1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (HƯƠU SAO VÀ NAI) TẠI VĨNH CỬU ĐỒNG NAI

72 173 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 746,48 KB

Nội dung

Khảo sát hiện trạng chăn nuôi hươu sao và nai Khảo sát chuồng nuôi: - Đặc điểm của chuồng nuôi - Cách thức làm chuồng - Diện tích chuồng nuôi Khảo sát công tác chọn giống: - Chọn hươu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (HƯƠU SAO VÀ NAI) TẠI

Trang 2

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

(HƯƠU SAO VÀ NAI) TẠI VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN HỮU NGỌC

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẩn:

TS Vũ Thị Nga

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô giáo trường đại học Nông Lâm Tp HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường, đặc biệt là TS Vũ Thị Nga người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện nội dung khóa luận

Xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, sự giúp đỡ của các hộ gia đình chăn nuôi động vật hoang dã tại xã Hiếu Liêm, sự hỗ trợ và động viên khích lệ của gia đình và bạn bè trong quá trình thực hiện

và hoàn thiện khóa luận này

Tp HCM tháng 7 / 2010

Nguyễn Hữu Ngọc

Trang 4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã (hươu sao

và nai) tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai”

Địa điểm nghiên cứu đề tài: Đề tài đươc thực hiện tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai

Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ ngày tháng 3 tới ngày 30 tháng 7 năm 2010

Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát mô tả, phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích và xử lý số liệu Những kết quả ghi nhận được:

- Hươu sao có tuổi thành thục sinh dục trung bình là 14,5 tháng Chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày Thời gian mang thai trung bình là 225 ngày Khoảng cách giữa 2 lần sinh trung bình là 346 ngày

- Nai có tuổi thành thục sinh dục trung bình là 13,5 tháng Chu kỳ động dục trung bình là 22 ngày Thời gian mang thai trung bình là 267 ngày Khoảng cách giữa

2 lần sinh trung bình là 406 ngày

Các bệnh thường gặp ở hươu sao và nai: Bệnh chướng hơi đầy bụng, bệnh đi ngoài ra phân lỏng, bệnh vết thương, bệnh đau măt Mô tả nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và trị các bệnh nêu trên

- Khảo sát thực địa ghi nhận được:

Chuồng nuôi hươu sao, nai có diện tích là 6 m2 (chiều rộng 2 m, chiều dài 3 m) Chọn giống: Chọn con khỏe mạnh sinh ra từ lứa thứ 2 tới lứa thứ 7

Thức ăn: Cho ăn đủ lượng và chất Mổi ngày hươu sao ăn khoảng 15 - 20 kg thức ăn xanh, thức ăn tinh và củ quả Nai ăn khoảng 25 - 30 kg thức ăn xanh, thức ăn tinh và củ quả Thức ăn thêm là các loại chất khoáng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hươu sao và nai

Chăm sóc: Chú ý các giai đoạn phát triển của hươu sao và nai như: Giai đoạn phối giống, giai đoạn sau phối giống, giai đoạn cho nhung, gai đoạn mang thai, giai

Trang 5

Thời gian cho ăn chia làm 3 bữa trong ngày: Bữa thứ nhất từ 8 - 9 giờ cho ăn khoảng 20% khối lượng thức ăn trong ngày, bữa thứ 2 từ 16 - 17 giờ cho ăn khoảng 30% khối lượng thức ăn trong ngày và bữa thứ 3 từ 21 - 22 giờ cho ăn khoảng 50% khối lượng thức ăn trong ngày

- Xây dựng quy trình nuôi hươu sao và nai, cách phòng và chữa các bệnh thường gặp ở hươu sao và nai

