Phương pháp xâp dựng thang lương cho công nhân, viên chức:

Một phần của tài liệu Các chế độ tiền lương hiện hành ở việt nam (Trang 28 - 31)

Để xây dựng thang lương phải tiến hành xác định các yếu tố sau: - Xây dựng chức danh nghề của thang lương:

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung lao động của nghề để tiến hành phân nhóm nghề, trong đó những nghề có tính chất đặc điểm, nội dung tương tự nhau được đưa vào cùng một nhóm, từ đó xây dựng thang lương cho nhóm nghề.

- Xác định bội số và hệ số lương bậc 1 của thang lương.

Việc xác định bội số của thang lương phải căn cứ vào hệ số giữa thời gian để đạt tới bậc cao nhất với thời gian để đạt bậc thấp nhất trong nghề (nhóm nghề) bao gồm cả thời gian học tập phổ thông.

Bội số độ phức tạp của nghề có thể được xác định theo công thức: B =

Trong đó:

K1T1 + K2 T2 + K3T3

+ B: Bội số độ phức tạp của nghề

+ T1: Thời gian học văn hóa theo yêu cầu tuyển sinh đào tạo.

+ T2: Thời gian đào tạo nghề (cộng dồn) để đạt bậc cao nhất trong nghề. + T3: Thời gian tích lũy kinh nghiệm để đạt bậc cao nhất trong nghề. + T0: Thời gian học phổ thông và học nghề để đạt được bậc 1 của nghề. + K1, K2, K3: Là hệ số quy đổi giữa 3 loại thời gian T1, T2, T3.

Các giá trị K1, K2, K3 được xác định như sau: K1 = 1.0; K2 = 1.74; K3 = 0.83

Giá trị T0 theo quy định của cải cách tiền lương năm 1993 là 7.5.

3.2.2. Bảng lương áp dụng trong chế độ tiền lương cấp bậc.

Bảng lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa người lao động cùng nghề theo từng chức danh nghề nghiệp.

Kết cấu của bảng lương gồm 3 yếu tố: - Chức danh nghề hay tên gọi của nghề

- Số bậc của bảng lương. Số bậc nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ phức tạp và điều kiện lao động của nghề.

Bảng lương công nhân khác với thang lương ở chỗ nó được xây dựng để xếp lương cho công nhân làm việc ở những nghề mà tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề khó phân chia ra nhiều mức rõ rệt, hoặc do đặc điểm của công việc bố trí công nhân theo cương vị và trách nhiệm công tác.

Trình tự xây dựng bảng lương cũng tuân theo các bước như đối với xây dựng thang lương, gồm có các bước sau:

+ Xây dựng chức danh nghề của bảng lương. + Xác định bội số bảng lương.

+ Xác định mức lương bậc 1 cho từng chức danh. + Xác định số bậc của thang lương.

+ Xác định hệ số lương của từng bậc.

3.3. Mức lương thuộc thang, bảng lương của chế độ tiền lương cấpbậc. bậc.

Mức lương là số lượng tiền lương để trả công cho lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương, bảng lương.

Thông thường, Nhà nước quy định mức lương tháng được xác định qua hệ thống thang lương. Khi xác định mức lương giờ, ngày, tuần, phải căn cứ vào mức lương tháng và thời gian làm việc xác định.

Mức lương tuần =

Mức lương ngày =

Mức lương giờ =

Khi xác định các mức lương trong thang lương, bảng lương phải căn cứ vào mức lương tối thiểu và hệ số lương đã quy định:

MLbn = MLmin x Kbn

Trong đó: MLbn: Là mức lương của bậc n; Kbn: Là hệ số lương bậc n; MLmin: Là mức lương tối thiểu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các chế độ tiền lương hiện hành ở việt nam (Trang 28 - 31)