So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 36 - 39)

- Kết thúc thuyết trình

2.1.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật

Cũng qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy nhu cầu giao tiếp không chỉ có sự chênh lệch về giới, mà còn có sự chệnh lệch giữa sinh viên ở các năm học.

Bảng 2.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật

Mức độ Năm Thấp TB thấp Trung bình TB cao Cao X Bậc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL % I (38người) 13 34.21 9 23.68 8 21.05 5 13.15 3 7.89 2.37 1 II (32người) 18 56.25 6 18.75 6 18.75 2 6.25 0 0 1.75 4 III (64người) 22 34.37 17 26.56 20 31.25 5 7.81 0 0 2.13 3 IV (66người) 22 33.33 19 28.79 15 22.73 6 9.09 3 4.55 2.18 2

Qua cột xếp thứ bậc ta dễ dàng nhận thấy rằng sinh viên năm I có nhu cầu giao tiếp cao nhất, đứng thứ hai là sinh viên năm IV, sau đó đến sinh viên năm III, và cuối cùng là sinh viên năm thứ II. Tỷ lệ cụ thể ở từng mức độ như sau:

Ở mức độ thấp, sinh viên năm II có tỷ lệ cao nhất (56,25%), sau đó đến sinh viên năm III (34.37%), sinh viên năm IV có tỷ lệ thấp nhất (33.33%).

Ở mức độ trung bình thấp, sinh viên ở các năm có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau trong đó tỷ lệ cao nhất là sinh viên năm IV (28.79%), thấp nhất là sinh viên năm II (18.75%).

Ở mức độ trung bình, sinh viên năm thứ III có tỷ lệ cao nhất (31,25%), sau đó đến sinh viên năm IV (22.73%), năm I (21.05%), sinh viên năm II có tỷ lệ thấp nhất (18,75%).

Ở mức độ trung bình cao, tỷ lệ sinh viên đạt được ở các năm đã giảm khá nhiều. Nhưng đứng đầu vẫn là sinh viên năm thứ I (13.15%) , thứ hai là sinh viên năm IV (9.09%).

Ở mức độ trung bình cao, chỉ có sinh viên năm I và năm IV có tỷ lệ, và sinh viên năm I cao hơn (7,89%) so với sinh viên năm IV (4.55%) còn năm II và năm III không có sinh viên nào.

Sự khác biệt này là do ở năm thứ nhất, sinh viên rất hồ hởi, háo hức bước vào môi trường hoạt động mới – môi trường mà ở đó phạm vi giao tiếp rộng rãi hơn, tinh thần tập thể, tính tự chủ cao hơn. Đặc biệt vì vẫn còn bỡ ngỡ, chưa quen với nếp sống mới cho nên năm thứ nhất được sự quan tâm của nhà trường, của khoa một cách thường xuyện. Họ háo hức chờ đón những cái mới mà cái mới này được tiếp thu thông qua con đường giao tiếp. Bởi vậy, ở sinh viên năm thứ nhất luôn có mong muốn, nhu cầu tiếp xúc với người khác. Và kết quả điều tra cho thấy nhu cầu giao tiếp của họ rất cao và là cao nhất.

Nhưng đến năm thứ hai, nhu cầu giao tiếp của sinh viên bị giảm đi một cách đột ngột. Ở năm thứ hai, sau khi đã làm quen với môi trường tiếp xúc mới, sinh viên bắt đầu học các môn khoa học, kiến thức được mở rộng, cái mới nhiều hơn lẽ ra nhu cầu giao tiếp cũng phải cao hơn? Nhưng ngược lại, kết quả điều tra lại cho thấy, nhu cầu giao tiếp của sinh viên năm hai là thấp nhất. Phải chăng hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và những hoạt động khác của trường còn ít, và không có sự đổi mới, không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của sinh viên?.

Ở năm thức III, nhu cầu giao tiếp của sinh viên lại tăng lên và đến năm thứ IV nhu cầu giao tiếp của sinh viên là rất cao. Điều này cũng có thể lý giải được, bởi lẽ, ở năm học thứ ba và thứ tư, sinh viên đã trang bị một vốn tri thức nhất định, hiểu biết của họ rộng hơn. Họ đã nhận thức được bản thân mình, nhận thức được người khác, có

niềm tin vào bản thân. Hơn nữa, ở năm thứ tư, sinh viên được tham gia đợt thực tập sư phạm, giúp họ tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp và nhu cầu giao tiếp tăng cao.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhu cầu giao tiếp của nữ cao hơn ở nam. Qua việc tìm hiểu, tôi thấy nhìn chung, sinh viên nam của Khoa Sư phạm Kỹ thuật rất ít. Một số ít trong đó còn có tư tưởng chán chường, muốn thi lại. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu giao tiếp của nam sinh viên. Đối với nữ sinh viên, thì môi trường Sư phạm thích hợp hơn, có lòng yêu nghề, yêu trường cao hơn, vì vậy phần nào cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của nữ sinh.

Tóm lại, qua điều tra phân tích kết qủa thu được , chúng ta thấy sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật đều có mong muốn, có nhu cầu giao tiếp với người khác. Biểu hiện ở:

- Thích sống giữa mọi người;

- Muốn tham gia vào công việc chung; - Muốn mở rộng phạm vi giao tiếp; - Có nguyện vọng giúp đỡ người khác; - Có thể hy sinh hứng thú riêng vì bạn;

- Có rung động mạnh khi mối quan hệ tốt bị rạn nứt; - Có nhu cầu tâm sự với bạn bè, nhu cầu về tình bạn; - Muốn thiết lập mối quan hệ nhân ái với mọi người;

Cũng qua điều tra, tôi nhận thấy rằng, nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật hiện nay là chưa được thoả mãn. Điều đó có thể do một số nguyên nhân như: Phạm vi giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, do địa điểm của trường đặt tại vùng nông thôn; giao tiếp chưa mang lại kết quả cao trong học tập mà chỉ mới ảnh hưởng phần nào tới học tập; thời gian học tập và khối lượng kiến thức các môn học lớn; hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường, của khoa chưa thực sự phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên…

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w