1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đề cương chăn nuôi động vật hoang dã

14 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Câu 1: Nêu các đặc điểm giống, chọn giống và phối giống của lợn rừng?1. Giống và đặc điểm giống Lợn rừng nước ta được thuần hoá ở Việt Nam, Thái Lan. Gồm: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn. Đặc điểm ngoại hình: Lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại giống như khóm lúa, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Trọng lượng con đực: 50 70 kg, con cái: 30 40 kg. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản Lợn rừng mỗi năm thường đẻ 2 lứa, mỗi lứa 5– 10 con. Trọng lượng lợn sơ sinh 0,5 – 0,9 kgcon. Lợn con có bộ lông sọc dưa.

ĐỀ CƯƠNG CNĐVHD Câu 1: Nêu các đặc điểm giống, chọn giống và phối giống của lợn rừng? 1. Giống và đặc điểm giống - Lợn rừng nước ta được thuần hoá ở Việt Nam, Thái Lan. - Gồm: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn. * Đặc điểm ngoại hình: - Lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại giống như khóm lúa, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… - Trọng lượng con đực: 50 - 70 kg, con cái: 30- 40 kg. * Sinh trưởng, phát triển và sinh sản - Lợn rừng mỗi năm thường đẻ 2 lứa, mỗi lứa 5– 10 con. - Trọng lượng lợn sơ sinh 0,5 – 0,9 kg/con. Lợn con có bộ lông sọc dưa. - Khi lợn con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa. -Phối lúc 7 – 8 tháng tuổi. - Thời gian mang thai 114 – 115 ngày. - Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên. 2. Chọn giống và phối giống * Chọn giống - Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. - Nếu có đk nên chọn qua đời trước, qua bản thân và qua đời sau. 1 * Phối giống và thời gian phối giống thích hợp - Chu kỳ động dục 21 ngày, thời gian động dục 3 – 5 ngày. - Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2. - Khi thấy âm hộ từ hồng tươi màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối. * Phối giống và thời gian phối giống thích hợp - Nên bỏ qua 1 – 2 lần động dục đầu tiên. - Khi lợn cái có dấu hiệu động dục ta cho lợn đực tiếp xúc với lợn cái. Lợn đực sẽ phối giống liên tục ( bất kể ngày đêm ). - Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. - Sau 21 ngày, lợn cái không động dục trở lại có thai. Câu 2: Trình bày kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn rừng ? 1. Chăm sóc, nuôi dưỡng * Lợn đực giống - Một lợn đực có thể phối 5 – 10 lợn cái. - Lợn đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, vi lượng. - Ngày phối giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giầu dinh dưỡng 1- 2 quả trứng gà, muối khoáng, vi lượng cho ăn tự do. * Lợn cái giống - Lợn rừng mắn đẻ và khéo nuôi con. Trong tự nhiên, khi đẻ lợn mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy đàn khi con lớn. - Sinh sản quanh năm. Thời gian mang thai 114 – 115 ngày. - Đối với lợn nái mang thai, 2 tháng đầu cho ăn rau, củ quả, hạt ngũ cốc các loại, … có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp. - Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, vi lượng, … - Ngày lợn đẻ cho lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa. - Đối với lợn nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại, … 2 - Không nên phối giống lợn mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thu thai nhưng số lượng và chất lượng lợn con sinh ra không đạt yêu cầu. * Lợn con - Lợn mẹ không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ. - 15 – 20 ngày chạy nhảy và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. - 1,5 – 2 tháng tuổi đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách đàn. - Lợn sơ sinh 300 – 500 g/con, 2 tháng tuổi 8 – 10 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 – 70% trọng lượng trưởng thành. - Để lợn con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho lợn con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt ( 1 – 2 giờ sau khi sinh ). - Hàng ngày, nên cho lợn con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người Câu 3 Nêu đặc điểm sinh học của nhím ? 