Việc xây dựng các loại thang lương phụ thuộc vào việc thiết lập các chỉ tiêu của thang lương, dùng hệ số tăng tuyệt đối và hệ số tăng tương đối của thang lương
Hệ số tăng tuyệt đối của một bậc lương là hiệu số giữa hệ số lương của bậc nào đó với hệ số lương của bậc trước liền kề của thang lương (hiệu số của 2 bậc lương trong thang lương).
Hệ số tăng tương đối của một bậc lương là thương số giữa hệ số tăng tuyệt đối của bậc đó và hệ số lương của bậc đứng trước liền kề.
Hệ số tăng tương đối trong thang lương có thể là tăng tương đối đều đặn, lũy tiến, lũy thoái, hoặc hỗn hợp. Tương ứng với các loại hệ số tang tương đối, ta có các loại thang lương:
- Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn: Là thang lương có hệ tăng tương đối của các bậc về cơ bản luôn bằng nhau.
- Thang lương có hệ số tăng tương đối lũy tiến: Là thang lương có hệ số tăng tương đối của các bậc sau về cơ bản luôn lớn hơn bậc đứng trước.
- Thang lương có hệ số tăng tương đối lũy thoái: Là thang lương có hệ số tăng tương đối của các bậc sau về cơ bản luôn nhỏ hơn bậc đứng trước.
- Thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp: Là thang lương có hệ số tăng tương đối được kết hợp từ các loại trên, có thể vừa đều đặn ở mốt số bậc vừa lũy tiến ở một số bậc…
Hiện nay người ta chủ yếu dùng thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp. Các thang lương được xây dựng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 đề là những thang lương có hệ số tăng lương tương đối hỗn hợp