1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các chế độ tiền lương hiện hành ở việt nam

42 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Ngày nay, trong quá trình phát triển chung của nhân loại, xu thế cổ phần hóa các doanh nghiệp, và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã và đang trở thành một tất yếu. Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cạnh tranh, đồng thời cũng phải luôn bảo đảm mối quan hệ bền chắc với người lao động, bởi họ chính là nhân tố quyết định tới sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Biểu hiện của mối quan hệ này là một yếu tố rất quan trọng đó là tiền lương. Tiền lương hay tiền công thực chất la cách phát biểu khác nhau của viêc trả công để bù đắp vào lao động bỏ ra. Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng những chế độ tiền lương nào cho hợp lý và phù hợp để kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp mình mà vẫn đảm bảo được lợi ích của người lao động. Các chế độ tiền lương thức chất là những quy định pháp luật của Nhà nước về tiền lương nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động thuôc đối tượng điều chỉnh của từng chế độ tiền lương. Các chế độ tiền lương hiện hành: chế độ tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương theo cấp bậc, và chế độ tiền lương theo chức vụ chức danh. Xuất phát từ thực tế tiền lương, công tác trả lương, qua những nghiên cứu những môn học, và sụ hướng dẫn tận tình của thầy: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân. Em đã tiến hành đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Các chế độ tiền lương hiện hành ở Việt Nam” Nội dung của đề án bao gồm các nội dung chính như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về các chế độ tiền lương Phần II: Thực trạng chế độ tiền lương ở Việt Nam Do điều kiện thời gian không cho phép trong quá trinh nghiên cứu em thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy đóng góp thêm, cho ý kiến và tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài của mình.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, trong quá trình phát triển chung của nhân loại, xu thế cổ phần hóacác doanh nghiệp, và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã và đang trở thành một tấtyếu Các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cạnhtranh, đồng thời cũng phải luôn bảo đảm mối quan hệ bền chắc với người lao động,bởi họ chính là nhân tố quyết định tới sự phát triển và thành công của doanhnghiệp Biểu hiện của mối quan hệ này là một yếu tố rất quan trọng đó là tiềnlương

Tiền lương hay tiền công thực chất la cách phát biểu khác nhau của viêc trảcông để bù đắp vào lao động bỏ ra

Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuậngiữa người lao động và người sử dụng lao động

Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng những chế độ tiền lương nào chohợp lý và phù hợp để kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp mình mà vẫn đảmbảo được lợi ích của người lao động

Các chế độ tiền lương thức chất là những quy định pháp luật của Nhà nước

về tiền lương nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động thuôc đối tượng điều chỉnhcủa từng chế độ tiền lương Các chế độ tiền lương hiện hành: chế độ tiền lương tốithiểu, chế độ tiền lương theo cấp bậc, và chế độ tiền lương theo chức vụ chức danh

Trang 2

Xuất phát từ thực tế tiền lương, công tác trả lương, qua những nghiên cứunhững môn học, và sụ hướng dẫn tận tình của thầy: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân.

Em đã tiến hành đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Các chế độ tiền lương hiện hành ở

Việt Nam”

Nội dung của đề án bao gồm các nội dung chính như sau:

Phần I: Cơ sở lý luận về các chế độ tiền lương

Phần II: Thực trạng chế độ tiền lương ở Việt Nam

Do điều kiện thời gian không cho phép trong quá trinh nghiên cứu em thểtránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy đóng góp thêm, cho ý kiến và tận tìnhgiúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chế độ tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động làm những công việcgiản đơn nhất trong điều kiện và môi trường làm việc bình thường.

