1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI KỲ ĐÀ HOA (Varanus salvator Laurenti) VÀ KỲ ĐÀ VÂN (Varanus bengalensis nebulosus Gray) TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

62 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi kỳ đà hoa Varanus salvator Laurenti và kỳ đà vân Varanus bengalensis nebulosus Gray tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGÔ THỊ KIM TRÚC

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI

KỲ ĐÀ HOA (Varanus salvator Laurenti) VÀ

KỲ ĐÀ VÂN (Varanus bengalensis nebulosus Gray)

TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGÔ THỊ KIM TRÚC

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI

KỲ ĐÀ HOA (Varanus salvator Laurenti) VÀ

KỲ ĐÀ VÂN (Varanus bengalensis nebulosus Gray)

TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Nga

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO i

MỤC LỤC ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG v

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ vii

LỜI CẢM ƠN 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2

Chương 1 3

MỞ ĐẦU 3

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3 Giới hạn đề tài 4

Chương 2 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1.1 Đặc điểm hình thái của kỳ đà hoa 5

2.1.2 Đặc điểm sinh thái, sinh học của kỳ đà hoa 6

2.1.3 Tập tính sinh sống của kỳ đà hoa 6

2.1.4 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của kỳ đà hoa 6

2.1.5 Đặc điểm phân bố của kỳ đà hoa 7

2.2 Kỳ đà vân 7

2.2.1 Đặc điểm hình thái của kỳ đà vân 7

2.2.2 Đặc điểm sinh thái, sinh học của kỳ đà vân 7

2.2.3 Tập tính sinh sống của kỳ đà vân 8

2.2.4 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của kỳ đà vân 8

2.2.5 Đặc điểm phân bố của kỳ đà vân 8

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 8

2.3.1 Giới thiệu chung về trang trại động vật hoang dã Ba Huệ 9

Trang 4

2.3.2 Quá trình thành lập và qui mô trang trại động vật hoang dã 9

xếp chồng lên nhau kỳ đà định kỳ 10

Chương 3 11

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Nội dung nghiên cứu 11

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11

3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 11

3.3.1 Phương tiện nghiên cứu 11

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.2.1 Các chỉ tiêu về hình thái 12

3.2.2.2 Khảo sát khả năng sinh sản của kỳ đà 12

3.3.2.3 Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi kỳ đà 12

3.3.2.3 Nội nghiệp 13

Chương 4 14

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14

4.1 Đặc điểm hình thái 14

4.1.1 Kỳ đà hoa 14

4.1.2 Kỳ đà vân 20

4.2 Đặc điểm sinh sản 37

4.2.1 Phân biệt kỳ đà đực với kỳ đà cái 37

4.2.2 Các chỉ tiêu sinh sản của kỳ đà hoa và kỳ đà vân 37

4.2.3 Kỹ thuật ấp trứng kỳ đà hoa và kỳ đà vân tại trang trại 37

4.3 Kỹ thuật chăn nuôi kỳ đà hoa và kỳ đà vân tại trang trại 39

4.3.1 Kỹ thuật làm chuồng nuôi kỳ đà 39

4.3.2 Kỹ thuật chăm sóc kỳ đà con mới nở 40

4.3.3 Kỹ thuật chăm sóc kỳ đà trưởng thành 40

4.4 Các bệnh thường gặp, cách phòng và trị bệnh 40

4.4.1 Bệnh tiêu chảy 41

4.4.2 Bệnh táo bón 41

Trang 5

4.4.3 Đẹn miệng 41

4.4.4 Bệnh ngoài da 41

4.4.5 Bệnh do nội tạng bên trong 42

4.5 Quy trình chăn nuôi kỳ đà hoa và kỳ đà vân 42

4.5.1 Làm chuồng nuôi kỳ đà 42

4.5.2 Chọn giống kỳ đà 42

4.5.3 Chăm sóc kỳ đà 43

4.5.4 Bệnh kỳ đà và cách chữa trị 43

4.5.4.1 Bệnh tiêu chảy 43

4.4.4.2 Bệnh táo bón 43

4.5.4.3 Đẹn miệng 44

4.5.4.4 Bệnh ngoài da 44

Chương 5 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 49

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Trọng lượng và kích thước trứng kỳ đà hoa 15

