Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp DUPONT).

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại và Môi trƣờng Hà Nội pot (Trang 46 - 155)

pháp DUPONT).

Mức sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy đƣợc sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn, và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, ngƣời ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Mối quan hệ tƣơng tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x

Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh

Nhƣ vậy :

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh (ROA) =

Hệ số lãi

ròng x

Vòng quay toàn bộ vốn

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy đƣợc sự tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hƣởng nhƣ

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

Các mối quan hệ tƣơng tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x

Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu

Nhƣ vậy :

Tỷ suất lợi nhuận vốn

chủ sở hữu (ROE) =

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh

doanh (ROA)

x

Mức độ sử dụng đòn bẩy

tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Từ các công thức trên, ta có công thức :

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Nhƣ vậy : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Qua công thức trên thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ. Từ đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm ra các biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng đẻ tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14 1.2.5.3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc phân tích các hệ số tài chính trên chƣa thể hiện rõ các nguồn vốn lấy từ đâu và dùng vào mục đích gì. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho phép nắm đƣợc tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hƣớng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp cho thời kỳ tiếp theo.

Việc phân tích có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn

Ta có thể xác định nhƣ sau: so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kì để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ đƣợc xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặc diễn biến sử dụng vốn theo cách thức:

- Sử dụng vốn sẽ tƣơng ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn. -Diễn biến sử dụng vốn tƣơng ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.

Lập bảng phân tích

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng vốn và liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn dƣới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng cân đối ta có thể xem xét và đánh giá tổng quát: Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã đƣợc sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm nguồn vốn. Trên cơ sở đó, có thể đƣa ra các giải pháp tài chính định hƣớng huy động vốn cho kỳ tiếp theo, đảm bảo huy động vốn đầy đu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Ngoài những nội dung phân tích trên, để phục vụ tốt hơn cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, ngƣời ta còn phân tích chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu nhƣ: Phân tích điểm hòa vốn, phân tích doanh thu, lợi nhuận hay sử dụng Bảng lƣu chuyển tiền tệ để đánh giá cụ thể hơn các dòng tiền ra, vào trong kỳ của doanh nghiệp...Kết quả của sự phân tích sẽ là những thông tin quan trọng và hữu ích giúp cho việc ra quyết định tài chính cũng nhƣ quyết định quản lý đúng đắn.

1.2.5.4. Phân tích mô hình tài trợ.

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục thì tƣơng ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thƣờng xuyên phải có một lƣợng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển nhƣ các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản này gọi là TSLĐ thƣờng xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thƣờng xuyên.

Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên đảm bảo cho vốn lƣu động thƣờng xuyên còn nguồn vốn lƣu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lƣu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn nhƣ vậy, để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, ta sẽ xem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:

a) Mô hình tài trợ thứ nhất.

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thƣờng xuyên đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời

TSLĐ thƣờng xuyên

Nguồn vốn thƣờng xuyên TSCĐ

Lợi ích của áp dụng mô hình này:

-Giúp cho doanh nghiệp hạn chế đƣợc rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn.

-Giảm bớt đƣợc chi phí trong sử dụng vốn. Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

- Chƣa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn. b) Mô hình tài trợ thứ hai.

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thƣờng xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thƣờng xuyên TSLĐ thƣờng xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.

c) Mô hình tài trợ thứ ba.

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thƣờng xuyên đƣợc bảo đảm bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, còn một phần TSLĐ thƣờng xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời đƣợc bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời.

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

TSLĐ thƣờng xuyên

Nguồn vốn thƣờng xuyên TSCĐ

Mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ đƣợc hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ đƣợc linh hoạt hơn. Trong thực tế, mô hình này thƣờng đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn đƣợc xem nhƣ dài hạn thƣờng xuyên, đối với các doanh nghiệp mới lại càng cần thiết. Việc áp dụng mô hình này cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp, vì khả năng gặp rủi ro cao.

1.2.5.5. Phân tích tăng trưởng.

Tăng trƣởng và phân tích tăng trƣởng là vấn đề rất đƣợc quan tâm đặc biệt khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng trƣởng, tốc

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

độ tăng trƣởng gia tăng và gia tăng thị phần thì lợi nhuận của công ty sẽ đƣợc tăng lên đáng kể. Để việc quản lý đạt đƣợc mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp đó phải tăng trƣởng một cách đúng mức và bền vững. Nếu tăng trƣởng quá nhanh hoặc quá chậm cũng chƣa chắc là tốt, nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp và thực trạng chung của ngành kinh doanh, dịch vụ đó.

