Tình huống giao tiếp thông thường trong xã hội Tình huống 1:

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 70 - 73)

- Kết thúc thuyết trình

4) Về khả năng giao tiếp

3.3.1. Tình huống giao tiếp thông thường trong xã hội Tình huống 1:

Tình huống 1:

Bạn đang đi trên phố thì nhìn thấy A - Một trong số bạn học hồi phổ thông. Bạn định cất tiếng chào nhưng thấy A vẫn điềm nhiên, không có biểu hiện gì là sẵn sàng chào lại bạn. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cũng có thể thời gian đã làm cho A không còn nhận ra bạn, trong trường hợp này bạn nên chủ động tiến lại gần chào hỏi và chắc chắn không khó khăn lắm để A

nhận lại bạn cũ. Cũng có thể là đúng lúc A bận quá nên không muốn mất thời gian vào việc chào hỏi, trong trường hợp này bạn chỉ cần mỉm cười, gật đầu là đủ.

Tình huống 2:

Bạn hãy đưa ra lời từ chối trong những tình huống sau: a. Một người mời bạn đi xem phim vào tối thứ 7. b. Một người bạn hỏi mượn tiền của bạn.

c. Một người tặng bạn một món quà đắt tiền.

Gợi ý trả lời:

a. “Xin lỗi cậu nhé! Hôm đó mình có hẹn rồi. Mình hẹn bạn khi khác nhé!” b. “Rất xin lỗi cậu, nhưng tháng này, bố mẹ mình cũng chưa gửi tiền lên”

c. “Rất cảm ơn Ông/Bà về món quà! Tôi xin ghi nhận tấm lòng của Ông/Bà dành cho tôi. Nhưng xin phép được gửi lại món quà này vì tôi không có thói quen nhận những món quà có giá trị lớn như vậy. Thật lòng xin lỗi Ông/Bà!

Tình huống 3:

Trong một cuộc điện thoại ba bên, sau khi nghĩ rằng bên thứ 3 đã gác máy, bạn bắt đầu tán gẫu với người còn lại, nói xấu kẻ vừa gác máy. Nhưng điện thoại chưa bao giờ được gác xuống và dĩ nhiên bên thứ ba nghe được mọi thứ bạn nói. Ngay khi vừa lỡ miệng nói những điều không nên nói, bạn chợt nhận ra “kẻ thứ 3” vẫn đang nghe bạn nói. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cách tốt nhất là vẫn vờ như không biết gì, vẫn tiếp tục trò chuyện với người nhưng kín đáo chêm vào lời nói của mình vài lời ngợi khen hoặc đánh giá tích cực về người thứ ba.

Tình huống 4:

Khi đi cùng một người bạn của bạn trên phố. Bạn của bạn gặp người quen. Hai người nói chuyện với nhau. Nhưng bạn của bạn không giới thiệu bạn với người đó. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong tình huống này, cũng có thể bạn của bạn không muốn bạn phải tốn thời gian vào câu chuyện vô bổ nên đã không giới thiệu bạn với người đó. Bạn có thể bước lùi ra phía sau một bước để hai người họ trò chuyện.

Tình huống 5:

Tại một quán ăn, bạn phát hiện ra bạn trai của bạn đang ngồi cùng bàn với một cô gái lạ mặt. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bước đến bên bạn trai, khéo léo nhẹ nhàng đề nghị bạn trai giới thiệu cô gái đó với bạn.

Tình huống 6:

Tại một bữa tiệc, trong khi giới thiệu, người giới thiệu chợt lúng túng vì quên tên bạn. Trong trường hợp này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Đứng dậy hoặc bước ra phía trước một bước, vui vẻ tự giới thiệu về mình.

Tình huống 7:

Bạn đưa em nhỏ đi siêu thị. Bé xin đến gian hàng đồ chơi và nằng nặc đòi mua một món đồ chơi đắt tiền. Bạn không đồng ý, bé liền khóc ầm lên và lăn ra đất ăn vạ khiến mọi người xung quanh quay lại nhìn. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trước hết, bạn nên dắt bé ra khỏi gian hàng và bình tĩnh dỗ dành em. Bạn có thể nói “Chị/Anh biết chỗ này còn nhiều thứ hay hơn nữa. Chị/Anh em mình đi xem nhé!” rồi đưa bé đi xem hay mua kẹo cho bé. Đi đến đâu cũng chỉ cho bé thấy những sự vật mới lạ để bé dần quên món đồ chơi đắt tiền đó.

Khi đang xếp hàng chờ thanh toán ở siêu thị, bỗng nhiên có một người mua hàng xen vào đứng đằng trước bạn. Trong tình huống đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bạn nên bình tĩnh và nhẹ nhàng nhắc nhở người đó rằng: “Anh (chị) không nên chen lấn xen ngang trong khi mọi người đều phải xếp hàng chờ đến lượt mình như vậy. Anh (Chị) làm như thế không chỉ ảnh hưởng đến tôi mà còn ảnh hưởng đến tất cả những người đã mất thời gian và công sức đứng chờ phía sau.”

Tình huống 9:

Trong bệnh viện, mặc dù đã có biển cấm hút thuốc nhưng người đàn ông bên cạnh bạn vẫn ngang nhiên hút hết điếu này đến điếu khác làm khó chịu cho những người xung quanh. Nếu ở tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Nhẹ nhàng nhắc nhở người đàn ông đó ngừng hút thuốc vì đó là hành động đã bị cấm và ảnh hưởng không tốt đến những người xung quanh, đặc biệt là những người có sức khoẻ yếu. Nếu người đó nghiện thuốc và không thể không hút, bạn có thể khuyên anh ta tìm đến một nơi vắng người, thoáng mát và không có biến báo để hút.

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 70 - 73)