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Hươu sao 3

2.1.1 Đặc điểm hình thái của hươu sao 3

2.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của hươu sao 3

2.1.3 Tập tính sinh sống của hươu sao và nai 3

2.1.4 Tập tính ăn nghỉ của hươu sao và nai 4

2.1.5 Phân bố của hươu sao 5

2.1.6 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của hươu sao 5

2.2 Nai 5

2.2.1 Đặc điểm hình thái của nai 5

2.2.2 Đặc điểm sinh thái của nai 5

2.2.3 Phân bố của nai 6

2.2.4 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của nai 6

2.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 6

2.3.1 Vị trí địa lý 6

2.3.2 Khí hậu 6

Trang 7

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Nội dung nghiên cứu 8

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 8

3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 8

3.3.1 Phương tiện nghiên cứu 8

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 8

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 10

4.1 Hươu sao 10

4.1.1 Đặc điểm hình thái 10

4.1.2 Một số đặc điểm sinh học của hươu sao 10

4.1.3 Chuồng nuôi 12

4.1.4 Chọn giống hươu sao và nai 13

4.1.5 Thức ăn 14

4.1.6 Nước uống 16

4.1.7 Chăm sóc hươu sao đực giống 16

4.1.8 Chăm sóc hươu sao đực khi có nhung 17

4.1.9 Chăm sóc hươu sao cái khi mang thai 18

4.1.10 Chăm sóc hươu sao cái sinh sản 19

4.1.11 Chăm sóc hươu sao con 19

4.2 Nai 20

4.2.1 Hình thái 20

4.2.2 Một số đặc điểm sinh học của nai 22

4.2.3 Chuồng nuôi 24

4.2.4 Chọn giống 24

4.2.5 Thức ăn và nước uống 24

4.2.6 Chăm sóc nai đực giống 26

4.2.7 Chăm sóc nai đực có nhung 26

4.2.8 Chăm sóc nai cái khi mang thai 27

4.2.9 Chăm sóc nai cái sinh sản 28

4.2.10 Chăm sóc nai con 29

4.3 Một số bệnh thường gặp ở hươu, nai 29

Trang 8

4.3.1 Bệnh chướng bụng đầy hơi 29

4.3.2 Bệnh đi ngoài ra phân lỏng 30

4.3.3 Vết thương 31

4.3.4 Bệnh đau mắt 32

4.3.5 Bệnh ở móng 32

4.4 Xây dựng quy trình nuôi hươu sao và nai 33

4.4.1 Quy trình nuôi hươu sao 33

4.4.2 Quy trình nuôi nai 38

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 45

Trang 9

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 HĐPG: Hươu đực phối giống

2 HĐKPG: Hươu đực không phối giống

3 HĐCN: Hươu đực có nhung

4 HCMT1-5: Hươu cái mang từ 1 tới tháng 6 tháng

5 HCMTS5: Hươu cái mang thai sau 6 tháng

6 HCSS: Hươu cái sinh sản

7 HCCS: Hươu con cai sữa

8 NĐPG: Nai đực phối giống

9 NĐKPG: Nai đực không phối giống

10 NĐCN: Nai đực có nhung

11 NCMT1-6: Nai cái mang thai từ 1 tới 6 tháng

12 NCMTS6: Nai cái mang thai sau 6 tháng

13 NCSS: Nai cái sinh sản

14 NCCS: Nai con cai sữa

15 TTTSD: Tuổi thành thục sinh dục

16 CKĐD: Chu kỳ động đục

17 TGMT: Thời gian mang thai

18 KCG2LS: Khoảng cách giữa 2 lần sinh

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh sản của hươu sao 11

Bảng 4.2: Khối lượng thức ăn của hươu sao trong các giai đoạn 15

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu sinh sản của nai 22

Bảng 4.4: Khối lượng thức ăn của nai trong các giai đoạn 25

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Hươu sao cái 6 năm tuổi 13

Hình 4.2: Chuồng nuôi hươu sao 13

Hình 4.3: Hươu sao đã bị cắt nhung 13

Hình 4.4: Hươu sao đực cho nhung lần đầu 13

Hình 4.5: Nai cái trưởng thành 21

Hình 4.6: Nai đực 8 tuổi 21

Hình 4.7: Tuyến lệ của nai đực 21

Hình 4.8: Nai đực có sừng hoàn chỉnh 21

Hình 4.9: Nai đực có sừng 25 ngày 21

Hình 4.10: Nai con 1 tháng tuổi 21

Hình 4.11: Một số chỉ tiêu sinh sản của hươu sao và nai 23

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong nhiều lỉnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, đa dạng sinh học… Đa dạng sinh học là đề tài được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm bởi giá trị của giới sinh vật cũng như liên quan đến sự tồn tại và phát triển của loài người

Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với nạn săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã đã làm cho nhiều loài động vật hoang dã bị đe dọa về cả thành phần và số lượng, một số loài đang đứng bên bờ tuyệt diệt đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế Hiện nay nhiều loài đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên và một số thì đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), tổng số các loại động - thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa hiện nay đã tăng lên 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật), tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992 Trong phần động vật, nếu như Sách Đỏ Việt Nam (1992), mức độ bị đe dọa của các loài chỉ mới dừng lại ở hạng

“nguy cấp”, thì đến thời điểm này đã có tới 9 loài động vật được xem đã tuyệt chủng trong hoang dã, cụ thể là: tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao Hiện có tới 116 loài động vật được coi là “rất nguy cấp”, tăng hơn nhiều so với 71 loài ở năm 1992 Đứng trước tình hình đó đòi hỏi cần phải có một phương pháp cụ thể và hiệu quả nhằm bảo vệ các loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng Đặc biệt cần có biện pháp bảo tồn tích cực để duy trì loài đã tuyệt chủng trong hoang dã nhưng còn trong nuôi nhốt như hươu sao, loài rất có giá trị kinh tế

Nai cũng là loài thú có giá trị kinh tế cao, trước đây nai có ở khắp các tỉnh có

Trang 13

Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), cần đưa nai vào trong sách đỏ và cần quản lý tốt nguồn lợi từ nai rừng

Với những lý do trên việc tiến hành khảo sát về tinh hình chăn nuôi động vật hoang dã là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Được sự cho phép của khoa lâm

nghiệp chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi động vật hoang dã (hươu sao và nai) tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai” nhằm xây dựng quy trình

chăn nuôi hươu sao và nai với mong muốn được góp một phần nhỏ vào vấn đề bảo tồn

đa dạng sinh học

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát hiện trạng chăn nuôi hươu sao và nai nhằm xây dựng quy trình chăn nuôi hươu sao và nai để phục vụ cho mục đích bảo tồn động vật hoang dã

1.3 Giới hạn đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Gồm hai loài là hươu sao và nai

- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi hươu sao và nai tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Hươu sao

Tên khoa học: Cervus nippon (Temminck, 1983)

Họ: Hươu nai Cervldae

Bộ: Guốc chẵn Artlodactyla (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998)

2.1.1 Đặc điểm hình thái của hươu sao

Hươu sao là loại thú cỡ trung bình trong họ hươu nai, trọng lượng cơ thể 60 -

80 kg Lông ngắn, mịn, màu vàng hung, có 6 - 8 hàng chấm trắng như sao dọc bên thân Con đực có sừng 2 - 4 nhánh, nhỏ hơn sừng nai Con cái không có sừng (Phùng

Mỹ Trung, 2000)

2.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của hươu sao

Thức ăn chủ yếu của loài hươu sao là cỏ và lá cây Hiện nay đã thống kê được

75 loài cây làm thức ăn cho hươu sao Hươu sao ưa thích nhất là các loài lá cây có nhựa mủ như: sung, mít … Trong điều kiện nuôi dưỡng hươu sao tập trung đẻ vào các tháng 3 - 5 Thời kỳ động dục vào tháng 8 - 9 Thời gian mang thai 215 - 235 ngày Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ một con Thời gian nuôi con từ 3 - 4 tháng (Phùng Mỹ Trung, 2000)

Ngoài thiên nhiên hươu sao sống ở trên núi đất, ưa thích nơi khô giáo, sống thành từng đàn, hiền lành và nhút nhát Trong điều kiên nuôi dưỡng thường mắc một

số bệnh tiêu hoá, bệnh phổi, bệnh virut ở móng, bệnh ký sinh trùng máu (Phùng Mỹ Trung, 2000)

2.1.3 Tập tính sinh sống của hươu sao và nai

Trong điều kiện nuôi nhốt bán tự nhiên, việc nghiên cứu tập tính sinh học của hươu sao và nai là rất cần thiết Dựa vào quy luật sinh sống của hươu sao và nai người chăn nuôi biết được tình trạng sức khoẻ, sinh lý của hươu sao và nai để từ đó có biện