Nếu tăng trƣởng dựa vào nguồn lực bên trong để tăng trƣởng thì có thể mang lại sự đảm bảo về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Nhƣng nó đem lại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ không cao. Do đó cần phối hợp với nguồn tài trợ bên ngoài để tăng lợi nhuận vốn chủ. Nếu tăng nguồn tài trợ bên ngoài quá nhiều cũng không tốt vì nó làm doanh nghiệp mất kiểm soát và có thể dẫn tới doanh nghiệp đó bị phá sản. Khi phân tích tốc độ tăng trƣởng ta có thể dùng công thức sau:

g = ROE x k Trong đó: g – Tốc độ tăng trƣởng.

k – Tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tƣ.

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh Lợi nhuận giữ lại g = x x x Doanh thu thuần Tổng vốn

kinh doanh Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính x Tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Trong đó, lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài chính phản ánh chính sách tài chính, nó cho thấy chính sách phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp nhƣ thế nào và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ra sao. Hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣ vậy ta thấy, tốc độ tăng trƣởng phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi nhuận, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, hiệu suất hoạt động cũng nhƣ khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

1.3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP, CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.3.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thƣớc đo chất lƣợng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, là mục tiêu của những chiến lƣợc kinh doanh dù dài hạn hay ngắn hạn.

Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những vậy còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển xã hội. Bởi lẽ doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản và quan trọng trong xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho xã hội, đem lại thu nhập cho 1 bộ phận ngƣời dân trong xã hội. Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Nền kinh tế xã hội càng phát triền, cạnh tranh thị trƣờng càng khốc liệt, đời sống của ngƣời dân càng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cuả doanh nghiệp càng tăng về cả chất lẫn lƣợng, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nỗ lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Nhƣ vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp, để đƣa ra các giải pháp phù hợp, trong đó chủ yếu là các giải pháp tài chính.

1.3.2. Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở việc tạo nên kết quả lớn với mức chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo. Phải nắm rõ thực trạng kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp, nắm rõ đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng của bản thân đồng thời hiểu rõ, nắm bắt đƣợc tình hình, cơ hội phát triển của thị trƣờng để có thể đƣa ra các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp mình một cách linh động.

Tùy vào tình hình thực trạng doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình thực tế kinh tê thị trƣờng, trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, có thể áp dụng một số biện pháp nhƣ:

- Chủ động huy động vốn trong sản xuất kinh doanh ,huy động, cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn. Tổ chức huy động sử dụng vốn hiệu quả, hợp lý, tránh để ứ đọng, gây lãng phí.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện trích khấu hao hợp lý để đảm bao thu hồi vốn nhanh chóng, quan tâm đổi mới máy móc thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, đồng thời có các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu từ đó gia tăng lợi nhuận.

-Thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính để nắm rõ thực trạng doanh nghiệp, xem xét các hệ số hoạt động, xem xét khả năng thanh toán, có các biện

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

pháp tăng cƣờng thu hồi nợ, giảm vòng quay các khoản phải thu, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng hạn, làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-Lựa chọn quyết định kinh doanh hiệu quả dựa trên cơ sở:

+ Quyết định sản lƣợng sản xuất và có sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ƣu

+Phân tích điểm hòa vốn, xác lập mối quan hệ tối ƣu giứa chi phí, doanh thu, sản lƣợng và giá bán.

Việc lựa chọn các giải pháp tài chính tối ƣu cần phải linh họat, phù hợp với thực tế từng doanh nghiệp trong từng thời kì cụ thể.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG

THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI.

2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI. THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

2.1.1.1. Giới thiệu chung.

Tên công ty: Công ty cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại và Môi trƣờng Hà Nội (Hactra.,Jsc).

Tên tiếng anh: Hanoi Construction – Trading and Enviroment Joint Stock company.

Tên viết tắt: HACTRA.,JSC.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

Trụ sở chính: 398/16 Phƣờng Láng Thƣợng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Văn phòng giao dịch 1: P204, tòa nhà 17T4, Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

 Điện thoại: 04. 628 11 074.  Fax: 04. 628 11 097.

Văn phòng giao dịch 2: Văn phòng chi nhánh Công ty tại Hải Dƣơng – Km33 + 200, Quốc lộ 18, Phƣờng Văn An, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dƣơng.

 Điện thoại: 0320 392 2596.

Website: www.jks-hactra.com.vn.

Email: redstarpipe@vnn.vn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn điều lệ: 20 tỷ VNĐ.

SV Nguyễn Thị Linh Líp: CQ46/11.14

Mã số thuế: 0100824096.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại và Môi trƣờng Hà Nội (Hactra.,JSC) đƣợc chuyển đổi từ Công ty TNHH Xây dựng – Thƣơng mại Hà Nội

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại và Môi trƣờng Hà Nội pot (Trang 46 - 155)