1. Giống và đặc điểm giống * Nguồn gốc: - Nhím thuộc họ Hystridae, loài gặm nhấm. - Nhím là động vật hoang dã, sống trong rừng, ở hang, thường ngủ ngày, ăn đêm. * Hình thái: - Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 4-5cm. Nhím đực tính tình hung dữ. - Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực, dưới bụng lộ rõ 6 vú ở hai bên, dưới háng có lỗ sinh dục cái, cách lỗ hậu môn khoảng 3cm. Nhím cái tính tình hiền lành hơn, chỉ hung dữ lúc đẻ. * Sinh trưởng, phát triển, sinh sản: - Nhím một năm tuổi đã thành thục, nặng 10kg, có thể sinh sản. - Nhím đẻ một năm 2 lứa, mõi lứa 1-3 con, (t) chửa 90 – 95 ngày. 3 - Một nhím đực có thể ghép cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô. - Trọng lượng sơ sinh 200 – 300g. Con đực 16kg và con cái 12 kg. 2. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái - Khi nhím còn nhỏ, cho nằm ngửa, dùng hai ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ rõ là con đực, không có là con cái. - Nhím trưởng thành : + Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía trước bụng, tính tình hung dữ, hay dựng lông, đạp chân phành phạch, tấn công đối phương và rất ga lăng, hào hiệp để bảo vệ đàn, không cho bất cứ nhím đực trưởng thành nào xâm phạm lãnh thổ và đàn cái do nó kiểm soát. + Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, duôi ngắn hơn con đực, dưới háng có lỗ sinh dục, cách lỗ hậu môn khoảng 2-3cm và có hai hàng vú (4-6 vú), nỗi rõ, phía dưới bụng. Tính tình hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Câu 4: Trình bày kỹ thuật nuôi nhím ? 1. Chuồng trại: - Đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước. - Tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cách xa nhà ở. * Hệ thống chuồng: - Làm 1 hay nhiều dãy ô chuồng, giữa các dãy có lối đi rộng 1m, có mương thoát nước nằm ở 2 bên chuồng. - Diện tích chuồng nuôi trung bình 1m 2 /con. - Nền chuồng: bê tông hoặ gạch, có độ nghiêng và lỗ thoát nước. - Thành chuồng: gạch hoặc rào bằng lưới thép B40. - Nên có cửa sau để dọn phân, có máng ăn, uống. - Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nên làm hang giả cho nhím ( ống cống phi 50-60cm) - Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ để nhím mài răng. 4 2. Chọn giống: - Chọn những con to khoẻ, không dịch bệnh, dị tật. - Có thể nuôi thuần dưỡng nhím bắt từ rừng về hoặc mua. - Nhím nuôi trong một tháng thì tách khỏi mẹ. Mỗi ô nuôi 2-3 con. 3. Phối giống: - Động dục: Thời gian động dục 3 – 4 ngày, thời điểm phối giống thích hợp là 2 ngày sau động dục. - Nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau lại động dục, nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10 – 15 ngày. - Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím: + Nhím cái giảm ăn, có khi bỏ ăn, đi lại loanh quanh trong chuồng và hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào thì nhím đứng yên và cong đuôi. Những ngày động dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường. + Nhím đực chạy lăng xăng quanh chuồng, mũi hít hít, ngửi