Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ LuậtĐất đai 1993 [8] Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đốivới việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của
xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đailiên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị củađất nước Trong đó chỉ rõ:
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười
ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1)Luật đất đai 2003 [9]
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựngnăm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luậtđất đai 2003 [9] Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặtkhông gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất
Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt côngtác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanhchóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏavào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống NgànhQuản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoaĐịa lý – Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn chúng tôi vận dụng trang thiết bịmáy vi tính, kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStation các đời (SE,V8, V8i), phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng MapSubject, Autocard Đặcbiệt, dưới sự hướng dẫn của T rung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Tài nguyên Và Môi
Trang 2trường (TTKT-DV-TN&MT) tỉnh Bình Định chúng tôi thực hiện đồ án thực tập:
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định”
2 Mục đích nghiên cứu
Đợt thực tập nhằm đạt những mục tiêu sau:
- Tập dượt, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt quy trìnhcông nghệ tiên tiến trong công tác thành lập bản hiện trạng sử dụng đất bằngcông nghệ số Qua đó, củng cố và nâng cao kiến thức, làm sáng tỏ thêm nội dungthực tập
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng
- Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trìnhđào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làmviệc của bản thân
- Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ Từ
đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên xã Hoài Thanh Tây, hiện trạng quỹđất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn hoang hóa, qũyđất chưa sử dụng; xác định được tình hình biến động đất đai so với kì trước, tìnhhình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tình hình thựchiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tuân thủ nghiêm túc những quy định của Trung tâm và Nhà trường
- Sử dụng thành thạo các phần mềm MicroStation, MapSubject, và một sốcác chức năng khác của máy vi tính
- Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài Thanh Tây,huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phải tuân thủ theo đúng những quy định về
Trang 3thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môitrường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở toán học xác định,
sử dụng thống nhất hệ thống tọa độ và độ cao Nhà nước (hệ tọa độ VN-2000) Tỷ
lệ bản đồ tùy thuộc vào diện tích của đơn vị hành chính cần xây dựng bản đồ
4 Giới hạn nghiên cứu
“Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địachính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn,tỉnh Bình Định” là một báo cáo hẹp Trong phạm vi là một báo cáo thực tập vớinhững hạn chế nhất định về tư liệu, thời gian và năng lực, chúng tôi chỉ:
- Bước đầu tổng quan và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề thựctập, từ đó hình thành nên quá trình xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng
- Bước đầu sử dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất dạng số
- Về phạm vi hành chính, diện tích nghiên cứu:
Về phạm vi hành chính chúng tôi áp dụng việc thành lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất đối với xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Diện tích theo hiện trạng của xã Hoài thanh Tây là 1.461,15 hecta (ha)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đồ án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở:
Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồhiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản
đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh
vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống kíhiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ hiện trạng sửdụng đất Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa
độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở sẽgiúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị
Trang 4trí không gian của các khoanh đất có cùng muc đích sử dụng Bên cạnh đó việc
sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực địa,
vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế
5.2 Phương pháp sưu tầm thu thập, thống kê tài liệu
Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tíchsắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu
Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa hình
do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Định cung cấp, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 do xã hoàiThanh Tây cung cấp,
5.3 Phương pháp thực địa
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh khỏinhững thiếu sót do vậy cần tiến hành điều tra thực địa, đối soát bản đồ nhằm bổsung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ
5.4 Phương pháp phỏng vấn
Kết hợp với phương pháp thực địa, có những khoanh đất nằm trong quyhoạch, hoặc đất bằng phẳng nằm trong khu dân cư chư xác định được đất ở hayđất bằng chưa sử dụng…thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chính quyền vàngười dân xã Hoài Thanh Tây về các mảnh đất để biết chính xác và cụ thể hơnmục đích sử dụng của mảnh đất đó, nhằm phục vụ cho việ xây dựng bản đồ hiệntrạng sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất
6 Cấu trúc đồ án
Bố cục khoá luận gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu (4 trang).
- Phần nội dung và kết quả nghiên cứu (71 trang).
+ Chương 1 Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (12 trang).
+ Chương 2 Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính (59 trang).
- Phần kết luận và kiến nghị (2 trang).
Trang 5PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUChương 1 Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã
1.1 Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1 Những công nghệ áp dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1.1 Phần mềm MicroStation
MicroSation: là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họarất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tốbản đồ Microsation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như:Geovec, Irasb, Irac, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó Đặc biệt, phần mềmMicroStation SE tạo ra môi trường hoạt động cho phần mềm xây dựng bản đồhiện trạng MapSubject một cách tối ưu
Microsation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồhọa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)
1.1.1.2 Phần mềm MapSubject
MapSubject là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, quy hoạch
sử dụng đất Chạy trên môi trường đồ hoạ MicroStation SE Thực hiện tô màu vàpattern tự động, tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp theo từngfile Hỗ trợ phân lớp, đối tượng theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng vàquy hoạch sử dụng đất [6]
Hiện nay MapSubject được sử dụng rộng rãi để thành lập bản đồ hiện trạngtrong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Địnhnhư Trung tâm Thông tin, TTKT-DV-TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất Phần mềm này cũng được một số tỉnh cũng như một số công ty tư nhânkhác như Công ty TNHH một thành viên Bình Nguyên sử dụng để xây dựng bản
đồ hiện trạng và nhận được nhiều nhận xét mang tính tích cực
Trang 6GÁN DỮ LIỆU TỪ NHÃN BẢN ĐỒ
CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỂM CHỌN LỚP THÔNG TIN
CHỌN KÝ HIỆU MÃ LOẠI ĐẤT BIÊN TẬP
CHỌN KIỂU CHỮ
TẠO KHUNG BẢN ĐỒ
XÁC NHẬN VÀ KÝ DUYỆT BẢN ĐỒ TẠO BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH
HIỄN THỊ THỨ TỰ BÌNH THƯỜNG
HIỄN THỊ THEO THỨ TỰ ĐẶT CỬA SỔ
ĐÁNH THỨ TỰ CÁC LỚP XEM
Sơ đồ 01: Cấu trúc chức năng làm việc của phần mềm MapSubject
Trang 7kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên –kinh tế và cả nước.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ [10]
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số [10]
c) Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác địnhtrên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín Trên bản đồhiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hìnhthể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó [10]
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sửdụng chính của khoanh đất
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theoThông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tàinguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xâydựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số)
Trang 81.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền
Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết
định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng
hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độquốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000
05/2007/QĐ-Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi địnhnghĩa sau đây:
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địagồm hai hệ:
- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm đượcđịnh nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng Sau đó dùngphương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao
độ chuẩn H , theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước doWGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
Trang 9Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:
Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ sốđiều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền(ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000
Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh Đối
với tỉnh Bình Định là 108o15’ (xem phụ lục số 01)
Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện
tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nộidung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ
lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
B ng 01: T l b n ỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất n n dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất th nh l p b n ập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hi n tr ng s d ng ạng sử dụng đất ử dụng đất ụng đất đất t
Cấp xã
1:1.000 Dưới 120 1:2.000 Từ 120 đến 500 1:5.000 Từ 500 đến 3.000 1:10.000 Trên 3.000
Cấp huyện
1:5.000 Dưới 3.000 1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000 1:25.000 Trên 12.000
Cấp tỉnh
1:25.000 Dưới 100.000 1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000 1:100.000 Trên 350.000
Trang 10- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá
± 0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượtquá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ
b) Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung của bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x 10 cm
Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địahình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng
Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển Đường bờ biển
được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công trình
giao thông có liên quan Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng sửdụng đất cấp xã như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấ xã đường bộ được biểu thị đếnđường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thôngkém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn
Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm theo Quyếtđịnh điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng
có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa danh, têncác đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết
Trang 111.1.2.3 Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất
- Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụngđất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín Mỗi khoanh đất biểuthị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diệntích trên bản đồ theo quy định trong bảng sau:
Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đấtkhông vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đấtkhông được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diệntích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng Tất cả các ký hiệu sửdụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn [4]
1.2 Cơ sở pháp lý
- Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm kêđất đai
Trang 12- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chínhphủ " Về thi hành Luật Đất đai ".
- Căn cứ Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm2010
- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tàinguyên và Môi trường " Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất "
- Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm
2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựngbản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản
vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010”
- Công văn số 2379/UBND-NĐ ngày 12/10/2009 của Uỷ ban nhân dân(UBND) tỉnh Bình Định
- Chỉ thị số: 05/CT-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2009 của UBND tỉnhBình Định “Về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đấtnăm 2010”
- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnhBình Định về Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tỉnh Bình Định năm 2010
Trang 13- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông và xã Hoài Thanh.
- Phía Tây tiếp giáp núi Hòn Đèo
- Phía Nam tiếp giáp xã Hoài Tân
- Phía Bắc tiếp giáp 2 xã Hoài Hảo và xã Tam Quan Nam
Hình 01 Vị trí xã Hoài Thanh Tây trong bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn
HOÀI THANH TÂY
Trang 142.1.1.2 Địa hình, địa chất
Địa hình xã Hoài Thanh Tây nhìn chung tương đối bằng phẳng, độ dốcnhỏ, nền địa chất ổn định Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàngnăm bởi 4 con sông gồm: sông Cây Me, sông Cạn, sông Xương và sông Bàu Sấutạo điều kiện cho việc phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp [2]
2.1.1.3 Khí hậu
Do điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý, điều kiện địa hìnhnên Hoài Thanh Tây có khí hậu nhiệt đới ẩm Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12,mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 [2]
- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, chênh lệch ngày đêmkhông lớn Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,27oC thấp hơn trung bình toàn tỉnhkhoảng 0,3oC Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (23,3oC); tháng có nhiệt độcao nhất là tháng 7 (36,13oC)
- Mưa - ẩm: Lượng mưa thấp, ẩm độ thấp
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.100mm cao hơn mức trung bình củatoàn tỉnh (1.900mm) Mùa mưa tập trung trong 4 tháng chiếm khoảng 75% tổnglượng mưa cả năm, trùng với mùa bão nên thường gây lũ lụt Số ngày mưa trungbình trong năm tại trạm Bồng Sơn là 126 ngày, cao hơn trung bình toàn tỉnh
+ Độ ẩm không khí: trung bình: 80%; độ ẩm không khí thấp nhất: 75%(tháng 7), cao nhất 86% (tháng 10)
Như vậy, dựa vào tình hình khí hậu của khu đo giúp chúng tôi tiến hànhphân bổ kế hoạch, thời gian đo đạc hợp lý nhằm đảm bảo tiến độ công trình
2.1.1.4 Thủy văn
- Nguồn nước mặt:
Trên địa bàn xã có 4 con sông chảy qua, bao gồm sông Cây Me, sôngCạn, sông Xương và sông Bàu Sấu nên tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triểnnông nghiệp, nhất là trồng lúa nước Tuy nhiên, hàng năm vào mùa mưa nướcdâng cao đã gây ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, sạt lở làm thiệt hại một phần đáng
kể về nhà cửa và hoa màu của nhân dân trên địa bàn xã.[2]
Trang 15*Tổng diện tích theo địa giới hành chính (364/CP) : 1461,15 ha.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp : 1131,70 ha.