Trang 15

- Hươu sao và nai là động vật có tập tính khác với các loài gia súc khác là tính bảo thủ cao, cho dù được nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng tập tính bản năng hoang dã vẫn tồn tại như: thận trọng, nhút nhát và khó tiếp cận Đặc biệt sự tiếp cận, thấy người từ

xa chúng đã lẩn tránh

- Hươu sao và nai có thính giác và khứu giác rất phát triển, có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng để canh chừng nguy hiểm từ kẻ thù Hươu sao và nai nhạy cảm với những kích thích, khi có tiếng động đột ngột hoặc người lạ đi vào là chúng dậm chân xuống đất, ngẩng cao đầu nhìn chăm chú về phía phát ra tiếng động hoặc người lạ

- Hươu sao và nai thường sống theo nhóm, chúng có tập tính đàn cao, khi một con chạy là cả đàn chạy theo Khi có tín hiệu cho ăn, con đầu đàn đi là cả đàn chạy theo Khi nằm nghỉ hay nhai lại chúng thường tụ tập theo loài riêng rẽ

- Hươu sao và nai đực không đóng vai trò trong việc nuôi con Hươu sao và nai đực chỉ quan hệ với nhóm hươu, nai cái trong thời gian động dục Mùa động dục hươu sao và nai đực ăn ít, tính tình dữ tợn, có khi gây nguy hiểm cho người

- Hươu sao và nai chủ yếu hoạt động vào ban đêm, thời gian còn lại nghỉ và nhai lại (Hoàng Minh Khiêm, 1985)

2.1.4 Tập tính ăn nghỉ của hươu sao và nai

Ở ngoài tự nhiên hươu sao và nai là loài thú hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm Còn ban ngày nghỉ ngơi ở nơi kín đáo để lẩn tránh kẻ thù

- Tỷ lệ ăn của hươu sao và nai tập trung cao vào các bữa trong ngày (9, 15 và

17 giờ) từ 98 - 100% con Hươu sao và nai có thời gian ăn đêm lâu hơn ăn ngày Thời gian ăn vào ban đêm xen kẽ thời gian nằm nghỉ nhai lại cho nên thức ăn cho vào bữa ban chiều chiếm tới 60 - 70%

- Thời gian nhịp điệu ăn của hươu sao và nai trong điều kiện nuôi cho thấy còn phụ thuộc vào một số yếu tố chính sau:

+ Thức ăn: Nếu trong khẩu phần ăn của chúng có nhiều cỏ, lá non ưa thích thì hươu sao và nai ăn nhanh, thời gian ăn giảm Khi khẩu phần ăn là cỏ, lá già thì thời gian ăn của hươu sao và nai kéo dài hơn

+ Thời tiết: Những ngày trời nóng hoặc quá lạnh thời gian ăn của hươu sao và nai giảm Những ngày nắng nóng mùa hè ăn ít vào ban ngày, thường nằm nghỉ ngơi

Trang 16

dưới bóng cây nhưng lại ăn nhiều vào ban đêm Những ngày mùa đông giá lạnh hươu sao và nai ăn và hoạt động ít vào ban đêm, thích tìm chỗ nằm trong chuồng ở chỗ khuất gió Những ngày trời sáng trăng hoạt động tìm ăn muộn hơn so với những đêm tối trời (Hoàng Minh Khiêm, 1985)

2.1.5 Phân bố của hươu sao

Thế giới: Đông Siberi, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản

Việt Nam: Trước đây hươu sao có ở Cao Bằng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vi), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Hiện nay đang được nuôi dưỡng ở Sơn La (Thị Xã), Hà Tây (Ba Vì), Hải Phòng (đảo Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ

An (Quỳnh Lưu), Hà Tỉnh (Hương Sơn, Hương Khê,…), Đắc Lắc (Easúp), Bình Dương (Hữu Liêm), TP Hồ Chí Minh ( Sở thú), Đồng Nai (Hiếu Liêm, Long Thành) (Phùng Mỹ Trung, 2000)

2.1.6 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của hươu sao

Hươu sao là thú quý hiếm trong Sách đỏ Thế giới Nhung được sử dụng làm

dược liệu rất có giá trị

Hiện nay ở Việt Nam hươu sao đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên chỉ còn tồn tại

ở tình trạng nuôi dưỡng (Phùng Mỹ Trung, 2000)

2.2 Nai

Tên khoa học: Cervus unicolor (Kerr, 1972)

Họ: Hươu nai Cervldae

Bộ: Guốc chẵn Artlodactyla (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998)

2.2.1 Đặc điểm hình thái của nai

Nai là loài lớn nhất trong họ hươu nai, nặng 150 - 200 kg, dài thân 1800 - 2000

mm Bộ lông dày, sợi lông nhỏ, dài, nâu ở hông và mông, xám hay xám đen ở lưng và ngực, trắng bẩn ở bụng và mặt trong các chi Nai đực có sừng (gạc) ba nhánh Nhánh thứ nhất tạo với nhánh chính 1 góc nhọn lớn Sừng to, thô (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998)

2.2.2 Đặc điểm sinh thái của nai

Nai sống ở nhiều sinh cảnh rừng: rừng thưa, rừng rụng lá, rừng thứ sinh xen vạt

Trang 17

ăn ở nơi xa dân cư Nai có thể kiếm ăn cả lúc sáng sớm và chiều tối Nơi bị săn bắn mạnh nai đi kiếm ăn muộn (23 - 24 giờ)

Nai ăn các loại cỏ, lá mầm, cây bụi, cây tái sinh và một số loại quả rừng rụng xuống Trong điều kiện nuôi nai ăn 20 - 25 kg cỏ, lá mổi ngày Nai sinh sản tập trung vào vào mùa thu và mùa xuân Mang thai khoảng 9 tháng Mổi năm đẻ một lứa, mổi lứa đẻ 1 con Nai con đẻ ra khoẻ, bú mẹ khoảng 6 tháng, trưởng thành sinh dục sau 2 năm tuổi (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998)

2.2.3 Phân bố của nai

Thế giới: Đông nam Á, Trung Quốc, Assam, Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Thái

Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Xumatra, Java, Bomeo, Philippines

Việt Nam: Trước đây Nai có ở khắp các tỉnh có rừng, hiện nay chỉ còn dọc biên giới phía Tây, từ Tây bắc đến Đông Nam bộ (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998)

2.2.4 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của nai

Nai là thú cho da lông, thực phẩm và dược liệu (nhung, gạc)

Do săn bắn quá mức, vùng sống bị thu hẹp nên nai bị tiêu diệt ở vùng Đông bắc, hiếm ở các vùng Tây bắc, Trung bộ Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ nai còn không nhiều

Loài này chưa có trong Sách đỏ Việt Nam Cần đưa vào Sách đỏ, mức độ đe doạ thấp và quản lý tốt nguồn lợi nai rừng Nai có thể nuôi nhốt chuồng (Phạm Nhật,

2.3.2 Khí hậu

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới có gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít bão lụt và thiên tai, có 2 mùa tương phản nhau (mùa mưa và mùa khô) Nhiệt độ bình quân năm 25,90c, số giờ nắng trung bình trong năm là 2286 giờ Lượng mưa bình

Trang 18

quân năm là 2080,1 mm Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82% (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2008)

2.3.3 Điều kiên kinh tế xã hội

Sản xuất nông nghiệp:

Trên địa bàn xã luôn phát triển thể hiện ở sản lượng năm sau luôn lớn hơn năm trước do nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, nhưng do chưa được bàn giao đất nên địa phương chưa có định hướng phát triển theo vùng từ đó củng ảnh hưởng ít nhiều đến việc phát triển kinh tế tại địa phương

Về lâm nghiệp:

Trện địa bàn có diện tích rừng trồng tự hưởng là 411 ha, hiện đang được tổ chức chăm sóc tốt (Uỷ ban Nhân dân xã Hiếu Liêm, 2009)

2.4 Quá trình hình thành và phát triển nghề nuôi hươu sao và nai

Năm 1987 được sự ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai, ban chủ nhiệm xã Hiếu Liêm đã vận động 6 hộ gia đình tại Hà Tĩnh vào thực hiện nghề chăn nuôi hươu sao và nai tại xã Hiếu liêm

Trải qua thời gian dài nghề nuôi hươu sao và nai tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai không ngừng phát triển thể hiện ở việc gia tăng về số lượng hươu sao và nai trên địa bàn Số lượng hươu và nai mấy năm gần đây của xã là: năm 2007

có 519 con, năm 2008 có 656 con, năm 2009 có 808 con (Uỷ ban Nhân dân xã Hiếu Liêm, 2009)

Trang 19

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm hình thái

- Một số chỉ tiêu sinh sản (thời gian mang thai, chu kỳ động dục,…)

- Kỹ thuật chăn nuôi

- Các bệnh thường gặp, cách phòng và chữa bệnh

- Xây dựng quy trình nuôi

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai

- Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2010

3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương tiện nghiên cứu

- Các hộ chăn nuôi hươu sao, nai tại xã Hiếu Liêm

- Máy chụp hình

- Máy định vị GPS, …

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Đặc điểm hình thái : Quan sát trực tiếp và mô tả

3.3.2.2 Khảo sát hiện trạng chăn nuôi hươu sao và nai

Khảo sát chuồng nuôi:

- Đặc điểm của chuồng nuôi

- Cách thức làm chuồng

- Diện tích chuồng nuôi

Khảo sát công tác chọn giống:

- Chọn hươu đực giống

- Chọn hươu cái giống

Trang 20

Khảo sát kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng:

- Phương pháp cho ăn

+ Cách thức cho ăn

+ Loại thức ăn

+ Khối lượng thức ăn / ngày

+ Số lần cho ăn / ngày

- Nguồn nước uống

- Phương pháp chăm sóc con đực giống

+ Nhu cầu dinh dưỡng

+ Cách chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Dinh dưỡng cho con đực trong giai đoạn phối giống

+ Dinh dưỡng cho con đực trong giai đoạn không phối giống

- Phương pháp chăm sóc con đực khi có nhung

- Phương pháp chăm sóc con cái khi mang thai

- Phương pháp chăm sóc con cái trong giai đoạn nuôi con

- Phương pháp chăm sóc con non từ khi bắt đầu sinh cho tới khi đạt độ tuổi thành thục

Khảo sát khả năng sinh sản và phát triển của hươu sao và nai cái :

- Thời gian mang thái

- Tuổi thành thục sinh dục

- Chu kỳ động dục

- Khoảng cách giữa hai lần sinh

Khảo sát một số bệnh thường gặp ở hươu sao và nai:

Trang 21

4.1.2 Một số đặc điểm sinh học của hươu sao

Mùa động dục của hươu sao tập trung vào các tháng 8, 9,10 trong năm Các biểu hiện động dục của hươu sao là: Bồn chồn không yên, cơ quan sinh dục bên ngoài xung huyết, có dịch chảy ra Thời gian động dục của hươu sao cái là từ 1 đến 3 ngày Khi hươu sao đực động dục thì có vẻ hung dữ hơn, ăn ít hơn, luôn tìm cách gần hươu sao cái Thời gian phối giống của hươu sao chỉ xảy ra trong vòng 20 - 30 giây

Kết quả thống kê ở bảng 4.1 cho thấy tuổi thành thục sinh dục của hươu sao

trung bình là 14,5 tháng, thời gian còn tùy thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc,… Được nuôi tốt, có ánh sáng sân chơi đầy đủ thì sự thành thục đến sớm hơn Do các nguyên nhân khác nhau mà đôi khi có những con hươu sao trưởng thành sinh dục muộn Chu kỳ động dục của hươu sao trung bình là 21 ngày Những người nuôi có kinh nghiệm thường cho hươu sao phối giống lúc 1,5 - 2 năm tuổi Khoảng cách giữa

hai lần sinh trung bình là 346 ngày Như vậy là hươu sao đẻ mỗi năm một lứa

Trang 22

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh sản của hươu sao

Hộ chăn nuôi TTTSD

(tháng)

CKĐD (ngày)

TGMT (ngày)

KCG2LS (ngày)

Trang 23

Ghi chú: Hộ chăn nuôi 1,2,3,…,30 (phụ lục 1)

TTTSD: Tuổi thành thục sinh dục

CKĐD: Chu kỳ động dục

TGMT: Thời gian mang thai

KCG2LS: Khoảng cách giữa 2 lần sinh

4.1.3 Chuồng nuôi

Nền chuồng có hình vuông hoặc hình chử nhật, được làm trên nền đất cao Thành chuồng làm bằng gỗ cột vuông (mỗi cạnh khoảng 18 x 20 cm), hoặc cột tròn (đường kính 20 - 22 cm) Gỗ làm xà và thành chuồng kích thước 4 x 13 cm, gỗ tròn thì đường kính khoảng 10 cm Thành chuồng sát tới mái, cao khoảng 2 - 2,5 m Mỗi chuồng có 4 hay 5 ngăn mỗi ngăn có diện tích 4 - 6 m2 (hình 4.2) Mỗi con hươu sao đực nhốt riêng một ngăn, hươu sao cái và hươu sao con có thể nhốt chung Mỗi chuồng có một ngăn trống dùng để nhốt luân chuyển hươu sao khi các ngăn khác cần làm vệ sinh, cần sửa chữa, hoặc khi nuôi nhốt nhiều hươu sao cái mà có một con động dục cần phải nhốt riêng con đó với hươu sao đực để phối giống

Mỗi ngăn làm nhiều cửa Một cửa mở ra phía ngoài để người chăm sóc và hươu sao có thể ra vào khi cần, một cửa chung với ngăn bên cạnh để có thể lùa hươu từ ngăn này qua ngăn khác Cửa chuồng có bề rộng là 0,8 m và có chiều cao là 1,8 m Nền chuồng lát bằng gạch hoặc láng xi măng, hàng ngày quét dọn sạch sẽ Phía ngoài chuồng có hố phân để chứa phân hay thức ăn thừa hàng ngày khi dọn chuồng Có rãnh thoát nước cho hố phân Hố phân được dọn hàng tuần để đảm bảo vệ sinh cho hươu Chuồng nuôi hươu sao được làm xa nhà ở, tránh hươu thường xuyên tiếp xúc với con người (có những trường hợp hươu sao sợ người bỏ chạy bị gãy chân) Khu vực nuôi hươu sao được tạo sân chơi để hàng ngày cho hươu sao vận động Với cách làm như vậy sẻ làm cho hươu sao được khỏe mạnh hơn nhưng trên địa bàn nghiên cứu thì địa điểm làm chuồng của người dân ở đây gần với nhà và đa số các hộ chăn nuôi không làm sân chơi để hươu vận động (90% số hộ chăn nuôi không có sân cho hươu vận động)

Trang 24

Hình 4.1: Hươu sao cái 6 năm tuổi Hình 4.2: Chuồng nuôi hươu sao

Hình 4.3: Hươu sao đã bị cắt nhung Hình 4.4: Hươu sao đực cho nhung lần đầu 4.1.4 Chọn giống hươu sao và nai

Theo kinh nghiêm của các hộ chăn nuôi trên địa bàn thì chọn giống cho hươu sao và nai cần phải chú ý các đặc điểm sau:

- Chọn đực giống:

Chọn những con đực sinh ra từ những bố mẹ tốt, nên chọn con lứa thứ 2 đến thứ 7, con bố có đặc điểm tốt đó là có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5 kg / năm trở lên đối với hươu sao và 2 - 2,5 kg / năm trở lên đối với nai

Chọn con đực khoẻ mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn

- Chọn con cái giống:

Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, không bị bệnh truyền

Trang 25

Chọn con nhỏ được sinh ra từ lứa thứ 2 đến thứ 7, khoẻ mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ phận sinh dục nổi rõ Không nên lấy con nhỏ được sinh ra trong các lứa sau

Khi chọn giống đực và cái cần đặc biệt quan tâm tới bố mẹ để tránh trường hợp mua phải những con sinh ra từ bố mẹ giao phối cận huyết khiến cho chất lượng của con nhỏ sau này không tốt

mủ như lá sung, lá mít… là những loại lá mà hươu sao rất thích ăn

Bên cạnh những thức ăn tươi, hươu sao được cho ăn thêm những thức ăn phơi khô, thức ăn tinh Do thay đổi khẩu vị mà hươu ăn ngon miệng hơn, nhiều hơn và bổ xung thêm một số chất cần thiết cho hươu sao nhất là bổ sung thêm thức ăn tinh vào thời gian mọc nhung sẽ làm tăng khối lượng và chất lượng của nhung Chất khoáng rất cần thiết trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của hươu sao Cho hươu sao ăn thêm muối băng cách hòa muối vào nước cho hươu sao uống hoặc vẩy vào lá, cỏ Muối được trộn với một số chất khoáng khác như FeSO4, CuSO4, S, vôi tôi Hỗn hợp khoáng được trộn theo tỷ lệ:

mà hươu sao thích ăn giúp cho hươu sao ăn gin miệng hơn và quan tâm tới việc bổ sung các chất khoáng cho hươu

Trang 26

Bảng 4.2: Khối lượng thức ăn của hươu sao trong các giai đoạn

Giai đoạn Lá, cỏ

(kg)

Tinh bột (kg)

Thóc nảy mầm (kg)

Khô dầu (kg)

Muối (g)

Chất khoáng(g)HĐPG 10 - 15 0,4 ± 0,028 0,3 ± 0,031 0,7 ± 0,035 15 20

Ghi chú: HĐPG: Hươu đực phối giống

HĐKPG: Hươu đực không phối giống HĐCN: Hươu đực có nhung

HCMT1-5: Hươu cái mang thai từ 1 tới 5 tháng

HCMTS5: Hươu cái mang thai sau 5 tháng

HCSS: Hươu cái sinh sản

HCCS: Hươu con cai sữa

Lịch phân bố cho hươu sao ăn đã được đa số hộ dân thực hiện như sau:

Mỗi ngày hươu sao ăn khoảng 15 - 20 kg thức ăn xanh, thức ăn tinh và củ quả được chia làm 3 bữa ăn trong ngày Bữa thứ nhất từ 8 - 9 giờ cho ăn khoảng 20% khối lượng thức ăn trong ngày, bữa thứ 2 từ 16 - 17 giờ cho ăn khoảng 30% khối lượng thức ăn trong ngày và bữa thứ 3 từ 21 - 22 giờ cho ăn khoảng 50% khối lượng thức ăn trong ngày

Hươu sao chủ yếu hoạt động vào ban đêm Ban đêm hươu sao ăn tới 50% tổng thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày hươu sao ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng

mà người chăn nuôi cần nắm biết Như vậy với lịch phân bố thời gian và khối lượng thức ăn cho hươu sao của các hộ chăn nuôi là phù hợp với đặc tính của hươu sao

Trang 27

4.1.6 Nước uống

Nước giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của động vật nói chung, của hươu sao nói riêng Trung bình mỗi ngày cho hươu sao uống từ 1,5 - 2,5 lít nước Cho hươu sao uống nước sạch, không cho hươu sao uống nước đục, bẩn, có mùi thối vì dễ làm cho hươu bị đau bụng hay sẩy thai Chậu và máng đựng nước được làm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặt cách mặt đất 0,4 - 0,5 m để hươu sao không dẫm chân vào

và hạn chế phân rác rơi vào nước

4.1.7 Chăm sóc hươu sao đực giống

Nhu cầu dinh dưỡng chính của hươu sao đực giống là đạm và khoáng, ngoài ra còn chú ý bồi dưỡng thêm tinh bột

Có ô chuồng riêng để nuôi đực giống Diện tích mỗi ô nuôi hươu sao trên địa bàn là 6 m2 Với diên tích ô chuồng như vậy cũng thích hợp với hươu sao đực giống có không gian để vận động thường xuyên hươu sẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn Nơi nuôi đực giống cần cách xa nơi nuôi hươu sao cái Trên địa bàn có tới 63% hộ dân nhốt đực giống xa hươu sao cái thường là nhốt chuồng riêng với hươu cái Đảm bảo cho hươu sao ăn đủ chất ngon miệng và no Chuồng được che chắn tránh nước mưa không tạt vào để giữ sức khỏe tốt cho hươu sao Như vậy trên địa bàn xã Hiếu Liêm vẫn còn nhiều hộ nhốt hươu sao đực giống gần với hươu sao cái như vậy tới mùa động dục sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của hươu sao đực giống

Việc chăm sóc hươu sao đực giống được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn phối giống và giai đoạn sau phối giống

 Trong giai đoạn phối giống

Thông thường trong giai đoạn phối giống hươu sao đực vừa cho nhung vừa phối giống nên thường được cho phối giống không quá 5 con trong một năm

Khẩu phần ăn của hươu đực trong giai đoạn phối giống như sau:

+ 10 - 15 kg lá, cỏ tươi non / ngày

+ 0,4 kg thức ăn chứa tinh bột / ngày (gạo, cám, khoai lang…)

+ 0,3 kg thóc nảy mầm / ngày

+ 0,7 kg khô dầu / ngày

+ 15 g muối / ngày

+ 20 g chất khoáng / ngày (Bảng 4.2)

Trang 28

 Giai đoạn sau phối giống

Sau giai đoạn phối giống, sức khoẻ của hươu sao đực giống giảm sút, cần có thời gian cho hươu nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ Cho hươu vận động thường xuyên nhằm kích thích tiêu hoá Trong giai đoạn này hươu ăn nhiều hơn trong mùa động dục Khối lượng thức ăn được tăng thêm Vệ sinh phòng bệnh được chú ý để bảo đảm cho hươu có đầy đủ sức khoẻ cho lần phối giống tiếp theo

Khẩu phần cho huơu sao đực giai đoạn sau phối giống như sau:

+ 15 - 20 kg lá, cỏ / ngày

+ 0,4 kg thức ăn chứa tinh bột / ngày ( gạo, cám, khoai lang…)

+ 20 g muối / ngày

+ 20 g chất khoáng / ngày (Bảng 4.2)

4.1.8 Chăm sóc hươu sao đực khi có nhung

Thú có sừng, khi mọc sừng thì có nhu cầu ăn thêm nhiều thức ăn đặc biệt là muối khoáng Trong giai đoạn hươu sao có nhung (hình 4.4) cũng đã được các hộ dân chú ý chăm sóc đặc biệt

Trong thời gian này hươu sao đực được bồi dưỡng khoảng 1 - 2 tháng trước khi nhung bắt đầu nhú Bồi dưỡng vào giai đoạn này có tác dụng nhiều hơn so với bồi dưỡng khi nhung đã xuất hiện rồi

Khẩu phần ăn của hươu sao đực trong giai đoạn cho nhung như sau:

+ 15 - 20 kg lá, cỏ tươi non / ngày

+ 0,4 kg thức ăn chứa tinh bột / ngày ( gạo, cám, khoai lang…)

+ 0,3 kg thóc nảy mầm / ngày

+ 0,7 kg khô dầu / ngày

+ 20 g muối / ngày

+ 20 g chất khoáng / ngày (bảng 4.2)

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ chăn nuôi nên cho hươu sao ăn nhiều loại thức

ăn cây, cỏ Không nên cho hươu sao ăn thường xuyên một hai loại lá, cỏ Có như thế mới tránh cho hươu khỏi bị thiếu chất Bên cạnh đó, còn phải chú ý đến khẩu vị thức

ăn sao cho ngon để hươu sao ăn được nhiều Tránh để hươu sao đói, buộc chúng phải

Trang 29

Ở Hiếu Liêm các hộ dân nuôi hươu sao thường để khai thác nhung nên sau khi cắt nhung, hươu bị mất máu, tính tình hoảng hốt, sợ hãi, cần được nghỉ ngơi yên tĩnh (hình 4.3) Cháo có bỏ muối được các hộ chăn nuôi cho hươu sao ăn đề hươu chóng hồi sức Vết cắt được cầm máu ngay và băng vô trùng tránh ruồi đẻ vào đó thành vết thương có dòi

4.1.9 Chăm sóc hươu sao cái khi mang thai

Thường hươu sao cái mang thai trong thời gian trung bình là 225 ngày Trong giai đoạn hươu sao mang thai cần đề phòng và tránh mọi nguyên nhân làm cho hươu bị sẩy thai như: Vận động, chạy nhảy quá mức, sàn chuồng trơn ướt làm hươu bị ngã, thức ăn hay nước uống kém phẩm chất, cho ăn uống no đói thất thường, thay đổi thức

ăn một cách đột ngột Nếu hươu sao bị sẩy thai được cách ly và điều trị kịp thời Thai

và chất bài tiết của nó được xử lý và vệ sinh chuồng trại thật kỹ

Đa số các hộ dân tại xã Hiếu Liêm chia làm 2 giai đoạn để chăm sóc hươu sao cái khi mang thai

 Giai đoạn mang thai từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5

Giai đoạn này hươu sao cái được thả chung với các hươu sao cái khác

Khẩu phần cho hươu mang thai giai đoạn này như sau:

+ 15 - 18 kg lá, cỏ / ngày

+ 15 g muối / ngày

+ 20 g chất khoáng / ngày (bảng 4.2)

 Giai đoạn mang thai sau 5 tháng

Hươu sao cái được cho ăn những lá, củ , quả có tác dụng lợi sữa như: lá quả sung, đu đủ xanh Giai đoạn này hươu sao cái được nhốt riêng để tiện việc theo dõi, chăm sóc và bồi dưỡng

Khẩu phần cho hươu mang thai giai đọan 2 như sau:

+ 15 - 18 kg lá, cỏ tươi / ngày

+ 0,3 kg chất tinh bột nấu cháo cho ăn / ngày

+ 0,3 kg khô dầu / ngày

+ 0,3 kg thóc nẩy mầm / ngày

+ 15 g muối / ngày

+ 25 g khoáng / ngày (bảng 4.2)

Trang 30

4.1.10 Chăm sóc hươu sao cái sinh sản

Khi hươu sao chuẩn bị đẻ sẽ được đưa sang chuồng riêng

Ô chuồng dành cho hươu sao đẻ được quét dọn sạch sẽ, tiêu độc nền và xung quanh thành chuồng bằng nước vôi Ở một góc ô chuồng, một lớp rơm mềm hay cỏ khô được rải ra để hươu sao cái làm ổ Giữ cho chuồng cho hươu sao đẻ ấm, thoáng, khô, kín đáo Có người theo dõi, nhưng không để cho hươu sao thấy Không nói chuyện ồn ào làm cho hươu sao sợ hãi Hạn chế sự can thiệp của người khi hươu đẻ

Hươu sao mẹ được cho ăn những thức ăn nhiều chất, những lá có nhiều nhựa như lá quả sung, vả, cỏ sữa, cây vú bò, cháo đu đủ, cám, Cho ăn thức ăn tinh, nhất là đạm dễ tiêu Cho uống nước vo gạo có pha muối

Khẩu phần ăn cho hươu sao mẹ giai đoạn cho con bú như sau:

+ 10 - 15 kg lá cỏ tươi / ngày

+ 0,5 kg chất bột nấu cháo / ngày

+ 0,5 kg khô dầu / ngày

+ 20 g muối / ngày

+ 25 g chất khoáng / ngày (bảng 4.2)

Sau khi đẻ được 3 tháng hươu sao con đã tự ăn được nhiều lá cỏ nên khẩu phần thức ăn của hươu sao mẹ được cho ăn trở lại mức bình thường

4.1.11 Chăm sóc hươu sao con

Chăm sóc hươu con được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ khi mới sinh tới khi bắt đầu tập ăn (thường là sau khi sinh tới 15 hoặc

bú được sữa đầu Sữa đầu có chứa nhiều nhất đạm, năng lượng, các vitamin và đặc biệt

là một số kháng thể cần thiết cho hươu sao con vì thế có tác dụng gần như quyết định đối với đời sống của hươu con Trường hợp sau khi sinh hươu sao con quá yếu không

Trang 31

chịu cho con bú phải bắt giữ hươu sao mẹ, xoa bóp bầu vú, vắt bỏ tia sữa đầu rồi cho hươu sao con vào bú Làm như vậy độ 3 - 4 lần hươu sao mẹ sẽ quen cho con bú

Giai đoạn 2: Từ khi hươu sao con bắt đầu tập ăn tới khi cai sữa mẹ (thường là sau giai

đoạn 1 tới 3 hoặc 4 tháng tuổi)

Trong giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu cho hươu sao con vẩn là sửa mẹ và hươu sao con bắt đầu được cho tập ăn lá, cỏ non mềm Cho hươu sao con vận động để giúp thích nghi với môi trường xung quanh Cho hươu con đi lại tự do giữa ô chuồng

và sân chơi Các chất tinh bột và khoáng thì cho vào nấu cháo cho hươu con tập ăn

Giai đoạn 3: Từ khi hươu sao con cai sữa mẹ tới khi đạt độ tuổi thành thục (thường là

sau giai đoạn 2 tới 15 tháng)

Giai đoạn này nguồn dinh dưỡng của hươu sao phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn Nên công việc chăm sóc hươu sao con được các hộ chăn nuôi thực hiện như sau: Thời gian đầu cần tăng cường cho ăn tăng thức ăn tinh, thức ăn nhiều chất sau mới cho dần thức

ăn thô

Khẩu phần ăn của hươu sao con khi cai sữa như sau:

+ 5 - 8 kg lá, cỏ tươi / ngày

+ 0,2 kg chất tinh bột (nấu cháo) / ngày

+ 0,2 kg khô dầu / ngày

Một đặc điểm nổi bật của phần dưới mắt nai là tuyến lệ có cả ở con đực lẫn con cái Tuyến lệ rất lớn, nổi rõ và càng lớn khi động dục hoặc khi giận giữ (hình 4.7)

Trang 32

Hình 4.5: Nai cái trưởng thành Hình 4.6: Nai đực 8 tuổi

Hình 4.7: Tuyến lệ của nai đực Hình 4.8: Nai đực có sừng hoàn chỉnh

Trang 33

4.2.2 Một số đặc điểm sinh học của nai

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu sinh sản của nai

Hộ chăn nuôi TTTSD

(tháng)

CKĐD (ngày)

TGMT (ngày)

KCG2LS (ngày)

Trang 34

Ghi chú: Hộ chăn nuôi 1,2,3,…,30 (phụ lục 1)

TTTSD: Tuổi thành thục sinh dục

CKĐD: Chu kỳ động dục

TGMT: Thời gian mang thai

KCG2LS: Khoảng cách giữa 2 lần sinh

Cũng giống như hươu sao khi tới mùa động dục các biểu hiện của nai là: Bồn chồn không yên, cơ quan sinh dục bên ngoài xung huyết, có dịch chảy ra Nai đực động dục thì có vẽ hung dữ hơn, ăn ít hơn, luôn tìm cách gần nai cái

Kết quả thống kê ở bảng 4.3 cho thấy tuổi thành thục sinh dục trung bình của nai là 13.5 tháng tuổi, thời gian còn tùy thuộc vào chế độ nuôi dưỡng chăm sóc Thời gian mang thai trung binh là 267 ngày Chu kỳ động dục trung bình là 22 ngày Không cho nai phối giống ngay lần động dục đầu tiên bởi vì nai cái tơ cơ thể còn yếu Những người nuôi có kinh nghiệm thường cho nai phối giống lúc 2 năm tuổi Khoảng cách giữa hai lần sinh trung bình là 406 ngày.

Hình 4.11: Một số chỉ tiêu sinh sản của hươu sao và nai

Ghi chú: TTTSD: Tuổi thành thục sinh dục

Trang 35

TGMT: Thời gian mang thai

KCG2LS: Khoảng cách giữa 2 lần sinh

Kết quả khảo sát cho thấy tuổi thánh thục sinh dục của hươu sao lớn hơn tuổi thành thục sinh dục của nai nhưng chu kỳ động dục (nai lớn hơn hươu sao 1 ngày), thời gian mang thai và khoảng cách giữa 2 lần sinh của nai lại lớn hơn của hươu sao (hình 4.11, bảng 4.1 và bảng 4.3)

4.2.3 Chuồng nuôi

Chuồng nuôi làm tương tự như chuồng nuôi hươu sao (đã trình bày ở mục 4.1.2), do trên địa bàn nghiên cứu các hộ gia đình chăn nuôi hươu sao và nai thường nuôi chung hươu sao và nai nên không có sự khác biệt về chuồng nuôi

4.2.5 Thức ăn và nước uống

Thức ăn cho nai phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ Lá, cỏ bị lấm bùn đất hoặc dính phân hay nước tiểu thì nai không ăn Nếu thức ăn bị ôi thì nai ăn vào rất dể bị mắc các bệnh đường ruột

Thức ăn cho nai là những loại lá cây như dây khoai lang, lạc ngô, cỏ voi,… những loại mà các hộ dân thường sản xuất được Nai còn được các hộ chăn nuôi cho

ăn các loại lá khác như các loại lá rừng, lá sung, lá mít,… là những loại lá mà nai rất thích ăn Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi củng đã rất hiểu đặc tính của nai vẫn có bản chất là loài động vật hoang dã nên thích ăn các loại lá rừng nhất là các loại lá cón nhựa mủ Cho nai ăn càng nhiều lá rừng, nhất là các loại lá thích hợp như vậy sẽ làm cho nai có sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn và phát triển tốt hơn

Bên cạnh những thức ăn tươi, nai còn được cho ăn thêm những thức ăn phơi khô, thức ăn tinh Khi đổi khẩu vị nai ăn ngon miệng hơn, nhiều hơn Bổ xung thêm một số chất cần thiết cho nai nhất là bổ sung thêm thức ăn tinh vào mùa cho nhung

Trang 36

cũng đã được các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm Muối được hòa vào nước cho nai uống hoặc vẫy vào lá, cỏ Các hộ chăn nuôi còn cho muối và một số chất khoáng khác như FeSO4, CuSO4, S, vôi tôi trộn theo một tỷ lệ thích hợp (đã trình bày ở mục 4.1.4) làm thành những hòn (đá liếm) để cho hươu liếm bổ xung chất khoáng cần thiết

Bảng 4.4: Khối lượng thức ăn của nai trong các giai đoạn

Giai đoạn Lá, cỏ

(kg)

Tinh bột (kg)

Thóc nảy mầm (kg)

Khô dầu (kg)

Muối (g)

Chất khoáng (g) NĐPG 20 - 25 0,7 ± 0,036 0,5 ± 0,032 0,8 ± 0,028 15 20 NĐKPG 25 - 30 0,7 ± 0,036 - - 20 20 NĐCN 25 - 30 0,7 ± 0,036 0,5 ± 0,035 0,8 ± 0,028 20 20

NCMTS6 25 - 27 0,7 ± 0,042 0,5 ± 0,028 0,7 ± 0,023 15 25 NCSS 20 - 25 0,7 ± 0,037 - 0,6 ± 0,028 20 25 NCCS 13 - 15 0,3 ± 0,028 - 0,3 ± 0,029 10 15

Ghi chú: NĐPG: Nai đực phối giống

NĐKPG: Nai đực không phối giống

NĐCN: Nai đực có nhung

NCMT1-6: Nai cái mang thai từ 1 tới 6 tháng

NCMTS6: Nai cái mang thai sau 6 tháng

NCSS: Nai cái sinh sản

NCCS: Nai con cai sữa

Lịch phân bố cho nai ăn đã đươc đa số hộ dân thực hiện như sau:

Mỗi ngày nai ăn khoảng 25 - 30 kg thức ăn xanh, thức ăn tinh và củ quả được chia làm 3 bữa ăn trong ngày Thời gian và chế độ cho nai ăn như đã trình bày ở phần hươu sao (ở mục 4.1.4)

Nai bản chất là loài động vật hoang dã chủ yếu hoạt động vào ban đêm Ban đêm ăn tới 50% tổng thức ăn của khẩu phần, vì vậy mỗi lần cho ăn trong ngày không nhiều, ban ngày nai ăn ít mà dành thời gian nhai lại thức ăn qua đêm Đặc tính này của nai cũng phù hợp với thời gian và chế độ cho ăn của các hộ dân

Ngày đăng: 28/02/2019, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam tập 1. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
2. Hoàng Minh Khiêm, 1985. Tập tính sinh học của hươu nai. Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập tính sinh học của hươu nai
3. Phạm Nhật, Đổ Quang Huy, 1998. .Động vật rừng. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật rừng
7. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2008. Báo cáo kết quả thực hiện về kinh tế xã hội. http://www.dongnai.gov.vn/dong-nai/tongquan_KT-XH/index_html/mlobject_print_view Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện về kinh tế xã hội
4. Phùng Mỹ Trung, 2000. Phần Mềm Sinh vật rừng Việt Nam. Công ty Trách nhiêm hữu hạn Tin học Hoàng Lực Khác
5. Ủy ban nhân dân xã Hiếu Liêm, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện về kinh tế xã hội Khác
6. Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, 2008. Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w