0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty qua các hệ số tài chính đặc trưng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI POT (Trang 101 -146 )

đặc trưng.

2.2.4.1. Các hệ số về khả năng thanh toán.

Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán giúp chúng ta có thể đánh giá xem khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu nhƣ trong bảng 2.8: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.

Qua bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng tổng thanh toán tổng quát ta thấy:

Đầu năm, hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1,340, thể hiện 1 đồng nợ phải trả của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo bởi 1,340 đồng tài sản.

Cuối năm, hệ số này là 1,297, thể hiện 1 đồng nợ phải trả chỉ còn đƣợc đảm bảo bởi 1,297 đồng tài sản của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, so với cuối năm, hệ số này giảm đi 0,044 lần tƣơng ứng với 3,25%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ vay( tăng 33,99%) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản (tăng 29,64%). Nợ phải trả tăng lên chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn. Còn tài sản tăng lại chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho. Phải thu của khách hàng là vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng còn hàng tồn kho đƣợc xem là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Khả năng thanh toán tổng quát giảm làm tăng rủi ro đối với các khoản nợ của công ty, cho thấy dấu hiệu tiềm ẩn những khó khăn tài chính doanh nghiệp có thể gặp phải. Tuy nhiên, cả đầu năm và cuối năm, hệ số này đều lớn hơn 1, tài sản của doanh nghiệp đủ để đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát chỉ dùng để đánh giá chung nhất khả năng thanh toán, làm cơ sở để đánh giá doanh nghiệp. Để biết rõ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần phải xem xét thêm các chỉ tiêu khác.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Bảng 2.8: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%) 1.Tổng tài sản VNĐ 171,520,447,108 222,356,118,158 50,835,671,051 29.64 2.Tài sản ngắn hạn VNĐ 112,720,174,148 148,297,671,958 35,577,497,811 31.56 3.Hàng tồn kho VNĐ 33,918,906,513 47,272,611,608 13,353,705,095 39.37 4.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền VNĐ 38,728,958,816 37,988,881,047 (740,077,769) -1.91 5.Tổng nợ phải trả VNĐ 127,993,779,289 171,503,054,863 43,509,275,574 33.99 6.Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 115,333,145,968 158,253,683,575 42,920,537,607 37.21 7.Chi phí lãi vay VNĐ 4,167,330,416 5,185,153,428 1,017,823,012 24.42 8.Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế VNĐ 22,789,887,830 30,110,257,983 7,320,370,153 32.12 9.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần 1.340 1.297 - 0.044 -3.25 10.Hệ số khả năng thanh toán hiện thời lần 0.977 0.937 - 0.040 -4.12 11.Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0.683 0.638 - 0.045 -6.57 12.Hệ số khả năng thanh toán tức thời lần 0.336 0.240 - 0.096 -28.51 13.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần 5.469 5.807 0.338 6.19

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Khả năng thanh toán ngắn hạn).

Đầu năm, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 0,977, thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 0,977 đồng TSLĐ.

Cuối năm, hệ số này là 0,937, thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 0,937 đồng TSLĐ.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cả đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 và có xu hƣớng giảm vào cuối năm, giảm đi 0,04 lần tƣơng ứng với 4,12%. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, cả đầu năm và cuối năm doanh nghiệp không có vốn lƣu chuyển, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này giảm do tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn (37,21%) cao hơn tốc độ tăng của TSLĐ (31,56%). Tuy nhiên, TSLĐ tăng là do doanh nghiệp có hàng tồn kho và các khoản phải thu cao, về lâu dài không tốt vì làm ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ lƣu chuyển vốn lƣu động. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do các khoản vay và nợ ngắn hạn tăng và chi phí phải trả tăng, phần lớn các khoản nợ vẫn chƣa đến hạn thanh toán nhƣng về lâu dài ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán và tình hình tài chính doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyên hàng tồn kho và thu hồi các khoản nợ phải thu.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Trong hệ số thanh toán nhanh, hàng tồn kho bị loại trừ ra trong TSLĐ. Hàng tồn kho là loại TSLĐ có tính thanh khoản thấp. Do vậy, hệ số thanh toán nhanh đánh giá chặt chẽ hơn khả năng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Đầu năm, hệ số thanh toán nhanh là 0.683, cho thấy doanh nghiệp có 68,3% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

Cuối năm, hệ số này là 0,638, tức là doanh nghiệp có 63,8% tài sản thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp cả đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 và có xu hƣớng giảm về cuối năm, giảm 0,045 lần tƣơng ứng với 6,57%.. Hệ số này nhỏ hơn 1 đồng thời lại suy giảm về cuối năm cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay. Nguyên nhân là do tuy tỷ lệ tăng TSNH cuối năm (31,56%) thấp hơn tỷ lệ tăng Nợ ngắn hạn (37,21%) nhƣng trong TSNH, hàng tồn kho tăng mạnh nhất (39,37%) và chiếm tỷ trọng cao về cuối năm. Điều đó cho thấy doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ các công trình đang thi công, đảm bảo thi công kịp tiến độ, đảm bảo chất lƣợng công trình đồng thời nâng cao năng suất sản xuất, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm để đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để đảm bảo khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hệ số vốn bằng tiền).

Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá sát thực khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm tính toán.

Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp khá thấp, cả đầu năm (bằng 0,336) và cuối năm (bằng 0,24) đêu nhỏ hơn 1 lại có xu hƣớng giảm vào cuối năm. Hệ số thanh toán tức thời thấp cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghi ệp là thấp. Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp không tốt , doanh nghiệp có thể gă ̣p khó khăn nếu buô ̣c phải thanh toán ngay cá c khoản nợ đến ha ̣n . Điều này có thể dẫn đến viê ̣c các khoản nợ đến hạn sẽ trở thành nợ quá hạn và chịu lãi suất quá hạn , đẩy chi phí tài chính tăng lên. Xem xét cụ thể tình hình doanh nghi ệp cho thấy , phần lớn các kh oản nợ của doanh nghiệp đều là các khoản nơ ̣ chƣa đến ha ̣n . Tuy nhiên, trong nhƣ̃ng năm tới , doanh nghiệp vẫn cần các biê ̣n pháp khắc phục , nâng dƣ̣ trƣ̃ tiền mă ̣t , giảm nợ phải trả ngắn hạn , tăng khả năng đáp ƣ́ng nhu cầu chi tiêu hàng ngày cũng nhƣ có thể nắm bắt đƣợc các cơ hội đầu tƣ bất thƣờng.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Hệ số thanh toán lãi vay.

Hệ số này phản ánh một đồng lãi vay đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, nó cho thấy mức độ rủi ro có thể gặp phải với các chủ nợ của doanh nghiệp.

Cuối năm, hệ số thanh toán lãi vay của công ty ( bằng 5,807) tăng 0,338 lần tƣơng ứng với tỷ lệ 6,19% so với hệ số thanh toán lãi vay đầu năm ( bằng 5,469). Về cơ bản công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay.

Hệ số này có xu hƣớng tăng về cuối năm là do Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của doanh nghiệp năm 2011 tăng, đồng thời chi phí lãi vay lại tăng lên do trong năm doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn. Nhƣ vậy có thể thấy vốn vay của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay đúng hạn cao. Tuy nhiên, hệ số này lại quá lớn, về lâu dài, doanh nghiệp khó có thể bù đắp lãi vay bằng lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế đƣợc.

Nhận xét chung : Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010. Tuy phần lớn các khoản nợ phải trả của công ty đều chƣa đến hạn nhƣng về lâu dài gây khó khăn cho tình hình tài chính và làm giảm uy tín của công ty. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng thanh toán, dự trữ tiền mặt, giảm hàng tồn kho xuống mức hợp lý, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu đảm bảo hoạt động của công ty không bị ngƣng trệ.

2.2.4.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.

a) Hệ số cơ cấu nguồn vốn.

Căn cứ vào bảng 2.9:Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, ta thấy: Hệ số nợ của doanh nghiệp tƣơng đối cao do chịu chi phối nhiều của đặc điểm ngành xây dựng, thƣơng mại đồng thời cũng chịu sự chi phối của một lĩnh vực rất nhạy cảm là môi trƣờng. Hệ số nợ của doanh nghiệp cuối năm (77,13%) tăng 2.51% tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 3,36% so với đầu năm (74,62%) cho

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng về cuối năm, điều này làm giảm mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của việc hệ số nợ tăng lên là do tổng nguồn vốn tăng 29,64% (50.836 triệu đồng), trong khi nợ phải trả tăng 33,99% (43.509 triệu đồng). Nhƣ vậy, nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng nợ phải trả, tốc độ tăng nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Xem xét kỹ cơ cấu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì các khoản nợ vay, chi phí phải trả tăng lên, trong khi nguồn vốn đi chiếm dụng lại giảm xuống, cộng với xu hƣớng giảm của hệ số khả năng thanh toán nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ tăng cao, tất yếu hệ số vốn chủ sở hữu giảm xuống, kết quả làm giảm tỷ suất đảm bảo nợ của doanh nghiệp. Tỷ suất đảm bảo nợ cuối năm giảm 4,36%. Cuối năm, 1 đồng nợ của công ty chỉ đƣợc đảm bảo bởi 0,2965 đồng vốn chủ sở hữu so với 0,3401 đồng đầu năm. Mức độ an toàn, tự chủ về mặt tài chính của công ty giảm xuống.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Bảng 2.9: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng tài sản VNĐ 171,520,447,108 222,356,118,158 50,835,671,051 29.64 Nợ phải trả VNĐ 127,993,779,289 171,503,054,863 43,509,275,574 33.99 Vốn chủ sở hữu VNĐ 43,526,667,818 50,853,063,295 7,326,395,477 16.83 Tài sản ngắn hạn VNĐ 112,720,174,148 148,297,671,958 35,577,497,811 31.56 Tài sản dài hạn VNĐ 58,800,272,960 74,058,446,200 15,258,173,240 25.95 Hệ số nợ % 74.62 77.13 2.51 3.36 Hệ số vốn chủ % 25.38 22.87 -2.51 -9.88 Tỷ suất đảm bảo nợ % 34.01 29.65 -4.36 -12.81

Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn % 34.28 33.31 -0.98 -2.85

Tỷ suất đầu tƣ vào TSLĐ % 65.72 66.69 0.98 1.48

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ % 38.61 34.29 -4.32 -11.20

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

b) Hệ số cơ cấu tài sản.

Tiếp tục theo dõi bảng 2.9, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thì tỷ trọng TSNH rất lớn và có xu hƣớng tăng về cuối năm.

Đầu năm, tỷ suất đầu tƣ vào TSNH là 65,72%, tỷ suất đầu tƣ vào TSDH là 38,64%. Cuối năm, tỷ suất đầu tƣ TSNH tăng lên 66,69%, tỷ suất đầu tƣ TSDH tƣơng ứng giảm còn 34,29%. Nguyên nhân là do trong năm, tổng tài sản của công ty tăng cao, nhƣng chủ yếu là tăng TSNH, TSDH tăng không đáng kể. Xem xét cụ thể, TSNH tăng là do các khoản phải thu tăng cao.

Nhận xét: Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản trong năm 2011 của công ty biến động nhƣ trên là chƣa hợp lý. Tổng tài sản tăng, quy mô vốn, cũng nhƣ nguồn vốn đƣợc mở rộng nhƣng phần lớn là gia tăng nợ ngắn hạn, tốc độ tăng nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn, lợi nhuận sau thuế giảm đi cho thấy chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp chƣa đạt hiệu quả. Tổng tài sản tăng nhƣng phần lớn là do tăng tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho trong khi TSCĐ tăng không đáng kể, điều này cho thấy công ty không chú trọng đầu tƣ chiều sâu TSCĐ để tăng năng lực sản xuất về lâu dài.

2.2.4.3. Các hệ số về hiệu suất hoạt động.

Số vòng quay hàng tồn kho.

Xem xét Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2010 - 2011 ta có:

Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 11,3 vòng, tăng 1,8 vòng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 18,55% so với năm 2010 (9,5 vòng).

Tƣơng ứng với sự tăng lên của số vòng quay hàng tồn kho là sự suy giảm của số ngày vòng quay hàng tồn kho, từ 38 ngày năm 2010 xuống còn 32 ngày năm 2011. Nhƣ vậy, tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân chậm hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, cụ thể năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 61,98%, nhƣng hàng tồn kho bình quân tăng 36,63%. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

kho của công ty đã có bƣớc tiến bộ hơn năm 2010, viêc tính toán mức tồn kho hợp lý. Ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đã giúp nhanh cho công ty tránh đƣợc việc ứ đọng quá nhiều vốn, giảm chi phí bảo quản và lƣu kho. Giúp công ty chủ động hơn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh so với năm 2010.

Tóm lại, công tác quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2011 đƣợc đánh giá tốt vì lƣợng hàng tồn kho trong năm tăng cao (tỷ lệ tăng 39,37%) mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh đƣợc tình trạng ứ đọng vốn, rút ngắn đƣợc chu kỳ kinh doanh. Trong thời gian tới công ty cần cố gắng duy trì ở mức ổn định này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Vòng quay các khoản phải thu.

Qua bảng 2.11: Tình hình thu hồi nợ của công ty năm 2010 – 2011 ta thấy Năm 2011, số vòng quay các khoản phải thu là 10,5 vòng tăng 3,4 vòng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 48,43% so với năm 2010 (7,1 vòng). Tƣơng ứng làm cho kì thu tiền bình quân năm 2011 là 34 ngày giảm 17 ngày so với năm 2010 (51 ngày), tỷ lệ giảm 32,63%.

Số vòng quay các khoản phải thu tăng là do doanh thu thuần đã tăng với tỷ lệ 56,84% ( 328.933 triệu đồng lên 515.909 triệu đồng), cao hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân 5,67% ( từ 46.367 triệu đồng lên đến 48.995 triệu đồng). Doanh thu tăng đồng nghĩa với các khoản phải thu tăng theo, trong đó, các khoản phải thu khác tăng với tỷ lệ lớn nhất (456,85%) song về lƣợng thì phải thu của khách hàng lại là lớn nhất (11.960 triệu đồng). Việc giảm tốc độ tăng tƣơng đối của các khoản phải thu bình quân so với doanh thu là nỗ lực của công ty trong việc quản lý các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Thực vậy, công ty luôn phải duy trì lƣợng các khoản phải thu với độ lớn nhất định để vừa tạo sức cạnh tranh, vừa giữ gìn các mối quan hệ trong kinh doanh; đồng thời cũng hạn chế trong điều kiện cho phép các khoản tín dụng thƣơng mại này để đẩy cao tốc độ luân chuyển vốn.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2010 - 2011.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%) Hàng tồn kho bình quân VNĐ 29,711,404,073 40,595,759,061 10,884,354,988 36.63% Giá vốn hàng bán VNĐ 282,306,720,172 457,281,555,963 174,974,835,792 61.98%

Số vòng quay HTK vòng 9.5 11.3 1.8 18.55%

Số ngày 1 vòng quay HTK ngày 38 32 -6 -15.65%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 của công ty)

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ của công ty năm 2010 – 2011.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI POT (Trang 101 -146 )

×