gốc – giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho tuỳ theo từng nguồn nhập:
- Giá hoá đơn kể cả thuế nhập khẩu ( nếu có)
- Là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
- Chi phí mua : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức…
- Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến xong nhập kho như Clinker thì giá thực tế bao gồm giá xuất các nguyên vật liệu khác dùng để chế biến Clinker và chi phí gia công chế biến Clinker , chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của Công ty như đá mạt, quặng sắt thì giá thực tế được tính theo giá thực tế hoặc giá bán trên thị trường.
2.2.2 Tính giá vật liệu xuất kho của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây Hà Tây
Việc lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho hiện nay tuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán.
Phương pháp tính giá được sử dụng tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây là phương pháp nhập trước- xuất trước. Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu nào nhập vào kho trước thì sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Ví dụ:
- Ngày 16 tháng 9 năm 2008 Công ty nhập kho 350 tấn đá vôi giá thực tế nhập kho là 452.000 đồng/ tấn
- Ngày 20 tháng 9 năm 2008 Công ty nhập kho 300 tấn đá vôi giá thực tế nhập kho 450.000 đồng/ tấn .
- Ngày 22 tháng 9 năm 2008 xuất kho 450 tấn nguyên vật liệu đá vôi để sản xuất xi măng
Theo phương pháp nhập trước xuất trước, thì giá thành đá vôi xuất dùng cho sản xuất ngày 22 tháng 9 năm 2008 sẽ là:
350 tấn x 452.000đ + 100 tấn x 450.000đ = 203.200.000đ
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá thành nguyên vật liệu xuất kho kịp thời, tuy nhiên là phải hạch toán theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức.
Ngoài ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của Công ty không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường nguyên vật liệu. Những năm trước, khi số lần nhập xuất nguyên vật liệu không nhiều, sản xuất chưa được công nghệ hoá thì số lượng nguyên vật liệu không lớn, không đa dạng chủng loại, hạch toán theo phương pháp này cũng tương đối phù hợp nhưng đến nay, số lần nhập xuất tăng lên kèm theo số lượng cũng tăng, giá cả thị trường nhiều biến động, trước thách thức cạnh tranh cũng như cơ hội tham gia thị trường lớn trong nước và quốc tế, phương pháp này dần trở nên không còn phù hợp nữa.
Chuyên đề xin được trình bày cụ thể vấn đề trên ở chương sau, phần giải pháp khắc phục những nhược điểm trong kế toán hạch toán nguyên vật liệu tại