PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐINH HÙNG
3.1.2. Không gian siêu tưởng
Trong thơ Đinh Hùng thời gian cũng là một chiều của không gian và không gian cũng là một chiều của thời gian, không tách rời nhau được luôn có sự nhập nhòe không phân định.
Ai cũng biết Đinh Hùng là nhà thơ của tình yêu, niềm say mê ân ái, thời gian trong thơ ông không ngieng về trục hiện tại không phải là thời gian mà con người đang sống, đang ý thức được sự tồn tại của mình mà đó là thời gian xưa, thời gian hoài vãng của quá khứ thủa sơ khai nhưng từ đó Đinh Hùng đang được sống được yêu được nếm trải… không gian trong thơ ông, chính vì vậy tất yếu không phải là không gian trần thế mà là không gian siêu tưởng. Ông không có dược không gian trần thế như Xuân Diệu, không gian trong thơ Đinh Hùng mờ ảo siêu thóat giống trong thơ Hàn Mặc Tử, giống như không gian hoài tưởng thiên đường, những cảnh “sơn lâm bóng cả cây già” của Thế Lữ… không gian trong thơ Đinh Hùng bao giờ cũng gắn bó với những cảm xúc của thi nhân với cái nền bao quanh của tình yêu, của ái ân, nơi đó là nơi gặp gỡ của nhưng hò hẹn của những linh hồn bóng ma trong đó luôn có hình bóng thi sĩ và người con gái một thời của nhà thơ.
Chiều hương lạ ,mộng rừng về nghi ngút Chúng tôi gặp nhau bên dòng suối ngọt Làm đôi người cô đọc thưở sơ khai
(Người gái thiên nhiên)
Với Những hướng sao rơi là một không gian buồn bã, sầu, đồng thời qua nỗi u trầm và hoang vắng trong “gửi người dưới mộ” là một không gian tăm tối lạnh lẽo, nó khác hẳn với không gian tươi vui chan hòa của Xuân Diệu
Rồi những đêm sâu bỗng hiện về Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya Đâu đây u uất hồn sâu cổ
Từng bóng ma rừng theo bước đi
(Những hướng sao rơi)
Em hãy cười lên vang cõi âm Khi trăng thu lạnh bước đi thầm Những hồn phiêu bạt bao năm trươc Nay đã vào chung một chổ nằm
(Gửi người dưới mộ)
Thơ Đinh Hùng man mác một nỗi buồn, nhưng lại chứa đầy cảm xúc ẩn chứa trong mỗi câu thơ là khát vọng, ước mơ, những giấc mơ của tuổi trẻ, của những bước chân hăm hở vào đời, nên khi gặp sự trục trạc, đau thương thì thi sĩ đã tìm về thời dĩ vãng, thủa cổ xưa để được sống trong sự bằng lòng của con người cũng vì lẽ đó thi sĩ Đinh Hùng đã mở trí tưởng tượng bay cao, bay xa trong tận cùng của phương trời ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đinh Hùng đã đào sâu vào trong huyệt mộ dĩ vãng với hhi vọng gởi gắm ít nhiều nổi đau miên viễn, đó chính là thế giới của những hồn ma, bóng ma, thế giới hỗn mang của buổi đầu thuở sơ khai, thi sĩ dường như lạc hẳn vào thế giới bí ẩn đó, “và ta thấy hiện nguyên hình sơn giả”. Tất cả mọi người đều sợ thế giới mà Đinh Hùng đang mơ tưởng, “người và vật nhìn ta không dám nói. Chân lảng xa, từng cặp mắt e dè”, ông tìm về với thiện nhiên của thời hồng hoang, thái cổ còn tinh khôi, nguyên thủy, ở đó lóe lên ngọn lửa của đêm hồng hoang man rợ “sông núi dao thần” của sự hổn mạng. Trong không gian đo thi sĩ cùng với kỳ nữ, gái thiên nhiên kết bầu kết bạn.
Chúng tôi gặp nhau bên dòng suối ngọt Làm cô độc thuở sơ khai
Nàng bâng khuâng đốt lửa những đêm dài Ta từng buổi bơ vơ tìm bộ lạc
(Người gái thiên nhiên)
Với Mê Hồn Ca là một thế giới biệt lập với thế giới thực tại, thi nhân thả mình trong những giấc mơ kỳ diệu , giấc mơ về một thế giới và con người nguyên thủy cùng với những bóng hình man rợ.
Rồi những đêm sâu bỗng hiện về Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya Đâu đây u uất hồn sâu cổ
Từng bóng ma rừng theo bước đi
(Những hướng sao rơi)
Thơ của Đinh Hùng thường xuất hiện thời gian vào ban đêm, chính thời gian này là sự xuất hiện của hồn bóng ma bất ngờ, trong thời gian đêm tối đó, không gian như nặng nề, rợn ngợp, hết sức lung linh mờ ảo. Trong không gian đó có cứa gió, nó làm động cây cỏ. Trong đêm thanh vắng sự xuất hiện của hồn ma làm ta sợ hãi lại có sự xuất hiện của gió càng làm ta rùng mình hơn nhưng chính gió là kênh truyền thông giữa vũ trụ bao la vừa là sợi giây nối liền bầu trời với mặt đất.
Ta hằng nghe rõ Hằng thấy trên tường Hình ma bóng nhớ Chỗ em nời cũ Lên màu khói sương
(Màu sương linh giác)
Trong bóng đêm đó thi nhân sợ hãi “ta xua giấc mộng từng đêm” ,trong không gian đêm tối đó thi nhan đã “gọi hồn trờ”đẻ rồi “chết ta phá thiên đường”.Từ một địa điểm ,một không gian cụ thể “ta đem phòng làm cổ mộ” tương đối tĩnh tại ,nhờ sứ lan tỏa của gió,“mỗi lúc hồn cây động gió”đã lan tỏa đi khắp nơi.Từ một không gian hẹp thà không gian rộng đó là không gian của “Thiên đường”,lá không gian “cửa biển”. Những không gian, thời gian mà Đinh Hùng đề cập đến đều là không gia siêu tưởng, tưởng tượng, thời gian ban đêm
nhưng là bóng đêm của thời hồng hoang man rợ của thủa sơ khai, có lúc thi nhân sợ trở về với thực tại nên đã “Em! Kìa em! Đừng goị thức hư không”.
Không gian trong thơ Đinh Hùng thường bao la rộng lớn đến tận cùng, đó là không gian rọng lớn của may núi của biển rộng không gian của đêm sâu đêm vắng dòng suối, không gian của địa ngục, thiên đường.., đây là những không gian rộng lớn thể hiện nỗi sầu, cách trở xa xôi trong tình ái nhưng thi nhân không sợ những không gian đó bỡi ông đang vui vầy trong thế giới tử thần. Trong không gian đó bất ngờ Đinh Hùng quay lại với thực tạiđó cính là không gian cụ thể đang hiện hữu: không gian của cố đo, của Thăng Long, của Tây Hồ, của Mê Linh, Ba Đình….nhưng rồi thi nhân lại chùn bước chán chường bởi thực tại đau khổ. Để rồi bắt gặp một không gian siêu thực, mộng mị lẩn lộn giữa cõi dương thế và âm phần.
Đinh Hùng đã đắm mình trong không gia cổ xưa đó để dệt nên những vần thơ tình đầy say đắm, đầy tha thiết khiến cho người đọc phải say sưa lưu luyến. Cũng những thời gian thì kgoong gian trong thơ Đinh Hùng cũng rộng mở nhưng không xác định giữa không gian và thời gian. Với thời gian tưởng tượng thủa sơ khai đã giẫn đến một không gian hư vô siêu tưởng. Qua thế giới không gian đó giúp chúng ta hiểu thêm cõi hư vô của thủa sơ khai, hiểu thêm về cái đẹp và những giá trị của cuộc sống cũng như quan niêm của nhà thơ.