Bảng 4.2: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 2 16

Bảng 4.3: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 3 17

Bảng 4.4: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 4 18

Bảng 4.5: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 5 19

Bảng 4.6: Trọng lượng và kích thước trứng kỳ đà vân 20

Bảng 4.7: Trọng lượng và kích thước kỳ đà vân tuổi 2 22

Bảng 4.8: Trọng lượng và kích thước kỳ đà vân tuổi 3 24

Bảng 4.9: Trọng lượng và kích thước kỳ đà vân tuổi 4 26

Bảng 4.10: Trọng lượng và kích thước kỳ đà vân tuổi 5 28

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1: Chuồng kỳ đà được xây tầngxếp chồng lên nhau 10

Hình 3.2: ông Ba Huệ kiểm tra kỳ đà định kỳ 10

Hình 4.1: Hoa văn hình đồng tiền trên lưng kỳ đà hoa 30

Hình 4.2: Lưỡi kỳ đà khi thè ra 31

Hình 4.3: Vảy đầu của kỳ đà hoa 31

Hình 4.4: Kỳ đà ở tuổi 2 có đuôi dài gần gấp 1,5 lần chiều dài thân 32

Hình 4.5: Kỳ đà ở tuổi 5 có chiều dài thân gần bằng chiều dài đuôi 32

Hình 4.6: Bàn chân trước của kỳ đà hoa 33

Hình 4.7: Bàn chân sau của kỳ đà hoa 33

Hình 4.8: Kỳ đà hoa lúc thay da 34

Hình 4.9: Vảy đầu của kỳ đà vân 34

Hình 4.10: Vảy lưng kỳ đà vân 35

Hình 4.11: Răng kỳ đà vân 35

Hình 4.12: Bàn chân trước của kỳ đà vân 36

Hình 4.13: Bàn chân sau của kỳ đà vân 36

Hình 4.14: Kỳ đà đực 44

Hình 4.15: Kỳ đà cái 37

Hình 4.16: Trứng kỳ đà hoa (lớn) và trứng kỳ đà vân (nhỏ) 38

Hình 4.17: Trứng kỳ đà hoa đã tượng hình nhưng sau 10 tháng vẫn không nở được 39

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: So sánh chiều dài trứng kỳ đà hoa với trứng kỳ đà vân 21

Biểu đồ 2: so sánh chiều rộng trứng kỳ đà hoa với trứng kỳ đà vân 21

Biểu đồ 3: So sánh trọng lượng của kỳ đà hoa tuổi 2 với kỳ đà vân tuổi 2 23

Biểu đồ 4: So sánh chiều dài có thể kỳ đà hoa tuổi 2 với kỳ đà vân tuổi 2 23

Biểu đồ 5: So sánh chiều dài đuôi kỳ đà hoa tuổi 2 với kỳ đà vân tuổi 2 23

Biểu đồ 6: So sánh trọng lượng của kỳ đà hoa tuổi 3 với kỳ đà vân tuổi 3 25

Biểu đồ 7: So sánh chiều dài có thể kỳ đà hoa tuổi 3 với kỳ đà vân tuổi 3 25

Biểu đồ 8: So sánh chiều dài đuôi kỳ đà hoa tuổi 3 với kỳ đà vân tuổi 3 25

Biểu đồ 9: So sánh trọng lượng của kỳ đà hoa tuổi 4 với kỳ đà vân tuổi 4 27

Biểu đồ 10: So sánh chiều dài có thể kỳ đà hoa tuổi 4 với kỳ đà vân tuổi 4 27

Biểu đồ 11: So sánh chiều dài đuôi kỳ đà hoa tuổi 4 với kỳ đà vân tuổi 4 27

Biểu đồ 12: So sánh trọng lượng của kỳ đà hoa tuổi 5 với kỳ đà vân tuổi 5 29

Biểu đồ 13: So sánh chiều dài có thể kỳ đà hoa tuổi 5 với kỳ đà vân tuổi 5 29

Biểu đồ 14: So sánh chiều dài đuôi kỳ đà hoa tuổi 5 với kỳ đà vân tuổi 5 30

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những kiến thức quí báu trong thời gian tôi học tập tại trường Đặc biệt là TS Vũ Thị Nga là người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi nghiên cứu và hoàn thiện nội dung khóa luận

Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Huệ - chủ trang trại động vật hoang dã Ba Huệ - số 31 tỉnh lộ 9 xã Bình Mỹ huyện Củ Chi - Tp Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại trang trại của ông

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2011

Ngô Thị Kim Trúc

Trang 10

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi kỳ đà hoa (Varanus

salvator Laurenti) và kỳ đà vân (Varanus bengalensis nebulosus Gray) tại xã

Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”

Địa điểm nghiên cứu đề tài: Đề tài được thực hiện tại trang trại động vật hoang dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ 9 xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện đè tài: Đề tài được thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày 21/07/2011

Những kết quả ghi nhận được:

- Kỳ đà hoa có vảy lưng màu xám đen, có đốm vàng tròn như đồng tiền xếp thành từng hàng ngang trên thân Đuôi dài, dẹt bên, sống đuôi rất rõ Đuôi có những vòng vàng nhạt xen với những vòng đen, ở cá thể trưởng thành hoa văn đó mờ dần

- Kỳ đà vân có kích thước nhỏ hơn kỳ đà hoa Toàn thân có màu vàng

- Tuổi thành thục sinh dục của kỳ đà là 3 năm Mỗi năm kỳ đà đẻ 1 lứa Thời gian mang thai khoảng 80-90 ngày Thời gian ấp trứng là 80 ngày

- Chuồng nuôi kỳ đà có diện tích 1m x 1 m cao 3 m Hệ thống chuồng tầng với 5 tầng xếp chồng lên nhau

- Thức ăn cho kỳ đà con là cá, đầu gà băm nhuyễn Thức ăn cho kỳ đà trưởng thành là đậu gà

- Khối lượng thức ăn/con/ngày bằng 1/10 trọng lượng cơ thể của con đó

- Các bệnh thường gặp ở kỳ đà là: tiêu chảy, táo bón, đẹn miệng, ngoài da…

- Khảo sát hiện trạng chăn nuôi kỳ đà trong trang trại, từ đó xây dựng quy trình chăn nuôi kỳ đà hoa và kỳ đà vân để góp phần vào việc bảo tồn loài

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, việc khai thác rừng trái phép và cháy rừng làm cho diện tích rừng càng giảm Vì thế nên môi trường sống của thú rừng ngày càng bị thu hẹp dần Bên cạnh đó, việc xẻ rừng, cắt núi làm đường giao thông làm cho môi trường sống của thú rừng bị chia cắt

Nghị định của chính phủ số 32/2006NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam Trong

đó ghi rõ kỳ đà - bao gồm kỳ đà vân và kỳ đà hoa - thuộc nhóm hạn chế khai thác,

sử dụng vì mục đích thương mại

Theo sách đỏ Việt Nam 2007 thì các loài động vật - thực vật hoang dã trong thiên nhiên tăng từ 715 loài lên 882 loài so với sách đỏ 1992 Nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng Sách đỏ Việt Nam 2007 cũng công bố 9 loài đã tuyệt chủng ở lãnh thổ Việt Nam như: tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi,…

Một trong những nguyên nhân làm cho mức độ đe dọa của động vật rừng ngày càng tăng đó chính là tình trạng săn bắt thú rừng trái phép Chính vì thế mà các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã được hình thành và ngày càng được nhân rộng nhằm bảo tồn loài Ví dụ như mô hình nuôi heo rừng, nhím,…

Trang 12

Mô hình nuôi kỳ đà là mô hình còn khá mới, nhưng mang lại giá trị kinh tế cao nên đang được người dân nhân nuôi trong cộng đồng Vì là mô hình mới nên người dân còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân giống

Với những lý do trên việc khảo sát quy trình nhân nuôi kỳ đà là rất cần thiết

Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi kỳ đà hoa

(Varanus salvator Laurenti) và kỳ đà vân (Varanus bengalensis nebulosus

Gray) tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát hiện trạng chăn nuôi kỳ đà trong trang trại, từ đó xây dựng quy trình chăn nuôi kỳ đà hoa và kỳ đà vân để góp phần vào việc bảo tồn loài

1.3 Giới hạn đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: kỳ đà vân và kỳ đà hoa

- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát quy trình nhân nuôi kỳ đà tại Trang Trại Động Vật Hoang Dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ 9 xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Kỳ đà hoa

Kỳ đà hoa còn được gọi là kỳ đà nước

Tên khoa học: Varanus salvator Laurenti, 1768

2.1.1 Đặc điểm hình thái của kỳ đà hoa

Kỳ đà hoa có dạng thằn lằn, song cơ thể to và dài hơn

Kỳ đà hoa có mõm dài, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi Lưỡi chúng có thể thò ra thụt vào qua miệng như lưỡi rắn Lỗ mũi có hình bầu dục hay gần tròn nằm ở

vị trí gần mõm hơn mắt Đầu và thân phủ vảy nhỏ xếp kề nhau

Vảy bụng to hơn vảy lưng và xếp thành những hàng ngang Đuôi dài, dẹt bên, sống đuôi rất rõ Lưng có màu xám đen, ở những cá thể non có những chấm vàng to xếp thành những hàng ngang thân Đuôi có những vòng vàng nhạt xen với những vòng đen, ở các thể trưởng thành hoa văn đó không rõ Chiều dài cơ thể đạt tới 2500 mm (Phùng Mỹ Trung, 2002)

Trang 14

Trong tự nhiên Kỳ đà hoa có kích thước lớn, hầu hết nặng khoảng 30 kg Trưởng thành đạt 1.500 m Đầu, lưng và đuôi màu xám vàng Họng, bụng màu vàng sáng Lưng và hai bên hông có nhiều hoa màu vàng, hoa ở hông lớn hơn Đuôi dẹp, sống trên đuôi có gờ Mõm dài, bàn chân 5 ngón, ngón có vuốt lớn (Phạm Nhật và ctv, 1992)

2.1.2 Đặc điểm sinh thái, sinh học của kỳ đà hoa

Kỳ đà hoa ăn cá, động vật thân mềm, cua, nhiều khi ăn cả sâu bọ, ếch nhái,

bò sát, chim và chuột

Kỳ đà hoa đẻ khoảng 5 - 20 trứng nằm dưới các hốc cây gần nước Sau khi

đẻ xong, kỳ đà thường nằm đấy canh ổ trứng (Phùng Mỹ Trung, 2002)

2.1.3 Tập tính sinh sống của kỳ đà hoa

Kỳ đà hoa thường sống ở các bờ sông, bờ suối, bưng biền, đầm lầy, vùng trung du Chúng sống trong các hang hốc, các gốc cây hay trong các bờ bụi rậm

Kỳ đà hoa bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu từ 20 - 30 phút

Kỳ đà hoa có tập tính dùng lưỡi để đánh hơi theo dấu vết con mồi Phương pháp săn mồi của chúng là rình mồi và vồ mồi (Phùng Mỹ Trung, 2002)

Kỳ đà hoa sống ven khe suối, sông, hồ trong rừng Mùa hè thích đầm mình hoặc nằm nghỉ ngay mép nước Mùa đông trú trong hang đá, hốc đất lớn, những ngày nắng ấm phơi mình trên mỏm đá hay trên các cây khô bị đổ Kỳ đà sống đơn, kiếm ăn ban đêm, chủ yếu kiếm ăn dưới nước Bơi lặn giỏi (lặn tới 5 phút) Thức ăn

là thú nhỏ: chuột, khỉ, chim, bò sát, côn trùng, xác chết, cá và các loài giáp xác (tôm, cua), hươu nhỏ Kỳ đà rình và vồ mồi, khi con mồi bỏ chạy, chúng phóng đuổi theo, mồi nhỏ thì nuốt, mồi lớn thì dùng chân trước phụ giữ mồi và dùng răng

xé nhỏ con mồi để nuốt Khi đánh nhau chúng sử dụng cả miệng và đuôi, có thể được thuần hóa trong chăn nuôi Đẻ trứng vào mùa hè trong các hốc đất hay hốc cây gần khe suối, bên bờ sông, hồ Đẻ 15 - 30 trứng/lứa (Phạm Nhật và ctv, 1992)

2.1.4 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của kỳ đà hoa

- Giá trị: Kỳ đà hoa có giá trị thẩm mỹ, thịt ngon Da thuộc có giá trị thương mại cao Mật kỳ đà để chữa bệnh kinh giật ở trẻ em

Trang 15

- Tình trạng: số lượng kỳ đà hoa bị giảm sút nhiều do bị săn bắt để làm thực

phẩm và lấy da

- Mức độ đe dọa: bậc EN

- Đề nghị biện pháp bảo vệ: cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi (Sách đỏ Việt Nam 2007, trang 102)

2.1.5 Đặc điểm phân bố của kỳ đà hoa

Việt Nam: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau,…

Thế giới: Xrilanca, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, Bắc Australia, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Băngladet (Sách đỏ Việt Nam 2007, trang 102)

2.2 Kỳ đà vân

Kỳ đà vân còn được gọi là kỳ đà núi hay kỳ đà khô

Tên khoa học: Varanus bengalensis nebulosus Gray, 1831

2.2.1 Đặc điểm hình thái của kỳ đà vân

Kỳ đà vân có kích thước nhỏ hơn kỳ đà hoa

Kỳ đà vân có lỗ mũi ở vị trí gần mắt hơn đầu mõm Thân chúng có màu vàng xám, có các đốm vàng nhỏ rải rác ở lưng, có nhiều vết xám to xếp theo chiều ngang, nhưng những vết này không rõ ở đuôi Chiều dài cơ thể khoảng từ 1700 - 2000 mm

2.2.2 Đặc điểm sinh thái, sinh học của kỳ đà vân

Kỳ đà vân ăn sâu bọ, ếch nhái, thằn lằn, chim và thú nhỏ, chúng thường phá

tổ chim để ăn trứng và chim non

Kỳ đà vân cái đào hố đẻ trứng, số lượng khoảng 24 quả vào mùa mưa

Trang 16

2.2.3 Tập tính sinh sống của kỳ đà vân

Kỳ đà vân sống chủ yếu ở rừng núi và ít nhiều gắn bó với vực nước, đôi khi chúng cũng bò xuống nước song không lâu

Chúng bơi giỏi, leo trèo giỏi và thường kiếm ăn ở trên mặt đất hoặc trên cây Chúng thường sống trong các hang hốc do chúng tự đào, trong hốc cây hoặc dưới các tảng đá lớn

2.2.4 Giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của kỳ đà vân

- Giá trị: Kỳ đà vân có giá trị thẩm mỹ, thực phẩm (thịt ngon) và dược liệu;

da thuộc có giá trị thương mại cao

- Tình trạng: Số lượng Kỳ đà vân bị giảm sút nhiều do bị săn bắt, làm thực phẩm và lấy da (Phùng Mỹ Trung, 2002)

- Mức độ đe dọa: bậc EN

- Đề nghị biện pháp bảo vệ: cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi (sách đỏ Việt Nam

2007, trang 102)

2.2.5 Đặc điểm phân bố của kỳ đà vân

Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônnêxia (Sách đỏ Việt Nam

2007, trang 102); Ấn Độ, Tây Bengal (Smith 1935, Biswas & Kar 1982);

Bhitarkanika ở Orissa (Biswas & Kar 1981, 1982); Andaman và Nicobar (Smith

1935, Biswas & Sanyal 1977, Das 1988)

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại trang trại Động Vật Hoang Dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ

9 xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày 21/07/2011

Trang 17

2.3.1 Giới thiệu chung về trang trại động vật hoang dã Ba Huệ

Trang trại động vật hoang dã Ba Huệ nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km về hướng Nam, tọa lạc tại số 31 tỉnh lộ 9 ấp 1 xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh

Với sự đầu tư và khai thác hợp lý, đàn thú quý của trang trại động vật hoang

dã Ba Huệ đã phát triển, sinh sôi vượt ngoài sự mong đợi Đến nay, trang trại động vật hoang dã Ba Huệ đã có thể cung cấp giống các loài thú quí như : nhím, kỳ đà, rùa, cu đinh, ba ba,

Địa chỉ: Số 31 Đường Tỉnh Lộ 9 - Ấp 1 - Xã Bình Mỹ - Huyện Củ Chi - TP HCM, Điện thoại: (08) 7976423 - 0938267771

2.3.2 Quá trình thành lập và qui mô trang trại động vật hoang dã

Khởi nghiệp năm từ khoảng năm 1996 - 1997, ông ba Huệ bắt tay vào việc xây dựng chuồng trại và chọn ba ba làm vật nuôi kinh tế Giai đoạn này qui mô còn nhỏ, nhưng ba ba lúc này bán được giá nên mỗi lứa đều có lời

Năm 1999, ông ba Huệ được tham gia lớp tập huấn nuôi và chăm sóc động vật hoang dã tại Công viên Đầm Sen, vừa đi học về thì ông được Chi cục Kiểm lâm huyện Củ Chi nhờ nuôi một số động vật hoang dã, trong đó có một cặp kỳ đà đang

bị bệnh nặng Nhận kỳ đà từ tay cán bộ kiểm lâm mà ông cứ lo không biết chúng có qua khỏi không? Không yên tâm với những kiến thức đã học, ngày nào ông Ba cũng mày mò tìm kiếm thêm thông tin trên sách báo để áp dụng vào thực tế, rất may là cặp kỳ đà nhanh chóng bình phục và phát triển tốt Từ một cặp kỳ đà ban đầu, tới nay ông ba đã nhân giống được trên 120 con kỳ đà bố mẹ và 60 kỳ đà con

