Về trình độ công nghệ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 49 - 51)

Đối với các DNVVN là DNNN, nhìn chung từ khi thực hiện Nghị định 388/NĐ- CP, các DN làm ăn kém hiệu quả đã bị giải thể hoặc sát nhập, những DN còn lại trong

quá trình sắp xếp lại đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thiết bị bằng nhiều nguồn vốn khác. Đồng thời một số DN mới xây dựng đã đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Song do hạn chế thông tin về công nghệ nên hầu hết các dây chuyền sản xuất mới đầu tư xây dựng đều khá lạc hậu so với công nghệ tiên tiến hiện thời của thế giới. Mặt khác, do kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tích lũy chưa có nên nguồn vốn đầu tư, cải tiến trang thiết bị còn rất hạn chế, nhìn chung MMTB và công nghệ ở các DN còn lạc hậu, chậm đổi mới. Qua kết quả khảo sát về thực trạng công nghệ, MMTB của các DNNN thuộc tỉnh quản lý (năm 2000) chỉ có 1/28 DN có công nghệ tiên tiến, 25/28 DN có công nghệ trung bình và 2/28 DN có công nghệ lạc hậu. Hệ số đổi mới thiết bị bình quân của các DN là 27,8%, thậm chí có đến 10/28 DN không hề đổi mới thiết bị, công nghệ mặc dù MMTB đã lạc hậu, TSCĐ đã cũ.

Đối với các DNVVN ngoài quốc doanh, phần lớn các DN này trước khi thành lập thiếu sự chuẩn bị về kiến thức kinh doanh, công nghệ, thị trường cộng thêm vào là số vốn ít ỏi nên trang thiết bị sản xuất hầu hết là sản xuất trong nước, mà trước hết là mua lại trang thiết bị của các DNNN. Song với tính linh hoạt, nhanh nhẹn của thành phần kinh tế này, để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh trong cơ chế thị trường, các DN đã tìm mọi cách xoay xở để đổi mới, cải tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất, song tuyệt đại đa số cũng chỉ ở trình độ công nghệ trung bình. Năm 2000 trong 190 DN có 6 DN (3,2%) có trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, trung bình có 177 DN (93,2%), lạc hậu có 7 DN (68%).

Bảng 2.7: Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các DNVVN

(DNTN, CT TNHH, CTCP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2000

TT Loại hình doanh nghiệp

Tổng số Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Số

lượng %

Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 DN tư nhân 138 100 3 2,17 129 93,48 6 4,35

2 Công ty TNHH 46 100 3 6,52 43 93,48 3 Công ty cổ phần 6 100 5 83,3 1 16,6 Tổng cộng 190 100 6 3,2 177 93,2 7 3,68

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ngãi.

Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, các DN càng đặc biệt quan tâm đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là các DN chế biến thủy sản và lâm sản xuất khẩu. Qua kết quả khảo sát kinh tế tư nhân trong tỉnh (khảo sát ở 27 DN vào thời điểm cuối năm 2001), bản thân các chủ DN tự đánh giá về trình độ công nghệ sản xuất của DN mình vào thời điểm năm 2000: khá: 7, trung bình: 19, kém: 1, nhưng đến tháng 6/2001 thì khá: 9, trung bình: 18 (xem phụ lục 3).

DN khu vực sản xuất cá thể, hầu hết MMTB, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu. Giá trị MMTB chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của cơ sở sản xuất. Điều đó dẫn đến năng suất lao động thấp, mẫu mã sản phẩm xấu, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường là rất yếu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)