Chế độ tiền lương này không áp dụng cho lao động làm công việc trong điềukiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Chế độ tiền lương tối thiểu cũng không ápdụng đối với những lao động làm những công việc đòi hỏi phải qua đào rạo chuyênmôn kỹ thuật các cấp trình độ khác nhau

Tiền lương tối thiểu ở nước ta do Nhà nước ban hành có ý kiến tham khảocủa Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam và hiện nay bao gồm: Tiền lương tối thiểuchung áp dụng cho toàn bộ lao động có quan hệ lao động, và tiền lương tồi thiểuquy định riêng áp dụng cho một số khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

*Chế độ tiền lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế:

Trang 4

• Trả tiền lương tối thiểu chung:

Hàng năm Nhà nước đều ban hành các nghị quyết về tiền lương tối thiểuchung:

Năm 2005: 290.000đ/tháng

Năm 2006: 350.000đ/tháng

Năm 2007: 450.000đ/tháng

Năm 2008: 540.000đ/thángNăm 2009: 650.000đ/thángNăm 2010: 730.000đ/thángTinh thần các nghị định này đều chỉ rõ:

Mức tiền lương tối thiểu chung dùng để làm căn cứ tính các mức lươngttrong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực Nhànước, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp tựmình xây dựng thang, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động và thựchiện một số chế độ khác cho người lao động

Các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng mức lương tối thiểu chung nhưng cònđược sử dụng hệ số điều chỉnh thêm so với mức lương tối thiểu chung Hê số điềuchỉnh tăng thêm không quá hai lần so với mức lương tối thiểu chung và tiền lươngtối thiểu này dùng làm cỏ sở tính đơn giá tiền lương (TLmin dn= TLmin chung x (1+k),trong đó K< hoặc = 2)

- Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức tiền lương tối thiểu chung để tínhđơn giản tiền lương áp dụng trong các công ty hoạt đông theo Luật Doanh nghiệpnhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ, tùy thuộc vào năng suất lao động,hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 5

- Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không dùng để tính đóng,hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện một số chế độ khác theoquy định của pháp luật.

- Các công ty, doanh nghiệp hoạt đông theo Luật Doanh nghiệp, các hợptác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đinh, cá nhân và tổ chức khác có thuê mướn laođộng được quyền định mức lương tối thiểu chung

• Tiền lương tối thiểu để trả công lao động trong các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và các tổ chức đại diện nước ngoài

Mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitheo nghị định số 03/2006/ NĐ - CP ngày 6/1/2006 của Chính phủ gồm 3 mức:

- Mức 1: Các quận của thành phố Hà Nội, TP HCM: 870.000đ /tháng

- Mức 2: Các huyện của Hà Nội, TP.HCM, quận của Hải Phòng, Hạ Long,Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên của Bình Dương:790.000đ/tháng

- Mức 3: Các huyện tỉnh thành phố còn lại: 710.000đ/tháng

2 Đối tượng áp dụng mức tiền lương tối thiểu.

• Đối tương áp dụng mưc lương tối thiểu chung

Mức lương tối thiểu chung 650.000đ/tháng hiện hành áp dụng đối với:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội

Trang 6

- Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước bao gồm: công tynhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà Nướcquyết định đầu tư và thành lập.

- Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

- Các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khác

có thuê mướn lao động

• Đối tương áp dụng mức tiền lương tối thiểu quy định cho doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức đại diện nước ngoài

- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam

- Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng liên doanhvới nước ngoài và tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nướcngoài hoạt động tại Việt Nam

- Nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) của nước ngoài nhận thầu các công trìnhtại Việt Nam

- Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh đạo sự quán nước ngoài,

cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thông Liên Hợp Quốc, các tổ chứckhu vực, tiểu khu vực có thuê lao động

- Văn phòng đại diện cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hìnhnước ngoài

- Văn phòng đại diện và văn phòng dự án của các tổ chức phi Chính phủnước ngoài

Trang 7

- Văn phòng các dự án nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài, vănphòng đại diện các tổ chức: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật của nước ngoài, chinhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

3 Các loại lao động áp dụng mức lương tối thiểu.

Trong điều kiện làm việc, lao đông bình thường các loại lao động làm cáccông việc giản đơn sau đây:

- Lao động làm các công việc giản đơn về bán hàng và dịch vụ: chế biến vàbán hàng thực phẩm trên hè phố, bán hàng trên hè phố, bán hàng tận nhà và bánhàng qua điện thoại

- Đánh giày, làm dịch vụ đơn giản khác trên hè phố

- Quét dọn giúp việc trong các gia đình, cơ quan và các cơ sở khác, dịch vụgiặt là khách sạn, dịch vụ giặt là bằng tay