Nền kinh tế luôn biến động nên năm 2001, ông ba Huệ chuyển dần sang nuôi nhím Qui mô rộng hơn trước, cơ sở vật chất đầy đủ hơn Bên cạnh nhím còn có ao nuôi rùa, cá sấu, chuồng nuôi heo rừng lai,…

Giai đoạn đầu nuôi kỳ đà, ông được hướng dẫn tạo môi trường tự nhiên cho

kỳ đà dễ sinh sống Vì thế ông qui hoạch riêng 1 khu đất rộng 550 m2, có 2 hồ nước, trên bờ ông trồng chuối, dưới mỗi gốc chuối có các hốc cây, bụi rậm,… trông giống

Trang 18

như hoang dã Tuy nhiên, sau 1 năm thấy không hiệu quả, do kỳ đà tập trung vào 1 góc tường, con lớn nằm đè lên con nhỏ Với lại khi cho ăn thì chỉ có những con đực lớn, tỏ vẻ hung hăng bò ra ăn, các con còn lại không dám ra ăn thức ăn Năm 2000, ông chuyển sang nuôi lẻ, nhốt riềng từng con Lúc này ông cho xây chuồng riêng nhưng chỉ có 1 tầng Đến năm 2003, do số lượng kỳ đà trong trang trại ngày càng tăng Để tiết kiệm diện tích ông đã cho xây chuồng dạng tầng xếp chồng lên nhau

Hình 3.1: Chuồng kỳ đà được xây tầng Hình 3.2: ông Ba Huệ kiểm tra

xếp chồng lên nhau kỳ đà định kỳ

Trang 19

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Mô tả về hình thái: màu sắc cơ thể, hình dáng, chiều dài thân, chiều dài đuôi,… theo từng lứa tuổi; kích thước

- Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản: tuổi bắt đầu sinh sản, mùa sinh sản, chu kỳ

động dục thời gian mang thai, thời gian ấp trứng,…

- Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi: thành phần thức ăn, lượng thức ăn, thời gian

cho ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại

- Phỏng vấn chủ trang trại về các bệnh thường gặp ở kỳ đà, cách phòng và trị

bệnh cho kỳ đà

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại trang trại động vật hoang dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ

9 xã Bình Mỹ huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh

- Đề tài được thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày 21/07/2011

3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương tiện nghiên cứu

Trang 20

- Trang trại Động Vật Hoang Dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ 9 xã Bình Mỹ huyện

Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh

- Máy chụp ảnh

- Thước: thước kẹp đo đường kính, thước dây 2 m, cân đồng hồ

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Các chỉ tiêu về hình thái

- Quan sát trực tiếp và mô tả, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kỳ đà vân và kỳ đà hoa

- Mỗi lứa tuổi chọn 30 cá thể để đo kích thước thân

- Dùng thước dây đo chiều dài toàn thân, chiều dài đầu, chiều dài đuôi

- Dùng thước kẹp đo kích thước trứng theo chiều ngang và chiều dọc

3.2.2.2 Khảo sát khả năng sinh sản của kỳ đà

- Phân biệt kỳ đà đực với kỳ đà cái, tuổi thành thục sinh dục

- Chu kỳ động dục

- Thời gian mang thai

- Số lượng trứng trong 1 lần đẻ

- Tỷ lệ trứng nở (%) = Số trứng nở * 100/Tổng số trứng ấp

3.3.2.3 Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi kỳ đà

a Khảo sát chuồng nuôi

- Đặc điểm chuồng nuôi

- Vật liệu làm chuồng nuôi

- Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ chuồng nuôi

- Diện tích chuồng nuôi

b Khảo sát kỹ thuật chăm sóc kỳ đà

- Phương pháp cho ăn:

+ Các loại thức ăn thường dùng cho kỳ đà + Thời gian cho ăn

+ Số lần cho ăn trong ngày

+ Khối lượng thức ăn mỗi ngày

Trang 21

- Nước uống

- Phương pháp ấp trứng:

+ Hình thức ấp trứng: ấp bằng máy ấp trứng + Số trứng trong mỗi lần ấp trứng

+ Điều kiện ấp trứng: nhiệt độ, ẩm độ…

Trang 22

Chiều dài có thể lên tới 2,5 m, nặng 9 - 10 kg, tuổi thọ khoảng 15 năm Mõm

kỳ đà hoa dài, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi Chúng dùng thè lưỡi ra để đánh hơi phát hiện con mồi và kẻ thù (người lạ) (hình 4.2) Răng kỳ đà hoa có dạng răng hàm, mọc đều nhau, không có răng nanh Khi cắn chúng gặm rất chặt, tuy nhiên vết thương để lại không sâu và nguy hiểm Đầu và thân phủ một lớp vảy nhỏ xếp kề nhau, vảy bụng to hơn vảy lưng, và xếp thành hàng ngang (hình 4.3) Đuôi kỳ đà hoa dài hơn thân, lúc nhỏ chiều dài đuôi dài hơn 1,5 lần chiều dài thân (Hình 4.4) Khi kỳ đà lớn lên thì chiều dài thân phát triển nhiều hơn, còn chiều dài đuôi ít phát triển hơn (Hình 4.5) Mỗi bàn chân của kỳ đà hoa có 5 ngón, khoảng cách các ngón chân ở bàn chân trước đều nhau, ở bàn chân sau ngón thứ năm cách khá xa các ngón

Trang 23

còn lại (Hình 4.6, hình 4.7) Móng kỳ đà hoa dài và cứng, bám rất chặt, khi kỳ đà hoa bám vào một vật gì đó người ta khó có thể gỡ ra Chân kỳ đà hoa to, khỏe, lòng bàn chân rộng, thích hợp cho việc bơi lội dưới nước

Kỳ đà hoa thay da hàng năm, nhưng chúng không thay da một lần như trăn hay rắn Quá trình thay da của kỳ đà hoa rất đặc biệt không giống các loài động vật

có thay da khác Hiện tượng thay da thường kéo dài mất vài tháng, những chỗ trên

cơ thể hay cọ sát sẽ thay da sớm hơn những chỗ ít tiếp xúc cọ sát (hình 4.8)

Kích thước trứng trung bình là 8,47 x 3,59 cm, trọng lượng trung bình là 94,53 g (bảng 4.1, phụ lục 9)

Bảng 4.1: Trọng lượng và kích thước trứng kỳ đà hoa

STT Chiều dài

(cm)

Chiều rộng (cm)

Trọng lượng (g)

Trang 24

Bảng 4.2: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 2

STT Trọng lượng(kg)

Chiều dài (cm) Đầu

(cm)

Mình(cm)

Đuôi (cm)

Toàn thân (cm)

Trang 25

Kỳ đà hoa tuổi 3 có trọng lượng trung bình là 3,58 kg> Chiều dài đầu: 17,72 cm; chiều dài mình: 31,86 cm; chiều dài đuôi: 68,44 cm; chiều dài cơ thể: 49,58 cm (bảng 4.3, phụ lục 2)

Bảng 4.3: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 3

STT Trọng lượng

(kg)

Chiều dài (cm) Đầu

(cm)

Mình (cm)

Đuôi (cm)

Toàn thân (cm)

Trang 26

Bảng 4.4: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 4

STT Trọng lượng

(kg)

Chiều dài (cm) Đầu

(cm)

Mình (cm)

Đuôi (cm)

Toàn thân (cm)

Trang 27

Kỳ đà hoa tuổi 5 có trọng lượng cơ thể trung bình là 5,40 kg Chiều dài đầu: 22,49 cm; chiều dài mình: 42,35 cm; chiều dài đuôi: 67,59 cm; chiều dài cơ thể: 64,83 cm (bảng 4.5, phụ lục 4)

Bảng 4.5: Trọng lượng và kích thước kỳ đà hoa tuổi 5

STT Trọng lượng

(kg)

Chiều dài (cm) Đầu

(cm)

Mình (cm)

Đuôi (cm)

Toàn thân (cm)

Trang 28

4.1.2 Kỳ đà vân

Kỳ đà vân tương đối giống kỳ đà hoa về hình dạng bên ngoài chỉ khác là kỳ

đà vân nhỏ hơn Cơ thể có màu vàng, có những hàng vân vảy ngang màu vàng đậm nhạt khác nhau (hình 4.9, hình 4.10) Răng kỳ đà vân cũng giống như răng kỳ đà hoa, răng hàm nhỏ và đều, không có răng nanh (hình 4.11) Kỳ đà vân có lỗ mũi ở

vị trí gần mắt hơn đầu mõm Chân kỳ đà vân thon, nhỏ hơn chân kỳ đà hoa (hình 4.12, hình 4.13) Kỳ đà vân có kích thước trứng trung bình là 5,97 x 2,51 cm (bảng 4.6, phụ lục 10)