ngửi, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên. + Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuông. - Giao phối: thường vào 2 – 5 giờ sáng. Một đực ko quá 8 con cái ( có thể nuôi 1 đực và 1 cái cả đời ). - Chửa: Thời gian mang thai 90 – 95 ngày. Bụng nhím thường to ra hai bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên và không ăn quá nhiều dễ bị to thai và khó đẻ. - Đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm. Trong tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Nhím con bú mẹ một tháng và tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, tách con trước khi phối. 4.Thức ăn và khẩu phần thức ăn - Nhím là loài ăn tạp nên thức ăn cho nhím rất đa dạng: Côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả… Có thể bổ sung xương trâu, xương bò cho nhím gặm bổ sung canxi và cho nhím mài răng. - Trung bình nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. - Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đậu … cho nhím đực. 5 - Tăng chất khoáng: 2g muối/con/ngày. - Các thức ăn cần thiết: rau, củ, quả các loại, cám viên hỗn hợp, lúa, bắp, đậu, các loại , khô dầu dừa, đậu phộng . • Nước uống: Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do. Trung bình 1 lít/5con/ngày. • Chăm sóc: - Nhím ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại quét dọn, cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Cần giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. - Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. - Cần giữ yên tĩnh khi nuôi không làm chúng giật mình hoảng sợ dẫn đến chậm lớn. Cần giữ yên giấc ngủ vào ban ngày. Chúng rất dễ nuôi, chưa thấy bệnh tật gì. 5. Công tác thú y: Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng cũng có mắc một số bệnh thông thường: - Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần. - Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy. Ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ dừa Ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu * Để phòng bệnh cho nhím cần thực hiện các nguyên tắc sau đây: - Đảm bảo chuồng trại hợp vệ sinh. - Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. - Khi phát hiện bệnh có thể thông báo cho thú y nếu bệnh lạ và nặng. 6 Câu 5: Trình bày đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của hươu ? 1. Giống và đặc điểm giống. * Nguồn gốc. - Hươu Sao có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, phân bố: Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. - Hươu sao đã có từ rất lâu đời tại Nghệ An và Hà Tĩnh. * Phân bố - Tập trung chủ yếu tại Hà Tĩnh và Nghệ An. * Hình thái. - Màu lông vàng xẫm phía lưng và thân, nhạt hơn ở phần bụng. Có nhiều sao trắng xen kẽ kéo dài dọc thân thành từng hàng. - Thân hình thon chắc, cổ dài, tứ chi cao. - Hươu đực có sừng, sừng non gọi là nhung. Mỗi năm nhung mọc một lần. - Khối lượng sơ sinh là 3,4 – 3,8 kg/con. Hươu đực 65 kg/con, hươu cái 50 kg/con. * Sinh trưởng, phát triển, sinh sản. - Hươu sao mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. - Thời gian mang thai là 215 - 225ngày. Thời gian nuôi con từ 3 - 4 tháng. - Bắt đầu phối giống lúc 12 – 16 tháng tuổi. Hươu động dục chủ yếu vào mùa thu và đẻ con vào mùa xuân. - So với các gia súc nhỏ nhai lại khác thì hươu sao có tốc độ sinh trưởng tương đối khá và tầm vóc cũng lớn. Có những hươu đực nặng tới 90 -100 kg. - Hươu con đẻ ra tương đối khoẻ: khoảng nửa giờ sau khi đẻ đã đứng dậy được và bú mẹ. Trong những ngày đầu, hươu con thường nằm nhiều và nằm tách mẹ đến bữa mới về bú. - Nói chung, trọng lượng hươu sơ sinh bằng 6 - 7% trọng lượng hươu trưởng thành. - Trong khoảng 10 ngày đầu, hươu con phát triển nhanh, tăng trọng gần gấp đôi lúc mới sinh, chạy nhảy tốt. 7 - Tăng trọng bình quân trong 7 tháng đầu là khoảng 100 g/ngày. Sau 10 - 20 ngày, hươu con đã bắt đầu tập ăn lá, cỏ. - Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sừng hàng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện vào lúc một năm tuổi. Cặp sừng này không phân nhánh, dài 16 - 23 cm. 2. Khả năng sản xuất của hươu - Hầu như tất cả các bộ phận của cơ thể hươu đều được sử dụng triệt để. Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhung hươu. - Nói tới vị thuốc bổ, quý, trong Đông y người ta thường kể đến sâm nhung, quế, phụ. - Nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mỏi mệt, những vết thương chóng lành, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởng tốt đến việc trao đổi chất đạm và mỡ. - Ngoài ra, những chất chiết của nhung hươu sao còn chứa cholesterin tự do và hàng loạt những hợp chất trung tính khác. - Sử dụng làm thực phẩm - Cao hươu sao Câu 6: Nêu mục đích, tầm quan trọng của chăn nuôi ĐVHD? Những yêu cầu cơ bản trong chăn nuôi ĐVHD ? 1. Mục đích và tầm quan trọng của chăn nuôi động vật hoang dã * Mục đích: - Cung cấp thực phẩm. - Cung cấp nguyên liệu cho chế biến dược phẩm và mỹ phẩm. + VD; Mỹ phẩm; mật ong, mật gấu, nước đái bò tót, mỡ trăn, nhung hươu, dạ dày nhím, rượu rắn, chồn hương, - Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng công nghệ, mỹ nghệ, - Phục vụ giải trí và du lịch, thú cảnh. VD; Chim trĩ, hươu, - Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn giống,… - Cung cấp các động vật làm cảnh, làm thuốc,… * Tầm quan trọng của chăn nuôi ĐVHD. - Đa dạng hóa nguồn gốc giá trị động vật như các sản phẩm động vật hoang dã. 8 - Tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như; da cá sấu, đùi ếch, khỉ cho y học, - Tạo thêm nhiều việc làm đặc biệt ở nông thôn, miền núi, + VD; Đưa con giống cho họ nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo. - Góp phần vào việc nông lâm kết hợp, tăng thu nhập cho các hộ gia đình vùng miền núi. - Góp phần bảo tồn đa dạng sinh hoc của đất nước: như cung cấp thị trường các sản phẩm động vật (thịt, dược liệu, nguyên liệu,…). 2. Những yêu cầu cơ bản trong chăn nuôi ĐVHD - Lựa chọn người chăn nuôi: + Có sức khỏe, đam me chăn nuôi động vật hoang dã. + Được đào tạo kỹ thuật chăn nuôi động vật hoang dã. + Có ý thức trách nhiệm kỷ luật tốt, chấp hành các quy định chăn nuôi ĐVHD, các quy định thú y trong chăn nuôi ĐVHD. - Quản lý hồ sơ chăn nuôi. - Chuồng trại , bể nuôi: + Xay dựng đáp ứng nhu cầu sinh thái ĐVHD,. + Bể nuôi cần đảm bảo môi trường hợp lý. + Đảm bảo ấm áp. + Cửa ra vào phải đảm bảo, tẩy uế chuồng đảm bảo, - Quy định về chăn sóc vật nuôi: + Quan tâm đến thức ăn, nước uống, + Phương thức cho ăn phù hợp, nước uống đảm bảo vệ sinh. - Cách ly và kiểm dịch. - Phòng và tri bệnh: Chú ý đến phòng trị bệnh cho vật nuôi và cả con người. 9 Câu 7: Nêu đặc điểm về các giống cá sấu ? 1. Nguồn gốc: - Cá sấu đang nuôi ở nước ta là giống cá sấu hoang dã đang được thuần hóa ở Việt Nam, Thái Lan và Cu Ba. - Ở Việt Nam hiện đang nuôi 3 loài cá sấu: + Cá sấu nước lợ ( cá sấu hoa ): Thân có màu vàng ánh, sắc màu xanh là cây, có vẩy đen xen lẫn; đầu dài và thuôn. Con trưởng thành dài 6-8m. + Cá sấu nước ngọt ( cá sấu Xiêm – Việt Nam ): Thân có màu xám ánh sắc xanh, không có vẩy đen. Con trưởng thành dài 3-4m, đầu ngắn và rộng. + Cá sấu Cu ba: Thân có màu vàng sẫm pha nâu, có xen lẫn các chấm đen. Đầu dài và hơi thuôn. Con trưởng thành dài 2,5-3m, thích hợp với các vùng nước ngọt. 2. Hình thái - Cá sấu trưởng thành có chiều dài 2-5m. Đầu dẹt và bằng, mõm dài. Mắt nằm ở vị trí rất cao. Lỗ mũi và lỗ tai đều có van chắn nước. Chân to, ngắn, chân trước có 5 ngón, chân sau có 4 ngón. Đuôi cá sấu rất khoẻ, dẹt bên và có hình bơi chèo. - Cá sấu tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1-3 năm tuổi (trung bình mỗi năm tăng 35-45cm). Từ năm thứ tư trở đi cá sấu phát triển chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 8-15 cm. - Ở điều kiện nuôi tốt, cá sấu thành thục sớm hơn nhiều so với cá sấu hoang dã, khoảng 4-5 tuổi cá sấu có thể sinh sản. 10 [...]... lỏng lẽo, cử động linh hoạt - Xương sườn không có xương ức - Cơ lưng phát triển 11 3 Tiêu hóa - Răng đồng hình, dạ dày đơn - Ăn các động vật có xương sống - Thú cỡ nhỏ và vừa - Gà, vịt, một số loài chim, số ít bò sát và ếch nhái - Có khả năng nhịn đói một thời gian dài - Nhu cầu thức ăn càng cao khi nhiệt độ môi trường cao 4 Sinh trưởng - Con non sau khi nở 7 – 10 ngày mới bắt đầu ăn - Trăn nuôi một năm... tách bầy - Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên khoảng 8-9 năm, trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm 5 Chọn giống bố mẹ 13 - Chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Chồn hương giống có khối lượng từ 1,0-1,5 kg/con thì dễ nuôi - Những con muốn chọn làm giống nên chọn những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái Chọn chồn sinh... lên 6 Phối giống và thời điểm phối giống - Khi chồn động đực thì ta nên cho giao phối ngay tránh chậm trễ mà giảm hiệu quả - Khi đến thời gian động đực con cái hay bỏ ăn phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ , con đực tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái Lúc này ta bắt con cái bỏ vào con đực cho chúng giao phối - Giao phối xong là tách con cái và con đực nuôi riêng Nếu sau 30 ngày mà không thấy chồn mang... năm sau - Số trứng/lần đẻ + Trăn cộc: 10 - 16 + Trăn đất: 15 - 25 + Trăn gấm: 41 – 60 - Trăn cái mang thai từ 120-140 ngày Câu 9: Nêu đặc điểm giống chồn, phương pháp chọn giống và cho phối chồn trong chăn nuôi ? 1 Tên gọi - Tên Việt Nam gọi là cầy hương ( chồn hương ) - Họ: Cầy - Bộ: Ăn thịt 2 Phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống 12 - Chồn hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước... các tỉnh miền núi và trung du - Trong tự nhiên, chồn hương sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… Bản tính tự nhiên của cầy hương hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc 3 Hình thái: - Chồn hương là loài thú ăn thịt,ăn tạp cỡ nhỏ hoặc trung bình - Chồn hương trưởng thành có thân... và mõm hơi đen - Bộ răng 36-40 chiếc 4 Sinh trưởng, phát triển và sinh sản - Mùa sinh sản của cầy hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 2-10 âm lịch - Chúng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm - Độ tuổi thuần thục sinh lý và chu kỳ mang thai không rõ ràng - Thời gian mang thai của Chồn là 90 ngày - Chồn hương đã được thuần hóa, thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3-5 con . quan giao cấu lộ ra ngoài Không có cơ quan giao cấu 2. Da- Xương-Cơ - Da ngoài ngấm chất sừng dày lên thành vẩy - Nhiều sắc tố - Lớp da mỏng ở dưới có tính đàn hồi - Xương hàm khớp lỏng lẽo,. học của nhím ? 1. Giống và đặc điểm giống * Nguồn gốc: - Nhím thuộc họ Hystridae, loài gặm nhấm. - Nhím là động vật hoang dã, sống trong rừng, ở hang, thường ngủ ngày, ăn đêm. * Hình thái: -. thường: - Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng

Ngày đăng: 05/08/2014, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w