92 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành kế toán tại Trường Đại HọcKinh Tế Quốc Dân - Trường Đại Học hàng đầu cả nước về các chuyên ngànhquản trị kinh doanh, kế toán, ngân hàng…Em hiểu rằng :
Kế toán là một bộ phận tất yếu và là công cụ cùng tạo ra hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh của một doanh nghiệp, bởi vì nó có khả năng phản ánh toàndiện, trung thực và khách quan về tình hình tài chính, quá trình diễn biến vàkết quả của các hoạt động kinh doanh, các luồng tiền; hoặc phát hiện ra nhữngtồn tại cũng như cung cấp các căn cứ cho việc quản lý và điều hành hiệu quảhoạt động kinh doanh Kế toán thực hiện đươc chức năng này bằng cách thuthập, xử lý và cung cấp một hệ thống thông tin về thu nhập, chi tiêu, tài sản,công nợ, vốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh, và các luồng tiền của doanhnghiệp Đó cũng là tất cả các thông tin kinh tế cần thiết cho các doanh nhântrong việc ra các quyết định kinh tế, và cho yêu cầu của cơ quan thuế để xácđịnh nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp.Do đó, thông tin kế toán lànguồn thông tin không thể thiếu được không chỉ cho chính sự quản lý củadoanh nghiệp mà còn cho cả những người sử dụng khác ngoài doanh nghiệp.Sau gần 05 năm đào tạo, em đã xin được thực tập tại Công ty Cổ Phần XiMăng Tiên Sơn Hà Tây, nhằm được tiếp cận thực tế hoạt động kinh doanh vàcông tác hạch toán kế toán để có thể vận dụng những kiên thức chuyên ngànhvào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập còn lạicủa công ty đồng thời nâng cao được khả năng nghiên cứu khoa học và nănglực chuyên môn của bản thân Trong quá trình quan sát, nghiên cứu và tìmhiểu thực tế tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây, em đã chọn đề
tài “Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trang 2Bài viết đề cập những vấn đề khái quát trong phương pháp tổ chức bộmáy quản lý kinh doanh của Công ty, và đi sâu vào tổ chức hệ thống kế toán,đặc biệt là phần hành kế toán chi tiết nguyên vật liệu Kết cấu đề tài gồm bachương sau:
Chương 1 : Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây Chương 2 : Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây.
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo Sư - Tiến SĩNguyễn Ngọc Quang Do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài viết chắckhông tránh khỏi sự thiếu sót, em kính mong được các thầy cô quan tâm giúp
đỡ để em có thể hoàn thiện bài viết của mình cũng như năng lực của bản thân
Em xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Quang vàcác thầy cô giáo!
Trang 3CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây ngày nay tiền thân là xínghiệp vôi đá Tiên Sơn và công trường khai thác Vĩnh Sơn Được sát nhậpngày 10/03/1966 mang tên xí nghiệp vôi đá Tiên Sơn, thuộc Công ty KiếnTrúc Hà Tây và được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số484- QĐ/UB ngày 24 tháng 10 năm 1995 của UBND tỉnh Hà Tây trực thuộc
sở xây dựng Hà Tây Thực hiện quyết định số 1401/QĐ- UB 10/12/2004 củaUBND Tỉnh Hà Tây chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Xi Măng TiênSơn Hà Tây từ ngày 01/01/2005
- Tên Công ty : Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
- Địa Điểm : Xã Hồng Quang - Ứng Hoà – Hà Tây
Trang 4+ Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác là 7.677.320.000 ( Bảy tỉ sáu trămbảy mươi bảy triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng) chiếm 49 % Bao gồm: Máymóc thiết bị,phương tiện vận tải, tài sản lưu động khác và tiền mặt.
- Là đơn vị hạch toán độc lập
Năm 1993 Công ty đầu tư xây dựng một dây chuyền sản xuất xi măng lòđứng của Trung Quốc công suất 60.000 tấn/năm Năm 2003 đầu tư một dâychuyền sản xuất xi măng lò đứng có công suất 60.000 tấn/ năm Đến nay tổngcông suất nhà máy là 120.000 tấn/năm
Quá trình xây dựng và trưởng thành công ty đã không ngừng lớn mạnh vàphát triển vững chắc
Tốc độ tăng trưởng bình quân 10 – 20%
Sản lượng xi măng tăng bình quân 15-20%
Thu nộp ngân sách đầy đủ
Đời sống người lao động tăng từ 10- 20%
Bảng 1-1
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY CÁC NĂM 2007 - 2008
1 Giá trị tổng sản lượng 1000 đ 102.786.000 115.000.000
Trang 5Như số liệu đã trình bày trong Bảng 1-1, cho ta thấy tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây qua 2 năm gầnđây đạt hiệu quả khá tốt được thể hiện qua các chỉ tiêu.
- Năm 2008 sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng 11,54% so vớinăm 2007
- Năm 2008 doanh thu tăng 15,29% so với năm 2007
- Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng 14,72 % so với năm 2007
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng, năm 2008 tăng 12,5% so vớinăm 2007
Nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2 năm qua có thểcho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quảkhá cao, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, quy mô của công
ty ngày càng được mở rộng, khách hàng của công ty tăng, điều đó chứng tỏsản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường Đặc biệt trong bối cảnh nềnkinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 do sự ảnh hưởng tất yếu củacuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viêncông ty đã đoàn kết quyết chí vượt qua
Hằng năm, công ty được các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều danh hiệuthi đua Năm 2000 được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namtặng thưởng huân chương lao động hạng nhì.Đến nay có đội ngũ hơn 500 cán
bộ, công nhân viên đã vượt qua nhiều thử thách đoàn kết nhất trí, xây dựngcông ty ngày càng phát triển
1.2 Tổ chức bộ máy của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là một quá trình liên tục vàphức tạp, để đảm bảo cho các bộ phận, các quá trình sản xuất diễn ra đượcliên tục, đồng nhất thì nhất thiết phải tổ chức quản lý, điều hành, phối hợpgiữa mọi công đoạn đều hướng vào thực hiện một mục tiêu chung đó là sảnphẩm hoàn thành phải đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng được yêu cầu
Trang 6của thị trường Hiện nay phương pháp tổ chức quản lý của Công ty Cổ Phần
Xi Măng Tiên Sơn là quản lý theo cơ cấu trực tiếp, bộ máy quản lý của Công
ty hiện có 32 cán bộ, công nhân lao động trực tiếp có trên 500 lao động, được
bố trí phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cácphòng ban chức năng đều được tinh giảm gọn nhẹ, thành viên của công ty cótinh thần làm việc cao, tham gia nhiều hoạt động công tác của công ty, vì thếcông việc đạt hiệu quả cao, 100% đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanhcủa Công ty đã đề ra
- Công ty đã hoàn thành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
- Công ty thường xuyên nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất ximăng tiên tiến phù hợp với điều kiện của mình nhằm tăng nâng suất lao động
và giữ vứng uy tín của đơn vị về chất lượng sản phẩm
- Công ty luôn tổ chức lực lượng và tăng cường công tác tiếp thị mở rộngthị trường tiêu thụ, chú trọng đến việc thu hồi nợ không để nợ tồn đọng quálâu
- Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
Trên đây là các phương pháp sản xuất kinh doanh của Công ty CP XiMăng Tiên Sơn Hà Tây.Phát huy truyền thống đoàn kết nhất trí, khai tháckinh nghiệm sản xuất dinh doanh đã có, phát huy trí tuệ của cán bộ công nhânviên dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Công ty nhất định sẽ hoàn thànhcác mục tiêu đề ra, xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững
Trang 7Sơ đồ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty Thông qua định hướng phát triểncủa công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định số cổ phần được chào bán, mức
cổ tức hàng năm của công ty Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát Đại hội đồng
cổ đông quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, quyết định bán số tài sảnlớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi nhận
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danhcông ty để quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát
Ban Giám Đốc
Phòng
VT- VT
Phòng KTCN
Phòng KTCĐ
Phòng TVKT
Phòng KHĐĐ
Phòng TCHC
Phân
xưởng cơ
điện
Phân xưởng liệu
Phân xưởng lò nung
Phân xưởng khai thác đá
Phân xưởng thành phẩm
Trang 8kinh doanh hàng năm của công ty Quyết định giải pháp phát triển thị trường,tiếp thị và công nghệ, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công
ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với Giám đốc, giám sát chỉđạo Giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt độngkinh doanh, quản lý điều hành của công ty bao gồm ba thành viên do hội đồng
cổ đông bầu ra.Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực vàmức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm địnhbáo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo 06 tháng của công ty, xem xét sổsách kế toán Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông ban kiểm soátthực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượcyêu cầu Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, bankiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề đượ yêu cầu kiểm tra đếnhội đồng quản trị và cổ dông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu
Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giaodịch, là người điều hành mọi công việc kinh doanh hằng ngày của công ty,chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị
Giám đốc định hướng đưa ra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanhhàng tháng, quý, năm
Tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty vàtạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên phát huy sang tạo
Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các phòng ban chức năngnghiêm chỉnh chấp hành thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã được đề ra,thường xuyên đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý công ty
Trang 9Phó giám đốc do giám đốc bổ nhiệm nhằm tham mưu, hỗ trợ trong quản lýđiều hành công ty cho giám đốc
Phụ trách về kế hoạch, kĩ thuật, lao động vật tư đưa vào sản xuất
Giám sát quy trình kĩ thuật của dây chuyền công nghệ, sản xuất đúngtiêu chuẩn đã được quy định
Phòng tổ chức hành chính:
Tổ chức quản lý nhân sự của Công ty
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập kế hoạch về lao động, tiền lương trongnăm dựa trên cơ sở định mức lao động và các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật củacông ty
Căn cứ vào hiệu quả sản xuất, dựa vào các căn vản và cơ chế hiệ hànhphân phối lợi ích cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Cung cấp cácloại tài liệu và lưu trữ hồ sơ của công ty
Phòng vật tư vận tải:
Lập kế hoạch, xây dựng các định mức vật tư chủ yếu, kí hợp đồng muanguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng đến cửa hàng, đại lý tiêuthụ sảnphẩm
Phòng kế hoạch điều độ sản xuất :
Hàng tháng lập kế hoạch sản xuất trong tháng
Tổ chức điều hành sản xuất và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch
Phòng kĩ thuật công nghệ:
Trang 10Là bộ phận quan trọng của công ty, có trách nhiệm kiểm tra đánh giáchất lượng đầu vào từ khâu nhập nguyên liệu, các phụ tùng thay thế và cũng
là nơi đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá
Kiểm tra giám sát chất lượng, quy cách của hàng hoá nhập xuất
Tính toán các định mức tiêu hao, kiểm tra giám sát các định mức kinh tế
kỹ thuật luôn theo dõi các phân xưởng, tổ đội sản xuất thực hiện nghiêm túccác kế hoạch của công ty đã đề ra
Các phân xưởng sản xuất
Các quản đốc phân xưởng có trách nhiệm trực tiếp quản lý sản xuất, theodõi công việc sản xuất của đơn vị được giao
Báo cáo tình hình sản xuất hàng ngày và những sự kiện xảy ra trong đơn
vị mình quản lý cho lãnh đạo kịp thời xử lý
Trang 11Nhìn chung, bộ máy quản lý của Công ty hoạt động khá chặt chẽ, nhịpnhàng, các bộ phận có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ cho nhau trong quá trình sảnxuất và quản lý Sự phân chia rõ ràng nhiệm vụ quy định trách nhiệm cho cácphòng ban khác nhau, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung trong toàn đơn vị.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xi
Măng Tiên Sơn Hà Tây.
SƠ ĐỒ 2 :QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Xi măng rời
Vỏ bao
Thạch cao, đá mỡ, xỉ
Xuất bán clinker
Trang 12Qua sơ đồ 2, cho thấy đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
là khép kín, các công đoạn của quy trình sản xuất xi măng được mô tả kháiquát như sau :
Nạp nguyên vật liệu vào xi lô bằng cân bằng định lượng tự động hoá,nguyên vật liệu được cấp dung trọng lượng quy định Đá vôi, đất sét là nhữngnguyên vật liệu chín, quặng sắt, barít, đất pháp cổ là những nguyên vật liệuphụ, phụ gia điều chỉnh Nguyên liệu sau khi được đập nhỏ, sấy khô được cápphối theo tỉ lệ nhất định và được điều chỉnh băng hương pháp tự động hoá,cân định lượng bằng máy vi tính, các nguyên vật liệu này được nặp vào xi lô
và đưa vào máy nghiền để nghiền mịn Khi đã được nghiền mịn và phối hợpvới nước theo tỉ lệ quy định, trộn và vê viên có kích cỡ 10- 12mm rồi đượcđưa vào lò nung với nhiệt độ từ 1.450 độ C -1.600 độ C để tạo thành clinker,sau khi ra lò clinker được đưa vào sản xuất xi măng và có thể bán thành phẩmcho các đơn vị có nhu cầu Clinker được trộn với các loại phụ gia như thạchcao, đá mỡ … theo tỉ lệ nhất định và được nghiền thành xi măng bột Xi măngbột được đóng bao thông qua máy tự động đến đây công nghệ sản xuất đãhoàn thành xi măng đưa vào kho chờ tiêu thụ Công nghệ sản xuất phức tạp
và liên tục đòi hỏi nhà quản lý của Công ty phải có phương pháp thật cụ thểchặt chẽ để cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao
Hàng tháng, công ty có kế hoạch sản xuất,các phân xưởng căn cứ vào đó
bố trí sản xuất theo đúng kế hoạch không để một công đoạn nào phải ngường
vì thiếu nguyên vật liệu Các giám sát, kĩ thuật viên luôn thử mẫu các sảnphẩm khi các công đoạn sản xuất hoàn thành Là một đơn vị sản xuất kinhdoanh vật liệu xây dựng với công nghệ và dây chuyền liên tục, khép kín hiện
Xi măng bao
Trang 13nay đòi hỏi một cơ cấu sản xuất phải hợp lý, phù hợp với loại hình sản xuấtcủa Công ty.
Các bộ phận trong cơ cấu sản xuất:
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp sản xuất, thực hiện điềuchỉnh kĩ thuật sản xuất để có được sản phẩm có chất lượng tốt Gồm có cácphân xưởng:
- Phân xưởng khai thác đá: Có nhiệm vụ khai thác đá, đập nhỏ thành đámạt
- Phân xưởng liệu: Có nhiệm vụ phơi, sấy khô nguyên liệu đầu vào
- Phân xưởng lò nung: Có nhiệm vụ nghiền mịn nguyên vật liệu đã đượcsấy khô thành bột liệu , vê viên bột liệu sau đó nung luyện thành clinker
- Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ chuẩn bị phụ gia pha trộn cùngClinker, nghiền mịn Clinker đã được pha phụ gia sau đó đóng bao nhậpkho thành phẩm
Bên cạnh các bộ phận trực tiếp này còn có các bộ phận phụ trợ luôn luôn phục
vụ quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tụcnhư: Phân xưởng cơ điện sửa chữa, Phòng kế hoạch, Phòng kĩ thuật côngnghệ…
Hiện nay, Ban lãnh đạo Cổ Phẩn Xi Măng Tiên Sơn đang nghiên cứu cácvấn đề quản lý về chất lượng nguyên vật liệu, quản lý sát sao khâu chi phínguyên vật liệu nhằm đảm bảo hạ thấp tối đa giá thành sản phẩm mà vẫn đảmbảo được chất lượng sản phẩm đó là mục tiêu cũng là giải pháp phát triển lâubền của Công ty !
1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn
Hà Tây
Trang 14Hoạt động của bộ máy kế toán tài chính của Công ty được tập trung quản
lý tại phòng kế toán của Công ty Công tác hạch toán kế toán của Công tyđược thể hiện nghiêm túc, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc do
đó bộ máy kế toán gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo hình thức tập trung gồm:
- Trưởng phòng kế toán
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, tài sản cố định
- Kế toán vật tư, kiêm thanh toán nội bộ
- Kế toán tiêu thụ, công nợ, giá thành, tổng hợp
Sơ đồ 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán:
+ Kế toán trưởng: Quản lý chỉ đạo chung mọi hoạt động của phòng,
chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đềliên quan đến tài chính Bên cạnh công tác quản lý còn chỉ đạo chung côngviệc của cả phòng Duyệt báo cáo trình lên Giám đốc và các cơ quan có thẩmquyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, số liệu đã báocáo
Kế toán tiêu thụ , giá thành, ngân hàng, công nợ
Thủ quỹ
Trang 15+ Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, tài sản cố định: hàng tháng căn
cứ vào bảng chấm công, bảng nghiệm thu sản phẩm hoàn thành tính lương vàphân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong công ty.Lên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
+ Kế toán vật tư: Có trách nhiệm ghi chép việc nhập xuất vật tư cho cácđối tượng sử dụng, hàng tháng căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho để vào
sổ chi tiết vật tư, lên bảng phân bổ vật tư, đối chiếu số lượng tồn kho với thủkho, tham gia kiểm nghiệm vật tư khi có yêu cầu của ban kiểm nghiệm vật tư.Thanh toán nội bộ, thanh toán với người bán
+ Kế toán tiêu thụ, công nợ, tính giá thành, tổng hợp : Có trách nhiệmtheo dõi công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng ngày tập hợp hóa đơn bán hàngvào sổ chi tiết công nợ, lên doanh thu bán hàng, làm báo cáo thuế giá trị giatăng Cuối tháng căn cứ các chi phí đã được thổng hợp để tính giá thành sảnphẩm, lập báo cáo thống kê, báo cáo tài chính thông qua kế toán trưởng vàtrình lên lãnh đạo
+ Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu tiền bán hàng, chi tiền mặt tại quỹ củaCông ty để thanh toán cho khách hàng, phát lương cho từng cán bộ công nhânviên
Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây áp dụng thực hiện các chế độchứng từ, tài khoản, sổ kế toán, và báo cáo tài chính theo Luật, Nghị định vàchế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/ 2006/QĐ- BTC ngày20/3/2006
Trang 16DANH MỤC CHỨNG TỪ SỬ DỤNG
4 Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành 06- LĐTL
Trang 17DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN
11 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá S10-DN
12 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hoá
S11-DN
14 Sổ theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S22-DN
15 Sổ chi tiết thanh toán với người mua,người bán S31-DN
Trang 18Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn
Hà Tây
HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Theo sơ đồ 4, trình tự kế toán được diễn ra như sau :
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc kế toáncập nhật thông tin lên sổ nhật ký chung và các nhật ký đặc biệt khác đồng thờivào máy các sổ chi tiết, sổ quỹ, vào sổ ngân hàng rồi vào sổ cái Cuối tháng,