Chiều dài trung bình của trứng kỳ đà vân nhỏ hơn chiều dài trung bình của trứng kỳ đà hoa là 2,50 cm, chiều rộng trung bình của trứng kỳ đàn vân nhỏ hơn trứng kỳ đà hoa là 1,08 cm (Biểu đồ 1, biểu đồ 2)

Bảng 4.6: Trọng lượng và kích thước trứng kỳ đà vân

STT Chiều dài

(cm)

Chiều rộng (cm)

Trang 29

Biểu đồ 1: So sánh chiều dài trứng kỳ đà hoa với trứng kỳ đà vân

Biểu đồ 2: so sánh chiều rộng trứng kỳ đà hoa với trứng kỳ đà vân

Trang 30

Kỳ đà vân tuổi 2 có trọng lượng cơ thể trung bình là 1,63 kg Chiều dài đầu: 11,92 cm; chiều dài mình: 20,36 cm; chiều dài đuôi: 51,52 cm; chiều dài cơ thể: 32,30 cm (bảng 4.7, phụ lục 5)

Kỳ đà vân tuổi 2 nhỏ hơn kỳ đà hoa tuổi 2 về trọng lượng trung bình, chiều dài cơ thể, chiều dài đuôi tương ứng lần lượt là 0,40 kg, 14,80 cm, 8,39 cm (Biểu đồ

3, biểu đồ 4, biểu đồ 5)

Bảng 4.7: Trọng lượng và kích thước kỳ đà vân tuổi 2

STT Trọng lượng(kg)

Chiều dài (cm) Đầu

(cm)

Mình (cm)

Đuôi (cm)

Toàn thân (cm)

Trang 31

28 1,60 11,6 19,9 49,0 31,5

29 1,31 12,3 21,2 54,0 33,5

30 1,50 11,3 19,2 49,0 30,5

Biểu đồ 3: So sánh trọng lượng của kỳ đà hoa tuổi 2 với kỳ đà vân tuổi 2

Biểu đồ 4: So sánh chiều dài có thể kỳ đà hoa tuổi 2 với kỳ đà vân tuổi 2

Biểu đồ 5: So sánh chiều dài đuôi kỳ đà hoa tuổi 2 với kỳ đà vân tuổi 2

Ngày đăng: 11/06/2018, 18:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Biswas, S. and Kar, S. 1981. Observation on nesting habits and biology of Varanussalvator of Bhitarkanika Sanctuary, Orissa. J. Bombay nat. Hist.Soc. 78 (2): 303-308 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Varanussalvator" of Bhitarkanika Sanctuary, Orissa. "J. Bombay nat. Hist. "Soc
9. Biswas, S. and Kar, S. 1982. Two new records of the species belonging to the genus Varanus Merrem, 1920 (Reptilia: Varanidae) from Orissa. Rec. Zool.Surv. India, 79 (3 & 4): 515-520 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Varanus Merrem, "1920 (Reptilia: Varanidae) from Orissa. "Rec. Zool. "Surv. India
10. Smith, M. A. 1935. The Fauna of British India, including Ceylon and Burma. Amphibia and Reptilia. Vol. II – Sauria. Taylor & Francis, London: 440pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Fauna of British India, including Ceylon and Burma. "Amphibia and Reptilia. Vol. II – Sauria
3. Phùng Mỹ Trung, kỳ đà hoa, sinh vật rừng Việt Nam, 2002, http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5046 4. Phùng Mỹ Trung, kỳ đà vân, sinh vật rừng Việt Nam, 2002 Link
6. Nguyễn Văn Huệ, giới thiệu trang trại động vật hoang dã, trại nhím Ba Huệ http://trainhimbahue.com.vn/gioithieu.htm Link
7. Lê Nguyễn, Trang trại giống ở Củ Chi, chi hội nông dân Tp. Hồ Chí Minh http://hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn/Detail/tabid/76/ArticleID/1120/View/Detail/Default.aspxTiếng Anh Link
2. Phạm Nhật, Đỗ Tước, Lê Mộng Trân, 1992. Động vật rừng. Đại học Lâm nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w