PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 94 - 97)

- Ghi chú: Kết hợp với công tác ngoại nghiệp, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm chỉnh lý sổ sách đối với thửa biến động về loại đất, diện tích, đối tượng sử

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước.

Là tài liệu bản đồ điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh – xã hội năm (05) và hàng năm của Nhà nước.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Hoài Thanh Tây là một loại bản đồ chuyên đề có tầm quan trọng đặc biệt của ngành Tài nguyên và Môi trường, đây là một loại thông tin cơ bản của ngành nhằm mô tả từ tổng thể đến chi tiết hiện trạng của sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê 2010.

Kết quả của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây giúp địa phương nắm chắc quỹ đất và các loại hình sử dụng đất để có hướng đề xuất, bố trí hợp lý phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội; đồng thời là nguồn tài liệu kế thừa cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai cho những năm tiếp theo.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5.000 xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn được thành lập theo công nghệ bản đồ số hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o thực hiện đúng quy trình công nghệ từng hạng mục công việc theo quy định, đảm bảo độ chính xác của phương án kinh tế kỹ thuật đã UBND tỉnh phê duyệt, phục vụ cho công tác kiểm kê và quản lý đất đai.

Hệ thống các phần mềm: MicroStation SE, MicroStation V8… có thể được coi là các phần mềm chuẩn thống nhất trong toàn quốc phục vụ cho việc lập và quản lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Hệ thống các phần mềm này mang tính chuyên ngành rõ rệt, với các thành phần chức năng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, có khả năng khai thác thông tin để lập một tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất. Ngoài ra, hệ thống các phần mềm này còn có chức năng liên kết cơ sở không gian và thông tin thuộc tính tạo thành một hệ thống thông tin thống nhất; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, cập nhật và khai thác thông tin trên toàn quốc.

Phần mềm MapSubjec là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất. Chạy trên môi trường đồ hoạ MicroStation SE. Thực hiện tô màu và pattern tự động, tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp theo từng file.... Hỗ trợ phân lớp, đối tượng theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất. Phần mềm này tạo điều kiện thuận lợi lớn trong

việc xây dựng bản đồ hiện trạng, nó không chỉ tiết kiệm về mặt thời gian mà còn tiết kiệm rất lớn về mặt chi phí công trình của nhiều đơn vị thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2. Kiến nghị

Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ TN&MT tỉnh Bình Định và thực hiện khóa luận: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định”, chúng tôi có một số ý kiến đống góp như sau:

Về phía trường Đại học Quy Nhơn và khoa Địa lý – Địa chính

- Do đặc thù của ngành Địa chính cần phải được trang bị cơ sở thực tiễn một cách đầy đủ và phù hợp để nâng cao hiệu quả cho công tác, cho nên trong quá trình học tập nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên được giao lưu tiếp cận với các công tác thực tế của ngành ở các cơ quan chuyên môn được sớm hơn.

- Đồng thời, nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên có được thời gian học tập nghiên cứu tại các cơ quan chuyên môn của ngành Địa chính dài hơn. Từ đó sinh viên sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm thực tiễn một cách đầy đủ hơn, những kiến thức về cơ sở lý luận đã được trang bị ở nhà trường sẽ được củng cố một cách vững chắc hơn.

Về phía trường xã, phòng, sở Tài nguyên Môi trường

- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở xã chưa tổ chức thường xuyên nên đợt kiểm kê đất đai lần này phải tập trung chỉnh lý một khối lượng công việc quá lớn. Đề nghị UBND xã Hoài Thanh Tây triển khai cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên theo quy định luật đất đai 2003.

- Kính đề nghị phòng tài nguyên và môi trường huyện Hoài Nhơn và Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai tỉnh Bình Định (Sở Tài nguyên và Môi trường ) kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã Hoài Thanh Tây,

huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để làm cơ cho việc liệu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 cấp huyện và đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ cho nhu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa huyện nhà.

Về phía trường xã, phòng, sở Tài nguyên Môi trường

- Nhà nước cần nhanh chóng đầu tư kinh phí để xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên toàn quốc nhằm đảm bảo tính thống nhất về cơ sở dữ liệu và tính đồng bộ trong công tác của các đơn vị. bên cạnh đó cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành.

- Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành địa chính trong tương lai không xa bắt kịp với tiến độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w