Giọng điệu trong thơ Đinh Hùng.

Một phần của tài liệu Tình yêu trong thơ Đinh Hùng (Trang 51)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐINH HÙNG

3.2.2. Giọng điệu trong thơ Đinh Hùng.

Đứng trước một tác phẩm nhất là thi ca người ta thường cố sức đi tìm “Hồn cốt”, “thần thái của nó”, thẩm thấu được âm vang sau từng con chữ. Điều đó đòi hỏi người đọc phải bắt sao cho trúng giọng điệu của tác phẩm. Ivan Turgeninr đã có lý khi cho rằng: Điều quan trọng nhất đối với nhà văn là phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có được cái nốt riêng độc đáo. Người tiếp nhận nhạy cảm chính là người nghe được những nốt riêng ấy như Bá Nha xưa đã biết nghe Chung Tử Kỳ.

Có thể nói giọng điệu là một phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, dĩ nhiên đây là hình thức mang tính quan niệm, đồng thời cũng là một thước đo không thể thiếu được để xác định tài năng và phong cách độc đáo của nghệ sĩ.

Đến với thơ tình của thi sĩ Đinh Hùng người đọc như lạc vào một mê cung kỳ ảo của thế giới ái tình.

Trong bài thơ Tự tình dưới hoa thi sĩ viết:

Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng Mắt xanh lã bóng dừa hoang dại Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng

Em đến như mây chẳng đợi kỳ Hương ngàn gió núi động hàng mi Tâm tư khép mở đôi tà áo

Hẹn hò lâu rồi em nói đi

Nhũng câu thơ nhẹ nhàng nhưng đầy tình cảm đi vào lòng độc giả một cách hết sức tự nhiên, người con gái đó không hẹn trước mà bất ngờ xuất hiện trước mắt thi nhân làm cho ông thêm ngỡ ngàng bối rối, bài thơ chứa chan tình cảm của buổi đầu hò hẹn đầy yêu đương “nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời” thông qua những cảm xúc của yêu đương, nó không còn là cảm xúc trừu tượng và cụ thể lan thấm vào ngũ giới và tâm hồn của chủ thể tiếp nhận.

Nếu bước chân ngà có mỏi Xin em dựa sát lòng anh Ta đi vào tận rừng xanh Vớt cành vong vàng bên suối Lá đỏ rơi trong rừng cũ Thu về hai lòng còn yêu Đường tình trải một làn rêu Ngơ ngẩn hồn chiều tư lự

(Xuôi dòng mộng ảo)

Những giây phút cận kề, vui vẻ bên người con gái ấy không được bao lâu vì người con gái đó đã về cõi xa xăm của trời đất, vũ trụ. Đinh Hùng đau đớn vỡ mộng yêu đương. Để xóa nhòa ranh giới đó thi sĩ tìm về với người xưa để quên đi những cô đơn buồn tủi nhà thơ quay về hoài cổ, tuy vậy giọng thơ của ông vẫn thiết tha đằm thắm.

Nàng lớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ Nữa linh hồn u ám bóng non xanh Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mỹ nữ Nàng yêu ta huyền hoặc mối kỳ tình

Nguyên nhân vì đâu mà thi sĩ lại tìm về với thủa sơ khai, chính là do thực tại đau thương, đau thương đến tận cùng đã khiến thơ ông cuộn lên như giông bão, khắc khoải như những tiếng kêu xé lòng.

Ta xót thương ta căm giận, ngông cuồng Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự

Rồi dữ tợn ta vùng đi khắp xứ

Đinh Hùng trở thành kẻ chới với giữa hai bờ tuyệt vọng và hy vọng nhưng Đinh Hùng lại là nhà thơ lãng mạn, và lãng mạn đến tận cùng nên tại thời điểm tận cùng đó ông đã gặp mảnh đất siêu thực nếu gạt đi cái siêu thực đó có lẽ Đinh Hùng khó lòng đạt tới tầm vóc mà ta đang nhìn thấy nó đã tạo thành một cõi riêng, một tiếng kêu “thất thanh” độc nhất trong Thơ Mới, mà chẳng phải Đinh Hùng là người đầu tiên trở về với thuở sơ khai đó sao.

Đinh Hùng đã phát triển tất cả các cảm giác của tình yêu, vui, buồn, giận hờn đan xen giữa thực - mộng nhưng là một thế giới thơ hấp dẫn và bí ẩn diệu huyền.

Trong thơ của Đinh Hùng ta thấy xuất hiện máu, trăng, sao nhưng nhiều nhất là hồn, bóng ma. Máu chính là biểu tượng của đau thương. Trăng, sao là biểu tượng của khát khao. Hồn, bóng ma là nỗi niềm, trạng thái, tâm tình của nhà thơ chính điều này đã tạo nên giọng điệu buồn thương về một thời.

Hỡi non thắm! trước thời gian xao động Đá bâng khâng màu lạnh nhũ phai mờ Mấy xuân thu ngươi đứng nhìn sao rụng Ta tìm trên tuyết trắng dấu người xưa.

Thi nhân tìm đến thời xa xưa chính là tìm về với “cặp mắt sáng trăng xưa hò hẹn” với “dấu người xưa”, tìm về với “những buổi hoàng hôn từng hò hẹn “và tìm về với “bộ lạc”. Thi sĩ sẽ luôn đi tìm “em như tìm một hành tinh”, “anh tìm em trong tiếng vọng sơ khai”.

Bằng cái nhìn nuối tiếc thiết tha đầy khát vọng Đinh Hùng đã lấp cái khoảng cách nghiệt ngã giữa hai thế giới, bằng hy vọng, bằng thiết tha rạo rực cháy bỏng của tình yêu.

Xin em một phút cầm tay

Rồi mai cát bụi gót giày hư không

(Nỗi lòng thu nhỏ)

Sao rụng ngang mày. Em với anh Tìm nhau qua Vạn Lý Trường Thành Lênh đênh ảo giác trăng Hồng Thủy Đưa bóng em vào mây gió xanh.

(Hình em giả tưởng)

Bên này thế giớ là em,bên kia thế giới là anh. Khoảng cách giữa em là hàng thế giới, một khoảng nghìn trùng. Nỗi buồn và niềm thiết tha hiện lên trong cái nhìn lưu luyến của nhà thơ. Cái thế giới mà nhà thơ ao ước khát khao bao giờ cũng đẹp, trên cao đó là em là miền thượng thanh đầy ánh sáng “Em đến cùng trăng đi với sao”. Dưới trần đó là thế giới đầy tình yêu “Anh đến em trong vòng tay kết liền mây núi”. Cả hai thế giới ấy đều là nẻo mơ của thi sĩ Đinh Hùng,nhưng nẻo mơ ây đã “Giao hòa đôi cánh mộng tình nhân” đã “Đưa tình thương tới gặp tình thương”. Có gì cay đắng hơn là đang tồn tại trên cõi đời này nhưng lại không thể với chạm được hạnh phúc có thực của cõi đời, tình thế ấy làm xuất hiện giọng điệu lưu luyến hoài tiếc của thi nhân.

Em vẫn là trăng xa rất xa Là sao thiên trúc cát hằng hà

Dẫu xa rất xa đó nhưng thi nhân vẫn khảng định: Anh vẫn là anh xưa của em

Và: em vẫn là em xưa của anh Dù xa hải đở cách trường thành

Trong thơ Đinh Hùng thường nói đến hồn, nói đến cổ mộ nói nhiều đến bóng ma. Thi nhân hướng về thượng đế thực chất là để được yêu tương để được sống. Với giọng điệu thiết tha thi nhân vẫn dành tất cả niềm mê đắm, nồng say cho đời cho người.

Em chẳng tìm đâu cũng sẳn thơ Nắng trong hoa với gió bên hồ Dành riêng em đấy khi tình tự Ta sẽ đi về những cảnh xưa

(Tự tình dưới hoa)

Trong thơ Đinh Hùng nổi chán chường đầy ác mộng và màu sương linh giác, thi nhân cảm thấy: “Nghìn năm chưa thoát cơn mê hoảng”. cũng như Huy Cận, Đinh Hùng cũng nói đến những hồn nhưng không phải hồn đơn chiếc, hồn góa bụa, nghĩa là những linh hồn ở cõi nhân gian này luôn có sự gặp gỡ sum vầy trong thơ Đinh Hùng ta cũng thường bắt gặp “Hồn đau lưu lạc bên rừng tóc” “hồn lệ sầu”…nhưng chủ yếu ta thấy hồn trong thơ Đinh Hùng là hồn hòa quyện, nhập vào cõi nhân gian, đó là: “Gọi nhau vào cuộc bi hoan”, “Hồn mơn trớn ái ân cánh nhạc”,” Hồn đẩy đưa khoái lạc thuyền ca”, đó là “Gọi nhau say đắm giữa mùi hương và “hòa đôi thể chất một thân hình”…

Có thể nói chất mộng ảo trong những khúc ca tình yêu, giữa hồn anh và hồn em là những biểu tượng của cái đẹp nguyên khôi vĩnh viễn. Dẫu rằng vườn thơ Đinh Hùng mang giọng điệu bi thương chán chường, nhưng lại mang trong mình hình sắc của yêu đương, yêu cuộc sống, chán đời mà vẫn tin đời chính nỗi đau thân xác, nỗi đau của những mối tình nên ông chỉ có thể yêu trong mộng, ông thoát trần để tìm với cõi hỗn mang của thời xưa cổ, của những người gái thiên nhiên để tìm với nét đẹp xưa.

C . KẾT LUẬN

Đinh Hùng _ một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật… Kể từ khi tư tưởng lý luận về phản ánh hiện thực trong văn học nghệ thuật trở thành thống soái trên thi đàn cho đến nay các nhà phê bình ngại viết về thơ Đinh Hùng bởi thơ ông có vẻ siêu hình thoát li thực tế.

Khi bóng tối của sự lãng quên vẫn còn bao phủ gia tài thi ca Đinh Hùng, trong khi đó thi phẩm của các nhà thơ cùng thời với ông như: Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Trần Dân, Hoàng Cầm…đều đã được in ấn, xuất hiện trên thi đàn. Thi ca của họ đã được trả lại chỗ đứng trên thi đàn và trong lòng người yêu thơ đúng như giá trị nghệ thuật tự thân của nó. Đinh Hùng với vũ trụ thi ca lung ling huyền ảo, ông mang cá tính độc đáo của con người tài hoa nhiều trải nghiệm trong trường tình. Đến với thơ cái tôi trữ tình nhiều khi dữ dội qua những đợt sóng tình và như vượt ra khỏi những tình cảm và khuôn khổ thông thường của tình yêu lứa đôi, đã vắng bóng trên thi đàn, để lại những khoảng trống trong dòng chảy của thi ca dân tộc.

Cặp mắt xanh của Hoài Thanh – Hoài Chân đã phát hiện ra “niềm kinh dị” của thơ Chế Lan Viên nhưng lại bỏ sót thế giới kì ảo của thơ Đinh Hùng. Hai nhà phê bình Hoài Thanh – Hoài Chân với lối phê bình nặng về trực giác và kinh nghiệm nên đã không để mắt đến thơ Đinh Hùng cũng là lẽ thường. Nhưng chẳng phải vì thế mà tầm vóc tư tưởng và nghệ thuật của thơ Đinh Hùng bị giảm sút.

Hơn bốn mươi năm đã trôi qua thi nhân đã không còn nữa: thơ tình của ông, chứng tích của tuổi trẻ và một thời yêu đương vẫn còn nóng hổi, không bị

thời gian làm mai một, không cũ đi trước cuộc đời và nó sẽ lưu truyền mãi cho hậu thế.

Nếu thi ca của Chế Lan Viên sừng sững như những tháp Chàm thì thơ Đinh Hùng lại huyền ảo một thế giới hỗn mang và đầy mê cung kì ảo. Tầm vóc thi ca của thi sĩ Đinh Hùng có thể sánh với bất kì tác phẩm của bất kì nhà thơ hiện đại nào. Thi ca của ông vẫn còn là sự bí ẩn chờ được giải mã với những ai quan tâm đến vận mệnh thi ca của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tình yêu trong thơ Đinh Hùng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w