Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại và Môi trƣờng Hà Nội pot (Trang 76 - 91)

Sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán lập bảng Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn (Bảng 2.1) và bảng Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn (Bảng 2.2) của công ty nhƣ sau:

a) Về cơ cấu tài sản:

Qua bảng 2.1: Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn của công ty năm 2011 ta thấy, so với đầu năm, Tổng tài sản tăng gẩn 51 tỷ đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 29,64% (trong đó, Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng lên 35.577 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,56%. Tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm tăng 15.258 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25,95%). Trong cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng TSNH tƣơng đối lớn, tỷ trọng TSDH tƣơng đối nhỏ, gần nhƣ tỷ trọng TSNH gấp đôi tỷ trọng TSDH và có xu hƣớng tăng về cuối năm.

Đầu năm Cuối năm

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản công ty năm 2011 (Nguồn: Bảng CĐKT công ty năm 2011)

65,72% 34,28% TSNH TSDH 66,69 % 33,31 %

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:

Tài sản ngắn hạn.

TSNH cuối năm so với đầu năm tăng lên 35.577 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,56%, tỷ trọng TSNH trong Tổng tài sản cũng tăng 0,97% (từ 65,72% đầu năm lên 66,69% vào cuối năm). Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng lên của Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho và sự sụt giảm mạnh của Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền và Tài sản ngắn hạn khác, cụ thể:

-Các khoản phải thu ngắn hạn:

Đây là khoản mục biến động tăng nhiều nhất về cả tỷ trọng và giá trị và cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong TSNH về cuối năm. So với đầu năm, Các khoản phải thu tăng 23.464 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 62,97% và chiếm tỷ trọng 7,89% trong TSNH cuối năm. Sự biến động của Các khoản phải thu là do sự tăng của Phải thu của khách hàng, Các khoản phải thu khác và Dự phòng phải thu khó đòi, trong khi Trả trƣớc cho ngƣời bán giảm đi.

Phải thu của khách hàng tăng 11.960 triệu đồng với tỷ lệ tăng 34,24% thể hiện doanh thu bán chịu tăng. Kể từ năm 2007 lắp đặt thí nghiệm bộ Johkasou đầu tiên tại Chung cƣ No 6 – Khu chung cƣ Dịch Vọng – Hà Nội cho đến nay, nền kinh tế có nhiều biến động song vấn đề môi trƣờng đang ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn và vấn đề xử lý nƣớc thải ngày càng cấp thiết hơn. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với một doanh nghiệp mà gần nhƣ các sản phẩm không có cạnh tranh trên thị trƣờng và là đơn vị đầu tiên cũng nhƣ duy nhất tại Việt Nam sản xuất và cung cấp thiết bị xử lý nƣớc thải sinh hoạt Johkasou. Công ty đã tiến hành mở rộng chính sách tín dụng để ký kết thêm nhiều hợp đồng mới. Cùng với việc một số công trình đã hoàn thành

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

những chƣa quyết toán đã làm cho các khoản phải thu tăng lên. Tuy nhiên, nếu công ty thực hiện phƣơng thức thanh toán ngay sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Tiếp đó, Các khoản phải thu khác tăng 9.464 triệu đồng với tỷ lệ 456,85% - tỷ lệ tăng khá lớn, thể hiện trong năm công ty đã để cho khoản tạm ứng chƣa thu hồi, các khoản phải thu khác tăng lên, điều này ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải thu tăng lên, nhƣng Dự phòng các khoản phải thu khó đòi lại giữ nguyên, công ty nên tăng cƣờng khoản dự phòng để đảm bảo tăng cƣờng khả năng thanh toán đối với các khoản phải thu khó đòi.

Bên cạnh đó, Trả trƣớc cho ngƣời bán giảm 47,464 triệu đồng với tỷ lệ giảm 2,03%. Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty khi mà các sản phẩm của công ty, mô hình xử lý nƣớc thải Johkasou đã đƣợc thị trƣờng quan tâm và có uy tín trên thị trƣờng nên doanh nghiệp chỉ đặt cọc với tỷ lệ nhỏ khi mua hàng. Tỷ trọng trả trƣớc cho ngƣời bán trong các khoản phải thu cuối năm giảm đi 2,51% ( từ 6,29% đầu năm xuống còn 3,78% vào cuối năm).

Nhìn chung, Các khoản phải thu là các khoản vốn bị chiếm dụng của công ty. Đối với các khoản phải thu, nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn hay không thanh toán đƣợc cho công ty thì sẽ ảnh hƣởng không tốt đối với công ty, vì vốn để xây dựng công trình là vốn vay, công ty phải trả cả nợ gốc và lãi, các khoản vốn này thƣờng tƣơng đối lớn. Công ty cần có những biện pháp quản lý các khoản phải thu hợp lý để tránh bị chiếm dụng, tăng chi phí sử dụng, giảm khả năng thanh toán, giảm lợi nhuận, đồng thời làm tăng vòng quay vốn.

-Hàng tồn kho:

Chỉ tiêu Hàng tồn kho cuối năm 2012 so với đầu năm đã tăng 13.353 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 39,37% và chiếm tỷ trọng 31,88% trong TSNH cuối năm. Toàn bộ giá trị hàng tồn kho của công ty là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nguyên nhân là do trong năm số lƣợng các công trình thi công của công ty tăng lên, nhƣng các công trình này vẫn chƣa hoàn thành bàn giao và đang tiếp tục

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

thi công. Đồng thời, việc công ty đã dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất do đề phòng tăng giá cũng là nguyên nhân khiến hàng tồn kho cuối năm tăng lên. Điều này thể hiện rằng trong năm công ty đã thực hiện thêm nhiều hợp đồng xây dựng và lắp đặt Johkasou, chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực trong việc khai thác các hợp đồng với nhiều đối tác khác, làm nâng cao khả năng tăng doanh thu và phù hợp với việc tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cũng phải xem xét quản lý hàng tồn kho, tình hình cụ thể để đẩy mạnh tiến độ thi công nhằm nhanh chóng hoàn thành công trình.

Bên cạnh đó, so với đầu năm, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền lại giảm đi 740 triệu đồng (đầu năm là 38,729 triệu đồng và cuối năm là 37,989 triệu đồng) với tỷ lệ giảm 1,91%. Nguyên nhân của việc giảm này là do trong năm công ty đã phải bỏ ra một lƣợng tiền rất lớn để mua TSCĐ, đầu tƣ cho nhà máy sản xuất Johkasou ở Hải Dƣơng và vào thời điểm cuối năm công ty cũng cần thanh toán các khoản nợ đến hạn để giữ uy tín. Và trong năm, tài sản ngắn hạn khác của công ty giảm 500 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 17,28%

Tài sản dài hạn.

TSDH cuối năm so với đầu năm tăng 15.258 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 25,95% tuy nhiên tỷ trọng lại giảm đi 0,98% (từ 34,28% đầu năm xuống còn 33,31% cuối năm). Sự biến động này là do sự gia tăng của TSCĐ và sự suy giảm của Các khoản phải thu dài hạn, Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn và Tài sản dài hạn khác.

Trong tổng TSDH hiện có của doanh nghiệp TSCĐ chiếm hầu hết tỷ trọng: cuối năm TSCĐ là 56.019 triệu đồng với tỷ trọng 75,64% đã tăng thêm so với đầu năm 19.289 triệu đồng với tỷ lệ tăng 52,52% và tỷ trọng tăng là 13,18%. Cụ thể:

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

Đây là khoản mục biến động tăng nhiều nhất về cả tỷ trọng và giá trị và cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong TSCĐ, cuối năm năm so với đầu năm tăng 14.922

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

triệu đồng với tỷ lệ tăng 880,72% và tỷ trọng tăng 25,05%. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi doanh nghiệp đang đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nƣớc thải tại nguồn Johkasou, song song với việc này là còn có một số công trình hiện tại vẫn đang tiến hành thi công chƣa hoàn thành, chính vì vậy chƣa mang lại hiệu quả kinh doanh.

