1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tóm tắt chiến lược sản xuất và điều hành

24 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

Tài liệu về môn chiến lược sản xuất và điều hành, cho các bạn ôn luyên, học tập, nghiên cứu trong quá trình học về môn này, tài liệu cho các bạn chuyên ngành quản trị kinh doanh tóm tắt môn học chiến lược sản xuất và điều hành

Trang 1

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH

Khái niệm:

- Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Sản xuất và điều hành bao gồm các hoạt động

có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ nhờ chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành kết quả đầura

- Việc kiểm soát các yếu tố đầu vào và quy trình sản xuất thành yếu tố đầu ra nhờ váo các thông tin phảnhồi

- Phạm vi ứng dụng: bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, trường học, bệnh viện …

- Quản trị điều hành là vấn đề có liên quan đến tất cả các hoạt động có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sảnxuất ra hàng hóa và cung ứng dịch vụ Chức năng của điều hành sản xuất không chỉ sản xuất và nhómngười điều hành sản xuất để sản xuất ra số lượng sản phẩm đã xác định mà còn liên quan đến các vấn đềkhác như chăm sóc sức khỏe, vận chuyển, thức ăn nhanh, hàng bán lẻ là các dịch vụ chính phục vụ chosản xuất

c) Phân tích tình hình công ty: phân tích SWOT.

d) Xây dựng chiến lược:

- Dựa trên SWOT

- Dựa trên sự định vị doanh nghiệp mang tính chiến lược, chiến thuật nhằm tạo lợi thế cạnh tranhcủa công ty

- Nhận dạng những phương án tối ưu, nhận dạng năng lực cốt lõi của công ty để tối ưu hóa cácnguồn lực, nhận dạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Những vấn đề cần chú ý trong quá trình xây dựng chiến lược:

- Chỉ số PIMS (Sự tác động đến lợi nhuận của chiến lược thị trường): cùng với ROI (lợi nhuậnhoàn lại) là thước đo của sự thành công

- Đề ra những quyết định mang tính chiến lược (dài hạn) và chiến thuật (ngắn hạn) củaQTSX&ĐH Bao gồm:

 Chiến lược sản phẩm: nhằm đạt chi phí thấp nhất với chất lượng cao nhất

 Chiến lược về cách thức sản xuất: chi phí và vốn cho hoạt động này quyết định phần lớn cơcấu chi phí cơ bản của công ty

 Chiến lược về địa điểm

 Chiến lược về bố trí, sắp xếp nhà máy

 Chiến lược nguồn nhân lực

 Chiến lực về thu mua nguyên vật liệu và phương thức JIT

 Tồn kho và phương thức JIT

 Cách thức khi lên kế hoạch: Xây dựng 1 kế hoạch sản xuất thật khả thi, hiệu quả, có khảnăng kiểm soát

 Đưa ra chính sách và quy trình thực hiện để đạt được những yêu cầu về chất lượng

 Chế độ bảo hành và bảo trì

e) Lựa chọn chiến lược QTSX-ĐH:

Thành phần cấu tạo của sứ mạng và chiến lược QTSX-ĐH:

Sắp xếp công việc và nguồn nhân lực

Chiến lược và sứ mạng quản trị điều hành

Trang 2

Tùy thuộc mục tiêu hoạt động điều hành, lĩnh vực ngành nghề của mỗi công ty mà tính chất then chốt củatừng chiến lược trong mỗi lĩnh vực nêu trên là rất khác nhau

VD: nhà máy sản xuất: cách thức khi lên kế hoạch (nhằm giao hàng đúng thời hạn)

Trung tâm cấp cứu : chiến lược nguồn nhân lực (đội ngũ y bác sỹ đầy đủ) và tồn kho và phương thứcJIT (dược phẩm cần thiết đầy đủ)

