Tin tưởng vào bản thân: Hãy tin tưởng vào bản thân và làm những gì tốt nhất trong

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 75 - 79)

khả năng của bạn.

Tình huống 4:

Bên ngoài quán ăn, cạnh công ty mà bạn làm thêm, bạn vui vẻ bình phẩm về vị khách hàng bạn đang chuẩn bị làm việc mà không để ý đến những người xung quanh. Khi vào giờ làm việc, bạn hốt hoảng nhận ra vị khách đó là một trong những người “xung quanh” đã lắng nghe câu chuyện của bạn. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cố gắng làm thật tốt, thật nhanh những công việc liên quan đến vị khách hàng đó. Sau khi đã xong công việc, bạn có thể xin gặp riêng để xin lỗi vị khách hàng đó một cách chân thành (bạn có thể nói rằng do áp lực công việc quá lớn nên bạn đã nói những điều không nên nói. Giờ nghĩ lại bạn thấy thật sự xấu hổ…).

Tình huống 5:

Bạn hãy trả lời một số câu hỏi sau của nhà tuyển dụng: a. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị?

b. Điểm yếu của Anh/Chị là gì?

c. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp cho vị trí này là bao nhiêu?

d. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?

a. Hãy bao quát một vài lĩnh vực trong cuộc sống của bạn như: Những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm, ước mơ về nghề nghiệp… Nội dung trình bày không nên vượt quá hai phút, đừng lan man hay quá chau chuốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin.

b. Với câu này, bạn nên bộc lộ khiếu hài hước của mình nhưng vẫn trả lời được câu hỏi mà không đề cập đến sự tiêu cực nào trong công việc. Ví dụ “Tôi là người không hiểu về máy móc. Vì vậy, nếu chiếc máy photocopy bị hỏng, xin đừng gọi tôi”…. Những câu trả lời về sự cầu toàn và ham việc đã trở nên phổ biến vì vậy sẽ ít gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có thể còn khiến họ nghi ngờ.

c. Bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương. Nếu tình thế qúa bắt buộc, bạn có thể trả lời câu hỏi này như sau : “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?”. d. Đây là một câu hỏi khó, vì bạn không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm

vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nến văn hoá. Thậm chí nếu bạn có được câu trả lời, hãy thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhân viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị nào.

Tình huống 6:

Bạn sẽ mặc gì cho buổi phỏng vấn vào ngày mai?

Gợi ý trả lời:

Mặc một bộ đồ đẹp và lịch sự nhưng không quá cầu kỳ. Màu sắc là màu sáng nhưng không quá sặc sỡ. Với con gái nên trang điểm nhưng không nên trang điểm quá đậm. Đối với nam thì tốt nhất là mặc vest thắt calvat. Bộ đồ của bạn phải thể hiện bạn

là một con người lịch sự, ngăn nắp, nhanh nhẹn. Hơn hết bộ đồng phục phải đem lại cho bạn cảm giác thoải mái khi mặc.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu cơ sở lý luận, thực trạng nhu cầu, kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật và xây dựng hệ thống bài tập thực hành các tình huống giao tiếp mà chưa có cơ hội tiến hành thực nghiệm để đánh giá toàn diện.

Qua toàn bộ những nội dung nghiên cứu trong đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng, sự rung cảm và sự hiểu biết lẫn nhau.

- Giao tiếp trở thành một vấn đề rộng lớn có ý nghĩa quan trọng trong khoa học, cuộc sống và sự phát triển của mỗi cá nhân. Đối với sinh viên Sư phạm, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự nghiệp hình thành và phát triển nhân cách mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên tương lai. Chính vì vậy, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm là tất yếu và mang tính cấp thiết.

- Nhu cầu giao tiếp và khả năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật có sự chênh lệch giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa các khối lớp trong khoa. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên trong khoa khá cao, trong khi đó, khả năng giao

tiếp chỉ đạt mức độ trung bình. Khả năng giao tiếp chưa đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của sinh viên.

- Nội dung giao tiếp của sinh viên phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm về ngành học.

- Mức độ cởi mở trong giao tiếp của sinh viên cao, tương xứng với nhu cầu giao tiếp đang ngày một tăng nhanh.

2. Kiến nghị

Để góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp như: Đảm bảo tốt các phương tiện học tập, có đầy đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, sách bài tập, tài liệu kỹ năng giao tiếp,…

- Nhà trường và Khoa Sư phạm Kỹ thuật cần tổ chức những buổi hội thảo khoa học về vấn đề kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp; có kế hoạch tổ chức mời các chuyên gia về báo cáo các vấn đề mới xung quanh kỹ năng giao tiếp; tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm mỗi năm một lần, tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện và trao dồi những kỹ năng giao tiếp.

- Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa hệ thống bài tập tình huống để nâng cao có hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho sinh viên một cách toàn diện (mà không phải chỉ trên một số kỹ năng giao tiếp cơ bản).

- Hệ thống bài tập cần được xem xét và tiến hành sử dụng trên đối tượng là sinh viên các lớp thuộc Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên trong môn học Giao tiếp để đảm bảo tính khả thi và độ tin cậy.

- Tăng cường tổ chức các câu lạc bộ sinh viên Sư phạm, nơi sinh viên có thể trao đổi với nhau những quan niệm về tình bạn, tình yêu, về các vấn đề trong cuộc sống.

- Đặc biệt, nhà trường cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp và các trường phổ thông để tạo thêm nhiều môi trường học tập và giao tiếp mới cho sinh viên.

Một phần của tài liệu kỹ năng giao tiếp trong nhà trường (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w