- Trông nom nhà cửa, lau chùi và các công việc tương tự (trông nom nhàcửa, lau chùi xe cộ, cửa sổ, gác cổng, đưa tin thư, bưu phẩm, bưu kiện và các côngviệc tương tự khác…)

- Công việc giản đơn trong nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Công việc giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, giaothông vận tải, bốc xếp hàng hóa

- Công việc giản đơn khác

Trang 8

4 Các hình thức vận hành chế độ tiền lương tối thiểu.

Chế độ tiền lương tối thiểu vận hành tại các doanh nghiệp thông qua hai hìnhthức chủ yếu sau:

4.1 Ký kết hợp đồng lao động cá nhân về tiền lương tối thiểu.

Trên cơ sở tiền lương tối thiểu quy định của Nhà nước, người sử dụng laođộng sử dụng để thỏa thuận với người lao động về tiền lương ghi vào trong hợpđồng lao động, mức tiền lương thỏa thuận sẽ không thấp hơn tiền lương tối thiểuNhà nước quy định Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động có thể là tiềnlương tối thiểu và cũng có thể lớn hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định

đẻ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho lao động giản đơn, phụ thuộc vào hiệu quảsản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

Để đảm bảo áp dụng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động theo đúng quyđịnh của pháp luật lao động (không vi phạm quy định tiền lương tối thiểu), các biệnpháp cần được áp dụng tại doanh nghiệp là:

- Nâng cao vai trò tổ chức đại diện của người lao động (tổ chức Côngđoàn…) trong giám sát bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động về tiềnlương tối thiểu

- Cung ứng dịch vụ pháp luật đến từng người sử dụng lao động, trong đóbao gồm cả quy định về tiền lương tối thiểu Trên cơ sở đó nâng cao ý thức chấphành pháp luật lao động về tiền lương tối thiểu của người sử dụng lao động

- Phổ biến quy định pháp luật về tiền lương đến từng người lao động

Trang 9

- Xây dựng mối quan hệ lao động hai bên (người sử dụng lao động - laođộng - người lao động) tốt đẹp và tạo môi trường văn hóa doanh nghiêp lanh mạnhtrong từng doanh nghiệp.

4.2 Ký kết thỏa ước lao động tại doanh nghiệp.

Thỏa ước lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và đại diện của tậpthể người lao động có vai trò quan trọng trong vận hành hiệu quả tiền lương tốithiểu tại các cơ sở sản xuất kinh doanh Trong thỏa ước lao động tập thể, hai bêncam kết thực hiện các quy định của pháp luật lao động, trong đó có quy định về tiềnlương tối thiểu

Tiền lương quy định trong thỏa ước lao động tập thể có thể có lợi hơn chongười lao động (cao hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định) do kếtquả thương lượng đạt được giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện chotập thể người lao động (công đoàn, nghiệp đoàn, ban đại diện người lao động…)

Do thỏa ước lao động tập thể phải đăng ký tại các cơ quan lao đông địaphương, có sự giám sát thực hiện tích cực hơn của tổ chức đại diện người lao động,nên các quyền lợi của người lao động về tiền lương tối thiểu tại các doanh nghiệp

có ký kết thỏa ước lao động tập thể được đảm bảo hơn tại các doanh nghiệp không

có thỏa ước lao động tập thể

B CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG THEO CẤP BẬC.

1 Khái niệm về tiền lương cấp bậc.

Chế độ tiền lương theo cấp bậc bao gồm toàn bộ những quy định về tiềnlương của Nhà nước mà các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng để trả lương, trả công

Trang 10

cho người lao động là những công nhân, lao động trực tiếp, căn cứ vào số lượng vàchất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việcnhất định.

- Số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sốlượng sản phẩm

- Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân Chấtlượng lao động được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanhnghiệp xây dựng, phù hợp với điêu kiện tổ chức, kỹ thuật, quản lý và điều kiện laođộng của từng ngành nghề

Xây dựng và áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc là cần thiết, nhằm quán triệtcác nguyên tắc trong trả lương cho người lao động là trả lương căn cứ vào số lượng

và chất lượng lao động Trong đó vấn đề quan trọng là thiết lập thước đo đánh giáchất lượng lao động của công nhân các ngành nghề, so sánh chất lượng lao động vàđiều kiện lao động khác nhau giữa các ngành nghề nhằm giải quyết mối quan hệđãi ngộ lao động

2 Đối tượng áp dụng.

Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng với:

- Đối với công nhân làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụngcác quy định nhà nước về thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật,các mức lương

- Đối với công nhân làm việc tại các đơn vị kinh tế thuộc các khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh thì tự xây dựng chế độ tiền lương cấp bậc, phù hợp, áp dụngcho doanh nghiệp mình Áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc trong khu vực kinh tế

Trang 11

ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo xác định mức tiền lương, tiền công thỏa mãn chongười lao động trong quan hệ thuê mướn lao động phù hợp với quy định của phápluật.

3 Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc.

Chế độ tiền lương cấp bậc được cấu thành bởi ba yếu tố sau:

3.1 Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật (Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc

và nghề công nhân).

3.1.1 Khái niệm.

a Khái niệm tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp củacông việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân Công nhân ở một bậcnào đó phải hiểu biết những gì về mặt lý thuyết, và phải làm được những gì về mặtthực hành

Nói cách khác tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thước đo trình độ lành nghề củacông nhân, phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân trong mối liênquan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc Tiêu chuẩn này bao gồm hai nộidung cơ bản là cấp bậc kỹ thuật công việc (cấp bậc công việc) và cấp bậc kỹ thuậtcông nhân (cấp bậc công nhân)

Như vậy, việc phân chia công nhân theo trình độ lành nghề và xác định cấpbậc công việc là hai nội dung của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật Vì vậy, để xây dựngnội dung tiêu chuẩn cấp bậc đúng đắn thì trước hết phải xác định được cấp bậccông việc thật chính xác

Trang 12

b Khái niệm bậc công việc.

Cấp bậc công việc là sự quy định các mức độ phức tạp của quá trình laođộng để sản xuất ra một sản phẩm, một chi tiết sản phẩm hay hoàn thành một côngviệc nào đó Việc phân chia mức độ phức tạp của quá trình lao động thành các cấpbậc công việc thuộc lao đông giản đơn thì xếp ở bậc 1, các công việc có độ phứctạp hơn thì xếp ở bậc cao hơn

Việc xây dựng cấp bậc kỹ thuật công việc phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹthuật Tiêu chuẩn kỹ thuật là bảng tài liệu kỹ thuật quy định thống nhất và hợp lýcác thong số kỹ thuật: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, độ bền, độ dài, độ chính xác, chỉtiêu sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu… nhằm bảo đảm yêu cầu cần thiếtcủa thiết kế sản phẩm (chất lượng sản phẩm)

c Khái niệm cấp bậc công nhân.

Là trình độ lành nghề của công nhân theo từng bậc (từ bậc thấp tới bậc cao).Cấp công nhân được đưa vào nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để xác địnhtrình độ lành nghề của công nhân mà thực chất là xác định khả năng lao động củacông nhân để bố trí, sử dụng hợp lý theo yêu cầu của công việc

3.1.2 Phân loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Có 2 loại tiêu chuẩn cấp bậc:

- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất của các nghề chung

- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất được xây dựng chung cho các nghềtrong toàn quốc như: nghề tiện, phay, bào, khoan… Còn tiêu chuẩn cấp bậc kỹ

Trang 13

thuật ngành được xây dựng cho từng ngành, nghề thuộc ngành như: ngành dược,ngành may, dày giầy, lâm nghiệp… các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành phảnánh tính đặc thù của ngành và không áp dụng được cho ngành khác.

Các doanh nghiệp tự xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho nghề, côngviệc chưa có trong danh mục nghề, công việc được Nhà nước hay ngành quy địnhtiêu chuẩn Đây thường là những ngành, công việc mới xuất hiện hoặc có mức độphổ biến thấp Có tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, công việc này do doanh ngiệp banhành và chỉ có hiệu quả trong phạm vi doanh nghiệp

3.1.3 Ý nghĩa tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là một yếu tố quan trọng của chế độ tiền lươngcấp bậc với ý nghĩa:

- Thước đo trình độ lành nghề của công nhân

- Cơ sở để xác định khung bậc lương của từng nghề và xây dựng thang,bảng lương cho công nhân các ngành, nghề hoặc công việc khác nhau Thanglương, bảng lương nhiều hay ít bậc phải xuất phát từ mức độ phức tạp về kỹ thuậtsản xuất, tính chất lao động của nghề

- Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn kỹ thuật là căn cứ xác định trả lươngtheo công việc

- Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật dùng để tính đơn giátiền lương theo sản phẩm, là một trong những biện pháp để kế hoạch hóa quỹ tiềnlương và quản lý quỹ tiền lương

Trang 14

- Làm cơ sở để kiểm tra trình độ lành nghề và xếp bậc lương công nhân,nâng bậc lương cho công nhân.

- Làm cơ sở để phân công, bố trí sử dụng công nhân hợp lý Thông qua tiêuchuẩn cấp bậc kỹ thuật, đánh giá được mức độ phức tạp công việc và xác định cấpbậc công việc theo yêu cầu làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng laođộng hợp lý

- Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân là căn cứ

để định mức lao động đúng đắn, chính xác, xác định đối tượng xây dựng các mứclao động (mức sản lương, mức thời gian, mức phục vụ…)

- Cấp bậc kỹ thuật công nhân là căn cứ chính để xây dựng mục tiêu,chương trình đào tạo, đào tạo lại nghề công nhân cho xã hội, và các doanh nghiệptheo những nhu cầu khác nhau, và là cơ sở để xây dựng chương trình kế hoạch bồidưỡng, bổ túc nâng cao tay nghề công nhân

- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thước đo trình độ lành nghề của côngnhân, do vậy đây chính là mục tiêu để công nhân cố gắng hoàn thành nhiệm vụ,phấn đấu nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật tay nghề

3.1.4 Nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật gồm hai phần chính:

a Phần quy định chung:

Là phần quy định những vấn đề cơ bản chung nhất mà công nhân ở bất kỳbậc nào cũng phải hiểu, biết, và làm được, như:

Trang 15

- Nắm vững quy trình vận hành của máy móc, thiết bị thuộc phạm vi đảmnhận của mình.

- Thông thạo quy tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp, quan hệ công tác và

bí mật của doanh nghiệp

- Nắm vững các phương pháp bảo quản, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dụng

cụ, nguyên nhiên vật liệu, và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng

- Nắm vững tiêu chuẩn về nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm

- Phải tôn trọng kỷ luật lao động và chấp hành tốt nội quy, quy chế của đơnvị

Trong một ngành, nghề công nhân bậc cao thì phải hiểu, biết, làm thành thạocác công việc của công nhân bậc thấp hơn

b Phần quy định cụ thể (phần quy định trình độ công nhân mỗi bậc):

Phần này diễn giải trình độ của người lao động, phản ánh rõ yêu cầu đòi hỏi

về kiến thức và kỹ năng lao động, quy định công nhân ở bậc nào đó phải hiểu biếtnhững gì về mặt lý thuyết, làm được những gì về mặt thực hành như: hiểu biết vềmáy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, quy trình công nghệ…Phần thực hành nghề nêulên một số công việc điển hình của bậc nào đó đòi hỏi công nhân phải làm được

Cụ thể phần này bao gồm 3 nội dung sau:

- Phần công nhân phải hiểu Căn cứ vào yêu cầu sản xuất của mỗi bậc, quyđịnh các yêu cầu đối với công nhân phải hiểu được như:

Trang 16

+ Có kiến thức cơ bản về khoa học, kỹ thuật và những kiến thức khác cầnthiết về các loại máy móc thiết bị có liên quan đến công việc được hiểu như mộtnguyên lý, tính năng công dụng và cơ chế hoạt động của máy móc, thiết bị liênquan đến công việc

+ Hiểu được các tính chất đặc điểm của nguyên vật liệu được gia công chếbiến, và chế độ gia công chế biến

+ Hiểu được các nguyên tắc cũng như quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất,hiểu thành thạo cấu tạo tính năng, công dụng, các quy tắc, quy trình giữ gìn và sửdụng máy móc thiết bị do mình phụ trách, các dụng cụ, nguyên liệu, nhiên liệu vàcác phương tiện mà mình sử dụng…

- Phần công nhân phải biết Quy định những yêu cầu cơ bản về khả năng kỹthuật thực tế đòi hỏi công nhân phải biết để hoàn thành công việc như:

+ Biết những công việc cần thiết của bước chuẩn bị sản xuất, sắp xếp dụng

cụ, nghiên cứu đọc bản vẽ, mô hình, điều chỉnh máy móc, vận chuyển nguyên liệutới nơi làm việc

+ Biết lựa chọn các chế độ gia công, phương pháp thao tác để thực hiện côngviệc có năng suất, chất lương tốt

+ Biết sử dụng và bảo quản các máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiệnnguyên nhiên vật liệu

+ Biết những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp đã ghi trong tiêu chuẩncấp bậc kỹ thuật

Trang 17

- Phần công nhân phải làm được Quy định những việc làm điển hình thực

tế của mỗi nghề theo từng bậc công việc, đòi hỏi công nhân ở từng bậc thuộc nghê

đó phải làm được và thể hiện được trình độ tay nghề của người công nhân bậc đó

3.1.5 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

a Nguyên tắc xây dựng.

Việc xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phản ánh được các yêu cầu về trình độ văn hóa, trình độ lành nghề, cácyêu cầu kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của công nhân trongmỗi ngành, nghề

- Phải thể hiện được trình độ tiên tiến và hướng phát triển của koa học kỹthuật mục tiêu cho công nhân phấn đấu nâng cao trình độ tay nghề

- Bảo đảm sự thống nhất, cân đối giữa các nghề có điều kiện sản xuấttương tự giống nhau (tổ chức sản xuất, quản lý, công nghệ) Mặt khác, có xét đếntốc độ phát triển, biến động của nghề trong các ngành riêng biệt

b Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn và nội dung của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật côngnhân, khi xây dựng tiêu chuẩn người ta sử đụng nhiều phương pháp khác nhau.Trong đó áp dụng nhiều hơn cả là phương pháp phân tích có căn cứ khoa học đểđánh giá đúng tính chất phức tạp của các công việc và quy định chính xác trình độcao, thấp khác nhau của mỗi bậc

Để xác định đúng tính chất phức tạp nhiều hay ít của các công viêc, khi xâydựng phải dựa trên cơ sở phân tích các chức năng, nhiệm vụ mà công nhân phải

Trang 18

thực hiện trong quá trình lao động sản xuất từ khi chuẩn bị cho tới khi kết thúc.Trên thực tế người ta sử dụng phương pháp đánh giá mức độ phức tạp của côngviệc theo phương pháp cho điểm

3.1.6 Phương pháp xác định cấp bậc công việc.

Có nhiều phương pháp xác định cấp bậc công việc như:

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp so sánh tương quan

- Phương pháp dựa vào tính chất đặc điểm của quá trình lao động…

Nhưng phương pháp đạt độ chính xác cao và đang được áp dụng ở nước ta làcho điểm các chức năng lao động

a Phương pháp cho điểm các chức năng.

Trình tự phương pháp:

- Chia quá trình lao động ra các chức năng và yếu tố:

Chức năng tính toán; Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc; Chứcnăng thực hiện quá trình lao động; Chức năng phục vụ, điều chỉnh thiết bị, máymóc; Yếu tố trách nhiệm: Thể hiện ở tinh thần trách nhiệm với công việc, với máymóc thiết bị, với con người…

- Xác định mức độ phức tạp cho từng chức năng:

Trang 19

Mỗi chức năng tính toán; chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc; thực hiện quátrình lao động; phục vụ, điều chỉnh thiết bị máy móc và yếu tố tinh thần tráchnhiệm được phân chia thành 3 mức độ phức tạp là: Đơn giản, trung bình, phức tạp

Mỗi mức độ lại chia thành 2 bậc: Tối thiểu, tối đa

Như vậy mỗi chức năng và yếu tố tinh thần trách nhiệm được chia thành 6mức để đánh giá

- Thống kê công việc:

Thống kê toàn bộ công việc của một nghề đang sử dụng trong doanh nghiệptheo trình tự nhất định, từ khi bắt đầu công việc cho đến khi kết thúc với yêu cầuphải gọn, rõ, chính xác và đầy đủ Thống kê công việc được thực hiện thông quakhảo sát trực tiếp dây chuyền sản xuất, tổ chức lao động, nghiên cứu quy trình côngnghệ Lập bản danh sách thống kê các công việc sau khi nghiên cứu, khảo sát theonguyên tắc: từ công việc nhỏ nhất đến lớn nhất; từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất;không bỏ sót một công việc nào trong các công đoạn, dây chuyền sản xuất của tất

cả các chi tiết sản phẩm hoặc bán sản phẩm

- Phân nhóm công việc:

Sau khi thống kê công việc, tiến hành phân nhóm công việc có độ phức tạpkhác nhau theo nguyên tắc:

+ Những công việc đồng dạng về kỹ thuật sản xuất có liên quan đến kỹ năng,

kỹ xảo của công nhân

+ Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và loại công việc để nhóm các công việc

Trang 20

+ Xác định nhóm đơn giản nhất và nhóm phức tạp nhất.

+ Loại bỏ các công việc khác nhóm nhưng giống nhau về kỹ thuật

Sau khi thống kê và phân nhóm các công việc cần thiết, chuyển bản phânnhóm công việc xuống các phân xưởng (hoặc bộ phận sản xuất, kinh doanh trựctiếp…) để tham khảo, lấy ý kiến của công nhân, sau đó hoàn chỉnh lại cho phùhợp

- Lập phiếu xác định mức độ phức tạp của công việc:

Yêu cầu của phiếu là tóm tắt những phần việc mà người công nhân phải thựchiện (từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc bằng thiết bị, phương tiện nào, sửdụng nguyên vật liệu gì, trong điều kiện lao động nào, những kiến thức có liên quanđến công việc đó…) Do có nhiều các loại công việc khác nhau, cho nên không thểlập phiếu cho tất cả các công việc đó, mà mỗi phiếu chỉ cần ghi một công việc cụthể, điển hình nhất trong mỗi nhóm công việc

Nội dung của phiếu là tài liệu quan trọng làm cơ sở đánh giá, so sánh và xácđịnh mức độ phức tạp của công việc, bao gồm các vấn đề sau:

+ Tiến hành công việc đó, công nhân phải chuẩn bị những gì, có phải tínhtoán không và tính toán như thế nào, tổ chức nơi làm việc ra sao?

+ Qúa trình làm thay đổi đối tượng lao động do người là chính hay do máymóc là chính?

+ Sử dụng máy móc, thiết bị loại gì và sử dụng như thế nào?

Trang 21

+ Công việc đó nếu làm xấu, làm hỏng hoặc sản xuất không an toàn thì mức

độ tác hại về kinh tế và tính mạng con người ra sao?

- Phân tích, so sánh, đánh giá và xác định cấp bậc công việc bằng điểm.+ Lập bảng điểm theo thang lương, bảng lương

Bảng điểm để xác định cấp bậc của từng công việc được xây dựng căn cứvào các thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993của Chính phủ Sau khi phân tích cho điểm từng chức năng phải tổng hợp lại và đốichiếu với bảng điểm để xếp công việc vào các bậc lương Việc xây dựng bảng điểmnhư sau:

+ Xác định bội số của từng bậc theo nhóm lương trong thang lương, bảnglương do Nhà nước quy định theo công thức sau:

a=

Trong đó: a: Bội số từng bậc của nhóm lương trong thang lương; Kbâc j: Hệ sốlương từng bậc trong nhóm lương; Kbâc 1: Hệ số lương bậc 1 của nhóm lương

+ Xác định tỷ trọng điểm của các chức năng:

Mỗi chức năng lao động và yếu tố tinh thần trách nhiệm được thể hiện bằng

tỷ trọng điểm thông qua tỷ lệ phần trăm (%) thời gian thực hiện mỗi chức năngtrong thời gian thực hiện công việc Yếu tố tinh thần trách nhiệm không thể chụpảnh, khảo sát được mà phải xác định theo ý kiến, kinh nghiệm chuyên gia, nhàchuyên môn để đảm bảo tương quan cân đối, phù hợp với từng loại ngành nghề,công việc Tổng tỷ trọng của 4 chức năng lao động và yếu tố tinh thần trách nhiệm

Kbâc j

Kbâc 1

Ngày đăng: 01/08/2014, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w