- Ghi chú: Kết hợp với công tác ngoại nghiệp, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm chỉnh lý sổ sách đối với thửa biến động về loại đất, diện tích, đối tượng sử
2.2.4.2. Chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất đã được điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp lên bản đồ nền
điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp lên bản đồ nền
a). Chuyển vẽ các nội dung bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp các yếu tố cơ sở địa lý, các yếu tố về địa giới hành chính lên bản đồ nền
Sau khi kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung và chỉnh lý ngoài thực địa ta tiến hành chuyển vẽ các nội dung cơ sở địa lý lên bản đồ nền.
Thứ nhất: Đối với các yếu tố cơ sở địa lý như giao thông, thủy hệ, dáng đất… chưa thể hiện trên bản đồ nền thì ta tiếp tục sử dụng công cụ FC SELECT
FEATURE và hộp thoại Feature Collection để tiến hành số hóa như bình thường. Trường hợp các ký hiệu dạng cell, hệ thống ghi chú thiếu thì tiến hành triễn cell lên các khoanh đất chứa các yếu tố độc lập quan trọng có tính định hướng và tiến hành bổ sung ghi chú như đã trình bày chi tiết ở bước 5 và bước 7 của mục 2.2.2.2.
Thứ hai: Nếu các yếu tố cơ sở địa lý đã được số hóa sai với thực tế, hoặc đã biến động thì ta sử dụng kết hợp giữa bộ công cụ trong hộp thoại Main của
Microstation và công cụ FC SELECT FEATURE để tiếp tục chỉnh lý. Trường hợp địa giới hành chính có biến động thì số hóa theo đường địa giới đã được tu chỉnh. Nếu có sự mâu thuẩn giữa đường địa giới hành chính theo bản đồ,
hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới hành chính đang quản lý ở địa phương mà chưa được giải quyết thì phải thể hiện cả hai loại đường địa giới hành chính trên bản đồ.
b). Chuyển vẽ các nội dung diều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp trên bản đồ địa chính lên bản đồ nền
Sau khi chuyển vẽ các nội dung bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp các yếu tố cơ sở địa lý, các yếu tố về địa giới hành chính lên bản đồ nền chúng ta lưu (Save As) dưới tên hoaithanhtay_SOHOA. Như vậy, file hoaithanhtay_SOHOA cũng chính là file bản đồ nền, việc lưu và đổi tên có tác dụng thuận tiện cho việc quản lý, in ấn và giao nộp sản phẩm sau này.
Sau khi có file hoaithanhtay_SOHOA chúng ta tiến hành chuyển vẽ các nội dung điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoại nghiệp trên bản đồ địa chính lên bản đồ nền. Đây chính là việc khoanh vẽ các thửa đất có cùng mục đích sử dụng trên bản đồ địa chính thành các khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Đầu tiên ta mở các tờ bản đồ địa chính giấy đã được điều tra, bổ sung và chỉnh lý ngoại nghiệp ra. Đồng thời mở file bản đồ hoaithanhtay_SOHOA bằng Workspace ht_qh5. Lần lượt đối chiếu từ tờ bản đồ địa chính số 1 đến tờ 22 với bản đồ nền để tiến hành số hóa. Cụ thể: đối chiếu tới đâu ta tiến hành số hóa đến đó. Trong số hóa bao gồm việc chạy các ranh thửa và ghi chú mã loại đất của thửa đất vừa khoanh. Trước hết sử dụng công cụ FC SELECT FEATURE xuất hiện hộp thoại Feature Collection. Trong hộp thoại Feature Collection chọn:
+ Mục Category Name: chọn Ranh giới.
Nhấp chuột Data và tiến hành số hóa. Lúc này tính năng ta chọn sẽ có các thông số như sau:
+ Level: 5. + Color: 0.
+ Style: RgLdat_1. + Weight: 0.
Nhận xét: ta thấy màu sắc và độ rộng của tính năng này trùng với màu sắc và độ rộng lực nét của lớp ranh thửa trong bản đồ địa chính. Do vậy, để đảm bảo trực quan và thuận tiện cho việc số hóa ta đổi màu sắc và độ rộng lực nét của tính năng Ranh giới loại đất hiện trạng sang màu: 31, độ rộng lực nét: 2.
Đối chiếu kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý trên bản đồ địa chính ta tiến hành khoanh trên bản đồ nền như trong bản đồ địa chính. Trên bản đồ nền, khoanh tới đâu ta đặt mã loại đất tới đó. Các thông tin thuộc tính của mã loại đất lúc này không tuân theo quy phạm, ta chỉ việc ghi nhớ mã loại đất đó, và đặt làm sao mã loại đất nằm lọt trong khoanh đất là được. Thông thường người kỹ thuật viên thường đặt mã loại đất lúc này tại level 1. Việc biểu thị mã loại đất đúng theo quy phạm sẽ tiến hành ở bước gán nhãn thửa và vẽ nhãn thửa trong công đoạn sau. Để biểu thị mã loại đất ta sử dụng công cụ cụ Place Text và hộp thoại Text Editor để biểu thị.
Sau khi đối chiếu và số hóa toàn bộ ta tiến hành xóa tất cả lớp ranh thửa, mã loại đất của bản đồ địa chính (level 10, 13). Sau đó đưa Ranh giới loại đất hiện trạng trở về tính năng ban đầu của nó, tức là đưa về màu: 0, độ rộng lực nét: 0. Kết quả ta có file bản đồ số hóa như sau: