Thời gian quá vãng

Một phần của tài liệu Tình yêu trong thơ Đinh Hùng (Trang 40)

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐINH HÙNG

3.1.1. Thời gian quá vãng

Thời gian trong văn chương không còn theo chiều vận động vốn dĩ của nó mà được đưa vào cái nhìn suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ, thời gian đó gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo của thi nhân bởi chính hình tượng thơ và hình tượng cảm xúc. Sự cảm thụ thời gian trong thơ chình là mối rung động của nhà thơ trước cuộc đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh.

Đọc thơ Đinh Hùng, người đọc như lạc vào một thế giới của thời gian nào xa lạ, không tồn tại khó lòng có thể giải thích được những cảm giác huyền diệu ấy – đó chính là thời gian nguyên thủy.

Thi sĩ Đinh Hùng không viết về cái mà ông đang sống mà tác giả quay về thời dĩ vãng đã xa và rất xa. Thời gian đó là một thời gian hư vô, nguyên thủy. Trong bài thơ bài ca man rợ thi sĩ đã đi từ quá khứ đến hiện tại, từ rừng núi xa xưa quay ra Đô Thị.

Lòng đã khác ta trở về đô thị Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa

Nhưng thi nhân lại nhanh chóng tìm về quá khứ thuở sơ khai, để rồi từ đó nhà thơ thực hiện một cuộc viễn du tìm về với cõi hư vô.

Khi miếu đường kia phá bỏ rồi Ta đi về những hướng sao rơi

Trong thơ Đinh Hùng ta thường bắt gặp thời gian vào đêm khuya, đêm sâu của sự rùng rợn, phải chăng thời gian lúc này là thời gian của bóng ma, của linh hồn xưa hiện về.

Rồi những đêm sâu bỗng hiện về

Trong “đêm sâu” đó có sự xuất hiện tiếng khóc của vượn, của những bóng ma, hồn ma sơ cổ: Đâu đây u uất hồn sơ cổ

Từng bóng ma rừng theo bước đi

Nếu như với Xuân Diệu là cái tôi khát khao giao hòa, giao cảm đã làm nên một Xuân Diệu rất yêu đời, nồng nàn đắm say với cuộc sống, còn Thế Lữ tìm lên cõi tiên bồng, Vũ Hoàng Chương tìm đến bàn đèn khói thuốc phiện, Chế Lan Viên tìm về với quá khứ “vang bóng một thời”, thì Đinh Hùng cũng vậy, ông tìm về với thời sơ cổ, thuở sơ khai, phải chăng ông đang trốn chạy với hiện tại để đén với thời hồng hoang, ông không dấu diếm cái nhìn khát khao sống đến nồng nàn cuồng nhiệt, si mê trong tình yêu. Đã có lúc ông cầu xin, van xin được yêu.

Xin hãy yêu tôi những lòng thiếu nữ

Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm Xin hãy yêu tôi, những lòng hoa thắm!

( Xin hãy yêu tôi)

Thời gian trong thơ Đinh Hùng xuất hiện rất nhiều qua những từ ngữ “đêm sâu”, “buổi hoàng hôn”, “mùa thu”, “khuya sớm”…nhưng bắt gặp nhiều nhất vẫn là thời gian vào“đêm”.

Cũng chính thời gian này sự xuất hiện của hồn ma, bóng ma rất nhiều. Thời gian trong thơ Đinh Hùng có sự nhập nhòe với không gian, bởi lẽ không gian trong thơ Đinh Hùng cũng là không gian của thời hồng hoang sơ cổ và thời gian cũng là thời gian xưa của thời nguyên thủy. Ở nơi đó thi nhân hòa mình vào thế giới không cùng của trời đát, của mộng ảo, của Người gái thiên nhiên, của kỳ

nữ… cũng thời gian đó thi nhân được yêu được sống trong thế giới của ái tình,

của sự say đắm.

Ta mê muội giữa một bầy yêu quái Biết cười vui nói những giọng êm đềm

Thơ Đinh Hùng một thế giới rộng mở, trong bản giao hưởng âm thanh nổi lên những giai âm của mùa thu, sự nhận thức của thời gian, nhà thơ ý hức được thời gian mà mình đang hòa nhịp, tình yêu trong thơ Đinh Hùng đã vượt thời gian không chỉ ở hiện tại mà ở quá khứ thi sĩ đều rạo rực, nồng cháy với ái tình.