kế toán cộng rút sổ số dư, cập nhập vào máy bảng tổng hợp, đối chiếu số liệugiữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái Rồi từ số liệu của sổ cái lập bảng cânđối tài khoản
Chứng từ gốc
Cập nhập trên máy vi tính sổ nhật ký chung
và các sổ nhật ký đặc
biệt
Thẻ kho
Các sổ kế toán chi tiết tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Trang 19Định kỳ, lập báo cáo tài chính dựa trên số liệu của sổ cái, bảng cân đối tàikhoản và bảng tổng hợp chi tiết.
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
Số hiệu tài
Cấp 1 Cấp 2
133 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 20821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo tài chính năm, gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ, gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B0a-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B03a-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B09a-DN
Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Cơ sở lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty được trình
bày theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán ViệtNam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kếtoán tại Việt Nam
- Ước tính kế toán: Việc lập Báo cáo tài chính tuân thủ các Chuẩn mực
Kế toán Việt Nam, hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hànhkhác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu Ban Giám Đốc Công ty phải cónhững ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về các công nợ,tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngàylập Báo cáo tài chính cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phítrong năm tài chính Kết quả kinh doanh thực tế có thể khác với các ướctính, giả định đặt ra
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương
tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản
Trang 21đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng nhưkhông có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.
- Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: Tài sản cố định hữu hình
được trình bày theo nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế Nguyên giá tài sản cốdịnh hữu hình được ghi nhận theo giá mua trên hoá đơn, chứng từ và cácchi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửdụng Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyêngiá tài sản cố định hữu hình nếu các chi này chắc chắn làm tăng lợi íchkinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí không thoả mãnđiều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ Khấu hao tài sản cố địnhhữu hình tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụngước tính của tài sản phù hợp với Quyêt định số 206/2003/QĐ- BTC ngày12/12/2003 của Bộ tài chính
+ Thuế GTGT : Doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ
+ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộptrong kỳ tính thuế bằng thu nhập tạm tính nhân với thuế suất Cuối năm, lậpbáo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định chính xác số thuếphải nộp
+ Các loại thuế, phí, lệ phí khác : Theo quy định hiện hành
- Phân phối lợi nhuận: Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ công ty và
bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, sẽtrả cổ tức theo mức đại hội đồng cổ đông quyết định hàng năm
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN SƠN HÀ TÂY
2.1 Đặc điểm và phân loại vật liệu của Công ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây 2.1.1 Đặc điểm vật liệu của Công ty
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng laođộng Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dướidạng vật hoá như sắt, thép, sợi, vải…Công ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây cũngkhông là ngoại lệ, tại đây, không một dây chuyền sản xuất nào được thiếunguyên vật liệu
Nguyên vật liệu tại Công ty chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sảnxuất xi măng Đặc điểm nguyên vật liệu trong các công ty sản xuất vật liệuxây dựng cũng như công ty CP Tiên Sơn Hà Tây là có khối lượng rất lớn, dễ
bị chịu ảnh hưởng của tác động môi trường, dễ thay đổi bản chất và hao hụtnhư đá vôi, đất sét…Giá cả của các nguyên vật liệu này cũng đóng vai tròquyết định giá thành sản phẩm nên đòi hỏi từ khâu thu mua, bảo quản cho đếnkhi xuất ra sử dụng phải hết sức chặt chẽ, tính toán khoa học, đầu tư cơ sở vậtchất cho kho bãi Ngoài ra, do đặc điểm của nguyên vật liệu sản xuất xi măng
là độc hại, có tính chất nguy hiểm như thuốc nổ AD D32 nên việc bảo vệ,giám sát là hết sức cần thiết đồng thời cũng phải chăm lo đặc biệt đến đờisống cán bộ công nhân viên làm công tác kho bãi cũng như sản xuất trong dâychuyền độc hại
Trên thị trường, các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty là khánhiều, chất lượng và giá cả cũng đa dạng Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng
và đạt tối đa lợi nhuận vẫn đang là một bài toán khó giải tại Công Ty Cổ Phần
Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Trang 242.1.2 Phân loại vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Tiên Sơn Hà Tây
Nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty có nhiều loại, đóng các vai tròcông dụng khác nhau trong quá trình sản xuất xi măng Tuỳ thuộc vào đặctính và công dụng của các nguyên vật liệu, chúng được phân loại như sau:
- Nguyên vật liệu và vật liệu chính là nguyên liệu, vật liệu mà sau quátrình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm Danh
từ nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biếncông nghiệp Bao gồm : Đá vôi, đất sét, thạch cao, clinker…
- Nguyên vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính đểhoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sửdụng để bảo đảm cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng
để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý Bao gồm: đá mạt, thuốc
nổ, quặng sắt, barit…
- Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, than bùn,củi, dầu…Thực chất là một loại vật liệu phụ, nhưng được tách ra vì trongquá trình sản xuất xi măng, nhiên liệu đóng vai trò cũng rất quan trọng vàcũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý riêng khác với các nguyên vật liệuphụ khác
Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánhtổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu Tuy nhiên, để đảmbảo thuận tiện trong công tác quản lý, Công ty cần mã hoá tên gọi các nguyênvật liệu, phân chia nhóm rõ ràng Hiện nay, bộ phận kho của công ty vẫn cònquản lý theo kiểu cũ, chưa được khoa học chưa có sổ danh điểm nguyên vậtliệu, sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vịtính, giá hạch toán từng danh điểm…Dẫn đến quản lý kho nguyên vật liệu tạiCông ty có phần khó khăn, thô sơ, chưa được trang bị máy vi tính nên cácthông số không được cập nhật nhanh nhất có thể
Trang 252.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho - xuất kho
2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho của Công ty
Tính giá vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toánnguyên vật liệu Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị củanguyên vật liệu Việc tính giá nguyên vật liệu của Công Ty hiện nay tuân thủtheo Chuẩn mực kế toán số 02 ( Ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Trưởng Bộ TàiChính)
Theo đó, hàng tồn kho được tính theo giá gốc.Trường hợp giá trị thuần cóthể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua hàng tồn kho gồm giá mua,các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quảntrong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việcmua hàng tồn kho Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua
do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trựctiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trìnhchuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao máymóc thiết bị, nhà xưởng … chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sảnxuất Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của là số lượng sảnphẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường…
Trang 26Như vậy, trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợppháp của Công ty CP Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây để tạo ra nguyên vật liệu, giágốc – giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho tuỳ theo từng nguồn nhập:
- Giá hoá đơn kể cả thuế nhập khẩu ( nếu có)
- Là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuếGTGT không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
- Chi phí mua : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức…
- Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến xong nhập kho như Clinkerthì giá thực tế bao gồm giá xuất các nguyên vật liệu khác dùng để chế biếnClinker và chi phí gia công chế biến Clinker , chi phí vận chuyển, bốcdỡ…
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của Công tynhư đá mạt, quặng sắt thì giá thực tế được tính theo giá thực tế hoặc giábán trên thị trường
2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn
Hà Tây
Việc lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho hiện naytuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giánguyên vật liệu xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán
Phương pháp tính giá được sử dụng tại Công ty Cổ Phần Xi Măng TiênSơn Hà Tây là phương pháp nhập trước- xuất trước Theo phương pháp này,nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô nguyênvật liệu nào nhập vào kho trước thì sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượngnguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lầnnhập đó Ví dụ:
- Ngày 16 tháng 9 năm 2008 Công ty nhập kho 350 tấn đá vôi giá thực
tế nhập kho là 452.000 đồng/ tấn
Trang 27- Ngày 20 tháng 9 năm 2008 Công ty nhập kho 300 tấn đá vôi giá thực tếnhập kho 450.000 đồng/ tấn
- Ngày 22 tháng 9 năm 2008 xuất kho 450 tấn nguyên vật liệu đá vôi đểsản xuất xi măng
Theo phương pháp nhập trước xuất trước, thì giá thành đá vôi xuất dùngcho sản xuất ngày 22 tháng 9 năm 2008 sẽ là:
350 tấn x 452.000đ + 100 tấn x 450.000đ = 203.200.000đ
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá thànhnguyên vật liệu xuất kho kịp thời, tuy nhiên là phải hạch toán theo từng loạigiá nên tốn nhiều công sức
Ngoài ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của Công ty khôngphản ánh kịp thời với giá cả thị trường nguyên vật liệu Những năm trước, khi
số lần nhập xuất nguyên vật liệu không nhiều, sản xuất chưa được công nghệhoá thì số lượng nguyên vật liệu không lớn, không đa dạng chủng loại, hạchtoán theo phương pháp này cũng tương đối phù hợp nhưng đến nay, số lầnnhập xuất tăng lên kèm theo số lượng cũng tăng, giá cả thị trường nhiều biếnđộng, trước thách thức cạnh tranh cũng như cơ hội tham gia thị trường lớntrong nước và quốc tế, phương pháp này dần trở nên không còn phù hợp nữa Chuyên đề xin được trình bày cụ thể vấn đề trên ở chương sau, phần giảipháp khắc phục những nhược điểm trong kế toán hạch toán nguyên vật liệutại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
2.3 Kế toán chi tiết vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
2.3.1 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Hiện tại, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty áp dụng phươngpháp thẻ song song, đó cũng là phương pháp phổ biến nhất tại các doanhnghiệp hiện nay
Trang 28Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuấtnguyên vật liệu để ghi thẻ kho được mở riêng cho từng loại nguyên vật liệu.
Kế toán vật tư cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi sổ kếtoán chi tiết vật liệu Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kếtoán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng do thủ kho chuyển đến, lấy số liệu
để ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu theo từng loại vật liệu để đốichiếu với sổ tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu
SƠ ĐỒ 5: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.3.2 Kế toán chi tiết vật liệu nhập kho
Kế toán vật tư ghi sổ tính toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế và các chứng
từ cần thiết sau:
- Hoá đơn mua hàng ( thường là hoá đơn GTGT liên 2 bản gốc)
Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu
Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết
vật liệu
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu
Trang 29- Biên bản kiểm nghiệm
- Phiếu nhập kho
Đến nay, Công ty chưa từng nhận được vốn góp kinh doanh bằng nguyênvật liệu, không vay mượn, phế liệu thu hồi từ các hoạt động sản xuất khác làkhông có, nguồn nhập chủ yếu đến nay là mua từ các nhà cung cấp, tự chế đểnhập kho
Sau đây là ví dụ cụ thể về phần hành kế toán nhập kho nguyên vật liệu tạiCông Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây, do điều kiện hạn chế nênchuyên đề chỉ được trình bày hai nghiệp vụ tiêu biểu trong phần hành kế toántrên
Nghiệp vụ phát sinh nhập nguyên vật liệu Thạch cao ngày 02/10/2008theo phiếu nhập kho số 541/08
+ Nội dung hợp đồng như sau:
Trang 30CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Căn cứ vào luật Doanh nghiệp…
- Căn cứ vào khả năng và quyền hạn, nhu cầu mua bán của
hai bên…
Hôm nay, ngày 27 tháng 09 năm 2008, tại Công ty Cổ Phần Xi Măng TiênSơn Hà Tây, chúng tôi gồm:
Bên A : Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Số tài khoản : 01000011388 tại ngân hàng Thương Mại Hà Tây
Số tài khoản : 011124235345 tại ngân hàng Vietcom Bank
Hai bên thoả thuận, thống nhất ký kết hợp đồng mua bán theo các điều khoản sau:
Điều 1: Bên B cam kết cung cấp cho Bên A hàng hoá, số lượng, giá cả như sau:
Điều 2 : Quy cách phẩm chất
Trang 31Bên B cam kết, đảm bảo về chất lượng Thạch Cao, đảm bảo đúng chủng loại.
Điều 3: Giao nhận vận chuyển, đóng gói
Bên B nhận giao hàng tại kho của bên A vào ngày 02/10/2008, tại HồngQuang, Ứng Hoà, Hà Tây Các chi phí vận chuyển, đóng gói do Bên B chịu
Điều 4 : Thời gian và phương thức thanh toán
Bên A cam kết thanh toán cho Bên B số tiền 192.543.200đ ( một trăm chínmươi hai triệu năm trăm bốn mươi ba nghìn hai trăm đồng) ngay và toàn bộkhi nhận được số hàng trên Phương thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyểnkhoản
Điều 5 : Cam kết chung
Hai bên tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các điều khoản trên
Điều 6 : Bồi thường, phạt và thời gian chấm dứt hợp đồng
Nếu một trong hai bên không thực hiện đầy đủ các điều khoản trên, viphạm hợp đồng thì phải hoàn trả cho bên bị thiệt hại một khoản tiền bồithường, hai bên sẽ cùng bàn bạc và thống nhất về khoản tiền phạt, đền bù này.Trong trường hợp hai bên không tự thống nhât, bên bị thiệt hại có quyền gửiđơn khiếu nại tới cơ quan chức năng để giải quyết tranh chấp Hợp đồng sẽđược chấm dứt trong trường hợp hai bên thống nhất huỷ bỏ hoặc khi hai bên
đã hoàn thành các điều khoản trên mà không có tranh chấp phát sinh
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lýnhư nhau Hợp đồng có giá trị từ ngày 27 tháng 9 năm 2008
Hà Nội ngày 27 tháng 9 năm 2008
Chữ ký, đóng dấu, họ tên đầy đủ của đại diện các bên liên quan
+ Hoá đơn GTGT nhận được cùng lô hàng Thạch Cao nhập ngày 02/10/2008
Trang 32HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3LL
LN/2008B Liên 2 : Giao cho khách hàng 0084161
Họ tên người mua hàng : Ngô Thế Nhậm
Tên đơn vị : Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Địa chỉ : Hồng Quang- Ứng Hoà – Hà Nội
Số tài khoản : 100011388 tại Ngân hàng thương mại tỉnh Hà TâyHình thức thanh toán : TM/CK MST : 0500237920
STT Tên hàng hoá, dịchvụ Đơn vịtính Số lượng Đơn giá Thành tiền
(một khoản)
Cộng tiền hàng: 192.543.200
Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 19.254.320
Tổng tiền thanh toán 211.797.520
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm mười một triệu, bảy trăm chín mươi bảynghìn, năm trăm hai mươi đồng./
Người mua hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)+ Biên bản kiểm nghiệm chất lượng thạch cao nhập kho theo phiếunhập 541/08
Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Trang 33Địa chỉ: Hồng Quang - Ứng Hoà – Hà Nội
Biên Bản Kiểm Nghiệm
Ngày 2/10/2008
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ngày 27/09/2008 giữa Công Ty TNHH Hoàng Sơn và Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây.
- Ban kiểm nghiệm gồm :
Ông Nguyễn Hữu Hải - trưởng phòng kĩ thuật công nghệ - Giữ chức vụTrưởng Ban
Bà Phạm Hồng Hạnh - kế toán vật tư công ty - Giữ chức vụ uỷ viên
Bà Nguyễn Mai Hoa - thủ kho vật tư – Giữ chức vụ uỷ viên
Đã kiểm nghiệm lô hàng sau:
STT Tên vật tư Mã
số
Phươngthức kiểmnghiệm
ĐVT
Sốlượngchứngtừ
Kết quả kiểm
chú
SL đúngquy cách
SL saiquy cách
Uỷ ViênNguyễn Mai Hoa
+ Phiếu nhập kho số 541/08
Đơn vị: Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây
Địa chỉ : Hồng Quang- Ứng Hoà – Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO
Trang 34Ngày 02/10/2008 Số 541/08
Họ tên người giao hàng : Mai Huyền Trang
Theo HĐ GTGT số 0084161, ngày 02/10/2008 của Công ty TNHH HoàngSơn
Nhập tại kho: Vật tư
Địa điểm : Hồng Quang - Ứng Hoà – Hà Nội
STT Tên Hàng Mã số ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá Thành Tiền
TheoCT
Thựcnhập
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm chín mươi hai triệu năm trăm bốn
mươi ba nghìn hai trăm đồng./.
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cùng ngày 02/10/2008, căn cứ vào hợp đồng lập ngày 27/09/2008, phiếunhập kho 541/08, hoá đơn GTGT số 0084161 kế toán thanh toán lập phiếu chitiền mặt số 1027/08, sau khi được thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng ký duyệt,thủ quỹ ký xuất tiền thanh toán cho người đại diện thanh toán của Công TyTNHH Hoàng Sơn Căn cứ đó kế toán thanh toán - vật tư ghi sổ như sau:+ Định khoản: