Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả n
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích tình hình tài chính công tư vấn
giám sát và xây dựng công trình
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm có ích phục vụ cho mình Con người khi tiến hành làm bất
cứ việc gì cũng luôn mong muốn đạt hiệu quả cao với những chi phí tối thiểu nhưng đem lại lợi ích tối đa cho mình Một trong những hoạt động quan trọng và được con người tiến hành thường xuyên là hoạt động sản xuất kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đạt được kết quả như mong muốn thì điều tất yếu là phải thực hiện chức năng quản lý và để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý thì không thể thiếu thông tin Thông tin cung cấp cho quản lý được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có các thông tin về hoạt động tài chính.
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh Nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ
sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độ quy định về tài chính tín dụng của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn
đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Thông qua việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn, đề xuất các biện pháp cần thiết và có hiệu quả để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh.
Tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo định kỳ trong đó bảng cân đối kế toán được sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích vì nó phản ánh khá đâỳ đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp Kết quả của việc phân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích.
Vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích tình hình tài chính Công tư vấn
giám sát và xây dựng công trình” Ngoài mở đầu và kết luận đồ án gồm 3 chương:
Trang 3Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng
công trình
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công
ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình.
Trang 4Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụcho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lýnhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ vàchất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanhnghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản
lý phù hợp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phásản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánhgiá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những
dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệptrong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - mộttrong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theonhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), vớimục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệphoặc ngoài doanh nghiệp )
1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tíchcác báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các sốliệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánhgiá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai Báo cáo tàichính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng nhưtình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chínhrất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủyếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo tài chính
là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, cácnhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơquan chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tinkhác nhau
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tàichính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
Trang 5trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy sẽ cónhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanhnghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và ngườilàm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cácgóc độ khác nhau.
1.1.2.1 Đối với người quản lý doanh nghiệp :
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếmlợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồnlực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán
nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phảigiải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :
Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản
xuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?
Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải cótiền để đầu tư Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bên phảicủa bảng cân đối kế toán Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dàihạn, ngắn hạn Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm còn nợ dài hạn có thời hạn trênmột năm Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản và nợ củadoanh nghiệp Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơcấu như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất Liệu doanh nghiệp cónên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức đi vay
và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanhnghiệp
Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế
nào?
Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn
đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền vớicác dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch pha củacác dòng tiền
Trang 6Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở
để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó
Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính vàdựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi íchcủa cổ đông của doanh nghiệp Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chínhđều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp : đó là sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnhtranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đahoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc Doanh nghiệp chỉ có thểhoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản
lý được đưa ra là đúng đắn Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanhnghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế
để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanhtoán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản
lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêngcủa doanh nghiệp trong tương lai Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chínhcũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổphần và lập kế hoạch dự báo tài chính Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ đểkiểm soát các hoạt động quản lý
1.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hìnhhoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá
cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp Chính vì vậy,quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạtđược Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trưởng, tối đahoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp Trước hết họ quan tâmtới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình
Trang 7hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năngsinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phùhợp Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điềukiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớnhơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu
tư Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những người sở hữu doanh nghiệp.Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệpcũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thunhập của họ Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàngnăm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường Một nguồn tài trợ với tỷtrọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanhnghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS) Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khiquyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợinhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếunăm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếucủa doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xemxét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính
1.1.2.3 Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiệnnhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phântích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại chodoanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xemxét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn,người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp,nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả Nếu
là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khảnăng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năngsinh lời này
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họchủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số
Trang 8lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bên cạnh đó,các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ
sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bịrủi ro Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn củacác khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đềuquan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phảiquyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họcần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời giansắp tới
1.1.2.4 Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, ngườiđược hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp cótác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động Ngoài ratrong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổphần nhất định Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi
và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp
1.1.2.5 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nướcthực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinhdoanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách,chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tíchcác báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống cácphương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc
độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cáchchi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu vềhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo vàđưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp
Trang 91.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là
việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính của doanh nghiệp, baogồm:
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn chosản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quảtài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán
- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đếntình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả đểkhắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanhnghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp cho việc raquyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai của doanhnghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích tài chính không chỉ giới hạn trong phạm vinghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các lĩnh vực :
- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ
- Các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Thông tin chung
Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp trong năm Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh
tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tốđầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kếtquả kinh doanh trong năm là khả quan Tuy nhiên khi những biến động của tình hìnhkinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì vậy để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan
1.2.2 Thông tin theo ngành kinh tế
Trang 10Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển củadoanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh
Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới:
-Tính chất của các sản phẩm
- Quy trình kỹ thuật áp dụng
- Cơ cấu sản xuất : công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ, những cơ cấu sảnxuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ
- Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế
Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và cácthông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Thông tin theo ngành kinh tế đặc biệt là hệ thống chỉtiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thể đánh giá, kết luậnchính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.3 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêucủa dự đoán tài chính Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài,thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra nhậnxét, kết luận sát thực Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cầnthiết Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp Phân tíchtài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông quaviệc xử lý các báo cáo kế toán
Các báo cáo tài chính gồm có:
1.2.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáo tài chính phảnánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dướihình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản Xét về bản chất, bảngcân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công
nợ phải trả( nguồn vốn)
Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản cânđối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình
Trang 11hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triểnvọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày:
- Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần nguồnvốn
- Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới làphần nguồn vốn
Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn bằngnhau
Tài sản = Nguồn vốn
Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả
• Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định.
Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyềnquản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai
Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát về quy
mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn củadoanh nghiệp
• Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánhcác nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chấtcủa doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn( Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, cácbên liên doanh ) Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiệntrách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sảnhình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ( với người lao động, với nhàcung cấp, với Nhà nước )
Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có,căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phần nguồnvốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán:
Trang 12+ Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua cácchỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn.
+ Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản lưuđộng, tài sản cố định
+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoảnphải trả
+ Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp
1.2.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tàichính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Khác với bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốntrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả nănghoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhđồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khibán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hànhdoanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãihay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụngcác tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần:
+ Phần I: Lãi, lỗ
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễngiảm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trên cơ sởcác tài liệu:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
+ Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
Trang 13+ Sổ kế toán các tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 333
“Thuế GTGT phải nộp”
Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợinhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp Do
đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quáttình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãihay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc độtăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai
Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tabiết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếu số thuế còn phảinộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan
Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta cónhững nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin củadoanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) vànguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập vàchi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưuchuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trongdoanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp Những luồng vào ra củatiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từhoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyểntiền tệ từ hoạt động bất thường
1.2.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tìnhhình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giảithích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằmgiúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ
Trang 14thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kếtquả hoạt động kinh doanh.
“Thuyết minh báo cáo tài chính” được lập căn cứ vào những số liệu và nhữngtài liệu sau:
+ Các sổ kế toán kỳ báo cáo
+ Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo
+ Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước
“ Thuyết minh báo cáo tài chính” trình bày 7 chỉ tiêu nhằm cụ thể hoá các chỉtiêu mà bảng cân đối kế toán không thể nêu lên hết được bao gồm:
+ Chỉ tiêu 1: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
+ Chỉ tiêu 2: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Khi lập hai chỉ tiêu này, phải quán triệt các nguyên tắc chung sau:
- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
- Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên cỏc báo cáo khác
- Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thốngnhất trong cả niên độ kế toán d?i với các báo cáo quý Nếu có sự thay đổi phải trìnhbày rõ ràng những lý do thay đổi
- Trong các biểu số liệu, cột “số kế hoạch” thể hiện số liệu kế hoạch của kỳbáo cáo, cột” số thực tế kỳ trước” thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo
- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sửdụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm
+ Chỉ tiêu 3: “Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính” bao gồm:
3.1 Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: phản ánh toàn bộ chi phí sảnxuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tốchi phí như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
Trang 15- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
3.2 Tình hình tăng giảm tài sản cố định: phản ánh tổng số tăng giảm của tàisản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình theo từngnhóm tài sản trong kỳ báo cáo như nhà cửa, máy móc, thiết bị cả về nguyên giá, giátrị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các tài khoản 211, 212, 213, 214trong sổ cái
3.3.Tình hình thu nhập của công nhân viên: phản ánh tổng số thu nhập bìnhquân của công nhân viên từ tiền lương và các khoản tiền thưởng, các khoản phụ cấp,trợ cấp có tính chất luong và các khoản tiền thưởng trước khi trừ các khoản giảm trừtrong kỳ báo cáo
3.4.Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: phản ánh tổng số tăng giảm cácnguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư pháttriển, quỹ dự phòng tài chính theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp nhưngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh và lý do tăng giảm chủ yếu 3.5 Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: phản ánh tổng
số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳbáo cáo như đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài hạn và lý do tănggiảm chủ yếu
3.6 Các khoản phải thu và nợ phải trả: phản ánh tình hình tăng giảm cáckhoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặcmất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu + Chỉ tiêu 4: “Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh”
+ Chỉ tiêu 5: “Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạngtài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ” bao gồm:
- Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
- Khả năng thanh toán
Trang 16- Tỷ suất sinh lời.
+ Chỉ tiêu 6: “ Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu” Đây là phần doanh nghiệp tựđánh giá khái quát tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo của mình cùngnhững khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải trong kỳ báo cáo
+ Chỉ tiêu 7: “ Các kiến nghị”
Doanh nghiệp đề xuất các kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đềliên quan đến chế độ, chính sách trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tác dụng của việc phân tích” Thuyết minh báo cáo tài chính”
Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung những thông tinchi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp Cụ thể:
+ Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” sẽ cho ta biếttình hình biến động của chi phí trong kỳ theo từng yếu tố chi phí: nguyên vật liệu,nhân công, khấu hao
+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” sẽ cho ta biết đượctình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ theo từng loại Qua đó, đánh giá đượctình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp và xây dựng được kế hoạchđầu tư
+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình thu nhập của công nhân viên” sẽ giúp ta cónhững đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì không thể nóimột doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu thu nhập của người lao đông có xuhướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằng chung được Thu nhập của côngnhân viên phải gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phân tích chỉ tiêu: “Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu” để thấyđược tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như từng loại nguồnvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Qua đó, đánh giá được tính hợp lý của việc hìnhthành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu
+ Phân tích “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác” đểnắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác
Trang 17+ Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” sẽ nắm được tình hìnhthanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp
Tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là một trongnhững chỉ tiêu phản ánh khá sát thực chất lượng hoạt động tài chính Nếu hoạt động tàichính tốt, lành mạnh doanh nghiệp sẽ thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả cũngnhư thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhaucũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp, mất khả năngthanh toán
+ Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận sẽ phản ánh hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Các tỷ suất lợi nhuận càng lớn so với trước thì chứng tỏhiệu quả kinh doanh càng tăng
1.3 Các bước tiến hành phân tích tài chính
1.3.1.Các bước tiến hành phân tích tài chính
1.3.1.1 Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyếtminh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tàichính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, nhữngthông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giátrị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chínhdoanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tàichính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.3.1.2 Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thuthập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứngdụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phântích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêunhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của cáckết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định
1.3.1.3 Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết
để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính Có
Trang 18thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính Đối với chủdoanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mụctiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối
đa hoá giá trị doanh nghiệp
1.3.2.Trình tự phân tích tài chính
Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứngvới từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau :
Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin
- Thông tin kế toán nội bộ
- Thông tin khác từ bên ngoài
- Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn
- Điểm mạnh và điểm yếu
- Cân bằng tài chính
- Năng lực hoạt động tài chính
- Cơ cấu vốn và chi phí vốn
- Cơ cấu đầu tư và doanh lợi
Phân tích thuyết minh
- Nguyên nhân khó khăn
- Phương tiện thành công và điều kiện bất lợi
Trang 191.4 Các phương pháp phân tích tài chính
Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụngtài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hìnhbiến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tàichính với nhau
Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng hai phương pháp:phương pháp phân tích ngang và phương pháp phân tích dọc báo cáo tài chính
Phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động
cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, cònphân tích dọc là việc sử dụng các quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quangiữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau đểrút ra kết luận
Cụ thể, trong thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
1.4.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếutrong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉtiêu phân tích
Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vàomục đích và yêu cầu của việc phân tích
+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức.Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch,định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra
+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy
sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanhnghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh
+ So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinhdoanh khác nhau của doanh nghiệp
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánhđược của các chỉ tiêu:
Trang 20+ Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng.
+ Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng
+ Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung, cơcấu của các chỉ tiêu
+ Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu nàybằng những đơn vị tính đổi nhất định
+ Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằngcác chỉ tiêu tương đôí Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc sosánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩakinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép
và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu
Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tươngđối
Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triểnkhông đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bìnhquân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu Số bình quân có thể biểuthị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ suất) Khi so sánh bằng sốbình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành,xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật
Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh
tế Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toánxác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường
Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu củahiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích
so sánh Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng nhưquy mô của hiện kinh tế Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồngthời cả số tuyệt đối và số tương đối
1.4.2 Phương pháp loại trừ.
Trang 21Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích Khi phân tích, để nghiên cứu ảnhhưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinh tế dưới 2dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
1.4.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn.
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lầnlượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số củachỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị
số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnhhưởng của nhân tố đó
Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng
và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức Ngoài ra việc sắp xếpcác nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các chỉ tiêu phân tíchphải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhấn tố chất lượng Trình tự thay thế các nhân
tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiêncứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố
Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố và chỉtiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng
+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố đứng sau chất lượng hơnnhân tố đứng trước
Trang 22X03= a1*b1*c1*d0
+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lấy tích sốthứ hai trừ đi tích số thứ nhất, tích số thứ ba trừ đi tích số thứ hai, tích số thứ tư trừ đitích số thứ thứ ba
Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và chiều
hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng củachúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy những nhân tố tích cực và hạnchế những nhân tố tiêu cực
Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:
- Không có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của các nhân
tố cũng như tính quy ước của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng thành các nhân tố
số lượng và các nhân tố chất lượng Điều này càng trở nên khó khăn khi có nhiều nhân
tố trong tính toán phân tích
- ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xem xét tách rời, không tính đến mối quan hệqua lại của nó với các nhân tố khác, mặc dù sự thay đổi của một trong các nhân tố dẫntới sự thay đổi của các nhân tố khác
1.4.2.2 Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch thực chất là phương pháp rút gọn của phương phápthay thế liên hoàn Do vậy, nó cũng đòi hỏi những điều kiện và cũng có những ưuđiểm, hạn chế như thay thế liên hoàn
Trang 23Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đối với chỉ tiêutổng hợp được xác định bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các nhân tố khácđược cố định trong khi lập tích số.
Trình tự tiến hành phương pháp số chênh lệch:
- Xác định số chênh lệch tuyệt đối với dấu tương ứng của mỗi một nhân tố
- Nhân số chênh lệch của mỗi một nhân tố với số kế hoạch của các nhân tố khácchưa đo ảnh hưởng và với số thực tế của các nhân tố khác đã đo ảnh hưởng
1.4.3 Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các
bộ phận Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phântích kinh doanh còn phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cânđối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ tương quan
1.4.3.1 Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương thức trìnhkinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế
Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan
hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu Khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu đó
sẽ dẫn tới sự thay đổi một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi đó vẫn đảmbảo sự cân bằng của bảng cân đối kinh tế Khi phân tích thường dùng để kiểm tra việcghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu
Để tính mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố một cách đồng thời đến một chỉtiêu nào đó:
∆Tổng= ∑
=
∆
n i
Trong đó: C- chỉ tiêu cá biệt mà ta đang nghiên cứu
T- chỉ tiêu trực tiếp hoặc chỉ tiêu thuận chiều
N- chỉ tiêu ngược chiều
Trang 24- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp(T).
∆CT=
N
T
∆+
∆+
∆+
∆
100
)(
100
(%)
Trong đó:
∆T, ∆N: số chênh lệch tương đối của chỉ tiêu T và N
∆CT, ∆CN, ∆C: mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu T, N và của 2 chỉ tiêu T, Nđến chỉ tiêu cá biệt đang nghiên cứu
1.4.3.3.Phương pháp liên hệ tương quan
Là phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và dạng củamối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ giữacác mối quan hệ đó
Trình tự tiến hành:
- Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất mối liên hệ
- Thăm dò các mối quan hệ đó
- Lập phương trình hồi quy căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát
- Tính toán các tham số của chương trình
- Giải thích ý nghĩa kinh tế của các tham số
1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được trình bày theo hai cáchsau:
- Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính
- Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính
1.5.1 Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính
Trang 25Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính là nội dung phân tích
mà đồ án sử dụng Vì vậy, nội dung phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hìnhtài chính, không được nêu chi tiết ở phần này mà đựơc trình bày chi tiết ở phần sau( Chương 2)
1.5.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải sosánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm Qua so sánh, có thể thấyđược sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả nănghuy động vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, số tổng cộng của tài sản và nguồn vốntăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mốiquan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Hai loạitài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng cân đối này chỉmang tính lí thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanh nghiệp đủ trang trải cácloại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng Thực tếthường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng
- Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệp phải đivay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài
Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệp bị chiếmdụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và nợ phảitrả
Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh các chỉ tiêu
tỉ suất tài trợ đẻ thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trongkinh doanh của công ty (phần này được trình bày trong phân tích kết cấu nguồn vốncủa doanh nghiệp) Bên cạnh đó, về khả năng thanh toán cũng cần được quan tâm chú
ý ( được trình bày ở phần nhu cầu và khả năng thanh toán)
1.5.1.2 Phân tích chi tiết tình hình tài chính
Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình phân bổvốn, xem xét doanh nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệu quả chưa? Để phântích, ta tiến hành xác định tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu kì và cuối kì và so
Trang 26sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa đầu kì và cuối kì nhằm tìm ra nguyên nhân của sựchênh lệch này Qua so sánh ta thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỉ trọngcủa từng loại vốn Để có thể thấy được tình hình thay đổi của tài sản là hợp lí haykhông cần đi sâu nghiên cứu sự biến động của tài sản Việc đầu tư chiều sâu, mua sắmtrang thiết bị, đổi mới công nghệ để tạo tiền đề tăng năng suất lao động và sử dụng vốnđầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn được xem xét thông qua các chỉ tiêu:
Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn Bêncạnh đó việc phân tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hình công nợ và khả năngthanh toán; phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của vốn; phân tích tình hình đảmbảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân tích một cách cụ thể và đượctrình bày cụ thể trong Chương 2 của đồ án này
1.5.2 Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính.
1.5.2.1 Phân tích các tỷ lệ tài chính
Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phân thành 4nhóm chính Đó là : nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về khả năng cânđối vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lãi Nhìnchung, mối quan tâm trước hết của các nhà phân tích tài chính là tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp có lành mạnh không? Liệu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đượcnhững khoản nợ đến hạn không? Nhưng tuỳ theo mục đích phân tích tài chính mà nhàphân tích tài chính chú trọng nhiều hơn đến nhóm tỷ lệ này hay nhóm tỷ lệ khác.Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến tình hình khả năng thanh toáncủa người vay Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả nănghoạt động có lãi và hiệu quả sản xuất kinh doanh Họ cũng cần nghiên cứu tình hình vềkhả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu chi trảhiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ lệ cân đối vốn vì sự thay đổi tỷ lệ này sẽ ảnhhưởng đáng kể tới lợi ích của họ
Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin vềtừng vấn đề cụ thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ của người phân tích
là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm tỷ lệ để từ đó đưa ra kết luận khái quát vềtoàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình phân tích nên lưu
ý rằng một tỷ lệ tài chính riêng rẽ thì tự nó không nói lên điều gì Nó cần phải được so
Trang 27sánh với tỷ lệ ở các năm khác nhau của chính doanh nghiệp đó và so sánh với tỷ lệtương ứng của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành.
Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp các tỷ lệđược lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích
Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả bốn nhóm tỷ lệ thường dùng để phântích và đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.5.2.1.1 Các tỷ lệ về khả năng thanh toán :
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản củamình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đếnnguồn tài trợ khác là vay nợ Việc vay nợ này được thực hiện với nhiều đối tượng vàdưới nhiều hình thức khác nhau Cho dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì để đi đếnquyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay không thì họ đều quan tâm đền khả năngthanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa cáckhoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợgiảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúpcho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện phápkịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khảnăng thanh toán
Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm :
Hệ số thanh toán hiện hành
Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn Tài sản lưuđộng thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và
dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác Cảtài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm Tỷ lệ khảnăng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp,
nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tàisản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của cáckhoản nợ đó
Trang 28Công thức của khả năng thanh toán chung như sau :
Hệ số thanh toán hiện
tư đó sẽ kém hiệu quả Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thếnào cho hợp lý
Hệ số thanh toán nhanh:
Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp cóthể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phíthấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tàisản lưu động và kết cấu của các khoản mục này Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ
số thanh toán nhanh của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho
nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổithành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu Hàng tồn kho
là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đembán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho)
Hệ số thanh toán nhanh
(thanh toán tức thời) =
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu
Nợ ngắn hạnNói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, cũng giống nhưtrương hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tứcthời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ
1.5.2.1.2.Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn
Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanhnghiệp so với phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp Nó còn được coi là tỷ lệ đònbẩy tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ
Trang 29nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảođảm an toàn cho các món nợ Nếu chủ sở hữu chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổngnguồn vốn thì rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là do các chủ nợ gánh chịu.Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm đượcquyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Ngoài ra, các khoản vay cũng tạo ranhững khoản tiết kiệm nhờ thuế do chi phí cho vốn vay là chi phí trước thuế.
Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nền kinh tếsuy thoái đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanh nghiệp có tỷ lệ nàycao trong nền kinh tế bùng nổ Hay nói cách khác, những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao
có nguy cơ lỗ lớn nhưng lại có cơ hội nhận được lợi nhuận cao Tuy lợi nhuận kỳ vọngcao nhưng phần lớn các nhà đầu tư đều rõ´t so? rủi ro Vì thế quyết định về sử dụng nợphải được cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro
Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng tựtài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những khókhăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Hệ số nợ = Tổng tài sảnNợ
Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với cácchủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừaphải vì tỷ lệ này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợpdoanh nghiệp bị phá sản Trong khi đó, các chủ sở hữu ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họmuốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Songnếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán
Để đánh giá được việc sử dụng nợ cũng như mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệpngười ta tính mức độ đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage - DFL) củadoanh nghiệp
Mức độ ảnh hưởng của DFL được xác định như là tỷ lệ thay đổi về doanh lợivốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả
DLF = Q (P - V) - FQ (P - V) – F - 1Trong đó : Q là sản lượng
P là giá bán đơn vị sản phẩm
Trang 30V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm
F là chi phí cố định
I là chi phí lãi vay phải trả
Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đểtrang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút Nhưng khi lợi nhuậntrước thuế và lãi vay đã đủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thì chỉ cần một sự gia tăngnhỏ về sản lượng cũng mang lại một biến động lớn về doanh lợi vốn chủ sở hữu.Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi
Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho
lãi tiền vay
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi
Lãi tiền vayKhả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năngtrả lãi hàng năm Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanh nghiệp
bị phá sản Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy được tình trạngthanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản caocộng với khả năng thanh toán lãi thấp so với mức trung bình của ngành sẽ khiến chodoanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốn gia tăng nợ
Khả năng độc lập về tài chính
Khả năng độc lập về tài chính = Vốn trung và dài hạnVốn chủ sở hữu
Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ độngtrong kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệpcàng ít chịu rủi ro Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việctăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản
Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệpcần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh vànâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn Việc phân tích tình hình phân bổ vốn hay kếtcấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp
lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết
Trang 31cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động
Tổng tài sảnChỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung vàmáy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Nó cho biết năng lực sản xuất và xuhướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từngngành kinh doanh cụ thể
1.5.2.1.3 Các tỷ lệ về khả năng hoạt động
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụngnguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho các loạitài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Do đó, các nhà phân tíchkhông chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà cònchú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanhnghiệp
Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ này nhằm tínhtốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắn hạn Các tỷ
lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằng tài chính và khảnăng thanh khoản của doanh nghiệp
Vòng quay tiền
Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp.Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thếnhư chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài
ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dữ trữ với lượng lớn tạo điều kiện giảmchi phí sản xuất Tuy nhiên, tiền được lưu giữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiềubất lợi Thứ nhất, điều kiện thiếu vốn đang phổ biến ở các doanh nghiệp thì việc giữquá nhiều tiền sẽ gây ứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác, do đólợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị giảm Thứ hai, do có giá trị theo thời gian và dochịu tác động của lạm phát, tiền sẽ bị mất giá Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòngquay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp
Trang 32Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bánVòng quay hàng tồn kho
Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanhnghiệp Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăngvòng quay của chúng Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tụccủa sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh Khoản đầu tư này được giảiphóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ
Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng công thức dưới đây
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần
Hàng tồn khoChỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ratrong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển Con số nàycàng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ sốquay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sửdụng vốn sẽ cao hơn Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tốkhác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng,kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụcủa doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp
Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin.Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém,trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn khocũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vậtliệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việccung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất) Ngược lại, việctăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bánhàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý Đây là điềuđáng khích lệ Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ sốquay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng
để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân
Trang 33Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điềukhó tránh khỏi Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộngthị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trìđược mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị Hơn nữa, nó còn cóthể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu.Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ítvới các rủi ro Đó là giá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chuchuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồntài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chiphí đòi nợ Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến kỳthu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.
Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của công thức này
là ngày) :
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360
Doanh thu thuầnTrong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thuhồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộcvào nhiều yếu tố :
- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu : Một số doanhnghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơncác đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường
- Tình trạng của nền kinh tế : Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp cókhuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại Nếu chấp nhận tăng thời gianbán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu vềtình hình kinh doanh Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ kháchhàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Nhưng tình trạng đó cũng cóthể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái.Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu
- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu : khi lãi suất tín dụng cấp chocác doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảmthời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính
Trang 34- Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trướccủa doanh nghiệp
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
Vốn lưu độngChỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòngquay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Chỉ tiêu này còn được gọi
là hệ số luân chuyển Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhucầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong kỳ Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời điểmlập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần
Giá trị còn lại của tài sản cố địnhHiệu suất sử dụng tổng tài sản
Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Nó cũngthể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợinhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanhnghiệp trên thị trường
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản
1.5.2.4 Các tỷ lệ về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vì thếkhác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từng hoạt độngriêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệuquả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp Mục đích chung củacác doanh nghiệp là làm sao để một đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và khảnăng sinh lời nhiều nhất Để đánh giá khả năng sinh lời người ta dùng các chỉ tiêu sau:Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Trang 35Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuầnChỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu Chỉtiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanh thu thuần và chiphí Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lênvới tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là doanh lợi tiêu thụsản phẩm thấp Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ nguyên nhân của tình hình
để có giải pháp khắc phục
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu Nó phảnánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâmkhi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sởhữu cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp Ta xét các nhân tốảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau:
Lợi nhuận sau thuế
= Lợi nhuận sau thuế X Doanh thu thuần x Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố :
-Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
-Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cần phân tích
sự thay đổi của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn
Doanh lợi vốn
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của mộtđồng vốn đầu tư (ROA) Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phântích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuậnsau thuế để so sánh với tổng tài sản Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinhdoanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn xác định bằng cách chia lợinhuận trước thuế và lãi cho tổng tài sản
Doanh lợi vốn = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản
Trang 361.5.2.2 Phân tích các hoạt động tài chính
1.5.2.2.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng nguồn vốn
và sử dụng vốn (bảng tài trợ) Nó giúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cungứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn
Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét
sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trongmột thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán
Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trênbảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột
sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc :
Sử dụng vốn : tăng tài sản hoặc giảm vốn.
Nguồn vốn : giảm tài sản hoặc tăng vốn.
Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phântích tình hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn
và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó Từ đó cógiải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp
1.5.2.2.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động thường xuyên
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồmtài sản lưu động và tài sản cố định Để hình thành hai nguồn tài sản này phải có cácnguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thờigian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ ngắn hạn, nợ quáhạn, nợ nhà cung cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác
Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt độngkinh doanh, nó có thời hạn trên một năm và bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồnvốn vay nợ trung hạn và dài hạn
Trang 37Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định (TSCĐ),phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành tài sản lưu động (TSLĐ).Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động và nợngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên Mức độ an toàn của tài sản ngắnhạn phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu động thường xuyên.
VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:
- Vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản
cố định, phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động Đồng thời, tài sản lưu động lớnhơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt
- Vốn lưu động thường xuyên = 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn vừa đủ tài trợcho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn,tình hình tài chính như vậy là lành mạnh
- Vốn lưu động thường xuyên < 0, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ chotài sản cố định Doanh nghiệp phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản cốđịnh, tài sản lưu động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cânthanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tàisản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn phải trả
Như vậy, vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng đểđánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết :
- Một là, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn haykhông?
- Hai là, tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắcbằng nguồn vốn dài hạn không?
Từ công thức tính vốn lưu động thường xuyên ta có thể thấy các yếu tố làmthay đổi vốn lưu động thường xuyên là những nghiệp vụ làm thay đổi nguồn vốn dàihạn và tài sản cố định của bảng cân đối kế toán
Các nghiệp vụ làm giảm vốn lưu động thường xuyên :
- Tăng tài sản cố định : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tàisản cố định tài chính
- Giảm nguồn vốn dài hạn :
Trang 38• Giảm vốn chủ sở hữu : do chia lợi tức cổ phần, lỗ trong kinh doanh
• Hoàn trả tiền vay : bao gồm trả tiền vay trung và dài hạn, hoàn trả trái phiếuđáo hạn
Các nghiệp vụ làm tăng vốn lưu động thường xuyên :
- Tăng nguồn vốn dài hạn :
• Tăng vốn chủ sở hữu : phát hành thêm cổ phiếu thường, giữ lại lợi nhuậnkhông chia
• Tăng vay nợ trung, dài hạn; phát hành trái phiếu dài hạn
- Giảm tài sản cố định thông qua nhượng bán
Những thay đổi tài sản lưu động hoặc nợ phải trả ngắn hạn không làm thay đổivốn lưu động thường xuyên, bởi vì việc tăng của một loại tài sản lưu động sẽ dẫn đếnhoặc giảm một loại tài sản lưu động khác, hoặc tăng một dòng nợ ngắn hạn Chẳnghạn, khi bán sản phẩm tồn kho sẽ làm giảm tồn kho và tăng tương ứng ở mục nợ phảithu (nếu bán chịu), hoặc tăng tiền mặt (nếu bán thu tiền ngay) Ta cũng cần chú ý làchính sách khấu hao có tác động lớn vào vốn lưu động thường xuyên, nếu doanhnghiệp áp dụng chế độ khấu hao nhanh thì vốn luân chuyển sẽ cao hơn so với áp dụngphương pháp khấu hao theo đường thẳng
Vốn lưu động thường xuyên thể hiện mức độ an toàn, đảm bảo cho doanhnghiệp chống lại rủi ro làm mất giá trị tài sản hoặc rủi ro làm giảm tốc độ luân chuyểnvốn dự trữ Vì vậy, mọi biến động của vốn lưu động thường xuyên phải được chú ýtheo dõi Tại các thời điểm khác nhau có ba tình huống xảy ra :
- Tăng vốn lưu động thường xuyên
Trong trường hợp này, an toàn của doanh nghiệp tăng vì phần lớn tài sản cốđịnh được nguồn vốn dài hạn tài trợ Tuy nhiên, cần phải thấy rằng để đạt được sự antoàn đó, doanh nghiệp phải tăng nợ dài hạn Nếu khối lượng nợ dài hạn càng lớn sẽdẫn đến chi phí tài chính càng cao, từ đó làm giảm kết quả kinh doanh Nếu tăng vốnlưu động thường xuyên bằng việc tăng vốn chủ sở hữu thì tình hình tài chính doanhnghiệp được cải thiện, nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn nợvay và có thể phải chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp Do vậy, quyết định tăng vốnlưu động và tăng bằng cách nào đòi hỏi một quyết định đúng
Trang 39Mặt khác, khi vốn lưu động thường xuyên đã tài trợ đủ cho tài sản cố định còn
dư thừa, nếu sử dụng vốn lưu động thường xuyên tài trợ toàn bộ cho tồn kho khôngphải là quyết định quản trị tốt, vì có thể doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn dài hạntốn kém cho đầu tư tài sản ngắn hạn mà lẽ ra việc sử dụng này phải do tín dụng ngắnhạn tài trợ
- Giảm vốn lưu động thường xuyên
Khi một doanh nghiệp giảm vốn lưu động thường xuyên sẽ làm cho mức độ antoàn tài chính của doanh nghiệp giảm xuống Tuy vậy, nếu việc giảm vốn này nhằm tàitrợ cho các khoản đầu tư sinh lời mới góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp thìcũng cần quan tâm xem xét kỹ
- Giữ ổn định vốn lưu động thường xuyên
Tình huống này thể hiện tình trạng giữ ổn định các hoạt động của doanh nghiệp;
để điều chỉnh cơ cấu đầu tư do lợi nhuận không tăng hoặc mức tăng trưởng giảm lâudài, khi cần đánh giá thực trạng của tình huống này cần tiến hành nghiên cứu nguồn cókhả năng tạo ra lợi nhuận để xem xét
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Tại một thời điểm nào đó, vốn lưu động thường xuyên chỉ rõ mức độ an toàn
mà doanh nghiệp có được nhằm tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của nó Vì thế ta phảinghiên cứu một cách đầy đủ bằng cách so sánh giữa vốn lưu động thường xuyên vànhu cầu vốn lưu động thường xuyên Vậy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là gì?
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần
để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng dự trữ và các khoản phải thu (tàisản lưu động không phải là tiền)
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên phụ thuộc vào ba tham số : dựtrữ, tồn kho và sản phẩm dở dang; nợ phải thu; nợ ngắn hạn Nhưng tầm quan trọngcủa ba tham số này thay đổi theo tính chất của ngành và mức độ hoạt động, điều kiệnquản lý và những biến động giá cả Vì vậy, ta cần phải xem xét sự biến động của nhucầu vốn lưu động thường xuyên theo tính chất của ngành và mức độ hoạt động, điềukiện quản lý và những biến động giá cả
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Dự trữ và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và tính chất của ngành mà doanh nghiệphoạt động : nhìn chung có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu vốn lưu động thường
Trang 40xuyên và giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra Các doanh nghiệp có giá trị gia tăngthấp và chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn (ngành thương mại) thì nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên nhỏ thậm chí âm do dự trữ ít và tận dụng được nguồn kinh phí từ bánchịu của nhà cung cấp Các doanh nghiệp có giá trị gia tăng cao và chu kỳ sản xuất dàithường có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn Đó là các doanh nghiệp chấpnhận bán hàng chịu trong thời gian dài và khối lượng tồn kho lớn (doanh nghiệp côngnghiệp chế tạo máy) Tuy nhiên một số doanh nghiệp có thể giảm vốn lưu độngthường xuyên bằng cách yêu cầu khách hàng ứng trước cho những hợp đồng mà họđang thực hiện
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và mức độ hoạt động diễn ra theo chu kỳ: nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả đối với nhà cung cấp gần như tỷ lệ thuận vớidoanh thu Tuy nhiên, dù tình hình tiêu thụ bị chậm lại thì nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên cũng không giảm ngay vì những đơn đặt hàng đã ký kết không thể huỷ
bỏ, dự trữ và tồn kho vẫn tăng do tốc độ bán hàng chậm lại
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và sự biến động giá cả : trong thời kỳlạm phát, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tăng vì việc tăng nợ phải trả không đủ
bù đắp mức tăng các khoản tồn kho và nợ phải thu, nhất là trong ngành công nghiệp.Tình trạng đó làm cho các doanh nghiệp phải vay mượn nhiều hơn để tài trợ cho cácnhu cầu vốn lưu động thường xuyên
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và quản lý : quản lý tồn kho cũng nhưquản lý bán chịu cho khách hàng là tiền đề làm tăng hay giảm nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên Khi tốc độ vòng quay dự trữ tăng để giảm dự trữ cũng như tăng cườngnhận ứng trước của khách hàng sẽ góp phần làm giảm nhu cầu vốn lưu động thườngxuyên và ngược lại
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có thể nhận các giá trị sau :
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thulớn hơn nợ ngắn hạn Tại đây các sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn cácnguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùngnguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch Trong trường hợp này doanh nghiệpcần có biện pháp để giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu từ khách hàng
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = 0, tức là các nguồn vốn từ bên ngoàivừa đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp