biện pháp nổi bật đang được Chính phủ Đài Loan thực hiện để trợ giúp các DNVVN hiện hành là:

+ Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho sự phát triển của các DNVVN, thành lập "Nhóm đặc trách thúc đẩy DNVVN" có chức năng soát xét và kiến nghị sửa đổi luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNVVN,...

+ Thành lập các quỹ trợ giúp tài chính cho các DNVVN gồm Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, Quỹ bảo lãnh tương hỗ, Quỹ phát triển DNVVN và tập đoàn phát triển DNVVN. Ngoài ra các DNVVN còn được nhận các khoản vay đặc biệt nhằm vào các mục đích như giảm ô nhiễm, giảm chi phí hoạt động,... thông qua nhiều quỹ đặc biệt của Chính phủ.

+ Hình thành hệ thống tư vấn DN cho các DNVVN, bao gồm: Hệ thống hướng dẫn tài chính và tín dụng, hệ thống hướng dẫn quản lý,…

Với bối cảnh mới của nền kinh tế Đài Loan hiện nay đang dần chuyển sang một giai đoạn phát triển dựa trên các ngành sử dụng nhiều vốn và tri thức, tầm quan trọng tương đối của các DNVVN trong nền kinh tế Đài Loan có phần suy giảm, sức mạnh cạnh tranh giảm. Song với tính chất linh hoạt, cùng với hệ thống chính sách trợ giúp thích hợp của Chính phủ, các DNVVN Đài Loan hoàn toàn có khả năng thính ứng và tiếp tục phát triển.

1.3.1.3. Nhật Bản

Hình thức tổ chức DN của Nhật Bản ra đời cách đây 100 năm với hai loại chính: Hình thức tổ chức kiểu "cái ô" và hình thức tổ chức "mắt xích". Cả hai hình thức tổ chức DN này rất phù hợp với loại hình DNVVN. Do vậy loại hình này phát triển rất sớm ở

Nhật Bản và đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội Nhật Bản. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, Nhà nước Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển DNVVN. Có thể phân chia chính sách phát triển DNVVN thành hai nhóm chính:

Một là, hỗ trợ để tăng cường năng lực kinh doanh của DNVVN: cho vay vốn qua

tín dụng nhà nước, cải thiện về vốn qua các CTCP, định thuế ưu đãi,...

Hai là, hỗ trợ thay đổi cơ cấu, bao gồm các biện pháp hỗ trợ cho việc tạo ra kinh

doanh mới; hỗ trợ phát triển kỹ thuật;...

Toàn bộ việc thực hiện các chính sách giúp đỡ DNVVN được thực hiện bởi hoạt động của Liên đoàn các DN nhỏ của Nhật Bản (JSBC).

Từ đầu năm 1990 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái. Đặc biệt gần đây, với sự phát triển nhanh của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển kinh tế tri thức,... đã làm cho DNVVN gặp không ít khó khăn, song khu vực DN này với những ưu việt vốn có cộng với các chính sách trợ giúp của Chính phủ sẽ tiếp tục phát triển mạnh và sẽ trở thành một nguồn lực năng động tạo đà cho sự phục hồi và tăng trưởng mới của nền kinh tế Nhật Bản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)