- Căn cứ vào khả năng và quyền hạn, nhu cầu mua bán của hai bên…
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤ T TỒN KHO VẬT LIỆU
3.2.5 Các kiến nghị khác
Xét những bất cập còn lại đã nêu ở phần 3.1.2 cho thấy:
Tổ chức kế toán công ty nên tổ chức giám sát khâu thu mua nguyên vật liệu hơn nữa, không chỉ tham gia khi thanh toán và hạch toán kế toán, tổ chức kế toán nên tính toán và đề ra định mức thu mua tránh tình trạng lãng phí, gian lận, thất thoát của chi phí này.
Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất cũng chưa phù hợp, nguyên vật liệu để sản xuất xi măng có những thời điểm giá giao động mạnh đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sự khủng hoảng kinh tế đã lan ra toàn cầu và ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu vật liệu ở mọi nơi trên thế giới. Tổ chức kế toán Công ty chọn phương pháp tính giá thành xuất nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước, tuy có một số ưu điểm nhưng không phù hợp với tình hình biến động của giá cả nguyên vật liệu sản xuất xi măng hiện nay. Ví dụ như vật liệu Clinker có thời điểm giá thị trường giao động từ 460.000 đ / tấn đến 600.000 đ/ tấn, nếu tính theo phương pháp nhập trước xuất trước sẽ không pản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu. Ngoài ra, phương pháp này cũng chỉ phù hợp với doanh nghiệp có ít loại nguyên vật liệu, số lần nhập xuất không nhiều, việc tính toán giá thành hàng tồn kho sẽ tốn nhiều công sức kế toán. Theo em, với số loại nguyên vật liệu khá nhiều như ở Công ty và tần suất nhập xuất cao thì nên áp dụng phương pháp giá hạch toán. Phương pháp này đòi hỏi trình độ kế toán cao nhưng điều
này lại không gặp khó khăn đối với tổ chức kế toán công ty và có thể đáp ứng được. Theo phương pháp này, giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trong khi chưa tính được giá thực tế của nguyên vật liệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua nguyên vật liệu ở một thời điểm nào đó hay giá vật liệu bình quân tháng để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng công tác kế toán nhập, xuất vật liệu hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực và giá hạch toán.
Hệ số giá vật liệu = Giá thực tế NVL tồn kho đầu kì+ Giá thực tế NVL nhập trong kỳ
Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kì + Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ
Ngoài ra, kho chứa vật tư cần được trang bị thêm cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho thủ kho làm việc. Sớm sửa chữa nâng cấp hệ thống mái che, thoát nước, phòng cháy… cho kho chứa vật liệu cũng như sản phẩm của đơn vị.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong các phần hành kế toán của công ty. Không một giai đoạn sản xuất nào được phép thiếu nguyên vật liệu, đòi hỏi kế toán phải cung cấp đầy đủ, chính xác kịp thời các thông tin về nguyên vật liệu trong Công ty. Trong thời điểm hiện nay, các công ty trong đó có Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây đang đứng trước khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế đất nước. Chính phủ đã có một số biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, như khuyến khích ngân hàng giảm lãi vay, giãn nộp thuế, giảm tỉ lệ thuế GTGT của ngành xi măng từ 10% xuống 5% là những giúp đỡ hết sức thiết thực.
Qua đi sâu và tìm hiểu về thực tế tại công ty em thấy rằng vẫn còn đó những bất cập về tổ chức bộ máy, tổ chức kế toán, vẫn bị ảnh hưởng của những thói quen xưa cũ, chưa thực sự thay đổi và quyết tâm hội nhập. Công ty vẫn còn hạn chế nhiều so với thực lực thị trường, phần lớn vẫn chỉ phủ khắp miền bắc. Tiềm lực của Công ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn là nhiều hơn thế, trên thực tế hiện nay, tình trạng này phổ biến ở nhiều công ty nhà nước của nước ta. Để thay đổi được, trước hết, con người phải thay đổi, phải chấp nhận bỏ đi lối làm việc xưa cũ, đã lỗi thời và mạnh dạn ở những cách mới, hiệu quả hơn.
Chuyên đề với đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tiên Sơn Hà Tây” là tất cả những tìm hiểu của em về phân hệ quản lý chi tiết nguyên vật liệu tại công ty. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang và các anh chị tại phòng kế toán, phòng vật tư, phòng kho…
Trong khuôn khổ hạn hẹp của chuyên đề, hạn chế của tài liệu tham khảo và năng lực bản thân, chuyền đề chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 12 tháng 6 năm 2009 Sinh Viên