Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ số

MỤC LỤC

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Quá trình thành lập, hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất

    Trong thư mục Tên xã chứa thư mục BackUp (để chứa các file tài liệu nháp nếu cần thiết) và các file *.dgn quy định tên như sau:. Tênxã _MAU : Tô màu các khoanh đất, trải Pattern các loại đất. Tênxã_GT : Giao thông: đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, đường sắt .. Tênxã_KHUNG: Trình bày khung bản đồ: địa giới xã, biểu đồ. Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính. Các tệp chuẩn cho bản đồ nền: Theo công văn số 405/TCQLĐĐ- CĐKTK ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn bản đồ nền dạng số thì bản đồ nền dạng số được thành lập trên phần mềm MicroStation [3]. Bản đồ nền phải có các tệp chuẩn như sau:. - Font chữ tiếng Việt: dùng bộ font chữ vnfont.rsc. - Thư viện ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ tương ứng: ht1-5.rsc. - Seedfile: là tệp chuẩn ở hệ tọa độ VN-2000, các thông số về Seedfile chuẩn được khai báo trong modul MGE Coodinate Stystem Operations như các hình sau:. Các tệp chuẩn nêu trên được tạo sẵn trong thư mục “HT_QH” sử dụng cho bản đồ nền và bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số do Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi xuống cho từng tỉnh. Để sử dụng các file chuẩn trong thư mục “HT_QH” ta chỉ việc mở thư mục. Hình 04: Hộp thoại xác định tham số hệ thống. Hình 05: Hộp thoại Define mapping working units. được cài trên ổ C, D, E, thông thường là ổ đĩa C) bằng cách nhấp đúp chuột trái vào tệp tin hoặc đưa con trỏ, đánh dấu tệp tin và nhấn phím Enter trên bàn phím. Lưu lại dưới một tên khác là ta đã có một seed file chuẩn (ví dụ: hoaithanhtay_nen.dgn được lưu trong thư mục Tenxa), seed file này hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về cơ sở toán học của bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tuy nhiên seedfile seed2d của bản đồ địa chính có không gian làm việc nhỏ hơn 10 lần so với không gian làm việc của seedfile seedvn2d của bản đồ hiện trạng sử dụng đất nên khi chuyển từ seedfile của bản đồ địa chính qua bản đồ hiện trạng phải phóng to file bản đồ tổng thể lên 10 lần.

    - Điều tra, đối soát, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố về địa giới hành chính đã thay đổi hoặc mới xuất hiện căn cứ vào bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính và các văn bản của Nhà nước có thẩm quyền về thành lập đơn vị hành chính mới, điều chỉnh địa giới hành chính. - Việc điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các khoanh đất được thực hiện theo mục đích sử dụng và theo loại đối tượng quản lý, sử dụng; thể hiện cụ thể ranh giới các khoanh đất trên bản đồ nội nghiệp, làm cơ sở để chuyển vẽ các yếu tố này ở bước nội nghiệp. Đối với đất lúa nước và đất lâm nghiệp, ngoài việc khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các khoanh đất theo quy định hiện hành còn phải khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các khoanh đất theo các tiêu chí, loại đất được thống nhất giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được quy định tại phần II của công văn số 1539/ TCQLĐĐ- CĐKTD của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất [4].

    Trong trường hợp trên bản đồ được sử dụng không có đủ cỏc yếu tố địa vật, địa hỡnh rừ rệt làm cơ sở cho việc khoanh vẽ thỡ phải thực hiện việc đo vẽ bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung bằng phương pháp thích hợp nhằm bảo đảm độ chính xác cần thiết. - Việc khoanh vẽ phải xác định đầy đủ ranh giới các khoanh đất theo mục đích sử dụng và theo nhóm đối tượng người sử dụng, ranh giới các khu đất khu dân cư nông thôn, khu ranh giới lâm trường, các đơn vị quốc phòng - an ninh, ranh giới các khu vực đã quy hoạch chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai quy ho ạch cắm mốc cố định trên thực địa (xem phụ lục số 03). Đối với ranh giới các khoanh đất theo mục đích sử dụng đã được pháp luật đất đai quy định, còn phải thể hiện đầy đủ ranh giới các loại đất lúa, các loại đất lâm nghiệp, ranh giới quy hoạch ba loại rừng, được xác định theo phương án, kế hoạch kiểm kê đất đai năm 2010 (đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất).

    - Để xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quá trình khoanh vẽ chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ các bản đồ địa chính không thực hiện việc tổng quát hoá các yếu tố nội dung để bảo đảm tính chính xác và đầy đủ của cơ sở dữ liệu. - Ghi chú: Kết hợp với công tác ngoại nghiệp, cán bộ địa chính xã có trách nhiệm chỉnh lý sổ sách đối với thửa biến động về loại đất, diện tích, đối tượng sử dụng bằng cỏch đối chiếu sổ mục kờ với sổ theo dừi biến động và hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tài liệu thanh tra đất đai, tài liệu kiểm kê đất của các tổ chức theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg để xác định các thửa đất biến động trong kỳ và lập danh mục thửa đất biến động. Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ở thực địa Sau khi tiến hành công tác ngoại nghiệp, kỹ thuật viên thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có trách nhiệm, kiểm tra, đối soát, tu chỉnh lại kết quả điều tra, bổ sung và chỉnh lý ở thực địa nhằm tránh những trường hợp thiếu sót thông tin bản đồ có thể xảy ra.

    Trường hợp các ký hiệu dạng cell, hệ thống ghi chú thiếu thì tiến hành triễn cell lên các khoanh đất chứa các yếu tố độc lập quan trọng có tính định hướng và tiến hành bổ sung ghi chú như đã trình bày chi tiết ở bước 5 và bước 7 của mục 2.2.2.2. Mặc dù mã loại đất đã được số hóa nhưng như đã nói ở điểm b mục 2.2.4.2 mã lúc này không đúng với quy phạm về phông chữ, kích thước, màu sắc… Do vậy, sau khi tô màu ta tiến hành vẽ nhãn thửa cho bản đồ nhằm bảo đảm các quy chuẩn, quy phạm có trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010. Thông thường người kỹ thuật viên thường sử dụng file bản đồ địa giới hành chính 364, thu nhỏ lại, tô màu phần nền phạm vi xã Hoài Thanh Tây, đưa vào một khung nào đó và đính toàn bộ khung đó lên phía trái trên khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

    Sau khi in bản đồ ra giấy, người kỹ thuật viên có trách nhiệm đối chiếu bản đồ hiện trạng với bản đồ địa chính đã được điều tra, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu với bản đồ nền đã được bổ sung, chỉnh lý các yếu tố cơ sở địa lý; kiểm tra hệ thống ký hiệu, màu sắc, biểu đồ cơ cấu 3 loại đất đã đúng với các biểu kiểm kê hay chưa. Công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện theo thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ. - Việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công công trình thành lập bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất; kế hoạch kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu phải được lập trên cơ sở tiến độ thi công các công đoạn công trình, sản phẩm [11].

    - Chủ đầu tư căn cứ vào hạng mục công việc của công trình, sản phẩm tiến hành kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công công trình thành lập bản đồ trong quá trình thi công, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công công trình, sản phẩm đã hoàn thành.

    Hình 04: Hộp thoại xác định tham số hệ thống
    Hình 04: Hộp thoại xác định tham số hệ thống