- Ở từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp cần có chiến lược sản xuất và điều hànhkhác nhau như sau :

có tính quyếtđịnh

Hoạt động dựbáo có tính chấtquyết định

Sự tiêu chuẩnhóa

Sự khác biệthóa sản phẩmrất ít

Độ tin cậy củasản phẩm và quytrình sản xuất

Các thay đổi vềsản phẩm chậmdần Hạn chếthay đổi mẫu

mã sản phẩmhàng hóa

Tối thiểu hóachi phí

Sắp xếp Vượt công suất Cách thức và

việc cải tiến sảnphẩm mang tínhcạnh tranh

Tối đa hóa nănglực sản xuất

Năng lực sảnxuất của ngànhvượt nhu cầu

Quản lý sản

xuất

Tổ chức sảnxuất ngắn ngày

Tăng công suất Tăng tính ổn

định của quytrình sản xuất

Lược bớt quytrình sản xuấtcác sản phẩm cómức lợi nhuậnthấp

Quản trị

nguồn nhân

lực

Hàm lượng laođộng kỹ thuậtcao nhiều

Chuyển hướngcác hoạt độnghướng tới sảnphẩm

Giảm bớt laođộng kỹ năng

Tổ chức sảnxuất dài ngày

Giảm năng lựcsản xuất

Hoạch định Chủng loại sản

phẩm hạn chế Chú trọng vàoviệc cải tiến sản

phẩm và cắtgiảm chi phí

Quản lý chất

lượng

Chú trọng chấtlượng sản phẩm

Mở rộng hệthống phân phối

Bảo hành,

bảo trì

Loại bỏ nhanh cácthiết kế có khuyếtđiểm

Kiểm tra lại sựcần thiết của cácthiết kế

f) Thực hiện chiến lược sản xuất và điều hành ở cấp chức năng

Trang 3

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

Câu 1: Các phương pháp dự báo định lượng-ưu nhược điểm

Phương pháp giản đơn:

+ Ưu điểm: giản đơn, nhanh chóng, ít tốn chi phí

+ Nhược điểm: thiếu chính xác- không có đầy đủ nhân tố để dự báo tăng giảm hay cố định, không dựa vào tình hình kinh tế, biến động thị trường-> không dự báo theo mùa vụ

+ Ưu điểm: nhanh, đơn giản

+ Nhược điểm: thiếu chính xác, tính trung bình, san bằng

+ Phạm vi áp dụng:

Khi nhu cầu có biến động không lớn, không áp dụng cho mặt hàng thời vụ

Di động có trọng số:

Áp dụng: dự báo theo mùa vụ, dựa vào kinh nghiệm

Phương pháp dự báo theo đường xu hướng:

+ Ưu điểm: Rất có hiệu quả khi dự báo dài hạn

+ Nhược điểm: Đòi hỏi nhiểu số liệu quá khứ

+ Phạm vi áp dụng: dự báo kết quả kinh doanh ngắn và dài hạn

Câu 2: Khái niệm và ý nghĩa dự báo?

Dự báo là khoa học và nghệ thuật nhằm tiên đoán những sự kiện sẽ xày ra trong tương lai Là hoạt động

quan trọng, có dự báo chính xác ta mới đề ra quyết định SX KD hợp lý

Tính khoa học của dự báo:

- Đường lối của đảng và nhà nước, pháp luật của nhà nước

- Tình hình kinh tế xh

- Tình hình doanhnghiệp thông qua số liệu thống kê, xử lý, tính toán

- Nhu cầu thị trường và các hợp đồng đã ký

- Tính quan trọng của dự báo tuỳ vào từng doanh nghiệp, tuỳ từng thời kỳ

Dự báo chịu ảnh hưởng các nhân tố sau:

- Nhân tố bên trong: CLSP, thái độ phục vụ khách hàng, năng suất, định mức…phụ thuộc nhận thức

và hoạt đông của DN->DN chủ đông kiểm soát

- Nhân tố bên ngoài: đường lối của Đảng, pháp luật hiện hành, tình hình kinh tế XH, thị hiếu kháchhàng, phong tục tập quán, quy mô dân cư, đối thủ cạnh canh

-Câu 3: Phương pháp dự báo theo đường xu hướng? Cho VD

Người ta nghiên cứu biến động dãy số theo thời gian để tìm xu hướng phát triển nhu cầu trong tươnglai, nhu cầu có những biến động

Biến động tuyến tính: BĐộng đường thẳng

Biến động theo mùa: BĐộng theo mùa vụ

Biến động ngẫu nhiên: biến động này có phương trình đường hồi qui lý thuyết y=ax+b

y x n xy

Trang 4

y: nhu cầu bình quân

x : thời kỳ bình quân

n là số kỳ tính tốn

CHƯƠNG 5 HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP TRONG QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

1 Khái niệm: Hoạch định tổng hợp là việc huy động các nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường sao

cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Mối quan hệ của hoạch định tổng hợp với các công tác quản trị khác thể hiện qua sơ đồ sau:

2 Các chiến lược hoạch định tổng hợp:

2.1.Chiến lược thay đổi mức tồn kho:

Nội dung: Duy trì sản xuất ở một mức ổn định

- Khi nhu cầu của thị trường nhỏ hơn mức sản xuất thì tồn kho sản phẩm

- Khi nhu cầu thị trường lớn hơn mức sản xuất thì sử dụng hàng tồn kho để bù đắp lượng hàng thiếu hụt

* Ưu điểm:

- Sản xuất ổn định

- Giảm chi phí do việc điều chỉnh lao động (chi phí đào tạo, chi phí sa thải)

- Giảm chi phí chi việc điều chỉnh mức sản xuất (chi phí khi mức sản xuất tăng, chi phí chi mức sản xuất giảm)

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý

- Chủ động về nguồn hàng

Nhược điểm:

-Tăng chi phí tồn kho, chi phí dự trữ tăng

- Dễ lạc hậu về mẫu mã

- Rủi ro cao

Phạm vi áp dụng:

- Chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thể dự trữ được, không thích hợp cho các hoạt động dịch vụ

2.2 Chiến lược sản xuất theo nhu cầu:

Nội dung: Số lượng sản phẩm sản xuất bằng với nhu cầu của từng thời kỳ (Khi nhu cầu tăng thì thuê mướn

thêm lao động, khi nhu cầu giảm sa thải lao động)

Khả năng sản xuất

Lựa chọn chiến lược SX

Kế hoạch sản xuất

KH về các yếu tố SX

Trang 5

- Linh hoạt, sản xuất kịp thời và gắn với nhu cầu của thị trường

- Không tốn phí tồn kho

- Về sản phẩm: không lạc hậu về mẫu mã

Nhược điểm:

- Sản xuất không ổn định -> tăng cho việc điều chỉnh lao động

- Có thêm chi phí đào tạo và sa thải công nhân

- Chất lượng sản phẩm thường không cao vì lao động mới được đào tạo

- Người lao động không yên tâm công tác, do đó năng suất lao động có thể giảm

Phạm vi áp dụng:

- Aùp dụng cho những doanh nghiệp hay bộ phận sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ năng, lao động thủ công là chủ yếu

- Chiến lược này cũng có thể áp dụng tốt ở những vùng có nhiều lao động phổû thông, họ muốn tăng thu nhập phụ của mình trong thời gian nhàn rỗi

2.3 Chiến lược sản xuất ngoài giờ:

Nội dung: Duy trì sản xuất ở một mức ổn định , khi nhu cầu thị trường cao hơn mức sản xuất bình thường thì

tổ chức làm ngoài giờ để bù đắp lượng hàng thiếu hụt

Ưu điểm:

- Linh hoạt gắn sản xuất với thị trường

- Ổn định số lao động

- Doanh nghiệp có thể đương đầu với việc nhu cầu tăng cao theo thời vụ hoặc nhu cầu tăng giảm đột xuất

- Không cần thuê mướn bên ngoài

- Không tốn phí huấn luyện đào tạo

Nhược điểm:

- Tốn thêm phí trả lương ngoài giờ

- Sản xuất không ổn định

- Năng suất lao động có thể bị giảm do công nhân mệt mỏi vì làm thêm giờ

- Chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng tăng

- Có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

- Khả năng sản xuất ngoài giờ có giới hạn (vì sức khỏe người lao động, luật lao động)

- Khắc phục thời gian nhàn rỗi khi nhu cầu giảm là một công việc hết sức khó khăn

Phạm vi áp dụng:

- Áp dụng linh hoạt cho mọi loại hình doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp dịch vụ

- Khi chêch lệch giữa cung và cầu là không thường xuyên

2.4 Chiến lược hợp đồng phụ:

Nội dung: Duy trì sản xuất ở một mức ổn định, khi nhu cầu thị trường cao hơn mức sản xuất bình thường thì

hợp đồng phụ (thuê ngoài gia công ) để bù đắp lượng hàng thiếu

Ưu điểm:

- Sản xuất ổn định , giảm chi phí cho việc điều chỉnh mức sản xuất

- Khắc phục được một số nhược điểm của sản xuất ngoài giờ

- Linh hoạt, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của thị trường

- Không cầân đầu tư thêm

Nhược điểm:

- Khó kiểm soát được chất lượng

- Không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm, nên dẫn đến việc mất uy tín của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp dễ mất khách hàng và mất thị phần

- Các hợp đồng phụ thường chịu chi phí cao nên lợi nhuận giảm

Trang 6

Phạm vi áp dụng:

- Áp dụng trong trường hợp giũa cung và cầu quá cao mà doanh nghiệp không thể thực hiện được các chiến lược khác và trong trường hợp doanh nghiệp có những thủ thuật để nắm giử khách hàng

2.5 Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian:

Nội dung: Duy trì số lao động toàn phần ở ổn định khi nhu cầu cao thì sử dụng lao động bán thời gian.

- Không chủ động về nguồn lao động

- Gây biến động cao về lao động

- Chất lượng của sản phẩm giảm sút

- Lực lượng lao động bán thời gian không gắn bó với đơn vị

Phạm vi áp dụng:

- Dùng cho các doanh nghiệp có nhu cầu lao động phổ thông

- Dùng cho các doanh nghiệp có nhu cầu lao động thất thường tạm thời như: sinh viên, nông dân, người về hưu

2.6 Chiến lược khuyến thị, giảm giá:

Nội dung: Áp dụng các chiến lược Marketing để làm tăng nhu cầu

Các chiến lược Marketing : sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến yểm trợ

Ưu điểm:

- Tác động làm tăng nhu cầu -> tận dụng được năng lực sản xuất dư thừa

- Tạo ra khách hàng mới

- Duy trì khách hàng cũ

- Chủ động tác động vào nhu cầu thị trường

Nhược điểm:

- Chi phí tăng, khó xác định nhu cầu một cách chắc chắn (khó dự báo)

- Chi phí cho khuyến mại, giảm giá tăng cao

- Giảm giá thường xuyên có thể tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, gây ra sự mất lòng tin của khách hàng

Phạm vi áp dụng:

- Doanh nghiệp cần nắm trước nhu cầu đề chủ động được thị trường như ngành hàng không, khách sạn

- Có thể áp dụng rộng rãi cho doang nghiệp sản xuất và dịch vụ khi chênh lệch giữa cung và cầu khá cao

2.7 Chiến lược hợp đồng chịu:

Nội dung: trong giai đoạn nhu cầu tăng cao, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhận ký hợp đồng với khách hàng

mặc dù đã sử dụng hết năng lực, doanh nghiệp sẽ dần dần hoàn tất hợp đồng trể thời hạn so với hợp đồng đã ký kết

Ưu điểm:

Trang 7

- Chiếm dụng được vốn của khách hàng

- Lúc nào cũng có việc làm

- Sản xuất ổn định

- Không cần thuê thêm lao động

- Doanh thu, lợi nhuận tăng cao

Nhược điểm:

- Dễ bị mất òng khách hàng

- Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh lấn chiếm thị phần của doanh nghiệp

Phạm vi áp dụng:

- Chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp độc quyền và chỉ nên dùng trong thời điểm hợp lý và không thường xuyên

2.8 Chiến lược sản xuất sản phẩm hổn hợp theo mùa:

Nội dung: doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau theo mùa

Ưu điểm:

- Tận dụng hết năng lực sản xuất

- Tận dụng hết tài nguyên sẵn có

- Đội ngũ lao động ổn định

- Luôn có việc làm cho người lao động

Nhược điểm:

- Không chuyên môn hóa

- Năng suất lao động thấp

- Do công nghệ thay đổi nên gây khó khăn cho việc điều hành

- Do nhiều chủng loại sản phẩm nên khả năng tiếp cận thị trường không được thuận lợi như những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại

- Mức độ rủi ro cao

Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho những doanh nghiệp

- Có qui mô nhỏ, dễ thay đổi công nghệ

- Có những sản phẩm đối trọng

- Có sản phẩm ngách của thị trường

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO1.Khái niệm:

1a.Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là các nguồn vật lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại và trongtương lai

1b.Tồn kho trung bình

Trong quá trình sử dụng hàng tồn kho, hàng trong kho có lúc cao, lúc thấp, để đơn giản trong việc tính chi phí tồn kho, người ta sử dụng tồn kho trung bình

2 Các chi phí về hàng tồn kho

2a Chi phí đặt hàng : là chi phí cho việc chuẩn bị và thực hiện đơn hàng

- Chi phí cho việc tìm kiếm nguồn hàng

- Chi phí cho hoạt động cho trạm thu mua hay văn phòng đại diện

- CP cho người môi giới

Trang 8

- CP cho việc giao tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.

- CP vận chuyển…

Đối với hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất (BTP, TP) thì chi phí đặt hàng là chi phí cho việc chuẩn bị sản xuất

2b Chi phí tồn kho:

-Chi phí cho việc sử dụng kho ( khấu hao, tiền thuê kho)

-Chi phí cho các thiết bị bảo quản

-Chi phí cho nhân viên quản lý kho

-Các khoản hư hỏng mất mát về hàng tồn kho không kiểm soát được nguyên nhân

-Phí tổn đầu tư vào kỳ tồn kho

+ Trả lãi tiền vay,

+ Chi phí sử dụng vốn

+ Các khoản bảo hiểm về hàng tồn kho

Tồn kho Chi phí tồn kho cho 1 đơn vị

C

tk = trung bình x hàng tồn kho trong năm

( Q

tb) ( H = I x P ) Với I là tỷ lệ chi phí hàng tồn kho trong 1 năm so với giá trị hàng tồn kho

2c Chi phí mua hàng:

Đơn giá hàng C

mh = Tổng nhu cầu HTK trong 1 năm x đơn giáhàng tồn kho

Có 2 loại đơn giá

- Đối với hàng tồn kho mua ngoài : đơn giá là giá mua

- Đối với hàng tồn kho tự sản xuất : đơn giá là chi phí sản xuất

CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO:

3.1 Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế (EOQ) (Economic order quantity).

Mô hình EOQ là mô hình đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất, nó cũng là cơ sở để xây dựng các môhình tồn kho khác

Mô hình tồn kho này được xây dựng dựa trên 6 giả định :

+ Nhu cầu biết trước và không thay đổi

+ Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi

+ Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong một chuyến hàng

+ Không khấu trừ theo sản lượng

+ Không xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho

+ Duy nhất có 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng ( bao gồm các chi phi như tìm nguồn cung ứng, chuẩn

bị sản xuất thử … và định phí khác) và chi phí tồn trữ ( chi phí kho bãi, lãi trả ngân hàng… và biến phí khác)

d = nhu cầu hàng tồn kho bình quân 1 ngày

ROP = d tđh

Trang 9

Theo mô hình : Qmin = 0 ; Qmax = Q*

=> Q

TB = Q

* / 2

D : Nhu cầu nguyên vật liệu cả năm

S : Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng

H : Chi phí tồn trữ tính cho 1 đvị SP / năm

Qb : Lượng tồn kho bình quân

OA=AB : Chu kỳ đặt hàng

DA : Lượng tồn kho tối đa, lượng tồn kho này sẽ giảm dần theo thời gian

DB: Quá trình sử dụng lượng hàng tồn kho

Q* : Lượng đặt hàng tối ưu

P : Đơn giá hàng tồn kho

ROP: Diểm đặt hàng lại là lượng tồn kho tối thiểu cần thiết ở thời điểm đặt hàng ROP được xác định trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng nhưng không nhận được hàng ngay, nghiã là thời điểm đặt hàng không trùng với thời điểm nhận hàng

ROP = d L ( L khoảng cách từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm nhận hàng)

3.2 Mô hình sản lượng đơn đặt hàng sản xuất (POQ – Production Order Quantity).

Mô hình POQ cũng có những giả định:

- Toàn bộ lượng hàng của một đơn vị hàng được nhận đủ trong một chuyến hàng

- Doanh nghiệp sẽ nhận hàng dần dần trong một thời gian nhất định

- POQ áp dụng trong trường hợp vừa nhập hàng vừa xuất hàng hay vừa sản xuất vừa tiêu thụ hàng

H DS

Q*= 2

Trang 10

OA = AB = TBO

OM = AN = t

p : mức độ cung ứng hàng tồn kho mức độ bình quân 1 ngày

d : mức độ sử dụng hàng tồn kho bình quân 1 ngày

Qmax = (p - d) x t ; Q = p x t => t = Q/ p

⇒ Qmax = (p - d).Q/p = Q (1 – d/p) => Qtb = Q (1 –d/p )/2

Cđh = ( D/Q) S ; Ctk = Q/2 (1 – d/p) H ; Cmh = D.P

 C*htk = (D/Q)S + Q/2 (1 – d/p) H

Tương tự như EOQ lấy đạo hàm cấp 1 ta có :

VD: Tại 1 XN có nhu cầu về một loại vật tư là 50 đvị/ngày Chi phí một lần đặt hàng cho loại vật tư này là

300.000đồng Mức độ cung ứng của đơn vị đối tác là 150 đvị/ngày Chi phí tồn kho cho vật tư này là1.500đồng/đv/ năm XN hoạt động 300 ngày/năm.Yêu cầu sản lượng đặt hàng tối ưu cho loại vật tư trên?

Giải : d = 50 đv/ngày S = 300.000 đồng

33 Mô hình tồn kho có khấu trừ theo số lượng (OD)

Mô hình này đề cập đến vấn đề giảm giá hàng hoá khi khách hàng mua hàng hoá với số lượng lớn Môhình này tiến hành qua các bước

Bước 1: Xác định Q* tương ứng với các mức khấu trừ

2

*

p

d H

DS Q

DS

.2

Trang 11

Q* = =

I: tỷ lệ chi phí tồn trữ hàng năm so với giá đơn vị sản phẩm

P: giá đơn vị sản phẩm

Bước 2: Điều chỉnh các Q* cho phù hợp

- Nếu Q* nằm trong mức khấu trừ thì giữ nguyên

- Nếu Q* thấp hơn mức thấp nhất của mức khấu trừ thì chuyển Q* lên thành mức thấp nhất của mứckhấu trừ

- Nếu Q* cao hơn mức cao nhất của mức khấu trừ thì bỏ Q* của mức này

Bước 3: Tính tổng chi phí hàng về hàng tồn kho tương ứng với mức SL đã điều chỉnh ở bước 2

TC =(D/Q*) S + (Q*/2) I P + DP

Bước 4: Xác định SL đơn hàng tối ưu tương ứng với tổng chi phí về hàng tồn kho thấp nhất

VD : D = 1.000 kg/năm , I = 20% , S = 200.000 đồng

Đơn vị cung ứng đưa ra chính sách giá như sau :

Số lượng một lần mua

( kg )

Đơn giá ( đồng/kg )

Bước 4 Kết luận chọn Q* = 300 kg/đơn hàng

3.4 Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi (mô hình tồn kho có dự trữ an toàn).

Mô hình này cũng có những giả định

- Nhu cầu cả năm không chắc chắn

- Mức độ đáp ứng nhu cầu có quan hệ với xác suất xảy ra

- Có khả năng thiếu hụt về hàng tồn kho Để giảm bớt khả năng thiếu hụt này là duy trì một lượng tồn kho tăng thêm gọi là lượng tồn kho an toàn (B), về thực chất tăng lượng tồn kho an toàn là thay đổi điểm đặt hàng lại ( ROPb)

ROPb = ROP + BĐể xác định ROPb ta tiến hành qua các bước:

- Xác định ROP theo công thức ROP = d.L, thường là điểm có xác suất xảy ra lớn nhất

- Tính lượng tồn kho an toàn (B) và lượng thiếu hụt ở từng mức ( Qh)

- Tính chi phí tồn kho tăng thêm ở từng mức ( Ct) : Ct = Bx H

- Tính chi phí xảy ra thiếu hụt từng mức ( Cth) bằng công thức:

Cth = Qh x Pth x cpth x Đh

Trang 12

Pth: Xác suất xảy ra thiếu hụt ở từng mức

cpth: Chi phí thiếu hụt tính cho một đơn vị hàng tồn kho

Đh: Số đơn hàng trong năm ( số lần thiếu hụt)

- Tính tổng chi phí tăng thêm ở từng mức ( TCt): TCt = Ct + Cth

- Chọn mức ROPb và B có TCt thấp nhất

Ví dụ : Nhu cầu một

loại hàng tồn kho trong thời gian đặt hàng lại được thống kê như sau ( ROP = 80 đv) :

- Chi phí tồn kho: 10.000 đồng/đv/năm

- Chi phí thiệt hại : 8.000đồng/đv

- Số lần đặt hàng trong 1 năm là n = 6 lần

Giải:

Gọi P (A) là xác suất thỏa mãn nhu cầu về hàng tồn kho

P (B) là xác suất xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho

Ta có P (A) + P (B) = 1

Nếu ROP = 80 đv P (A) = 0,55 ; P (B) = 0,45

P(A) => DTAT (dự trữ an toàn)

=>Chi phí tồn kho

Chi phí thiệt hại do thiếu hàng ↓

Vấn đề đặt ra là xác định DTAT bằng bao nhiêu để cho tổng chi phí bao gồm chi phí tồn kho và chi phí thiệt hại do thiếu hụt hàng-> min

90đv

ROP 80

Thiếu hàng 

 Đủ hàng

DTAT

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w