Chất lượng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng cấp xó ở tỉnh Vĩnh Long docx (Trang 32 - 35)

- Đội ngũ cán bộ của các Đảng bộ xã ở Vĩnh Long phần lớn đã được thử thách và trưởng thành từ phong trào cách mạng ở tại cơ sở. Nhìn chung đội ngũ này xuất thân từ con em gia đình trong diện chính sách, gia đình nông dân có công với nước trong chiến tranh cũng như trong xây dựng CNXH, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết thống nhất, có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, gắn bó với quần chúng, có bầu nhiệt quyết với nhiệm vụ được giao, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành công việc được phân công, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bước đầu thích nghi được với cơ chế mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ được thể hiện: Cấp ủy xã, trình độ văn hóa tiểu học chiếm 18,5%, trung học cơ sở chiếm 50,3, trung học phổ thông chiếm 31,3%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 20,5%, trung cấp chiếm 53,3, cao cấp chiếm 22,1/5, chưa học chiếm 4,2%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp chiếm 8,4%, trung cấp 6,3%, cao đẳng và đại học 4,2%, chưa học 81,2%; trình độ quản lý nhà nước đã bồi dưỡng chiếm 29,1%, chưa bồi dưỡng chiếm 70,9%; trình độ quản lý kinh tế đã bồi dưỡng 15,5%, chưa bồi dưỡng 84,5%. UBND xã về trình độ văn hóa, tiểu học chiếm 25,5, trung học cơ sở chiếm 40,1%, trung học phổ thông chiếm 34,4%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 40,1%, trung cấp chiếm 42,4%, cao cấp chiếm 8,5%, chưa học chiếm 10%; về chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp chiếm 4,5%, trung cấp 3,7%, cao đẳng đại học chiếm 0,6%, chưa học chiếm 91,2%; trình độ quản lý nhà nước đã bồi dưỡng 33,6%, chưa bồi dưỡng chiếm 66,4%; trình độ quản lý kinh tế đã bồi dưỡng chiếm 9,3%, chưa bồi dưỡng chiếm 91,7%. HĐND xã về trình độ văn hóa tiểu học chiếm 32,2%, trung học cơ sở chiếm 44,3%, phổ thông trung học chiếm 23,5%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 34,5%, trung cấp chiếm 25,6%, cao cấp chiếm 6,7, chưa học chiếm 35,2%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp chiếm 2,4%, trung cấp chiếm 1,7%, cao đẳng đại học chiếm 0,75%, chưa học chiếm 25,2%, chưa bồi dưỡng chiếm 74,8%; trình độ quản lý kinh tế đã bồi dưỡng chiếm 7,7%, chưa bồi dưỡng chiếm 92,3%. Ban chấp hành Mặt trận về trình độ văn hóa tiểu học chiếm 31,1%, trung học cơ sở chiếm 50,4%, phổ thông trung học chiếm 18,5%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 35,1, trung cấp chiếm 8,4%, cao cấp chiếm 1,5%, chưa học chiếm

46%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sơ cấp 1,8%, trung cấp chiếm 1,3%, cao đẳng đại học chiếm 1,1%, chưa học chiếm 95,8%; trình độ quản lý nhà nước đã bồi dưỡng chiếm 14,4%, chưa bồi dưỡng chiếm 85,9%; trình độ quản lý kinh tế đã bồi dưỡng chiếm 4,2%, chưa bồi dưỡng 95,8%. Ban chấp hành Hội nông dân, trình độ văn hóa tiểu học chiếm 35,4%, trung học cơ sở chiếm 40,3%, phổ thông trung học chiếm 24,3%; về trình độ lý luận, sơ cấp chiếm 15,2%, trung cấp chiếm 12,4, cao cấp chiếm 1,7%, chưa học 70,7%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sơ cấp chiếm 3,1%, trung cấp chiếm 2,5%, cao đẳng đại học chiếm 0,63%, chưa học chiếm 93,7%, trình độ quản lý nhà nước đã bồi dưỡng chiếm 5,5%, chưa bồi dưỡng chiếm 94,5%; trình độ quản lý kinh tế, đã bồi dưỡng chiếm 3,5%, chưa bồi dưỡng chiếm 96,5%. Ban chấp hành Hội phụ nữ trình độ văn hóa tiểu học chiếm 37,6%, trung học cơ sở chiếm 47,3%, phổ thông trung học chiếm 25,1%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 11,5%, trung cấp chiếm 19,3%, cao cấp chiếm 1,2%, chưa học chiếm 70%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp chiếm 5,7%, trung cấp chiếm 1,2%, cao đẳng đại học chiếm 0,5%, chưa học chiếm 92,6%; trình độ quản lý nhà nước đã bồi dưỡng chiếm 8,2%, chưa bồi dưỡng chiếm 91,8%; trình độ quản lý kinh tế đã bồi dưỡng chiếm 3,5%, chưa bồi dưỡng chiếm 96,5%. Ban chấp hành đoàn thanh niên trình độ văn hóa tiểu học chiếm 5,5%, trung học cơ sở chiếm 56,3%, phổ thông trung học chiếm 38,3%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 18,3%, trung cấp chiếm 7,4%, cao cấp 0%, chưa học chiếm 74,3%; trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ cấp chiếm 8,1%, trung cấp chiếm 2,5%, cao đẳng đại học chiếm 1,3%, chưa học 89,1%; trình độ quản lý nhà nước đã bồi dưỡng 2,5%, chưa bồi dưỡng chiếm 97,5%; trình độ quản lý kinh tế đã bồi dưỡng chiếm 1,4%, chưa bồi dưỡng chiếm 98,6% (xem phụ lục 2).

Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt chia làm ba khối, khối Đảng, khối chính quyền và khối đoàn thể cho thấy: Khối Đảng, trình độ văn hóa tiểu học chiếm 21,5%, trung học cơ sở chiếm 52,3%, phổ thông trung học chiếm 26,2%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 8,1%, trung cấp chiếm 57,3%, cao cấp chiếm 33,4%, chưa học chiếm 1,2%; trình độ chuyên môn sơ cấp chiếm 16%, trung cấp chiếm 19,5%, cao cấp chiếm 8,4%, chưa học chiếm 56,1%. Khối chính quyền, trình độ văn hóa tiểu học chiếm 2,4%, trung học cơ sở chiếm 40,3%, phổ thông trung học chiếm 57,3%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 32,1%, trung cấp chiếm

54,3%, cao cấp chiếm 12,3%, chưa học 1,3%; trình độ chuyên môn sơ cấp chiếm 25,4%, trung cấp chiếm 19,2%, cao cấp chiếm 2,1%, chưa học 53,3%. Khối đoàn thể, trình độ văn hóa, tiểu học chiếm 11,5%, trung học cơ sở chiếm 59,2%, phổ thông trung học chiếm 29,3%; trình độ lý luận sơ cấp chiếm 45,5%, trung cấp chiếm 29,3%, cao cấp chiếm 16,1%, chưa học 10,2%; trình độ chuyên môn sơ cấp chiếm 24,5%, trung cấp chiếm 17,1%, cao cấp chiếm 9,3%, chưa học chiếm 49,1% (xem phụ lực 3).

Như vậy, đội ngũ cán bộ của các xã tỉnh Vĩnh Long có trình độ văn hóa, trình lý luận tương đối khá. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thì chất lượng của đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, đại bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt không có chuyên môn, số có trình độ cao đẳng, đại học còn quá ít, tuổi đời bình quân khá cao; khối Đảng dưới 30 tuổi chiếm chỉ 8,4%, từ 31-40 tuổi chiếm 35,2%, từ 41-50 tuổi chiếm 39,1%, từ 50-60 tuổi chiếm 17,1%, từ 60 trở lên chiếm 0,2%. Khối chính quyền dưới 30 tuổi chỉ chiếm 11,2%, từ 31-40 tuổi chiếm 61,3%, từ 41-52 tuổi chiếm 22,4%, từ 51-60 tuổi chiếm 5,1%, trên 60 tuổi 0%. Khối đoàn thể dưới 30 tuổi chiếm 14,4%, từ 31-40 tuổi chiếm 23,1%, từ 41-50 tuổi chiếm 42,2%, từ 50-60 tuổi chiếm 18%, trên 60 tuổi chiếm 2,2%. Cơ cấu cán bộ nữ thấp, khối Đảng nam chiếm 91,4%, nữ chiếm 8,6%; khối chính quyền nam chiếm 94,3%, nữ chiếm 5,7%; khối đoàn thể, nam chiếm 77,6%, nữ chiếm 22,4% (xem phụ lục 3). Một bộ phận cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu, cửa quyền, vun vén cá nhân, kèn cựa địa vị mất đoàn kết, tác phong chậm chạp làm được chăng hay chớ, thiếu ý thức phấn đấu rèn luyện, học tập, tinh thần đấu tranh xây dựng bản thân và nội bộ chưa cao, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ còn thấp, mâu thuẫn giữa cán bộ trẻ với cán bộ có tuổi đời cao, có kinh nghiệm nơi này nơi khác xảy ra. Nhìn chung đội ngũ cán bộ ở các Đảng bộ xã tỉnh Vĩnh Long về cơ cấu và chất lượng còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới, cần có một chiến lược cán bộ cho các vùng nông thôn trong tỉnh.

- Công tác cán bộ: Xuất phát từ yêu cầu thực tế ở nông thôn Vĩnh Long và nhiệm vụ chính trị của các Đảng bộ cấp xã tại cơ sở, trong những năm qua các cấp ủy xã có nhận thức đúng về công tác cán bộ, có đề án quy hoạch, đào tạo sử dụng cán bộ, xác định rõ công tác cán bộ là nhiệm vụ của cấp ủy, nên có quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ.

Công tác cán bộ của các cấp ủy đã quán triệt các chủ trương quan điểm, nguyên tắc chính sách cán bộ của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Công tác cán bộ đều do tập thể thẩm quyền quyết định, lấy ý kiến quần chúng ngoài Đảng trong tổ chức tại nơi cán bộ công tác, theo phân công, phân cấp quản lý. Việc lựa chọn cán bộ, bố trí cán bộ xã cơ bản đúng người, đúng việc, thực hiện đúng quy trình, bảo đảm tính dân chủ và tập trung. Công tác quản lý, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch được các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm. Tính từ năm 1996 đến năm 2000, các trung tâm giáo dục huyện, thị, trường chính trị tỉnh đã mở trên 1000 lớp cho hơn 50.000 lượt cán bộ học, đào tạo, bồi dưỡng các loại, đưa cán bộ đi học các trường Trung ương trên 2000 người, qua đào tạo bồi dưỡng trong 5 năm trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh đều tăng lên: về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trung học chuyên nghiệp có 1.653, cao đẳng đại học 1995, trên đại học 2; về lý luận chính trị, sơ cấp 4.349, trung cấp 2.347, cao cấp 857. Nếu so sánh với những năm trước đây trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận đều tăng dần lên theo trình độ cao hơn. Tuy vậy công tác cán bộ có những nhược điểm sau:

Một số cấp ủy Đảng cấp xã chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đề án quy hoạch cán bộ, quy hoạch cán bộ còn chậm, quy hoạch nhưng chưa gắn với đào tạo bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ. Việc quy hoạch cán bộ còn nặng về hình thức, đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc Khơ-me còn ít, nếu tính toàn tỉnh trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, trong tổng số đảng viên toàn tỉnh 14.788 người thì chỉ có 2.521 nữ, 115 dân tộc ít người, 156 trong các tôn giáo. Một số Đảng bộ chưa xây dựng được quy hoạch cán bộ, do vậy đến kỳ bầu cử HĐND, đại hội Đảng bộ thì bị động, lúng túng, từ đó đưa cán bộ vào ứng cử trình độ, năng lực còn yếu kém làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Do đó, công tác quản lý, bồi dưỡng, đánh giá và sử dụng cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu của thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng cấp xó ở tỉnh Vĩnh Long docx (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)