1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

kỹ năng giao tiếp trong nhà trường

79 3,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

M ỤC L ỤC M ỤC L ỤC 8 PHẦN MỞ ĐẦU 11 1. Lý do chọn đề tài 11 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12 3. Mục đích nghiên cứu 13 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 13 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 13 6. Phạm vi nghiên cứu 13 7. Các phương pháp nghiên cứu 14 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP 16 1.1. Khái niệm chung 16 1.1.1. Khái niệm giao tiếp 16 1.1.2. Vai trò của giao tiếp 17 1.1.3. Chức năng của giao tiếp 18 1.1.3.1. Chức năng xã hội 18 1.1.3.2. Chức năng tâm lý 19 1.2. Các phương tiện giao tiếp 20 1.2.1. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ 21 1.2.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ 22 1.3. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản 25 1.3.1. Kỹ năng lắng nghe 25 1.3.2. Kỹ năng đặt câu hỏi 28 1.3.3. Kỹ năng thuyết phục 29 1.3.3.1. Những điểm cần chú ý khi thuyết phục 30 1.3.3.2. Quy trình thuyết phục 30 1.3.4. Kỹ năng thuyết trình 31 1.3.4.1. Các bước thuyết trình 31 1.3.4.2. Một số điểm cần lưu ý với người thuyết trình 33 1.3.5. Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản 34 1.3.5.1. Kỹ năng đọc 34 1.3.5.2. Kỹ năng tóm tắt văn bản 35 1.4. Các tình huống giao tiếp đặc trưng 35 1.4.1. Tình huống giao tiếp trong gia đình 35 1.4.2. Tình huống giao tiếp trong nhà trường 36 1.4.3. Tình huống giao tiếp trong xã hội 37 1.5. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 38 1.5.1. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm 38 1.5.2. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 39 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN...... 41 2.1.1. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật…...42 2.1.2. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 43 2.1.3. Sự khác nhau trong nhu cầu giao tiếp giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 44 2.1.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật……….46 2.2. Nội dung giao tiếp 49 2.3. Mức độ cởi mở của cá nhân 52 2.3.1. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ 52 2.3.2. Mức độc cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 53 2.3.3. Sự khác nhau về mức độ cởi mở cá nhân giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 55 2.4. Khả năng giao tiếp 56 2.4.1. Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật.....57 2.4.2. Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 62 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 69 3.1. Tình huống giao tiếp trong gia đình 69 3.2. Tình huống giao tiếp trong nhà trường 71 3.2.1. Tình huống giao tiếp trong trường Đại học 71 3.2.2. Tình huống giao tiếp trong khi thực tập sư phạm 74 3.3. Tình huống giao tiếp trong xã hội 80 3.3.1. Tình huống giao tiếp thông thường trong xã hội 80 3.3.2. Tình huống giao tiếp trong qúa trình xin việc, phỏng vấn xin việc 83 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị 88

M ỤC L ỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự nghiệp hình thành và phát triển nhân cách giáo viên mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy và học. Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc đạt được mục đích giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp. 8 Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên là một trong những nơi đào tạo nghề cho những nhà giáo tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hành trang của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ngoài tư cách, phẩm chất, đạo đức, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người còn phải vững mạnh về chuyên môn và giỏi về nghiệp vụ sư phạm, trong đó có năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rèn luyện năng lực giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên sư phạm là vấn đề thiết yếu. Khoa Sư phạm Kỹ thuật của Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên là nơi đào tạo đội ngũ giáo viên Kỹ thuật công nghiệp cho các trường THPT. Với đặc điểm công việc giảng dạy trên đối tượng là những học sinh đang độ tuổi phát triển mạnh về nhận thức cũng như tâm sinh lý nên kỹ năng giao tiếp lại càng là vấn đề cấp thiết đối với mỗi sinh viên của khoa. Trên thực tế địa điểm của trường đặt tại vùng nông thôn nên môi trường giao tiếp của sinh viên trong khoa cũng như trong trường đã bị hạn chế đi rất nhiều, bên cạnh đó là vấn đề về sự chênh lệch giới, về thái độ giao tiếp của từng sinh viên,… cũng làm ảnh hưởng không ít đến kỹ năng giao tiếp. Để khắc phục những khó khăn ấy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật thì một hệ thống bài tập tình huống giao tiếp là vô cùng cần thiết . Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp ,Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên”. Với hy vọng góp phần nhỏ bé nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng giao tiếp cho các bạn sinh viên trong khoa - những nhà giáo ưu tú tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giao tiếp là một phần không thể thiếu của con người, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm nói riêng - Những nhà giáo dục tương lai của đất nước. Hiện nay, giao tiếp hay cụ thể hơn là kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại xã hội ngày càng văn minh. Kỹ năng giao tiếp có 9 tốt hay không thế hiện rõ nét nhất trong cách ứng xử, giải quyết tình huống giao tiếp diễn ra hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta. Thực tế đã có rất nhiều người nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp, có thế kể đến như Nhà giáo ưu tú Trần Trọng Thuỷ (Trong cuốn “Bài tập thực hành tâm lý”), Ths Nguyễn Đình Chắt (với đề tài Thạc sĩ “Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường CĐSP Đà Lạt – Lâm Đồng), Ths Lê Quang Sơn (với bài viết “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị” trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 2 (25).2008),… Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống các bài tập tình huống giao tiếp nói chung cho sinh viên Sư phạm để nâng cao kỹ năng giao tiếp trên nhiều mặt vẫn còn ít được chú ý. Việc nghiên cứu của các tác giả hầu hết trên những tình huống giao tiếp sư phạm và ứng xử sư phạm. Vì vậy, tôi thấy cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu nội dung này với hy vọng xây dựng được một hệ thống các tình huống giao tiếp điển hình trên nhiều mặt để nâng cao một cách hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được một hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp luyện tập giải quyết tình huống giao tiếp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài 5.2. Tìm hiểu nhu cầu giao tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên. 5.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên 6. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian, những tình huống giao tiếp nói chung là vô hạn nên trong phạm vi đề tài của mình tôi chỉ xây dựng những bài tập tình huống điển hình, phù hợp với nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật cũng như phù hợp với những kỹ năng thiết yếu trong giao tiếp. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này được dùng trong suốt quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu vấn đề đến việc xác định cơ sở lý luận của giao tiếp và xây dựng hệ thống bài tập tình huống. Số lượng tài liệu tham khảo là trên 10 sách và tư liệu có liên quan (xem phần Tài liệu tham khảo) 7.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu lý thuyết về giao tiếp để xây dựng những bài tập tình huống phù hợp nhất. 7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu Phiếu điều tra đảm bảo tính khách quan, tổng hợp, gồm 95 câu hỏi về 4 lĩnh vực là: Nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, mức độ cởi mở của cá nhân và kỹ năng giao tiếp, yêu cầu sinh viên chọn ý kiến phù hợp với mình. Từ đó dựa vào barem điểm, cho điểm các phiểu điều tra. 11 Phiếu điều tra được phát ra hơn 200 phiếu trên hơn 200 đối tượng là sinh viên các lớp: KTK3, KTK4.2, KTK5.1, KTK5.2, KTK6.1, KTK6.2, KTK7, KTK39, KTK6LC. Tổng số phiếu thu được là 200 phiếu. 7.4. Phương pháp quan sát Qua quan sát những biểu hiện trong các mặt hoạt động để tìm hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên. 7.5. Phương pháp trao đổi, trò chuyện Qua trao đổi trò chuyện với sinh viên, với cán bộ Đoàn, cán bộ lớp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, thái độ của họ trong khi trả lời các phiếu điều tra, từ đó phát hiện ra yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. 7.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nhóm phương pháp này được thực hiện trong việc đưa ra các nhận định, luận cứ có tính thực tiễn, có độ tin cậy cao trong phần tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, nêu ra những nguyên nhân hạn chế của việc giao tiếp và xử lý tình huống giao tiếp, tổng kết rút kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia về kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp logic, toán học thống kê,… trong việc lập bảng và phân tích số liệu,… 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn cãi trong lĩnh vực này. nhận thông tin trao đổi giữa người với người. T.Chuc Com (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động. Quan niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp nhưng chưa nêu được bản chất của giao tiếp. T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúc cảm giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình hai mặt của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin. 13 L.X. Vưgôtxki (nhà tâm lý học Liên Xô) cho rằng: Giao tiếp xem như là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa con người, như là sự trao đổi quan điểm và xúc cảm (L.X.Vưgôtxki). Ngày nay, cùng với việc xây dựng một cách tích cực và khoa học hệ phương pháp nghiên cứu giao tiếp thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được lý giải ngày càng đầy đủ và rõ ràng. Ở một khái niệm chung nhất chúng ta có thể hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà trong quá trình của nó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự rung cảm lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau, và cuối cùng là những quan hệ qua lại giữa con người với con người được thực hiện, được thể hiện và được hình thành. 1.1.2. Vai trò của giao tiếp Ngày nay, giao tiếp trở thành vấn đề rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong khoa học và cuộc sống. Người ta không thể nghiên cứu con người với tính cách là đơn vị độc lập, không phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh vì: “Bản chất con người không phải là trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà của tất cả những mối quan hệ xã hội” (Mác – Anghen “Tuyển tập” – Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1971) Cơ sở của quan hệ phụ thuộc lẫn nhau là những nhu cầu của con người biểu thị mối liên hệ của con người với những người khác cũng như với những đối tượng và những hoàn cảnh có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với họ và quy định vị trí cá nhân trong môi trường xã hội. Nói cho thật đúng thì tất cả những nhu cầu của một người riêng lẻ đều chỉ có thể thoả mãn khi tính đến những nhu cầu của những người xung quanh. Đồng thời cơ cấu nhu cầu càng phức tạp thì quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người này với người khác càng tăng. Chẳng hạn chúng ta khó mà tưởng tượng là nhu cầu muốn được người khác tôn trọng lại có thể thoả mãn ngoài mối liên hệ với những người xung quanh. 14 Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con người như là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người. Chính vì vậy mà nhiều nhà bác học thuộc lĩnh vực tâm lý học cũng quan tâm đến vấn đề giao tiếp. Chẳng hạn nhà bác học Đức R.Noibe đã nói: “Con người là nhu cầu quan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không thể so sánh được mình với người khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, không thể định hướng được vào người khác. Căm thù người khác còn tốt hơn là phải sống cô đơn” Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp với nhau, người ta trao đổi quan niệm với nhau. Trong quan niệm của họ thể hiện thái độ đánh giá về mặt trí tuệ của họ đối với những mặt khác nhau của đời sống thực tế, của đời sống vật chất và tinh thần. Những quan niệm này có thể giống nhau và như thế thì củng cố lẫn nhau và trở thành cơ sở cho hoạt động chung và cho cách xử sự (giống nhau) của những người ấy. Những quan niệm giống nhau sẽ củng cố thái độ đạo đức nảy sinh một cách tự phát. Còn trong trường hợp có những quan niệm khác nhau thì sẽ nảy ra sự đấu tranh quan niệm dẫn đến việc hình thành quan điểm chung. Trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi kiến thức cho nhau và chính như thế là nâng cao trình độ văn hoá chung của tập thể cũng như của mỗi thành viên trong đó. Điều quan trọng không phải là bản thân các kiến thức được truyền đạt lại mà là thái độ tích cực đối với các kiến thức đó. Điều đó giải thích tại sao lại có sự lựa chọn thiên lệch đối với một số nghề nghiệp, sách báo phổ biến, khoa học, tác phẩm nghệ thuật nào đó – Do ảnh hưởng của chúng mà hình thành một cái mà ta có thể gọi là “mốt” trong nhận thức thẩm mỹ. Và trong quá trình giao tiếp người ta cũng trao đổi cho nhau các kinh nghiệm riêng về cuộc sống và lao động, tác động vào ý chí và tình cảm của nhau nhằm mục đích tạo nên sự thống nhất rộng lớn để giải quyết các vấn đề xã hội một cách có kết quả. Có thể nói rằng con người hiểu biết mình và nhận thức mình như là một nhân cách qua quá trình giao tiếp. Nhận thức được sức mạnh tinh thần và thể lực của mình 15 trong sự thống nhất với người khác. Từ đó, có được tình đồng chí, bè bạn và sự giúp đỡ lẫn nhau, lòng tin tưởng ở chính mình, thủ tiêu sự cô lập. Đặc biệt qua quá trình giao tiếp, con người có được ấn tượng mới và thông tin mới, truyền thụ cho nhau những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống, tạo nên sự phong phú thực sự về mặt tinh thần của mỗi cá nhân. 1.1.3. Chức năng của giao tiếp 1.1.3.1. Chức năng xã hội Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức năng thông tin của giao tiếp. Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. Những thông tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt như kiến thức, tâm lý, cảm xúc. Sự thiếu thông tin sẽ làm cho con người cảm thấy lạc lõng và cô đơn, mất đi tính cộng đồng vốn có. Trong xã hội, con người luôn hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất định. Đó có thể là gia đình,lớp học, trường học, công ty,… Và trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn vậy họ phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc và trong quá trình thực hiện cũng phải có những “tín hiệu” để mọi ngươi hành động một cách thống nhất. Đây chính là chức năng tổ chức phối hợp hành động của giao tiếp. Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua lại của giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và ngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thuyết phục, ám thị, bắt chước. Đây là một chức năng rất quan trọng của giao tiếp. 16 Trong xã hội, mỗi con người là một chiếc gương. Giao tiếp với họ chính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Chức năng phê bình và tự phê bình này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội. 1.1.3.2. Chức năng tâm lý Bên cạnh nhóm chức năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng tâm lý nhất định. Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lý của con người. Trong giao tiếp, con người còn khơi gợi ở nhau những cảm xúc, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn. Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – Đó là khởi đầu của các mối quan hệ. Nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó. Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ. Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan,… chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình. Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: Chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó mà thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức 17 [...]... số kỹ năng giao tiếp cơ bản Giao tiếp vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật Muốn thành công trong giao tiếp, chúng ta không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này mà còn phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn hoạt động giao tiếp của mình Tức là nắm vững kỹ năng và không ngừng trau dồi, rèn luyện để đạt đến mức nghệ thuật Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản trong giao. .. cũng như học sinh sau này 37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Trong phần tìm hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Ansquest) trên 200... xem như môi trường giao tiếp quan trọng thứ hai, bởi lẽ nhà trường không chỉ là nơi đào tạo, giáo dục con người về tri thức, nhân cách mà còn là nơi thiết lập những mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người đó là tình thầy trò, tình bạn Môi trường giao tiếp trong nhà trường là lớp học Trong đó, đối tượng giao tiếp là thầy cô, bạn bè, sách vở Khác với gia đình, cá nhân trong nhà trường không... huống giao tiếp có mâu thuẫn nảy sinh mà muốn giải quyết được, các thành viên trong gia đình phải có những kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống nhất định Xử lý tốt các tình huống giao tiếp nảy sinh trong gia đình sẽ mang đến không khí yên vui, hạnh phúc Góp phần làm nền tảng tinh thần và vật chất của mỗi thành viên thêm vững chắc 1.4.2 Tình huống giao tiếp trong nhà trường Sau gia đình, nhà trường. .. tượng giao tiếp bị thu hẹp Sự chủ động và tích cực trong giao tiếp còn hạn chế Điều này được thể hiện không chỉ qua công việc làm thêm mà ở cả các hoạt động ngoại khoá trong trường và xã hội do sinh viên Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp thực hiện Hầu hết sinh viên Sư phạm Kỹ thuật còn “ngại” khi giao tiếp với những môi trường giao tiếp ngoài sách vở, trường lớp và bạn học Tóm lại, mặc dù có những đặc điểm giao. .. tình huống giao tiếp nảy sinh trong ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội 1.4.1 Tình huống giao tiếp trong gia đình Gia đình xét trên quan điểm của tâm lý học là một tập thể nhỏ, trong đó mọi người quan tâm đến nhau, chú ý đến những nhu cầu, hứng thú của nhau Giao tiếp trong gia đình là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách của mỗi con người Không khí tươi vui, lành mạnh trong gia... trang bị cho mình tri thức mới, cần trang bị thêm những kỹ năng giao tiếp để hoàn thiện thêm hành trang để làm chủ cuộc sống sau này 1.5 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 1.5.1 Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Giao tiếp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi người Con người luôn sống trong xã hội, nên giao tiếp giữa người với người là nhu cầu tất yếu Sinh viên Sư... cảm yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau giữa những người học 34 Xử lý tốt các tình huống giao tiếp diễn ra trong nhà trường không những đem lại hiệu quả cao trong học tập mà còn làm đẹp thêm giá trị nhân cách của mỗi con người 1.4.3 Tình huống giao tiếp trong xã hội Môi trường giao tiếp thứ ba này là môi trường rộng lớn nhất, phức tạp nhất và phong phú nhất Ở đây, chúng ta chỉ xét trên những mối... chúng ta Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân cách của mỗi chúng ta 1.2 Các phương tiện giao tiếp Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải... cuốn vào những hệ thống khác nhau của giao tiếp 35 Trong quá trình giao tiếp đó những nguyên tắc sống, những tiêu chuẩn đạo đức được hình thành và ngày càng hoàn thiện Trong trường Đại học, sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm nói riêng sống trong những lớp học, một trong những đơn vị cơ sở trong hệ thống dạy học trong trường Ở đó, họ có cuộc sống tập thể, tiếp thu tri thức mới hiện đại, sâu sắc . động giao tiếp của mình. Tức là nắm vững kỹ năng và không ngừng trau dồi, rèn luyện để đạt đến mức nghệ thuật. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp. 1.3.1. Kỹ năng lắng nghe Trong. liệu,… 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa. năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng tâm lý nhất định. Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lý của con người. Trong giao tiếp,

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.2. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 33)
Bảng 2.3. So sánh nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm   Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.3. So sánh nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 34)
Bảng 2.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 36)
Bảng 2.5. Nội dung giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.5. Nội dung giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 40)
Bảng 2.6. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.6. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 42)
Bảng 2.7. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.7. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 44)
Bảng 2.8. So sánh mức độ cởi mở cá nhân giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư   phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.8. So sánh mức độ cởi mở cá nhân giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 45)
Bảng 2.9. Khả năng giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật Nhó - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.9. Khả năng giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật Nhó (Trang 47)
Bảng 2.12. Khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.12. Khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 52)
Bảng 2.13. Mức độ khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật - kỹ năng giao tiếp trong nhà trường
Bảng 2.13. Mức độ khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w