Phương pháp phân tích số liệ u

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang " doc (Trang 28 - 77)

3. Ý nghĩa khoa họ c, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệ u

Hiện nay có nhiều phương pháp được các nhà phân tích sử dụng trong việc phân tích báo cáo tài chính như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích chi tiết, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp tính toán tài chính v.v…tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phân tích phải phù hợp, thỏa mãn với các mục tiêu nghiên cứu đề ra, cụ thể trong bài luận văn như sau:

- Đối với mục tiêu thứ nhất: sử dụng phương pháp phân tích là phương pháp so sánh ( tương đối và tuyệt đối ) và phương pháp phân tích chi tiết. Ta so sánh số liệu tài chính qua ba năm để thấy rõ được sự biến động và mối quan hệ giữa các đối tượng phân tích. Còn phương pháp phân tích chi tiết để tìm hiểu rõ hơn về những khoản mục trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, qua đó giúp ta hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khoản mục khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.

- Đối với mục tiêu thứ hai, thứ ba: nhận định được tình hình tài chính thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu tài chính

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT V CÔNG TY C PHN DƯỢC HU GIANG 3.1. Lch s hình thành và phát trin

Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ. Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ.

Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang. Năm 1976 theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang. Năm 1992, sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Tp. Cần Thơ) ra Quyết định số

963/QĐ-UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tếđộc lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Cần Thơ. Ngày 02/09/2004, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND Tp. Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang Tp. Cần Thơ thành công ty cổ

phần với những thông tin sau:

Tên Công ty: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang Tên viết tắt: DHG

Tên Tiếng Anh: Duoc Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company

Biểu tượng của Công ty :

Trụ sở: 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Fax: (84-71) 3895209 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn Website: www.dhgpharma.com.vn Vốn điều lệ ban đầu là: 80.000.000.000 đồng, đến năm 2007 là 200.000.000.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất kinh doanh dược

- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế

- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế

- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến - In bao bì

- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ

- Gia công, lắp đặt, sửa, sửa chữa điện, điện lạnh

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất tự chế tạo tại Công ty

- Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa. - Kinh doanh bất động sản.

- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu những mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm và thủy hải sản.

Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 10 năm liền (từ năm 1997 - 2006), đứng vào 100 thương hiệu mạnh Việt Nam do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức. Hệ thống quản lý chất lượng

chuẩn: GMP - GLP - GSP. Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.2. Nhim v, chc năng, quyn hn và cơ cu t chc ca công ty 3.2.1. Nhim v, chc năng các phòng ban 3.2.1. Nhim v, chc năng các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổđông có quyền biểu quyết và người được cổđông ủy quyền.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳĐại hội. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 03 năm.

Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổđông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 03 năm.

Ban tổng giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổđông thông qua. Các thành viên Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 03 năm.

Các giám đốc chức năng: Công ty có 07 Giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho Ban Tổng Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám

đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụđược giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty và cổđông.

Công ty hiện có 11 phòng chức năng và 6 Xưởng sản xuất (Xưởng Non Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Non - Betalactam; Xưởng Betalactam: sản xuất thuốc viên, cốm, bột thuộc nhóm Betalactam; Xưởng Thuốc nước: sản xuất các sản phẩm thuốc nước, thuốc kem - mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, sirô; Xưởng Viên nang mềm: chuyên sản xuất thuốc viên nang mềm; Xưởng Bao bì: sản xuất, in ấn bao bì sản phẩm, vật phẩm quảng cáo; Xưởng Chế

biến dược liệu - hóa dược: cung cấp dược liệu, hóa dược, sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên), thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo yêu cầu chức năng quản lý của Công ty, chịu sựđiều hành trực tiếp của các Giám đốc chức năng. Các Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo

đúng các tiêu chuẩn GMP, ISO 9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế

hoạch kinh doanh.

3.2.2. Cơ cu t chc

(Ngun: Phòng Qun tr tài chính Công ty Dược Hu giang)

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TI CÔNG TY C PHN DƯỢC HU GIANG

4.1. Phân tích tài sn – ngun vn ca công ty 4.1.1. Phân tích tình hình tài sn 4.1.1. Phân tích tình hình tài sn

Các nhà quản trị của công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài muốn biết chính xác hiệu quả hoạt động của công ty trong một kì kinh doanh như thế nào, thì cần đi vào phân tích, đánh giá, xem xét các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản trên bảng cân đối kế toán một cách khoa học và hợp lí, thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho các nhà phân tích biết được việc phân bổ và đầu tư vào tài sản của công ty đã hợp lí chưa? Đồng thời có thể biết được việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả không? Để biết được những điều này chúng ta đi vào phân tích bảng tình hình tài sản. * Tài sn ngn hn Bng 01: TÌNH HÌNH TÀI SN NGN HN NĂM 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lch 2007/2006 Chênh l2008/2007ch TÀI SN Năm 2006 N2007 ăm N2008 Giá trăm % Giá tr %

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 35.002 129.951 193.916 94.949 271 63.965 49

1. Tiền 35.002 129.951 193.916 94.949 271 63.965 49

II.Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn 0 51.955 2.337 51.955 0 (49.619) (96)

1. Đầu tư ngắn hạn 0 51.955 3.741 51.955 0 (48.214) (93)

2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 0 0 (1.404) 0 0 (1.404) 0

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 166.440 257.382 302.876 90.942 55 45.494 18

1. Phải thu khách hàng 154.257 235.439 220.594 81.181 53 (14.845) (6) 2. Trả trước cho người bán 11.263 2.562 28.699 (8.701) (77) 26.136 1.020 3. Các khoản phải thu khác 1.419 19.381 69.246 17.961 1.265 49.865 257 4. Dự phòng phải thu NH khó đòi (500) 0 (15.663) 500 (100) (15.663) 0 IV. Hàng tồn kho 121.353 230.279 303.921 108.926 90 73.642 32 1. Hàng tồn kho 121.853 230.279 303.921 108.426 89 73.642 32 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (500) 0 0 500 (100) 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 6.755 4.220 5.758 (2.535) (38) 1.538 36 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2.934 980 657 (1.954) (67) (323) (33)

2.Thuế và các khoản khác phải thu NN 466 0 56 (466) (100) 56 0

3.Tài sản ngắn hạn khác 3.356 3.240 5.045 (116) (3) 1.806 56

Tổng tài sản ngắn hạn 329.550 673.787 808.808 344.237 104 135.021 20

Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng qua ba năm, cụ thể: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 344.237 triệu đồng, tức tăng 104%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 135.021 triệu đồng, tức tăng 20%. Tài sản lưu động tăng là do những chỉ tiêu sau:

Khon mc tin và các khon tương đương tin

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Khoản mục tiền tăng chủ yếu là do tiền gởi ngân hàng, tiền gởi ngân hàng của công ty năm 2006 là 14.625 triệu đồng, năm 2008 là 172.987 triệu đồng. Đồng thời lượng tiền mặt tăng nhẹ, tiền mặt tại quỹ năm 2008 là 20.929 triệu đồng, tăng 9.429 triệu đồng so với năm 2006. Tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ

tăng là do:

Sự tăng lên của doanh thu do bán việc bán dược phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu trong ba năm 2006, 2007 và năm 2008 nên lượng tiền thu từ Đại lý, chi nhánh, hiệu thuốc của Dược Hậu giang tăng lên làm cho lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên. Trong đó, các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc chủ yếu thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. Việc thanh toán bằng chuyển khoản rất có lợi vì có thể đảm bảo được an toàn và nhanh chóng, đồng thời công ty cũng có thêm khoản thu nhập từ khoản tiền lãi, đồng thời cũng dễ

dàng hơn khi công ty thanh toán cho những khoản phải trả.

Lượng tiền trong năm 2007 tăng mạnh do công ty tiến hành bán cổ phiếu. Lượng tiền tăng do thu lãi từ việc đầu tư vào cổ phiếu, thu lãi từ khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm.

Công ty thu được tiền do việc bán phế liệu, thanh lý máy móc, phương tiện vận tải cũ.

Như vậy, khoản mục tiền có xu hướng tăng, nhưng tăng chậm lại trong năm 2008 và như vậy là hợp lí vì với lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt như vậy mới đáp ứng được nhu cầu mua máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu sản xuất, chi lương cho công nhân và những khoản chi phí khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

Khon mc các khon đầu tư tài chính ngn hn

Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2007 và giảm tới 96% trong năm 2008. Khoản đầu tư

ngắn hạn của công ty bao gồm: khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm và

đầu tư vào cổ phiếu. Khoản đầu tư ngắn hạn biến động mạnh là do:

Trong năm 2007, lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2007 là rất cao, có lúc tiền gởi kì hạn dưới một năm với mức lãi suất lên đến 18%/năm. Doanh thu bán hàng của công ty lại tăng mạnh trong năm 2007 làm cho lượng tiền thanh toán qua ngân hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc tăng mạnh. Năm 2007 tiền gởi ngân hàng của công ty lên đến 50.000 triệu đồng. Do đó, với số lượng tiền lớn như vậy, nếu công ty để ở dạng tiền gởi thanh toán thì tiền lãi mà công ty nhận được từ lượng tiền gởi này sẽ rất thấp. Do vậy, với việc đầu tư

tiền gởi có kì hạn dưới một năm công ty có thêm phần thu nhập từ tiền lãi này,

đồng thời khi cần thiết công ty vẫn có thể rút tiền ra để thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra, trong năm 2007 công ty bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, với số tiền

đầu tư vào cổ phiếu là 1.955 triệu đồng. Như vậy, việc lãi suất tăng cao và việc

đầu tư vào cổ phiếu đã làm cho khoản đầu tư ngắn hạn tăng mạnh.

Trong năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu ổn định và xuống thấp nên công ty bắt đầu chuyển qua dạng tiền gởi thanh toán, một mặt để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động chi trong năm 2008 như: công ty phải chi trả

cổ tức và công ty phải trả tiền trước cho một số hợp đồng đặt mua hàng của công ty nước ngoài nên khoản phải trả trước cho người bán tăng 1.020% trong năm 2008. Mặt khác, trong năm 2008 công ty chuyển sang đầu tư dài hạn, các khoản

đầu tư vào cổ phiếu dài hạn tăng 96%, đầu tư vào công ty con và công ty liên kết tăng tới 600%, cụ thể công ty đã đầu tư vào: công ty TNHH MTV Du lịch Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV In bao bì Dược Hậu giang, công ty TNHH MTV Dược phẩm CM, công ty TNHH MTV HT pharma.

Như vậy, việc đầu tư ngắn hạn của công ty tuy có sự biến động không ổn

định nhưng sự biến động trong các khoản đầu tư tài chính như vậy là phù hợp với sự biến động của tình hình tài chính chung cũng như nhu cầu về vốn lưu động như: có thể thanh toán cho những khoản phải trả như nhập khẩu của công ty.

Khoản đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm 2007 tăng mạnh nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.

Khon mccác khon phi thu ngn hn

Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua ba năm nhưng tăng mạnh vào năm 2007 tăng 55%, sau đó tăng chậm lại vào năm 2008 là 18%. Tỷ trọng khoản phải thu qua ba năm là khá cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, trung bình chiếm tỷ trọng 29% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn biến động là do những nguyên nhân sau:

Khoản phải thu khách hàng: doanh thu của công ty trong năm 2007 tăng mạnh, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng lên. Công ty đang có chính sách mở rộng thị trường khắp ba miền Bắc - Trung - Nam và cả nước ngoài nên công ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian trả nợ, nên khoản phải thu của khách hàng tăng 53% trong năm 2007, đến năm 2008 thì thị

trường của công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay vào đó công ty khuyến khích các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc nhanh chóng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang " doc (Trang 28 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)