Trong thơ Đinh Hùng, sự xuất hiện của mùa thu là rất nhiều: vòng tay để lại mùa thu/ Thiên thu áp má đôi niềm lệ sa / Và tìm dư âm bước chuyển thời gian trên nụ cười buồn say ngất hương thu / Như đói mùa thu tóc xõa mây rừng / Trời cuối thu rồi em ở đâu /Thu về em đã gặp thu chưa…

Có phải mùa thu là buồn, là sầu đúng với tâm trạng của thi nhân nên ông nói nhiều đến mùa thu hay đây là cảm hứng chung của các thi sĩ trong phong trào Thơ mới. Với Đinh Hùng thì không phải là cái rạo rực để đón chào mùa thu, mà thu trong thơ ông chỉ nói đến sự xuất hiện của những bóng ma, hồn ma nó đi kèm với nỗi buồn sầu của thi sĩ, mùa thu không hiện ra một cách cụ thể, rõ ràng mà là một sự mơ hồ, mờ ảo. Nhà thơ mượn hình ảnh mùa thu nhưng không nói về mùa thu mà nói về hình ảnh khác.

Trời cuối thu rồi em ở đâu Nằm bên đất lạnh chắc em sầu

Thì ra thi nhân mượn mùa thu để nói về “em”, mượn thu để đánh thức em dậy.

Thu ơi đánh thức em dậy

Trong thơ Đinh Hùng xuất hiện thời gian chiều với thi sĩ đó là “ chiều sương”, “chiều vàng”, “chiều lạnh” và tiếp đó là “đêm sâu, đêm lạnh”… với tần số cao cùng với nó là cái lạnh, hồn tử khí xuất hiện tràn ngập trong thơ.

Rồi những đêm sâu bỗng hiện về Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya Đâu đây u uất hồn sâu cổ

Từng bóng ma rừng theo bước đi

(Những hướng sao rơi)

Có thể nói thời gian trong thơ Đinh Hùng là thời gian rợn ngợp của những bóng ma hiện về,đó là thời gian hồi tưởng, thời gian siêu tưởng, của quá khứ thời nguyên thủy song với thời gian đó thi sĩ tìm về với chính mình được vui hòa nhập với cái đẹp của thủa hồng hoang.

Thời gian mà Đinh Hùng nói đến không hải của kiếp người đời người gắn với cảm nhận nhân thế, thời thế mà cụ thể hóa trong thời gian cá thể: một ái tình. Trong thơ không hoặc rất ít thấy thời gian hiện tại và không có thời gian của tương lai, tác giả định danh và liên tưởng các giá trị thời gian bằng các chuỗi từ: “ngàn xưa”, ‘hồn xưa”, ‘cõi hư vô”, “cõi sơ khai” nhằm khẳng định giá trị thời gian trong thơ ông. Những cái “xưa” ấy chỉ là “hư vô” tập trống rỗng. Cùng với “ngày xưa”,”hồn xưa”, “thủa xưa’, “đêm xưa” liên tục hiện về, đi kèm với thời điểm được xác định hiện lên một không gian trống rỗng, hoang tàn.

Với sự xuất hiện của thời gian xưa đã tạo nên thời gian tâm tưởng, thời gian khát vọng vượt qua hư vô một cách mãnh liệt, qua đó thi nhân bộc lộ cảm giác mê đắm, say mê trước vẻ đẹp của Người gái thiên nhiên.

Nàng lớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ Nửa linh hồn u ám bóng non xanh Ngoài thiên nhiên nỏ bừng thân mỹ nữ Nàng yêu ta, huyền hoặc mối kỳ tình.

Thơ của Đinh Hùng giúp ta hiểu, trân trọng cái đẹp, đồng thời giúp nâng niu những khoảnh khắc đang sống, thơ đã giúp thi nhân bộc lộ cái cá nhân mãnh liệt, với một trái tim vẫn giữ màu tươi của tình yêu, của cái đẹp đến muôn đời, đồng thời hiểu thêm giá trị của cái đẹp của tình yêu qua những vần thơ chan chứa tình yêu, sự sống vào con người của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Tình yêu trong thơ Đinh Hùng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w