- Tài sản cố định hữu hình:

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSCĐ song trong năm lại biến động với giá trị rất nhỏ, tăng 4.486 triệu đồng (từ 34.443 triệu đồng đầu năm lên 38.929 triệu đồng vào cuối năm) với tỷ lệ tăng 13.02%, đặc biệt tài sản cố định hữu hình tăng về nguyên giá là 11.403 triệu đồng. Sở dĩ có sự biến động này là trong kỳ doanh nghiệp đã tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các khu nhà xƣởng và tiến hành đầu tƣ mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình lại giảm đi 24,28% (từ 93,77% đầu năm xuống còn 69,49%). Điều này cho thấy vào cuối năm, doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc xúc tiến thi công, hoàn thành công trình, đặc biệt là nhà máy sản xuất tại Hải Dƣơng, dự kiến có thể đƣa vào sử dụng trong tháng 1 năm 2013. Đồng thời, cho thấy doanh nghiệp đang đầu tƣ đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí xuất khẩu.

- Tài sản cố định vô hình:

Khoản mục này lại giảm cả về giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng. Cụ thể là cuối năm so với đầu năm, tài sản cố định vô hình giảm 118,6 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 20%, tỷ trọng giảm 0,77%. Tuy nhiên, tài sản cố định vô hình lại tăng về nguyên giá là 25,5 triệu đồng cho thấy doanh nghiệp đang đẩy mạnh xúc tiến việc nghiên cứu mô hình Johkasou ứng dụng vào Việt Nam và thấy đƣợc hiệu quả làm việc của Ban Johkasou.

Bên cạnh đó, Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn và Tài sản dài hạn khác cũng giảm cả về giá trị, tỷ lệ lẫn tỷ trọng. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 858,3 triệu đồng với tỷ lệ giảm 5,19% và tỷ trọng giảm

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

6,95% (đầu năm tỷ trọng là 28,13% và cuối năm là 21,17%) cho thấy trong năm doanh nghiệp đã giảm tỷ lệ đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính dài hạn nhằm đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cụ thể là giảm mạnh ở khoản mục đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh, và điều này là hoàn toàn hợp lý khi mà doanh nghiệp đang đầu tƣ cho nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nƣớc thải tại nguồn Johkasou tại Hải Dƣơng. Tài sản dài hạn khác, cụ thể là chi phí trả trƣớc dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm 307,45 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,82%, tỷ trọng giảm 7,74% (đầu năm là 97,55% và cuối năm là 89,81%). Việc tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị đƣợc rất nhiều cơ quan ban ngành đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện ƣu đãi đặc biệt, hơn nữa đến đầu năm 2012, xây dựng cơ bản đã gần hoàn thành nên việc chi phí trả trƣớc dài hạn là các khoản phải trả tiền thuê đất trong nhiều năm giảm là hợp lý.

Tóm lại, sự biến động trong tài sản và từng loại tài sản trong công ty cho thấy: Trong năm 2011, quy mô vốn của doanh nghiệp tăng đáng kể, điều này thể hiện sự gia tăng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ tăng của TSNH (31,56%) cao hơn tỷ lệ tăng của TSDH (25,95%). Mặt khác, tỷ trọng TSNH đầu năm chiếm 65,72% và cuối năm là 66,69% (so với đầu năm thì tỷ trọng TSNH tăng 0,98%) trong khi đó tỷ trọng TSDH đầu năm là 34,28% và cuối năm là 33,31% (so với đầu năm thì tỷ trọng TSDH giảm 0,98%). Việc tăng tỷ trọng TSNH nói trên là do tăng tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, và giảm tỷ trọng TSDH là do giảm tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác nhƣng tỷ trọng tài sản cố định vẫn tăng lên do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Việc các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và xu hƣớng gia tăng về cuối năm nhƣng lại tăng tỷ trọng ở khoản mục các khoản phải thu khác và dự phòng các khoản phải thu khó đòi, tỷ trọng phải thu của khách hàng và trả trƣớc cho ngƣời bạn lại giảm. Tuy các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhƣng cho thấy tình hình thu

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

hồi, quản lý các khoản phải thu cũng nhƣ dự phòng các khoản phải thu khó đòi của doanh nghiệp là khá tốt, hạn chế việc để chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho cũng có xu hƣớng gia tăng về cuối năm nhƣng tỷ lệ tăng của hàng tồn kho (39,37%) nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, mà cụ thể là phải thu khách hàng (34,24%) và các khoản phải thu khác (456,85%) cho thấy doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu đủ bù đắp cho hiện tƣợng ứ đọng vốn ở hàng tồn kho, giảm bớt đƣợc hiện tƣợng ứ đọng vốn trong thanh toán. Bên cạnh đó, tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hƣớng giảm về cuối năm xong tỷ trọng tài sản cố định lại tăng (đầu năm là 62,47% và cuối năm là 75,64% tăng 13,18% so với đầu năm) vẫn cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đầu tƣ nhà xƣởng, hiện đại hóa máy móc, thiết bị để tăng năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đáp ứng việc thi công các công trình và tạo tiền đề cho bƣớc phát triển mới của công ty trong năm 2012.

b) Về cơ cấu nguồn vốn.

Qua bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn của công ty năm 2011 ta thấy: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ tăng 50.836 triệu đồng với tỷ lệ tăng 29,64%, trong đó Nợ phải trả tăng 42.920 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 37,21% và Vốn chủ sở hữu tăng 7.326 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 16,83%. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu năm và cuối năm, Nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn và có xu hƣớng gia tăng vào cuối năm, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu có xu hƣớng giảm về cuối năm. Điều này làm khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn công ty năm 2011 (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2011)

Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.

Nợ phải trả.

Qua bàng phân tích cho thấy, tài sản của công ty nhận đƣợc nguồn tài trợ chủ yếu từ Nợ phải trả, Nợ phải trả của công ty có xu hƣớng gia tăng về cả giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng. Cuối năm, Nợ phải trả tăng 43.509 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 33,99%, tỷ trọng cũng tăng thêm 2,51% (đầu năm tỷ trọng Nợ phải trả là 74,62% và cuối năm là 77,13%). Nguyên nhân chủ yếu là do tăng cả Nợ ngắn hạn (tăng 42.921 triệu đồng với tỷ lệ tăng 37,21%) và Nợ dài hạn (tăng 588,74 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,65%). Cụ thể:

- Nợ ngắn hạn:

Có thể khẳng định rằng năm 2011, Nợ phải trả tăng nhanh chủ yếu là do công ty tăng Nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng phân tích ta thấy Nợ ngắn hạn trong năm tăng 42.921 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 37,21%, chủ yếu là do Phải trả cho ngƣời bán, Vay và nợ ngắn hạn tăng.

74,62% 25,38% Đầu năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 77,13% 22,87% Cuối năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Trong Nợ ngắn hạn thì khoản mục Phải trả cho ngƣời bán tăng lên nhiều nhất 20.290 triệu đồng với tỷ lệ tăng 59,84%. Khoản mục này tăng là do trong năm công ty tăng thêm lƣợng nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và giá nguyên liệu lại cao hơn các năm trƣớc. Mặt khác, phần lớn các nhà cũng cấp có quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp nên trong thời điểm khó khăn doanh nghiệp có thể sử dụng khoản vốn chiếm dụng này để bổ sung tài trợ cho nhu cầu vốn lƣu động ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, đây vẫn là

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại và Môi trƣờng Hà Nội pot (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)