Đồng thời, thông qua việc phân tích tài chính còn giúp cho các nhà đầu tư bên ngoài, các cơ quan chức năng, cũng như những đối tượng khác, quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QTKD
-o0o -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Mã số SV: 4053573 Lớp: Kế toán - 31
Cần Thơ – 2009
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung cũng như quý Thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Đoàn Thị Cẩm Vân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Ban lãnh đạo, các Cô, Chú, Anh, Chị Công ty Dược Hậu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty
Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cũng như các Cô chú và Anh chị trong Công
ty
Ngày … tháng … năm Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Thị Thanh luyên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Thị Thanh luyên
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng … năm … Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 5BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
******************
Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên: MSSV:
Chuyên ngành:
Tên đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được:
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đoàn Thị Cẩm Vân
Trang 6BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
******************
Họ và tên người nhận xét:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên: MSSV:
Chuyên ngành:
Tên đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được:
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 7MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 3
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 3
2.1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
2.1.2 Các vấn đề cơ bản trong hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4
2.1.2.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 4
2.1.2.2 Bảng cân đối kế toán 5
2.1.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 6
2.1.2.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7
2.1.2.5 Báo cáo lưu chuyển tiền 8
2.1.3 Các tỷ số tài chính .9
2.1.3.1 Các tỷ số về công nợ 9
2.1.3.2 Các tỷ số khả năng thanh toán 10
2.1.3.3 Các tỷ số hoạt động 11
2.1.3.4 Các tỷ số khả năng sinh lời 12
2.1.3.5 Sơ đồ DUPONT 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 16
Trang 8Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
17
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
3.2 Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của công ty 19
3.2.1 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban 19
3.2.2 Cơ cấu tổ chức 20
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 21
4.1 Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty 21
4.1.1 Phân tích tình hình tài sản 21
4.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn 29
4.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 32
4.3 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền 39
4.3.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 39
4.3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 41
4.3.3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 42
4.4 Đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính 43
4.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 43
4.4.2 Phân tích tình hình công nợ 44
4.4.3 Các tỷ số thanh toán 45
4.4.4 Các tỷ số hoạt động 46
4.4.5 Các tỷ số khả năng sinh lời 48
4.4.6 Phương trình DUPONT 52
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 56
5.1 Những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua của công ty trong thời gian tới 56
5.1.1 Thuận lợi 56
5.1.2 Khó khăn 56
5.2 Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang 56
5.2.1 Những mặt đã đạt được 56
Trang 95.2.2 Những mặt còn tồn tại 58
5.3 Một số giải pháp 59
5.3.1 Về việc quản lí khoản phải thu 59
5.3.2 Về công tác quản lí hàng tồn kho 60
5.3.3 Về chi phí 60
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1 Kết luận 62
6.2 Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 01: Tình hình tài sản ngắn hạn năm 2006 – 2008 21
Bảng 02: Tình hình tài sản dài hạn năm 2006 – 2008 26
Bảng 03: Tình hình nợ phải trả năm 2006 – 2008 29
Bảng 04: Tình hình vốn chủ sở hữu năm 2006 – 2008 31
Bảng 05: Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2008 33
Bảng 06: Tình hình lưu chuyển tiền từ HĐKD năm 2006 – 2008 40
Bảng 07: Tình hình lưu chuyển tiền từ HĐĐT năm 2006 – 2008 41
Bảng 08: Tình hình lưu chuyển tiền từ HĐTC năm 2006 – 2008 42
Bảng 09: Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2006 – 2008 45
Bảng 10: Các tỷ số hoạt động năm 2006 – 2008 47
Bảng 11: Các tỷ số khả năng sinh lời năm 2006 – 2008 49
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 01: Sơ đồ DUPONT 15
Hình 02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Dược Hậu giang 20
Hình 03: Đồ thị Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Lợi nhuận sau thuế 33
Hình 04: Đồ thị thể hiện cơ cấu tài sản qua ba năm 2006 – 2008 43
Hình 05: Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn qua ba năm 2006 – 2008 43
Hình 06: Đồ thị thể hiện tình hình tỷ lệ nợ qua ba năm 2006 - 2008 44
Hình 07: Phân tích trên sơ đồ DUPONT 54
Trang 12DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau
để tồn tại và phát triển Đặc biệt, nền kinh tế nước ta hiện nay thật sự đã và đang hòa mình vào nền kinh tế chung của thế giới Chính sự hòa nhập này đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải thật nỗ lực, phấn đấu để
có thể phát triển vững mạnh
Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế của mình trên thương trường là việc khẳng định thế mạnh về khả năng tài chính của công ty Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, các nhà quản trị có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình Đồng thời, thông qua việc phân tích tài chính còn giúp cho các nhà đầu tư bên ngoài, các cơ quan chức năng, cũng như những đối tượng khác, quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể biết được tình hình lợi nhuận, doanh thu, chi phí, khả năng sử dụng vốn và tài sản
có hiệu quả không? Biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng sinh lời khi đầu tư vào công ty
Nhận thức đuợc tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính, em đã
quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang qua ba năm (2006 – 2008), trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính, khả năng thanh toán của công ty và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời đề ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá sự biến động của các khoản mục thông qua bảng cân
đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu
Trang 14chuyển tiền tệ để thấy được nguyên nhân làm tăng giảm tài sản và nguồn vốn, đồng thời thấy được tình hình hoạt động của công ty
- Đánh giá một số tỷ số tài chính của công ty để thấy được khả năng thanh toán của công ty
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Do thời gian thực tập tại công ty khá ngắn và còn hạn chế về kiến thức nên em chỉ phân tích số liệu báo cáo tài chính chủ yếu trong phạm vi công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Thu thập số liệu trong khoảng thời gian 3 năm 2006, 2007, 2008
Trực tiếp thực tế tại công ty trong khoảng thời gian ngắn bắt đầu từ ngày 02/02/2009 và kết thúc vào ngày 25/04/2009
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tỷ số tài chính
Trang 15CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu trên các báo cáo tài chính hiện hành và quá khứ của doanh nghiệp Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở phân tích các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền Thông qua việc phân tích này, những nhà quản lí, cũng như những nhà đầu tư có thể để thấy được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời có những biện pháp nhằm khắc phục tình hình tài chính hiện tại và có những dự đoán cho tương lai
2.1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Ngày nay, việc phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, việc phân tích tài chính có những vai trò khác nhau với những đối tượng khác nhau Đối với nhà quản trị thì phân tích tài chính giúp họ có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn về kế hoạch đầu tư, kế hoạch về ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp, còn đối với những nhà đầu tư thông qua phân tích tài chính họ có thể biết được tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giá trị tăng lên của vốn đầu tư Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đó là những căn cứ để giúp họ ra quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp hay không? Riêng đối với người cho vay thì họ phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng Các nhà cho vay cần biết xem doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay vốn hay không? Từ
đó các nhà cho vay mới có quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính Phân tích tài chính có thể theo nhiều mục đích khác nhau như: mục đích phục vụ cho quyết định nội bộ, mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo những hướng mà các nhà phân tích trong và ngoài doanh nghiệp cần
Trang 162.1.2 Các vấn đề cơ bản trong hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm, vai trò, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
* Khái niệm của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình ngành, thông qua đó những nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán trong tương lai cho doanh nghiệp
* Mục đích của phân tích báo cáo tài chính
Mỗi báo cáo phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính Do vậy, khi
ta phân tích từng báo cáo, chúng ta chỉ có thể đánh giá một khía cạnh tài chính nào đó Sự liên kết phân tích số liệu trên báo cáo tài chính sẽ đánh giá được một cách toàn diện về bức tranh tài chính của doanh nghiệp Do vậy, thông qua phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích có thể đánh giá chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai của doanh nghiệp Từ kết quả phân tích đó, các nhà phân tích sẽ đưa ra những quyết định thích hợp với từng thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lí, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và có hiệu quả
* Vai trò của phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều nhóm nguời khác nhau quan tâm như: nhà quản lí của doanh nghiệp, chủ sở hữu, người cho vay…Mỗi nhóm người này phân tích có xu hướng tập trung vào những khía cạnh khác nhau
về tài chính của doanh nghiệp Thông qua phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích có thể biết được sao cho quá trình điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm được lợi nhuận tối đa, khả năng thanh toán nợ của công ty từ đó các nhà phân tích có thể có những quyết định đúng đắn trong việc điều hành doanh nghiệp cũng như có những quyết định đầu tư vào doanh nghiệp một cách đúng đắn Bên cạnh đó phân tích báo cáo tài chính còn có vai trò quan trọng đối với những cơ quan chức năng có liên quan tới doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác
Trang 17Những nhóm người quan tâm tới tình hình tài chính doanh nghiệp thường phân tích trên các bảng sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền
2.1.2.2 Bảng cân đối kế toán
* Khái niệm
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một bảng tài chính tổng hợp phản ánh tổng hợp toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Thời điểm lập báo cáo tài chính thường vào cuối quý hoặc cuối năm hay nói cách khác là cuối một chu kì sản xuất, tùy theo quy định
và đặc điểm của từng ngành, từng vùng cụ thể Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó BCĐKT có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lí
* Ý nghĩa bảng cân đối kế toán
BCĐKT nhằm phản ánh tình hình của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền ở một thời điểm nhất định tức là phản ánh nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo hai mặt kết cấu và nguồn hình thành Do vậy, để phản ánh được hai mặt này thì BCĐKT có kết cấu tổng thể như sau:
- Nếu chia thành hai bên thì bên trái phản ánh kết cấu tài sản, gọi là bên tài sản Bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản gọi là bên nguồn vốn
- Nếu chia thành hai phần thì phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn vốn
Kết cấu từng bên như sau:
Bên tài sản đươc chia thành hai loại:
+ Loại A: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
+ Loại B: TSLĐ và đầu tư dài hạn
Bên nguồn vốn được chia thành hai loại:
+ Loại A: Nợ phải trả
+ Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 18Mối quan hệ giữa hai bên và các loại đươc thể hiện qua sơ đồ sau:
2.1.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Để thấy rõ được đầy đủ thực trạng của tài chính doanh nghiệp những người phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong BCĐKT để đánh giá được sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và
xu hướng biến động của nó như thế nào? Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp
mà có sự phân bổ tỷ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn trong tổng số tài sản cao hay thấp Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản là cao, nếu là doanh nghiệp thương mại thì tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng số tài sản là cao Do đó, tiêu chuẩn được đưa ra là so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành Đối với tài sản cố định, cần phải tính toán và so sánh các tỷ suất sau:
- Tỷ suất đầu tư tài sản cố định: Tỷ suất này phản ảnh tình hình trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật, trang bị tài sản cố định hiện tại của doanh nghiệp, cho thấy
tỷ trọng tài sản cố định đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản Tỷ suất này tăng cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Tỷ suất này được xem là hợp lí so với chỉ tiêu ngành là 0.1
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định =
- Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: Tỷ suất này cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho tài sản cố định Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp này có tình hình tài chính hiện tại tốt, nếu doanh nghiệp đi vay ngắn hạn
Giá trị hiện có TSCĐ Tổng tài sản
Trang 19để mua sắm tài sản cố định thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với sự mạo hiểm, vì tài sản cố định không thể thu hồi trong thời gian ngắn
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định =
2.1.2.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
* Khái niệm
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( BCKQKD ) là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, tình hình thuế VAT được khấu trừ, hoãn lại hay miễn giảm Đây là báo cáo tổng hợp cung cấp thông tin về doanh thu, thu nhập, chi phí để tạo ra doanh thu, thu nhập và kết quả kinh doanh của kì kế toán BCKQKD là nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt
là những nhà đầu tư khi xem xét, phân tích, đánh giá tình hình và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
* Ý nghĩa BCKQKD
BCKQKD bao gồm ba phần:
- Phần lãi (lỗ): phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và những hoạt động khác thông qua những chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu bán hàng: cho biết toàn bộ doanh thu bán được trong kì của doanh nghiệp
+ Các khoản giảm trừ: cho biết những khoản làm giảm doanh thu của doanh nghiệp khi giảm giá, hàng bán bị trả lại
+ Doanh thu thuần: cho biết doanh thu thực trong kì kế toán sau khi trừ đi những khoản giảm trừ
+ Giá vốn hàng bán: cho biết tổng giá trị để sản xuất ra hàng hóa
+ Lợi nhuận gộp: là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán
Vốn chủ sở hữu Giá trị TSCĐ
Trang 20+ Doanh thu hoạt động tài chính: cho biết các khoản thu từ hoạt động tài chính
+ Chi phí bán hàng: cho biết tổng chi phí bỏ ra để bán hàng trong kì + Chi phí quản quản lí doanh nghiệp: cho biết tổng chi phí bỏ ra để dùng cho việc quản lí
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là kết quả tài chính trước thuế thu nhập
+ Các khoản thu nhập khác: cho biết các khoản thu của doanh nghiệp từ những hoạt động khác
+ Chi phí khác: cho biết chi phí từ những hoạt động khác
+ Lợi nhuận từ hoạt động khác: chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác
- Phần thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: phần này cho biết các khoản phải nộp cho nhà nước như: thuế và những khoản phải nộp khác, và tổng số thuế năm trước phải nộp chuyển sang kì này Từ các chỉ tiêu này ta có thể thấy được doanh nghiệp có thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước hay không
- Phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, hoãn lại hay miễn giảm: phần này phản ánh các khoản chênh lệch thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
2.1.2.5 Báo cáo lưu chuyển tiền
Báo cáo lưu chyển tiền là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì kế toán của doanh nghiệp Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền gồm ba phần: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như thu tiền bán hàng, thu từ các khoản nợ phải thu, chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi trả lương công nhân viên, hoạt động này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định lãi lỗ ròng trong doanh nghiệp Lượng tiền có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu để duy trì khả năng trả nợ, hoạt động và đầu tư của doanh nghiệp
Trang 21- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư như thu do nhượng bán, thanh lý tài sản
cố định, thu hồi các khoản đầu tư,… và chi ra do mua tài sản cố định, xây dựng
cơ bản, chi đầu tư vào đơn vị khác thông qua việc góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay,…
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thu từ các chủ sở hữu góp vốn, thu do đi vay, thu lãi tiền gửi, thu cổ tức được chia,…và chi trả nợ vay, chi hoàn vốn, chi trả lãi cho các nhà đầu tư,…
2.1.3 Các tỷ số tài chính
2.1.3.1 Các tỷ số về công nợ
Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít phải đi vay, khả năng thanh toán tốt ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn Điều đó tạo cho doanh nghiệp có thể chủ động về vốn bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi Ngược lại, tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sẽ dẫn đến tình trạng phá sản Ta có thể biết được tình hình công nợ thông qua một số tỷ số sau:
- Tỷ số nợ / tổng tài sản: tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Tỷ số này vừa phải là tốt, nếu tỷ số này quá thấp, lúc này có lợi cho các chủ nợ, vì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, nếu tỷ số này quá cao lại bất lợi cho chủ sở hữu vì lợi nhuận họ sẽ bị giảm do phải trả lãi cho những khoản vay để mua sắn tài sản Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản được tính như sau:
Tỷ lệ nợ / tổng tài sản =
- Tỷ số nợ / vốn chủ sở hữu: tỷ số này đo lường mối tương quan giữa nợ
và vốn chủ sở hữu của công ty Tỷ số này luôn nhỏ hơn 1, khi tỷ số này nhỏ hơn
1 tức lúc này doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn vốn đi vay, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt , nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có
Tổng nợ phải trả Tổng tài sản
Trang 22nguy cơ bị phá sản, lúc này doanh nghiệp sử dụng vốn đi vay nhiều hơn vốn tự
có, nhưng việc sử dụng vốn đi vay giúp cho doanh nghiệp giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp, vì lãi vay sẽ được tính vào chi phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, khả năng trả nợ của doanh nghiệp lúc này không cao
Tỷ số nợ / Vốn chủ sở hữu =
- Kỳ thu tiền bình quân: kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả các khoản phải thu của một công ty Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân được tính như sau:
Kỳ thu tiền bình quân =
2.1.3.2 Các tỷ số khả năng thanh toán
Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán nợ của công ty bằng các tài sản lưu động Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty
- Tỷ số thanh toán hiện hành:
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Các nhà phân tích muốn tính được tỷ số thanh toán hiện hành, sẽ lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán Trong đó: tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho Nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác
- Tỷ số thanh toán nhanh: là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh
Tài sản lưu động Các khoản nợ NH
Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Trang 23Tỷ số thanh toán nhanh =
2.1.3.3 Các tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt động đo lường hiệu quả quản lí các loại tài sản của công ty Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: tỷ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện
hiệu quả quản lí hàng tồn kho của công ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với việc quản lí hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng càng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn bị tồn đọng ở hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho được tính như sau:
Vòng quay hàng tồn kho =
- Vòng quay tài sản ngắn hạn: Vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn, vòng quay này được tính như sau:
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
- Vòng quay tài sản cố định: vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả
sử dụng tài sản cố định Tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao Vòng quay tài sản cố định được tính như sau:
Vòng quay tài sản cố định =
- Vòng quay tổng tài sản: tỷ số này tương tự như tỷ số vòng quay tài sản
cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản được tính như sau:
Vòng quay tổng tài sản =
Tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho
Doanh thu thuần Tổng giá trị TSCĐ
Doanh thu thuần Tổng giá trị TS Doanh thu Tài sản NH
Trang 242.1.3.4 Các tỷ số khả năng sinh lời
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kì
Tỷ số này cho biết trong kì một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như sau:
ROS =
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản, chỉ tiêu này cho biết trong kì một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
ROA =
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ Tỷ
số này được tính như sau:
ROE =
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên cổ phiếu (EPS): tỷ số lợi nhuận ròng trên mỗi
cổ phiếu đo lường mức độ sinh lãi của mỗi cổ phiếu Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với những nhà cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty Tỷ số này càng cao chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty càng tốt
EPS =
- Tỷ số cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS): tỷ số này cho biết số cổ tức mà
nhà đầu tư có thể nhận được trên mỗi cổ phiếu
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Tổng số cổ phiếu
Trang 25DPS =
- Tỷ số giá trên lợi nhuận (P/E): tỷ số này cho biết số tiền mà các nhà đầu
tư phải bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, trong việc thu hút các nhà đầu tư bên ngoài đầu tu vào cổ phiếu của công ty mình Tỷ số này càng nhỏ càng tốt
P/E =
- Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách (P/B): tỷ số này đo lường tốc độ
tăng trưởng giá trị của một công ty Những công ty có ROE cao thì tỷ số P/B lớn
Tỷ số này được tính như sau:
Phương trình DUPONT được viết lại như sau:
Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản
Trang 26- Đề ra các quyết định phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời
Trang 27
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
Trang 282.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thông qua việc tìm hiểu, tham khảo các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, thuyết minh báo cáo tài chính
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Hiện nay có nhiều phương pháp được các nhà phân tích sử dụng trong việc phân tích báo cáo tài chính như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích chi tiết, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp tính toán tài chính v.v…tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phân tích phải phù hợp, thỏa mãn với các mục tiêu nghiên cứu đề ra, cụ thể trong bài luận văn như sau:
- Đối với mục tiêu thứ nhất: sử dụng phương pháp phân tích là phương pháp
so sánh ( tương đối và tuyệt đối ) và phương pháp phân tích chi tiết Ta so sánh
số liệu tài chính qua ba năm để thấy rõ được sự biến động và mối quan hệ giữa các đối tượng phân tích Còn phương pháp phân tích chi tiết để tìm hiểu rõ hơn
về những khoản mục trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, qua đó giúp ta hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khoản mục khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau
- Đối với mục tiêu thứ hai, thứ ba: nhận định được tình hình tài chính thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu tài chính
Trang 29CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang Năm 1976 theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Năm 1992, sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp Cần Thơ) ra Quyết định số 963/QĐ-UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế Tp Cần Thơ Ngày 02/09/2004, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp Cần Thơ thành công ty cổ phần với những thông tin sau:
Tên Công ty: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG
Tên Tiếng Anh: Duoc Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company
Biểu tượng của Công ty :
Trụ sở: 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
Trang 30- Sản xuất kinh doanh dược
- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế
- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y
tế theo quy định của Bộ Y tế
- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến
- In bao bì
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ
- Gia công, lắp đặt, sửa, sửa chữa điện, điện lạnh
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất tự chế tạo tại Công
Trang 31chuẩn: GMP - GLP - GSP Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 Đây là những yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
3.2 Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của công ty
3.2.1 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được
cổ đông ủy quyền
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là
cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 03 năm
Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 03 năm
Ban tổng giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Các thành viên Ban Tổng Giám đốc
có nhiệm kỳ là 03 năm
Các giám đốc chức năng: Công ty có 07 Giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổ đông
Công ty hiện có 11 phòng chức năng và 6 Xưởng sản xuất (Xưởng Non Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Non - Betalactam; Xưởng Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Betalactam; Xưởng Thuốc nước: sản xuất các sản phẩm thuốc nước, thuốc kem - mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, sirô; Xưởng Viên nang mềm: chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm;
Trang 32biến dược liệu - hóa dược: cung cấp dược liệu, hóa dược, sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên), thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo yêu cầu chức năng quản lý của Công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các Giám đốc chức năng Các Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng Quản trị tài chính Công ty Dược Hậu giang)
Hình 02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Dược Hậu giang
Trang 33CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG
4.1 Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty
4.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Các nhà quản trị của công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài muốn biết chính xác hiệu quả hoạt động của công ty trong một kì kinh doanh như thế nào, thì cần đi vào phân tích, đánh giá, xem xét các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản trên bảng cân đối kế toán một cách khoa học và hợp lí, thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho các nhà phân tích biết được việc phân bổ và đầu tư vào tài sản của công ty đã hợp lí chưa? Đồng thời có thể biết được việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả không? Để biết được những điều này chúng ta đi vào phân tích bảng tình hình tài sản
* Tài sản ngắn hạn
Bảng 01: TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGẮN HẠN NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007
TÀI SẢN
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 35.002 129.951 193.916 94.949 271 63.965 49
II.Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn 0 51.955 2.337 51.955 0 (49.619) (96)
III Các khoản phải thu ngắn hạn 166.440 257.382 302.876 90.942 55 45.494 18
Trang 34Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng qua ba năm, cụ thể: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 344.237 triệu đồng, tức tăng 104%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 135.021 triệu đồng, tức tăng 20% Tài sản lưu động tăng là do những chỉ tiêu sau:
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007 Khoản mục tiền tăng chủ yếu là do tiền gởi ngân hàng, tiền gởi ngân hàng của công ty năm 2006 là 14.625 triệu đồng, năm 2008 là 172.987 triệu đồng Đồng thời lượng tiền mặt tăng nhẹ, tiền mặt tại quỹ năm 2008 là 20.929 triệu đồng, tăng 9.429 triệu đồng so với năm 2006 Tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ tăng là do:
Sự tăng lên của doanh thu do bán việc bán dược phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu trong ba năm 2006, 2007 và năm 2008 nên lượng tiền thu từ Đại lý, chi nhánh, hiệu thuốc của Dược Hậu giang tăng lên làm cho lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên Trong đó, các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc chủ yếu thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản Việc thanh toán bằng chuyển khoản rất có lợi vì có thể đảm bảo được an toàn và nhanh chóng, đồng thời công ty cũng có thêm khoản thu nhập từ khoản tiền lãi, đồng thời cũng dễ dàng hơn khi công ty thanh toán cho những khoản phải trả
Lượng tiền trong năm 2007 tăng mạnh do công ty tiến hành bán cổ phiếu Lượng tiền tăng do thu lãi từ việc đầu tư vào cổ phiếu, thu lãi từ khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm
Công ty thu được tiền do việc bán phế liệu, thanh lý máy móc, phương tiện vận tải cũ
Như vậy, khoản mục tiền có xu hướng tăng, nhưng tăng chậm lại trong năm 2008 và như vậy là hợp lí vì với lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt như vậy mới đáp ứng được nhu cầu mua máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu sản xuất, chi lương cho công nhân và những khoản chi phí khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty
Trang 35Khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2007 và giảm tới 96% trong năm 2008 Khoản đầu tư ngắn hạn của công ty bao gồm: khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm và đầu tư vào cổ phiếu Khoản đầu tư ngắn hạn biến động mạnh là do:
Trong năm 2007, lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2007 là rất cao, có lúc tiền gởi kì hạn dưới một năm với mức lãi suất lên đến 18%/năm Doanh thu bán hàng của công ty lại tăng mạnh trong năm 2007 làm cho lượng tiền thanh toán qua ngân hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc tăng mạnh Năm 2007 tiền gởi ngân hàng của công ty lên đến 50.000 triệu đồng Do đó, với
số lượng tiền lớn như vậy, nếu công ty để ở dạng tiền gởi thanh toán thì tiền lãi
mà công ty nhận được từ lượng tiền gởi này sẽ rất thấp Do vậy, với việc đầu tư tiền gởi có kì hạn dưới một năm công ty có thêm phần thu nhập từ tiền lãi này, đồng thời khi cần thiết công ty vẫn có thể rút tiền ra để thanh toán cho khách hàng Ngoài ra, trong năm 2007 công ty bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, với số tiền đầu tư vào cổ phiếu là 1.955 triệu đồng Như vậy, việc lãi suất tăng cao và việc đầu tư vào cổ phiếu đã làm cho khoản đầu tư ngắn hạn tăng mạnh
Trong năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu ổn định và xuống thấp nên công ty bắt đầu chuyển qua dạng tiền gởi thanh toán, một mặt để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động chi trong năm 2008 như: công ty phải chi trả
cổ tức và công ty phải trả tiền trước cho một số hợp đồng đặt mua hàng của công
ty nước ngoài nên khoản phải trả trước cho người bán tăng 1.020% trong năm
2008 Mặt khác, trong năm 2008 công ty chuyển sang đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư vào cổ phiếu dài hạn tăng 96%, đầu tư vào công ty con và công ty liên kết tăng tới 600%, cụ thể công ty đã đầu tư vào: công ty TNHH MTV Du lịch Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV In bao bì Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV Dược phẩm CM, công ty TNHH MTV HT pharma
Như vậy, việc đầu tư ngắn hạn của công ty tuy có sự biến động không ổn định nhưng sự biến động trong các khoản đầu tư tài chính như vậy là phù hợp với
sự biến động của tình hình tài chính chung cũng như nhu cầu về vốn lưu động như: có thể thanh toán cho những khoản phải trả như nhập khẩu của công ty
Trang 36Khoản đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm 2007 tăng mạnh nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty
Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua ba năm nhưng tăng mạnh vào năm 2007 tăng 55%, sau đó tăng chậm lại vào năm
2008 là 18% Tỷ trọng khoản phải thu qua ba năm là khá cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, trung bình chiếm tỷ trọng 29% trong tổng tài sản Các khoản phải thu ngắn hạn biến động là do những nguyên nhân sau:
Khoản phải thu khách hàng: doanh thu của công ty trong năm 2007 tăng mạnh, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng lên Công ty đang có chính sách
mở rộng thị trường khắp ba miền Bắc - Trung - Nam và cả nước ngoài nên công
ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian trả nợ, nên khoản phải thu của khách hàng tăng 53% trong năm 2007, đến năm 2008 thì thị trường của công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay vào đó công ty khuyến khích các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc nhanh chóng thanh toán tiền hàng bằng cách tăng chiết khấu thanh toán lên, bình thường công
ty cho hưởng chiết khấu thanh toán tiền mặt là 1% Để giảm bớt việc khách hàng chậm thanh toán công ty nên tăng chiết khấu lên 2% hoặc 3%
Khoản trả trước cho người bán: trong năm 2007 khoản trả trước cho người bán giảm là do năm 2006 công ty đã trả tiền cho việc nhập nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, nên năm 2007 công ty vẫn còn sử dụng nguồn nguyên vật liệu này và không đặt mua thêm nữa Nhưng đến năm 2008 thì công ty lại bắt đầu kí hợp đồng nhập dược liệu từ những nhà cung cấp bên ngoài nên công ty phải trả tiền trước cho những nhà cung cấp này
Khoản phải thu khác: năm 2007 công ty đã chi hộ tiền xây dựng cho công
ty TNHH Him Lam – đây là công ty liên kết của Dược Hậu Giang nên công ty đã chi hộ cho công ty Him Lam - và phải thu tiền hàng của một số chi nhánh chưa nộp tiền hàng nên khoản phải thu khác năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.961 triêu đồng, tức 1.265% Đến năm 2008 công ty Him Lam đã trả hết tiền và công
ty cũng đã thu được hết tiền hàng từ các chi nhánh, nhưng thay vào đó công ty phải đã trả cổ tức là 49.984 triệu đồng
Trang 37Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng, tăng mạnh trong năm 2007 nhưng tăng chậm lại vào năm 2008 Các khoản phải thu tăng nhưng có
xu hướng chậm lại là dấu hiệu tốt Công ty cần có biện pháp đối với việc thu tiền hàng của các chi nhánh và hạn chế trả tiền hàng trước cho người bán vì điều này
Qui mô sản xuất của công ty trong năm 2007 tăng mạnh, nên lượng thành phẩm làm ra nhiều, để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty Lượng thành phẩm trong kho năm 2007 là 96.235 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 49.447 triệu đồng, tương ứng tăng 106% Đến năm 2008 lượng thành phẩm trong kho chỉ tăng 12.139 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 13%
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất thì công ty cần dự trữ một lượng lớn nguyên liệu, vật liệu, đồng thời với lượng nguyên vật liệu có sẵn trong kho công ty có thể tránh được sự biến động giá cả nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong kho năm
2007 tăng so với năm 2006 là 40%, năm 2008 tăng 46% so với năm 2007
Hàng hóa mua đường năm 2007 là 36.547 triệu đồng
Như vậy, khoản mục hàng tồn kho năm 2007 tăng 90% là do lượng hàng hóa công ty mua đang đi trên đường, bên cạnh đó còn do lượng thành phẩm tồn trong kho và lượng nguyên vật liệu
Như vậy, hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn qua ba năm đều biến động theo xu hướng tăng, nên làm cho tổng tài sản ngắn hạn liên tục tăng, năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 là 104% và năm 2008 tăng so với năm
2007 là 20% Tài sản lưu động tăng mạnh trong năm 2007 là để đáp ứng nhu cầu
mở rộng qui mô sản xuất và mở rộng thị trường của công ty Đến năm 2008 thì việc mở rộng của công ty đi vào ổn định, nên tài sản lưu động chỉ tăng nhẹ Do
đó công ty cần tìm biện pháp để tăng tài sản lưu động
Trang 38* Tài sản dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản dài hạn của công ty biến đổi theo xu hướng tăng, tăng mạnh trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 tăng chậm lại Tài sản dài hạn tăng là do một số khoản mục sau:
Bảng 02: TÌNH HÌNH TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch 2008/2007
I Các khoản phải thu dài hạn 200 114 72 (86) (43) (43) (37)
III Các khoản ĐT tài chính DH 1.609 38.225 84.547 36.616 2.276 46.322 121
IV Tài sản dài hạn khác 3.346 1.301 1.712 (2.046) (61) 411 32
Tổng tài sản dài hạn 153.297 268.421 309.306 115.125 75 40.884 15
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)
Khoản mục các khoản phải thu dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy khoản phải thu dài hạn liên tục giảm qua ba năm, khoản này giảm qua ba năm là do công ty đã thu hồi được hết những khoản tiền
do việc công ty chi trả hộ một số khoản xây cất của bệnh viện, trường học Khoản phải thu dài hạn này giảm là tốt vì công ty có thể thu hồi vốn nhanh và quay vòng đồng vốn này