Tình huống giao tiếp trong gia đình

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 26 - 27)

- Kết thúc thuyết trình

1.4.1. Tình huống giao tiếp trong gia đình

Gia đình xét trên quan điểm của tâm lý học là một tập thể nhỏ, trong đó mọi người quan tâm đến nhau, chú ý đến những nhu cầu, hứng thú của nhau. Giao tiếp trong gia đình là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách của mỗi con người.

Không khí tươi vui, lành mạnh trong gia đình là một “tiểu khí hậu” thuận lợi cho sự phát triển đầu đời của mỗi chúng ta. Trong một gia đình đầm ấm, yêu thương thì ngay từ những ngày đầu tiên, con trẻ đã được phát triển dưới ảnh hưởng của sự giao tiếp thường xuyên với cha mẹ, ông bà, anh chị em. Sự giao tiếp thường xuyên và tích cực này không chỉ gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, mà còn xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc hình thành kỹ năng giao tiếp sau này của trẻ.

Mỗi một cá nhân sống trong gia đình đều có vị trí nhất định, họ mang trên mình nhiều chức danh. Ví dụ: Người phụ nữ trong gia đình có thể là vừa là người vợ, người mẹ, người con, người em,… Với mỗi một chức danh họ lại có những tiêu chuẩn đạo đức, văn hoá, cách giao tiếp khác nhau. Làm sao đảm bảo trong gia đình có đầy đủ lễ nghĩa, có trên có dưới để trở thành một gia đình văn hoá.

Thời gian sống trong gia đình của mỗi con người là rất lớn, vì vậy mà thời gian giao tiếp cũng như các tình huống giao tiếp xảy ra trong gia đình cũng vô cùng phong phú và khá phức tạp. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi gia đình đều có những truyền thống, những đặc điểm riêng, vì vậy mà những tình huống phát sinh trong các gia đình khác nhau là khác nhau.

Tình huống giao tiếp trong gia đình nảy sinh do nhiều nguyên nhân như: Truyền thống đạo đức, khác biệt giữa các thế hệ, bất đồng về tính cách giữa các thành viên,… Những tình huống này có khi chỉ là tình huống giao tiếp xã giao thông thường như: Mời, chào, hỏi,… Nhưng có khi nó lại là những tình huống giao tiếp có mâu thuẫn nảy sinh mà muốn giải quyết được, các thành viên trong gia đình phải có những kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống nhất định.

Xử lý tốt các tình huống giao tiếp nảy sinh trong gia đình sẽ mang đến không khí yên vui, hạnh phúc. Góp phần làm nền tảng tinh thần và vật chất của mỗi thành viên thêm vững chắc.

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w