chính trị ở cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, động viên trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Để lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trọng tâm của nhiệm vụ đổi mới chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết Trung ương ba khóa VII chỉ rõ:
Là Đảng cầm quyền, Đảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong tình hình mới cần có phương thức thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động có hiệu lực và hiệu quả [14, tr. 50-51].
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Thực hiện yêu cầu đó, trong những năm qua các đảng bộ xã ở Vĩnh Long đã xây dựng được quy chế làm việc, từng bước cải tiến lề lối làm việc giữa cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tuy nhiên việc đổi mới đó vẫn còn những hạn chế, có quy chế nhưng không thực hiện đúng quy chế, cấp ủy bao biện làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo đối với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Để khắc phục hạn chế cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các đảng bộ xã ở Vĩnh Long phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh
đạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy hiệu lực của chính quyền và vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị tại cơ sở.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước là rất quan trọng, nhất là để Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với xã hội. Trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo đối với chính quyền, các Đảng bộ xã ở Vĩnh Long đã từng bước nhận thức rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức Đảng và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, song trong thực tế vẫn thường xảy ra hai khuynh hướng lệch lạc trong lãnh đạo:
Một là: Tình trạng lấn sân bao biện làm thay chính quyền. Hai là: Buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.
Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến TCCSĐ không làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, làm cho uy tín của Đảng giảm sút, đồng thời làm cho chính quyền thụ động, lúng túng không nâng cao được hiệu lực quản lý.
Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi các đảng bộ phải xây dựng và từng bước hoàn thiện quy chế làm việc, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc giữa cấp ủy đảng với chính quyền, mối quan hệ giữa Bí thư đảng ủy với Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND. Nội dung của quy chế nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của đảng bộ xã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ban Bí thư. Quy chế làm việc đã được xây dựng cần thực hiện nghiêm chỉnh. Trong quá trình thực hiện cần bổ sung để hoàn thiện quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng bộ, phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Đồng thời các cấp ủy đảng cần quan tâm bồi dưỡng năng lực công tác cho đại biểu HĐND, bảo đảm cho họ thực hiện tốt vai trò là người đại biểu của nhân dân, thường xuyên tiếp xúc nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của nhân dân, để phản ánh kịp thời trung thực ý kiến đối với chính quyền. Lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, nhất là chất lượng các kỳ họp, phát huy dân chủ trong hoạt động của HĐND để bàn
bạc quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường vai trò giám sát của HĐND đối với việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Lãnh đạo UBND thực hiện tốt nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định, từng bước nâng cao năng lực quản lý điều hành bằng pháp luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính, khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, chống tiêu cực, lãng phí trong bộ máy chính quyền cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp trên. Đảng ủy phân công những cán bộ có phẩm chất năng lực vào các vị trí công tác của chính quyền thông qua đề cử và quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chính quyền nâng cao kiến thức về mọi mặt. Thực hiện chế độ giao ban hàng tháng giữa đảng ủy với chính quyền để tổ chức Đảng nắm chắc tình hình hoạt động mọi mặt của chính quyền, trên cơ sở đó có sự chỉ đạo kịp thời đúng đắn.
Trên địa bàn xã ở Vĩnh Long các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân và quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Chất lượng hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo của các đảng bộ xã. Trong những năm qua phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở Vĩnh Long đối với các đoàn thể chính trị xã hội có nhiều đổi mới so với trước, song vẫn còn tình trạng cấp ủy can thiệp quá sâu vào hoạt động của các đoàn thể hoặc xem nhẹ đối với hoạt động của các đoàn thể. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi Đảng ủy phải có quy chế làm việc, trong đó có quy định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng ủy và vai trò trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, quy định rõ chế độ làm việc, chế độ báo cáo của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với đảng ủy. Với vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, đảng bộ cần có sự định hướng chính trị cho hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội, lãnh đạo các tổ chức này đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, đảm bảo thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào cách mạng tại cơ sở. Hoạt động của các đoàn thể
chính trị - xã hội phải mang lại lợi ích thiết thực và nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho đoàn viên, hội viên, đặc biệt quan tâm đến hội viên, đoàn viên ở nơi xa trung tâm đô thị, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới. Đảng ủy chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và có uy tín vào các cương vị chủ chốt của các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc, thủ tục của các tổ chức đó. Đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, để làm tốt vai trò đội xung kích và là lực lượng dự bị kế tục sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng.
Các đảng bộ xã cần coi trọng công tác kiểm tra đối với hoạt động của chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thông qua kiểm tra mà phát hiện những nhận thức sai trong tổ chức thực hiện, qua đó kịp thời uốn nắn, nâng cao chất lượng lãnh đạo của đảng bộ.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ đối với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở hiện nay có quan hệ chặt chẽ với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thu hút nhân dân tự giác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Chính việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đòi hỏi các đảng bộ xã ở Vĩnh Long phải đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp, đồng thời đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã chính là nhằm thực hiện tăng cường, mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội ở cơ sở. Qua gần ba năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các đảng bộ xã ở Vĩnh Long đã đạt được kết quả bước đầu về mở rộng dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là thông qua việc phát huy dân chủ trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tăng cường kỷ cương, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ, chống được quan liêu mệnh lệnh. Việc huy động sức dân để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội được công khai, nhân dân được giám sát các chi tiêu nguồn tài chính đó, nhờ đó mà hạn chế được tiêu cực và các thắc mắc của nhân dân đối với cán bộ chính quyền cơ sở giảm đi. Tuy đây chỉ mới là kết quả bước đầu, bên cạnh những đảng bộ lãnh đạo chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, còn những xã chưa thực hiện tốt. Một số
cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở, không thấy rõ sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ, dân chủ với tập trung trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Vì vậy các đảng bộ cần tăng cường lãnh đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo đúng nghị định 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến dân phải bảo đảm đúng quy trình dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, trên cơ sở đó mà nâng cao trình độ dân trí, gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, xây dựng chính quyền thực sự là của dân, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực hiện dân chủ trong Đảng, làm cơ sở củng cố lòng tin của quần chúng để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đưa quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào đời sống của xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng khối đoàn kết trong xóm, ấp. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương sáu, lần hai khóa VIII và Nghị quyết Trung ương năm khóa IX của Đảng. Nhằm thu hút nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy đảng tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng các chủ trương, kế hoạch công tác của đảng bộ và chính quyền, giám sát đảng viên, đề cử người có đức, tài chọn vào cấp ủy và chính quyền, giới thiệu những quần chúng ưu tú kết nạp vào đảng theo đúng tiêu chuẩn, đồng thời giúp tổ chức đảng làm tốt công tác kiểm tra, phát hiện đấu tranh với những hành vi tham nhũng, tiêu cực tại đơn vị cơ sở.
Công tác chính trị tư tưởng là công tác lớn của Đảng. Do đó các đảng bộ cần quan tâm truyền đạt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở và tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết đó trên địa bàn cơ sở đem lại kết quả thiết thực. Mặt khác cơ sở và nơi nắm trực tiếp các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá chế độ, Đảng và Nhà nước ta, kích động quần chúng chống lại đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm chia rẽ nhân dân với Nhà nước và Đảng ta, do đó công tác giáo dục chính trị - tư tưởng có tầm quan trọng, chất lượng công tác chính trị - tư tưởng là một bộ phận cấu thành chất lượng của các đảng bộ xã ở Vĩnh Long.
Trong những năm qua, công tác chính trị - tư tưởng của các đảng bộ xã được thường xuyên quan tâm, tổ chức triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của cấp trên và của đảng bộ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phân tích đúng đắn tình hình nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đề ra chủ trương, biện pháp sát đúng kịp thời, góp phần quan trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đảng bộ. Giáo dục tuyên truyền các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đảng bộ. Giáo dục tuyên truyền các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tham gia các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước và các đoàn thể đứng ra phát động. Kịp thời giải quyết các thắc mắc của quần chúng, uốn nắn những nhận thức lệch lạc của đảng viên và nhân dân, đấu tranh với các luận điệu bôi nhọ, nói xấu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong các tầng lớp nhân dân.
Tuy vậy vẫn còn một số cấp ủy Đảng có nơi, có lúc còn xem nhẹ công tác giáo dục chính trị - tư tưởng. Việc quán triệt các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hình thức, chỉ chạy theo phong trào, không thường xuyên, chất lượng chưa cao. Có lúc, có nơi không giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhân dân về những vấn đề mới nảy sinh ở cơ sở.
Để từng bước khắc phục những hạn chế trên, các đảng bộ xã cần coi trọng hơn nữa công tác giáo dục chính trị - tư tưởng ở cơ sở, quán triệt nghiêm túc, có chất lượng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đảng viên và nhân dân. Xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao sự thống nhất về tư tưởng và hành động, bảo đảm đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cần bám sát các nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, động viên nhân dân tích cực tham gia sản xuất, tự vươn lên, giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước, vận động nhân dân hưởng ứng cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", khắc phục các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ dân trí, kịp thời giải quyết các thắc mắc về nhận thức tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước xây dựng nông
thôn mới, văn minh hiện đại. Đồng thời chú trọng tuyên truyền vạch rõ âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với nước ta, nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát