Về nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 51 - 52)

Về số lượng, tổng số lao động trong các DNVVN tính đến thời điểm ngày 31/12/2001 là 104.176 người, chiếm 18,24% lực lượng lao động, bằng 14,92% nguồn nhân lực của cả tỉnh. Với 15.131 hộ kinh doanh cá thể và 284 DN tư nhân và 49 HTX đã thu hút gần 100.000 lao động thuộc các ngành nghề khác. Các DNNN thuộc loại hình vừa và nhỏ do tỉnh quản lý có 37 đơn vị và số lao động là 2.915 người. DNVVN do Trung ương quản lý có 8 đơn vị và số lượng lao động là 1.686 người (xem phụ lục 1). Đó là số lao động thường xuyên trong các DN. Ngoài ra số lao động thời vụ có đến hàng ngàn, đặc biệt là các DN của ngành xây lắp.

Phương pháp tuyển dụng lao động ở các DN này chủ yếu thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân và qua tiếp xúc cá nhân. Việc đào tạo lao động trong DN chưa được chú

trọng, trình độ lao động trong các DNVVN chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa thấp, thiếu kỹ năng lao động (xem phụ lục 2). Số lao động qua đào tạo bình quân chỉ đạt 12% tổng số lao động nhưng chủ yếu là trong các DNNN, CTCP, TNHH hoặc DNTN, còn trong các hộ kinh doanh cá thể thì hầu hết lao động chưa qua đào tạo [15, tr. 2].

Về việc ký kết hợp đồng lao động và thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động, mặc dù trong năm qua đã được chủ DN quan tâm song chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn. Qua kết quả khảo sát tình hình SXKD của 27 DN cho thấy: số người có ký hợp đồng lao động tính đến tháng 6/2001 là 174/813 chiếm tỷ lệ 21,4% (tăng 5,4% so với thời điểm năm 2000). Số người có bảo hiểm xã hội là 94/813 chiếm tỷ lệ 11,57% (tăng 4,47% so với thời điểm năm 2000) (xem phụ lục 3).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ppt (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)