Trong đó :
+ Đất trồng cây hàng năm : 518,89 ha
+ Đất trồng cây lâu năm : 289,12 ha
+ Đất lâm nghiệp : 39,65 ha
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản : 4,04 ha
- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp : 312,84 ha.
Trong đó :
+ Đất ở : 56,64 ha
Hình 02 Sông Bàu Sấu
Trang 16+ Đất chuyên dùng : 122,41 ha.
+ Đất tôn, giáo tín ngưỡng : 1,12 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 45,43 ha
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 87,24 ha
- Tổng diện tích đất chưa sử dụng : 16,61 ha.
Trong đó :
+ Đất bằng chưa sử dụng : 16,61 ha
*Cơ cấu diện tích đất đai năm 2010:
Đất nông nghiệp chiếm 77,45% so với tổng diện tích tự nhiên
Đất phi nông nghiệp chiếm 21,41% so với tổng diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng chiếm 1,14% so với tổng diện tích tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Về dân cư, dân tộc
Theo số liệu thống kê toàn bộ xã Hoài Thanh Tây gồm có 10 thôn:
- Thôn Tài Lương 1 - Thôn Ngọc An Đông
- Thôn Tài Lương 2 - Thôn Ngọc An Tây
- Thôn Tài Lương 3 - Thôn Ngọc An Nam
- Thôn Tài Lương 4 - Thôn Ngọc An Bắc
- Thôn Bình Phú - Thôn Ngọc An Trung
Tổng số nhân khẩu trong toàn xã có: 9359 nhân khẩu
Đại đa số người dân trong xã là người kinh sống tập trung theo xóm,thôn [5]
2.1.2.2.Về an ninh trật tự
An ninh trật tự trong xã nhìn chung tương đối tốt Cán bộ từ xã đến thôn
và nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương của tỉnh về khảo sát và thành lập bản
đồ hiện trạng sử đất phục vụ cho đợt kiểm kê đất đai năm 2010
2.1.2.3 Về kinh tế
Cùng với sự nổ lực của các cấp, các ngành, nhân dân trong xã tích cựclao động sáng tạo, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất cây trồng, vật
Trang 17nuôi, biết vươn lên làm giàu bằng sức lao động của mình với các cơ chế, chínhsách và chủ trương của Nhà nước nên tất cả các ngành đều có bước phát triểnkhá.
Đời sống kinh tế của nhân dân trong xã phần lớn ổn định, các hộ gia đìnhnông nghiệp sinh sống thu nhập chủ yếu từ sản xuất trồng lúa nước, rau màu cácloại và chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy nhiên cần có chính sách đầu tư khuyếnkhích của xã nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đúng với tiềm năng hiện có củahuyện
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn
2.1.3.1 Thuận lợi
- Trong quá trình thực hiện đồ án này chúng tôi nhận được sự quan tâmchỉ đạo và giúp đỡ hết sức tận tình của sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở tàinguyên và môi trường tỉnh Bình Định, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnHoài Nhơn, UBND xã Hoài Thanh Tây
- Cán bộ thôn, xóm tham gia tích cực vào công tác xác định diện tích,mục đích sử dụng đất của các khoanh đất chưa xác định rõ mục đích
- Bản đồ địa chính dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có sựđiều chỉnh của cán bộ địa chính xã đối với những thửa đất có biến động, do đó đãtiết kiệm được thời gian khảo sát, đối chiếu bản đồ sau khi in kiểm tra
2.1.3.2 Khó khăn
- Hệ thống chỉ tiêu các loại đất và biểu mẫu thống kê đất đai trước đây sovới luật đất đai năm 2003 nhiều điểm rất khác nhau, khó khăn cho việcchuyển đổi hệ thống số liệu theo chỉ tiêu cũ sang hệ thống số liệu theo chỉ tiêumới
- Đội ngũ cán bộ địa chính xã đảm đương công việc xây dựng bản đồ tácgiả nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nên các khoanh đấttrên bản đồ phải điều chỉnh nhiều lần
- Khoảng cách về mặt địa lý giữa đơn vị thành lập bản đồ với thực địakhá lớn, nên mỗi lần có sai sót, nhầm lẫn thì việc đi thực địa mất nhiều thời gian
Trang 182.2 Quá trình thành lập, hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài thanh Tâyphải tuân thủ hai quy trình sau:
Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phươngpháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thực hiện theocác bước [10]:
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
- Lập kế hoạch chi tiết
- Vạch tuyến khảo sát thực địa
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lênbản sao bản đồ nền
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sửdụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Bước 4: Biên tập, tổng hợp:
- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chínhhoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ
- Biên tập, trình bày bản đồ
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả)
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ
Trang 19Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm
Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đấtdạng số gồm các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bảnđồ
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng thànhlập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính
Bước 10: In bản đồ ra giấy
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm
Như vậy, quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là sự kếthợp nhuần nhuyễn giữa hai quy trình trên Trong đó, quy trình công nghệ thànhlập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số làm sáng tỏ hơn, cụ thể hóa các bướccủa quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp
sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở Và ngược lại các bướccủa quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương pháp
sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở là tiền đề, cơ sở để thựchiện quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số theo
Trang 20một hướng riêng Đó là xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số từ bản
đồ địa chính chứ không phải xây dựng bản đồ số một cách chung chung
Tuy nhiên, để phù hợp và đúng với thực tiễn thành lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất hiện nay của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng như cả nước,chúng tôi xây dựng các công đoạn thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từkhâu chuẩn bị đến khâu in xuất bản đồ, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm nhưngvẫn đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí theo hai quy trình trên
2.2.1 Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình
Ở công đoạn này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định có tráchnhiệm khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu hiện có liên quan đếnviệc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây[5] Các tài liệu thu thập được bao gồm này bao gồm:
a) Nguồn tài liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp:
- Bản đồ nền địa hình biên tập trên tỷ lệ 1/5000 của xã Hoài Thanh Tây
- Bộ ký hiệu ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/ QĐ-BTNMTngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Kýhiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”
b) Nguồn tài liệu sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp:
- Bản đồ số hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của xã Hoài Thanh Tây
- Bản đồ địa chính đăng ký thống kê năm 2009 tỷ lệ 1/2000
- Bản đồ lâm nghiệp đo vẽ năm 2008
c) Nguồn tài liệu sở Nội vụ cung cấp:
Bản đồ địa giới hành chính 364/TTg của xã Hoài Thanh Tây
d) Nguồn tài liệu thu thập ở xã:
- Bản đồ tác giả được khoanh vẽ trên nền bản đồ hiện trạng 2005, bản đồđịa chính
- Các biểu mẫu thống kê của xã năm 2010
Trang 21- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai kỳ trước.
Căn cứ vào nguồn tài liệu thu thập được Sở sẽ lập kế hoạch, xây dựngThiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình Tức là thiết lập nên một chuỗi quy trìnhlàm việc từ xử lý dữ liệu ban đầu cho đến lúc giao nộp sản phẩm Trong quy trình
đó chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn lại gắn với chức năng làmviệc của các đơn vị liên quan Ví dụ như: việc khoanh vẽ, đối soát bản đồ thuộcchức năng của xã Hoài Thanh Tây, số hóa, biên tập bản đồ do TTKT-DV-TN&MT tỉnh Bình Định thực hiện Bên cạnh đó Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho
xã Hoài Thanh Tây
Sau khi xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình, Sở Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm chuyển bản Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trìnhcho Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định dự toán kinh phí xây dựng bản đồ hiệntrạng sử dụng đất năm 2010
Cuối cùng trình cho UBND tỉnh phê duyệt
2.2.2 Công đoạn chuẩn bị
2.2.2.1 Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Để thuận tiện cho việc quản lý bản đồ theo từng lớp đối tượng, tránh xảy
ra hiện tượng chồng chéo thông tin, thuận tiện trong việc in bản đồ cũng như tối
ưu hóa nhiệm vụ quản lý bản đồ phục vụ cho các đợt kiểm kê sau này Cần phảithiết lập một thư mục lưu trữ bản đồ có đường dẫn như sau:
Trang 22Trong thư mục Tên xã chứa thư mục BackUp (để chứa các file tài liệu nhápnếu cần thiết) và các file *.dgn quy định tên như sau:
+ Tênxã _NEN : Dùng để thành lập bản đồ nền
+ Tênxã _SOHOA : Dùng để số hóa từ bản đồ nền
+ 1 Tênxã _MAU : Tô màu các khoanh đất, trải Pattern các loại đất
+ 2 Tênxã _TH : Thủy hệ : sông, suối, kênh, mương, ao, hồ
+ 3 Tênxã_GT : Giao thông: đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, đường sắt + 4 Tênxã_DH : File địa hình, chứa độ cao và đường bình độ
+ 5 Tênxã_MA : Mã loại đất (LUC, LNK, )
+ 6 Tênxã_KH : Ký hiệu : đình, chùa, trường học, bệnh viện, UB, + 7 Tênxã_GC : Ghi chú : thôn, xóm, tên sông, tên núi,
+ 8 Tênxã_KHUNG: Trình bày khung bản đồ: địa giới xã, biểu đồ
2.2.2.2 Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính
a) Tỷ lệ bản đồ nền: Căn cứ vào diện tích tự nhiên của xã là 1461,15 ha
và bảng 01 thì tỷ lệ bản đồ nền là 1:5000
b) Các tệp chuẩn cho bản đồ nền: Theo công văn số
405/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việchướng dẫn bản đồ nền dạng số thì bản đồ nền dạng số được thành lập trên phầnmềm MicroStation [3] Bản đồ nền phải có các tệp chuẩn như sau:
- Font chữ tiếng Việt: dùng bộ font chữ vnfont.rsc
- Thư viện các ký hiệu độc lập cho dãy tỷ lệ tương ứng: ht1-5.cell
- Thư viện ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng: ht1-5.rsc
- Bảng màu ht_qh.tbl
- Seedfile: là tệp chuẩn ở hệ tọa độ VN-2000, các thông số về Seedfilechuẩn được khai báo trong modul MGE Coodinate Stystem Operations như cáchình sau:
Trang 23Các tệp chuẩn nêu trên được tạo sẵn trong thư mục “HT_QH” sử dụng chobản đồ nền và bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số do Bộ Tài nguyên và Môitrường gửi xuống cho từng tỉnh.
Để sử dụng các file chuẩn trong thư mục “HT_QH” ta chỉ việc mở thư mục
“HT_QH” rồi chạy tệp Datdai*.bat (* là c, d, e tùy vào phần mềm MicroStation
Hình 03: Xác định hệ quy chiếu WGS-84
Hình 04: Hộp thoại xác định tham số hệ thống
Hình 05: Hộp thoại Define mapping working units
Trang 24được cài trên ổ C, D, E, thông thường là ổ đĩa C) bằng cách nhấp đúp chuột trái vào tệp tin hoặc đưa con trỏ, đánh dấu tệp tin và nhấn phím Enter trên bàn phím Các tệp chuẩn (seed file, bảng màu, thư viện Cell, LineStyle, Font Tiếng việt) sẽ
tự động sao chép vào các thư mục quy định của MicroStation Trong đó:
- Đối với Seed file chuẩn chúng ta không nhất thiết phải sử dụng phầnmềm MGE để xây dựng seed file với các thông số trong các hình 03, 04, 05 Đểđơn giản và tiết kiệm thời gian chúng ta chỉ việc sao chép một file bản đồ hiệntrạng sử dụng đất 2005 của một xã nào đó trên địa bàn tỉnh Bình Định, sau đó mởfile đó, xóa hết các thông tin bên trong Lưu lại dưới một tên khác là ta đã có một
seed file chuẩn (ví dụ: hoaithanhtay_nen.dgn được lưu trong thư mục Tenxa),
seed file này hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về cơ sở toán học của bản đồ nềndùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đối với font chữ Tiếng Việt: Sau khi chạy tệp Datdaic.bat bộ font chữvnfont.rsc đã được sao chép vào thư mục SYMB có đường dẫn như sau:
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\SYMB
Để sử dụng font chữ này ta chỉ việc mở MicroStaion → Utilities → Install Font sẽ xuất hiện hộp thọai Font Installer → chọn Open sẽ xuất hiện hộp thoại Open Source Font File
Hình 06: Chọn Font chuẩn vnfont.rsc
Trang 25Trong hộp thoại này tại mục Directories chọn đường dẫn như trên Tại mục Files chọn font vnfont.rsc Cuối cùng ta nhấp chọn Add rồi thoát ra
- Đối với thư viện ký hiệu độc lập: Sau khi chạy tệp Datdaic.bat toàn bộ bộcell dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ được sao chép vào thư mục CELL có đường dẫn như sau:
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\CELL
- Tương tự Thư viện ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng ht1-5.rsc
sẽ nằm trong thư mục SYMB có đường dẫn như trên
c) Thiết lập các yếu tố nội dung của bản đồ nền
Đây là công đoạn hết sức quan trọng, các yếu tố nội dung của bản đồ nềnsau khi xây dựng sẽ là cơ sở cho việc khoanh vẽ, chuyển vẽ các yếu tố nội dunghiện trạng lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất Để hiểu rõ hơn công đoạn nàychúng ta lần lượt tìm hiểu các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp bản đồ địa chính, chuyển lên bản đồ nền.
Đối với bản đồ địa chính lưu dưới dạng *.dgn:
Đầu tiên chúng ta sao chép một tờ bản đồ địa chính của xã Hoài ThanhTây Mở tờ bản đồ đó ra, xóa hết tất cả các nội dung bên trong, cuối cùng lưu lại
với tên HTT_tongthe.dgn.
Mở MicroStationSE sẽ xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager Trong hộp thoại này chọn File → Merge sẽ xuất hiện hộp thoại Merge.
Hình 07: Hộp thoại Merge
Trang 26Tại mục Files to Merge của hộp thoại Merge nhấp chọn Select sẽ xuất hiện hộp thoại Select Files Manager.
Trong hộp thoại này tại mục Directories chọn thư mục hoaithanhtay (thư mục này chứa 22 tờ bản đồ địa chính của xã Hoài Thanh Tây) Tại mục Files chọn tất cả 22 tờ bản đồ địa chính Sau đó nhấp nút Add, cuối cùng nhấp nút Done để quay lại hộp thoại Merge Lúc này tại mục Files to Merge của hộp thoại Merge sẽ chứa đường dẫn của 22 tờ bản đồ địa chính.
Cũng trong hộp thoại này, tại mục Merge Into nhấp chọn Select sẽ xuất hiện hộp thoại Select Destination File.
Hình 08: Hộp thoại Select Files Manager
Hình 09: Hộp thoại Merge sau khi Add bản đồ địa chính
Trang 27Trong hộp thoại này tại mục Directories ta tìm đến thư mục chứa file HTT_tongthe.dgn như đã nói ở trên Tại mục Files ta chọn file bản đồ địa chính
có tên HTT_tongthe.dgn Sau đó nhấp chọn OK để quay trở lại với hộp thoại Merge Trong hộp thoại này nhấp chọn Merge để trộn 22 file bản đồ địa chính thành một file tổng thể có tên là HTT_tongthe.dgn.
Sau đó mở file HTT_tongthe.dgn lên ta sẽ có bản đồ tổng thể của xã Hoài
Thanh Tây
Hình 10: Hộp thoại Select Destination File
Hình 11: File bản đồ tổng thể xã Hoài Thanh Tây
Trang 28 Đối với bản đồ địa chính lưu dưới dạng *.dwg:
Một số trường hợp đặc biệt nếu bản đồ địa chính được lưu với đuôi *.dwgthì ta chỉ việc xuất bản đồ từ Autocard sang dạng *.dxf Sau đó mở MicroStation
và import vào sẽ cho ta file bản đồ trên MicroStation Tiến hành như sau:
Mở lần lượt 22 tờ bản đồ đuôi *.dwg bằng phần mềm Autocard, vào File
→ Save As sẽ xuất hiện hộp thoại Save Drawing As.
Trong hộp thoại này ta chọn tên file.dxf trong mục File Name, chọn thư mục lưu file bản đồ tại mục Save in, chọn dạng tệp bản đồ là *.dxf tại mục Files
of type Sau đó nhấp Save và thoát khỏi Autocard.
Tiếp theo ta khởi động phần mềm MicroStation Tạo một file mới trênMicroStation
- Trong hộp thoại MicroStation Manager vào File → New xuất hiện hộp thoại Create Design File, chọn nút Select…xuất hiện hộp thoại Select Seed File.
- Trong thoại Select Seed File chia làm hai mục:
+ Mục Directories chọn thư mục seed có đường dẫn:
C\WIN32APP\USTATION\WSMOD\DEFAULT\SEED
+ Mục Files: chọn seed2d.dgn (seedfile bản đồ địa chính).
Nhấp OK để quay trở lại hộp thoại Create Design File.
Hình 12: Hộp thoại Save Drawing As
Trang 29- Trong hộp thoại này tại:
+ Mục Files ta đặt tên cho file mới (Tên file thường đặt trùng với tên
của tờ bản đồ tương ứng ở Autocard)
+ Mục Directories chọn thư mục chứa flie sắp tạo mới.
Nhấp OK để quay lại hộp thoại MicroStation Manager, nhấp tiếp OK để
bắt đầu tạo file mới
- Kích hoạt file vừa tạo, vào File → Import → DWG or DXF xuất hiện hộp thoại Open AutoCAD Drawing File.
Hình 13: Hộp thoại Create Design File
Hình 14: Hộp thoại Open AutoCAD Drawing File
Trang 30Trong hộp thoại này ta chọn:
+ Mục Directories: chọn thư mục chứa flie *.dxf được chuyển từ *.dwg + Mục Files: chọn tên file *.dxf nói trên.
+ Mục ListFile of Type: chọn AutoCAD DXF Drawing (*.dxf).
Nhấp OK để Import file bản đồ lên MicroStation Lúc đó sẽ xuất hiệngiao diện như sau:
Khi có được 22 file bản đồ địa chính trên MicroStation ta tiến hành tổnghợp bản đồ địa chính thành file bản đồ tổng thể bằng cách trộn bản đồ như đã nói
ở trên
Lưu ý: Chúng ta cũng hoàn toàn có thể tạo file bản đồ tổng thể một cách
đơn giản bằng phần mềm MicroStation V8 bằng cách:
- Tạo một file mới trên MicroStation V8 hoặc trên MicroStation SE, mởfile mới tạo đó bằng MicroStation V8 Trên Giao diện của MicroStation V8 ta
tham chiếu 22 file bản đồ đuôi *.dwg bằng cách: chọn File → Reference sẽ xuất hiện hộp thoại Reference File Trong hộp thoại này chọn Tools → Attach sẽ xuất hiện hộp thoại Attach Reference, trong hộp thoại này ta tìm đến thư mục chứa 22
file bản đồ địa chính có đuôi *.dwg và chọn tất cả 22 file này
Hình 15: Giao diện MicroStation lúc import bản đồ
Trang 31- Sau đó cứ nhấp nút OK cho đến khi tham chiếu lên 22 file bản đồ.
- Nhấp lần OK cuối cùng thì trên màn hình có đầy đủ 22 file bản đồ dạng
tham chiếu Nhưng khi tham chiếu ta cũng vô tình tham chiếu luôn các đối tượngkhông cần thết như khung, nhà… lên sẽ khiến file bản đồ tràn ngập thông tin,khó sử dụng
- Muốn làm sạch các thông tin này trước hết ta phải biết nên để lại nhữngthông tin gì để phục vụ cho việc xây dựng bản đồ nền mà khi nhìn vào cũngkhông bị rối Đại đa số người kỷ thuật viên thường chỉ để lại 2 lớp ranh thửa vàlớp loại đất
Hình 16: Hộp thoại Attach Reference
Hình 17: Flie bản đồ tham chiếu chưa làm sạch
Trang 32Để làm được điều đó, trên bàn phím nhấn tổ hợp phím Ctrl+E sẽ xuất hiện hộp thoại Level Display Trong hộp thoại này ta chọn tất cả 22 tờ bản và chỉ chọn
2 level loại đất (LRD) và ranh thửa (THUA)
Lúc này tên giao diện chính của MicroStation V8 22 tờ bản đồ đã có hìnhthể sạch hơn, chỉ đơn giản còn các lớp cần thiết sử dụng
Hình 18: Hộp thoại Level Display
Hình 19: File bản đồ tham chiếu đã được làm sạch
Trang 33Cuối cùng để sử dụng file bản đồ trên MicroStation SE ta tiến hành nhưsau: Trên MicroStation V8 bao Fence toàn bộ 22 file bản đồ tham chiếu Sử dụng
cộng cụ Move sẽ xuất hiện hộp thoại Copy Element, chọn các thông số trong
hộp thoại như hình sau:
Sau đó nhấp chuột vào một điểm trong Fence rồi liền sau đó nhấp chuột vào hộp Key-in và gõ lệnh dx=0,0 Nhấn phím ENTER trên bàn phím, khi đó 22
file bản đồ tham chiếu đã được sao chép qua một file mới
Tếp theo chúng ta chọn File → Save As sẽ xuất hiện hộp thoại Save As
Trong hộp thoại này ta chọn như sau:
+ Mục Directories: chọn thư mục chứa flie cần lưu.
+ Mục Files: chọn tên file là HTT_tongthe.dgn.
+ Mục ListFile of Type: MicroStaion V7 DGN (*.dgn).
Hình 20: Hộp thoại Copy Element
Hình 21: Hộp thoại Save As của MicroStaion V8
Trang 34Đến đây khi mở file HTT_tongthe.dgn bằng MicroStaion SE ta sẽ có file
bản đồ tổng thể như mong muốn
Quay trở lại với bước 1 Sau khi có file bản đồ tổng thể ta phải chuyển filetổng thể lên bản đồ nền: Theo quy định thì những bản đồ hiện trạng có tỷ lệ1:10.000 đến 1:1000 phải sử dụng múi chiếu 3o [5] và bản đồ địa chính tỷ lệ1:2000 cũng sử dụng múi chiếu 3o Tuy nhiên seedfile seed2d của bản đồ địachính có không gian làm việc nhỏ hơn 10 lần so với không gian làm việc củaseedfile seedvn2d của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nên khi chuyển từ seedfilecủa bản đồ địa chính qua bản đồ hiện trạng phải phóng to file bản đồ tổng thể lên
10 lần Để làm được điều đó ta tiến hành như sau:
Trong file bản đồ tổng thể ta sử dụng công cụ Move và Snap vào một
điểm góc thửa bất kì trên tờ bản đồ để lấy tọa độ của điểm đó Ghi tọa độ đó ragiấy nháp (X1, Y1) Tiếp theo, bao Fence toàn bộ tờ bản đồ tổng thể → sử dụng
công cụ Scale để phóng to tờ bản đồ tổng thể lên 10 lần Khi chọn công cụ
Scale sẽ xuất hiện hộp thoại Scale, chọn các thông số bên trong như hình sau:
Sau khi chọn các thông số như hình trên thì nhấp chuột Data vào một điểmbất kỳ trên màn hình Đến đây tờ bản đồ tổng thể đã được phóng to lên 10 lần so với bình thường
Tiếp đến tham chiếu tờ bản đồ tổng thể lên tờ bản đồ nền bằng cách khởi
động file bản đồ hoaithanhtay_nen.dgn, vào File → Reference sẽ xuất hiện hộp
Hình 22: Hộp thoại Scale
Trang 35thoại Reference File Trong hộp thoại này chọn Tools → Attach sẽ xuất hiện hộp thoại Preview Reference, trong hộp thoại này ta tìm đến file HTT_tongthe.dgn.
Nhấp OK ba lần liên tiếp để quay trở về hộp thoại Reference File
Lúc này tờ bản đồ tổng thể đã được tham chiếu lên file bản đồ nền Để sửdụng file tham chiếu ta sẽ sao chép file tổng thể này sang file bản đồ nền Tiếnhành như cách tham chiếu đã nói ở trên:
Bao Fence toàn bộ tờ bản đồ tham chiếu, sử dụng cộng cụ Move sẽ
xuất hiện hộp thoại Copy Element, chọn các thông số trong hộp thoại như hình
Nhấp vào công cụ Place SmartLine , sau đó trên hộp Key-in ta sẽ nhập
một lệnh với cú pháp như sau: xy=X,Y Trong đó, X=X1, Y=Y1 với X1, Y1 là
toạ độ của điểm góc thửa mà ta đã chọn trên đây Nhấn phím ENTER sẽ xuất
Hình 23: Hộp thoại Reference File
Trang 36hiện một tia mà góc tia có toạ độ X1, Y1, sau đó ta nhấp chuột vào vị trí bất kỳtrên màn hình để có một đoạn thẳng Ta phải ghi nhớ điểm góc có toạ độ X1,Y1.
Bao Fence vào toàn bộ file bản đồ
Nhấp vào công cụ Move và trong hộp thoại Move Element ta bỏ chọn
Copies → Snap vào điểm góc thửa đã chọn để lấy toạ độ X1, Y1→ nhấp chuộtData và snap vào điểm góc có toạ độ X1, Y1 của đoạn thẳng mới vẽ được ở trên
Đến đây, tờ bản đồ tổng thể đã được tham chiếu, sao chép vào bản đồ nền
và đưa về đúng vị trí địa lý của nó
Bước 2: Biểu thị hệ thống thủy văn.
Hệ thống thủy văn bao gồm các đường bờ sông, bờ hồ… Để xây dựng hệthống thủy văn đúng theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường ta sửdụng Workspace: ht_qh5 Khi sử dụng Workspace này cho phép ta vẽ các đườngthủy văn dạng tuyến đúng theo hệ thống ký hiệu chuẩn mà không phải tốn nhiềuthời gian để xem thông tin thuộc tính của các kí hiệu trong tập ký hiệu bản đồhiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số 02) Để hiểu sâu hơn về bước này ta lầnlượt tìm hiểu trình tự sau:
Mở file bản đồ hoaithanhtay_nen.dgn, trong hộp thoại MicroStation Manager chọn Workspace: ht_qh5 như hình sau:
Tiến hành khởi động bình thường ta sẽ thấy giao diện làm việc củaMicroStation sẽ có thêm nhiều công cụ làm việc hơn bình thường Các kí hiệudạng tuyến được vẽ khi sử dụng các công cụ này
Hình 24: Chọn Workspace ht_qh5 lúc khởi động MicroStation
Trang 37Để biểu thị hệ thống thủy văn chủ yếu sử dụng công cụ FC SELECT FEATURE để vẽ các ký hiệu dạng tuyến Chọn công cụ này xuất hiện hộp
thoại Feature Collection:
Trong hộp thoại này chia làm hai khung, khung phía bên trái cho phépchọn thể loại biểu thị, khung bên phải cho phép lựa chọn tính năng riêng của thể
Hình 25: Giao diện mới khi sử dụng Workspace ht_qh5
Hình 26: Hộp thoại Feature Collection
Trang 38loại đó Nếu biểu thị hệ thống thủy văn, khung phía bên trái ta chọn Thủy văn,khung phía bên phải chọn tính năng thích hợp Ví dụ trên thực tế có một kênh
mương nhỏ, yêu cầu thể hiện 1 nét thì ta chọn tính năng Thủy văn 1 net 0.2 ht.
các thông số kỹ thuật của đường thủy văn 1 nét này hoàn toàn bảo đảm yêu cầu
kỹ thuật trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng 2010 như về lực nét, màu sắc, lớp,
độ rộng
Sau khi chọn các tính năng cần thiết trong khung Feature Code ta nhấn
OK và tiến hành số hóa các đối tượng thủy văn như sông, suối, các đường
Trang 39Tương tự như số hóa các đối tượng thủy văn dạng tuyến, sau khi chọn
xong tính năng thể hiện ta nhấp nút OK
Trên thanh công cụ Main của MicroStation chọn công cụ Place Text
sẽ xuất hiện hộp thoại Text Editor Trong hộp thoại này ta nhập tên ghi chú của
đối tượng thủy văn
Lưu ý: Trước khi nhập ghi chú phải khởi động chương trình bàn phímtiếng Việt UniKey hoặc VietKey và sử dụng bảng mã TCVN3 (ABC)
Bước 3: Biểu thị hệ thống giao thông.
Hệ thống giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ và các công trình giaothông có liên quan Tiến hành số hóa các đối tượng dạng tuyến giao thông cũngtương tự như việc số hóa các đối tượng thủy văn:
- Trong hộp thoại Feature Collection tại mục Category Name chọn Giao thông, trong mục Feature Code chọn tính năng cần thể hiện
- Nhấp OK và tiến hành số hóa.
Trong quá trình số hóa cần phân biệt được đâu là đường Quốc lộ, tỉnh lộ,đường huyện, đường liên xã, liên thôn… Mặt khác phải biết được bản đồ hiệntrạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5000 thì hệ thống giao thông phải được vẽ theo tỷ lệ,
Hình 29: Trình bày hệ thống ghi chú thủy văn
Trang 40ngoại trừ đường mòn và đường đất nhỏ thì còn cho phép vẽ theo nữa tỷ lệ [7] Từ
đó chọn các tính năng thích hợp để số hóa một cách chính xác
Lưu ý: Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ biểu thị đến đường chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn
Sau khi số hóa hệ thống giao thông, bước tiếp theo chúng ta số hóa các đối tượng dạng cầu, ghi chú đường giao thông bằng cách làm tương tự như trên
Bước 4: Biểu thị dáng đất.
Hình 30: Trình bày hệ thống giao thông
Hình 31: Số hóa các đối tượng dạng cầu