PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐINH HÙNG
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ Đinh Hùng.
Một ai đó đã nói: bà thơ hay cần gì đến khen chê. Tự nó đã đủ sức vượt thời gian nhưng ai làm thơ mà chẳng khao khát tri ân và thơ dù hay đến mấy nếu chỉ nằm yên trên trang giấ thì chỉ là những ký hiệu con hồn trên văn bản. Nó chỉ sống thực sự trong tiếp nhận, trong sự rung cảm của người đời. Dĩ nhiên để nhận ra màu sắc hương tơm và ánh sáng tỏa ra từ sinh thể thanh tân và nguyên trinh phong nhụy ấy, có nhiều ngã đường, nhiều cách thức tiếp cận khác nhau.
Thi ca là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, nó là điển hình của cảm xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức “hình thức mang tính quan niệm” cũng rất đặc biệt. Sự “quái đản” trong sử dụng ngôn từ, sự chuyển nghĩa tạo sinh nghĩa trong việc sử dụng các biện pháp tu từ, sự trừu tượng hóa, khái quát hóa các trạng thái tình cảm hiện thục và khát vọng sống của con người, sự hữu hình hoặc vô hinhfcacs cảm xúc, đối tượng sự âm thnah hóa theo quy luât…đã làm cho thi ca có sự quyến rủ đến kỳ lạ bội phần so với các thể loại nghệ thuật ngôn từ khác. Vậy thì cái gì đã làm nên giá trị của một thi phẩm? Đó chính là sự hài hòa thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa cái ảo và cái chân, giữa hình thức và nội dung.
Trong quá trình cho ra một thi phẩm các nhà thơ phải biết con đường dẫn đến bài thơ như thế nào? Bài thơ được làm bằng gì? Chúng ta đã quá quen với việc đọc bài thơ bằng văn bản bằng chữ và tưởng đâu đó là câu trả lời. Nhưng có bài thơ chỉ thấy chữ mà không thấy thơ và ngược lại có bài thơ không có chữ hay ta quên mất chữ mất lại rất thơ. Đến vơi thơ của thi sĩ Đinh Hùng người đọc sẽ bắt gặp một ngôn ngữ mới lạ _ ngôn ngữ kinh dị.
Trong bài thơ Những hướng sao rơi Đinh Hùng viết:
Sau trái cô sơn, ngày lại ngày Hồn kinh kỳ hiện dưới chân mây Đôi tay vò xé lòa hoang thảo Đỏ máu căm hờn trên cỏ cây
Trong bài thơ Thần tụng nhà thơ đã sử dụng những ngôn ngữ đầy cảm giác cảm xúc cụ thể tưởng chùng như có thể nắm bắt được.
Hồn mơn trớn ái ân cành nhạt Hồn đẩy đưa khoái lạc thuyền ca Trắng đêm mờ cặp thu ba
Nhà thơ thấy mình cô đơn, lạc lõng thấy mình như một ốc đảo giữa sa mạc mênh mông, nên thi nhân tìm về với quá khứ với một thời vàng son để nhằm thoát khỏi cô đơn của thực tại, chính lẽ đó khi tìm về với quá khứ, nhưng bao quanh nhân vật trữ tình là một trời sâu lạnh lẽo.
Trời cuối thu rồi em ở đâu? Nằm bên đất lạnh chắc em sầu? Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu
(Gửi người dưới mộ)
Để quên đi những cô đơn, buồn tủi cũng như để níu luyến những nét đẹp xưa thi nhân đã không ngừng quay về thời hoài cổ nhưng không phải với ngôn ngữ thơ xưa theo kiểu: cảnh đấy người đây luống đoạn trường (Bà Huyện Thanh Quan) mà nhà thỏ với cái nhìn của cái tôi chủ quan, nội cảm đó chính là cảm nhận trực diện của Thơ Mới.
Anh tìm trong tiếng vọng sơ khai Những bước đi từ nẻo dạ đài Hỏi thơ xuân đâu thơm tóc biếc Điệu buồn xao đông giấc hoa phai
(Hình tượng xuân xưa)
Và nhà thơ cũng không quên nhắn gửi cho mai sau:
Anh vẫn còn yêu em, kiếp sau Vầng trăng về núi sẽ quay đầu Bóng em trên những vì sao lạ Sẽ ngã dài sau thế kỷ sâu (lời thông điệp gữi mai sau)
Ngôn ngữ vang vọng của tấm lòng yếm thế, của lòng rời rã tự tình để thoáng vẻ ra những đôi mắt nhìn sang cõi bờ khác lạ của một chân trời mà thực và mộng chen lẫn nhau. Mê hồn ca với những biểu tượng của núi non, của gió tuyết, của cỏ hoa tịnh mịch, là hình giáng của sự mơ hồ của sự liên tưởng nâng
lên cao độ. Thi ảnh của Đường vào tình sử tương đối gần cận cuộc sống, có thêm sinh khí của tình yêu thiết tha của những tấm lòng mở ra và ngỏ với mọi người. Ngôn ngữ có lẽ quen với cảm quan mà vẫn có sức lôi kéo từ những vị trí đắc địa cũng như những cánh cửa mở ra những chân trời và những những phận người. Thơ, là thi sĩ đi trên con đường tìm kiếm lại chính, cái bản ngã có nét bàng bạc trong bức tranh nhân sinh mờ tỏ, có lúc rờn rợn màu trắng mênh mông của niềm mù khơi đến tạn vô cùng.
Thi nhân đã dùng những từ ngữ có sức lôi kéo đến kỳ lạ của những ý tưởng nảy sinh từ bùa chú linh thiêng. Con đường đi chập chùng thực mộng, trí tưởng tượng man mác mênh mông.
Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ
Và chân bước nghe chuyển rung đồi suối Là cỏ sắc vương đầy trên tóc rối
Ta khoác vai manh áo đẩm sương rừng
(Bài ca man rợ)
Thi nhân đã dùng những từ rất táo bạo, gợi hình và hiện nguyên lòng sơn dã.
Cảnh sắc này bỗng nhuộm máu tà dương Ta xót thương ta căm giận hung cuồng Ta gầm thét rung mấy thời thế sự Rồi dữ tợn ta vùng đi khắp xư
Thi sĩ Đinh Hùn sống bằng thế giới hư ảo, nhà thơ vùng vẫy trong thế giới đó bằng những câu thơ tuyệt đẹp.
Nửa bàn tay thẹn hoa trinh nữ Nhạc uốn mình như giải lụa đào …
Em đến như hương rừng tuyệt sắc Đóa môi kỳ diệu khói sương vây …
Bông hoa áo tím trôi vào mộng Anh sẽ tìm em nhập giấc mê
(Nhập Mộng)
Thi nhân đã vẽ sự thật lên mộng biểu lộ tình thật trong một thế giới không thật. Nhưng thế giới đó đã giúp thi sĩ yêu và sống với niềm khát khao vô tận. Ngôn ngữ thơ của Đinh Hùng có phần khó hiểu nhưng thông qua hình tượng thơ đó đã giúp người đọc hiểu được những vấn đề nhân sinh quan của cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm của thi nhân.