Thế giới đang đối mặt với vấn đề khủng hoảng năng lượng, mỗi nước có một cách khác nhau để đảm bảo nguồn năng lượng của đất nước trong tương lai, và khai thác nguồn năng lượng tái tạo là
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN (IER)
TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
GVGD: GS.TS LÊ CHÍ HIỆP
HVTH : LÊ THỊ MINH CHÂU LỚP : QLMT K2010
Trang 2MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Nội dung 1
1 Giới thiệu về vị trí địa lý của Việt Nam 3
2 Khái quát trữ lượng và tình hình khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam 4
3 Chính sách nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo 7
4 Nhận xét về chính sách khai thác nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam…… 9
5 Đề xuất một số biện pháp nhằm khai thác tốt hơn nguồn năng lượng tái tạo.12 Tài liệu tham khảo 15
Trang 3Lời mở đầu
“Trữ lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng giảm đi” – những tiêu đề tương tự như trên hiện nay không còn quá xa lạ với mỗi người Thế giới đang đối mặt với vấn đề khủng hoảng năng lượng, mỗi nước có một cách khác nhau để đảm bảo nguồn năng lượng của đất nước trong tương lai, và khai thác nguồn năng lượng tái tạo là một trong những biện pháp đó Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường cũng là một trong những lý do làm cho nguồn năng lượng tái tạo được “nâng giá” hơn Việt Nam chúng ta không nằm ngoài những tác động trên, cùng với việc phát triển kinh
tế thì nguồn năng lượng mà nước ta sử dụng cũng tăng Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam tăng gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 [6] Với nhiều người có thể đây chỉ là một câu nói đùa hay chỉ là cái nhìn của những người bi quan, vì nước ta vốn được đánh giá là có tiềm năng về năng lượng hóa thạch Nhưng không, nhận định trên sẽ thành sự thật nếu chúng ta không có nguồn năng lượng dự trữ Chính vì vậy mà việc nghiên cứu khai thác nguồn năng lượng tái tạo càng có ý nghĩa – không chỉ về kinh tế mà còn về mặt môi trường và xã hội
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tích cực khai thác nguồn năng lượng vô tận này, ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng vậy, như Philippin, Indonexia, Thái Lan,…
Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước có điều kiện để phát triển nguồn năng lượng tái tạo Đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý của nước ta rất thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng tái tạo như: mặt trời, gió, thủy điện nhỏ và sinh khối Theo đánh giá của ông Roman Ritter, một chuyên gia về năng lượng tái tạo Việt Nam có thể đảm bảo 100% điện từ năng lượng tái tạo [5] Theo nhận định này, nếu chúng ta khai thác tốt nguồn tài nguyên này thì trong tương lại không những chúng ta giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn năng lượng mà còn góp phần giúp cho môi trường sống tươi đẹp hơn
Trang 4Tuy nhiên, nói lúc nào cũng dễ hơn làm, để đạt được kết quả như trên đòi hỏi nước ta phải có những chiến lược thăm dò, khai thác cụ thể rõ ràng Hiện nay chính phủ ta cũng
đã có những bước đi để khai thác nguồn năng lượng này, nhưng mức độ đến đâu và hiệu quả đạt được như thế nào? Qua bài viết này em xin cung cấp một cách khái quát tình hình khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong những năm qua để chúng ta có cái nhìn bao quát nhất Bên cạnh đó em cũng xin nêu một số ý kiến cá nhân của riêng mình
về vấn đề này
Trang 5Nội dung
1 Giới thiệu về vị trí đại lý của Việt Nam
Việt Nam có tọa độ địa lý là: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc, nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương Với diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km² và vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, phía Bắc giáp Trung Quốc, và Lào,Campuchia ở phía Tây Đất nước Việt Nam có hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ
và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế
Với vị trí địa lý như vậy nên địa hình của Việt Nam có đặc trưng là nhiều đồi núi
và sông ngòi Ngoài ra, do nằm ở tọa độ địa lý như trên nên Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt Mùa khô bắt đầu từ khoảng tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau; còn mùa mưa xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau [2]
Chính vì có vị trí như vậy mà hằng năm Việt Nam nhận được lượng nước mưa và lượng bức xạ mặt trời khá lớn Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam trở thành quốc gia có khả năng tiềm năng tìm tàng về nguồn tài nguyên tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối,…) - Đây là một trong những lợi thế mà không phải đất nước nào cũng có Tuy nhiên, trữ lượng cụ thể là bao nhiêu thì chúng ta cần tìm hiểu thêm trong phần sau đây
Trang 62 Khái quát trữ lượng và tình hình khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Do đặc điểm vị trí địa lý nên Việt Nam không những có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào về trữ lượng mà còn đa dạng về chủng loại, trong đó có thể kể ra một số loại năng lượng tái tạo sau: năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt,… Xét về trữ lượng nước ta có thể nói là có nguồn năng lượng tái tạo vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á [9] Tuy có một lợi thế không nhỏ như vậy nhưng hiện nay nước ta vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, xứng tầm với tiềm năng của nó
Năng lượng từ thủy điện nhỏ
Việt Nam được đánh giá là một trong 14 nước giàu tiềm năng thủy điện nhất trên thế giới [4] Nguồn năng lượng này tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ Tuy nhiên, số lượng điện được sản xuất của toàn quốc mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn so với tổng lượng điện Ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW, phục
vụ hơn 1 triệu người tại 20 tỉnh Con số 300MW quả là quá nhỏ bé so với tiềm năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình [9]
Năng lượng địa nhiệt
Có thể nói rằng đây là nguồn năng lượng tái tạo chưa được quan tâm nhất trong số tất cả các loại năng lượng tái tạo ở nước ta Trữ lượng của loại này rất lớn, nhiều khảo sát cho thấy hiện nay ở nước ta có khoảng 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt
từ 30oC đến 105oC [5] Nguồn năng lượng này chủ yếu tập trung tại đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam-Tây Bắc với nhiệt độ đạt tới 160oC tại độ sâu 4km Dự đoán chỉ riêng năng lượng địa nhiệt của vùng này có thể sinh khoảng 1,16% tổng sản lượng điện của Việt Nam sản xuất năm 2006 Hay tại đới địa nhiệt đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh có nhiệt độ trung bình khoảng 114oC, ngoài ra các nguồn nước nóng ở các điểm Hưng Hà, Phù Cừ, Hải Dương, Ba Vì (Hà Nội)… có nhiệt độ khoảng 40-50oC [6] Qua những số
Trang 7liệu thu thập được các nhà khoa học dự đoán tổng công suất nhà máy địa nhiệt nếu được xây dựng tại Việt Nam có thể tới khoảng trên 400 MW [5]
Một số liệu thu thập riêng tại Hà Nội, sản lượng điện thương phẩm hiện ước tính 5
tỷ kWh mỗi năm, phân nửa trong số này dùng cho điều hoà Nếu dùng công nghệ bơm nhiệt đất (giá tương đương lắp điều hoà nhiệt độ) sẽ tiết kiệm được 0,8 tỷ kWh Công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm 800 tỷ đồng một năm mà còn giảm phát thải hơn 250.000 tấn CO2
Ngoài ra nguồn năng lượng này có rất nhiều ứng dụng như: địa nhiệt ở vùng có nhiệt độ khoảng 200oC làm quay tuabin máy phát điện Đối với các nguồn địa nhiệt từ
80oC đến dưới 200oC có thể dùng trực tiếp để sấy nông thuỷ sản, sưởi ấm cho các căn hộ, nhà máy,… Nguồn địa nhiệt dưới 80oC có thể dùng để dưỡng bệnh, phục vụ du lịch… Đây là một con số không hề nhỏ, tiếc rằng những con số ấn tượng trên lại chưa thành hiện thực và cũng chưa biết khi nào nó mới xảy ra
Năng lượng khí sinh học
Khí sinh học tuy đã được sử dụng từ rất lâu rồi nhưng nó vẫn không được xem như một nguồn năng lượng tái tạo Khí sinh học tại Việt Nam có thể thu được từ các loại sau: phụ phẩm cây trồng chiếm 61,4%, từ phân động vật 28,7% và rác thải sinh hoạt chỉ chiếm có 9,9% [5] Tổng tiềm năng lý thuyết về khí sinh học từ các nguồn trên vào khoảng gần 10 tỷ m3/năm, quy ra dầu tương đương khoảng gần 5 triệu TOE/năm[9]
Nguồn năng lượng này phổ biến ở khu vực nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc Việc thu lại khí sinh học trong lĩnh vực này (chủ yếu từ hầm Biogas) tuy đã
có những thành công nhất định nhưng tỉ lệ này còn khá nhỏ so với tổng tiềm năng về lý thuyết [5] Ước tính cả nước có chừng 35.000 hầm khí biogas phục vụ đun nấu gia đình với sản lượng 500-1.000 m3 khí/năm cho mỗi hầm Trong khi tiềm năng lý thuyết của biogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m3/năm (1 m3 khí tương đương 0,5 kg dầu) [9] Dựa vào 2 con số trên chúng ta cũng thấy được việc khai thác nguồn năng lượng này hiện nay
ở nước ta như thế nào Đây là nguồn năng lượng rất có tiềm năng phát triển trong tương lai Tuy hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của nguồn năng lượng này đến
Trang 8phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của nó về mặt môi trường
Nói đến năng lượng tái tạo ở Việt Nam không thể không nhắc đến 2 nguồn năng lượng quan trọng là: năng lượng gió và năng lượng mặt trời Việt Nam được đánh giá là quốc gia sở hữu nguồn năng lượng gió và số giờ năng tốt nhất khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên việc khai thác 2 nguồn năng lượng này vẫn còn nhiều hạn chế [10]
Nguồn năng lượng gió
Việc khai thác và sử dụng nguồn điện bằng sức gió giúp chúng ta không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, và đặc biệt là không gây
những tác động đáng kể đến môi trường
Năng lượng gió tại Việt Nam lên đến 500-1.400 kWh/ m2 mỗi năm, nếu thực hiện một phép tính toán học thì ta thấy trên toàn lãnh thổ Việt Nam nguồn năng lượng này vô cùng lớn Sở dĩ chúng ta có nguồn gió dồi dào như vậy là nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam nằm trong khoảng 80-230 độ vĩ Bắc - thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa gió chính Ngoài ra, chúng ta còn có đường bờ biển kéo dài và nhiều đảo lớn nhỏ - chính những nơi này sở hữu chế độ gió tốt nhất cả nước (Vtb lớn hơn 4m/s (ở độ cao 12 m trên mặt đất)) Đây là điều kiện thuận lợi để ta lắp các loại động cơ gió phát điện [5] Dự tính công suất phát điện của nguồn năng lượng này khoảng 800-1.400 kwh/m2/năm trên đất liền, từ 500-1.000 kwh/m2/năm tại các khu vực bờ biển, Tây Nguyên và phía Nam và dưới 500 kwh/m2/năm ở các khu vực khác [6] Đáng tiếc là hiện nay nước ta chưa khai thác tốt nguồn năng lượng vô tận này
Cho tới nay, Việt Nam mới chỉ xây dựng xong và đang vận hành một cột gió phát điện công suất 850 KW ở Bạch Long Vĩ Ngoài ra, Trung tâm năng lượng tái tạo và thiết
bị nhiệt (RECTARE), ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở hơn
40 tỉnh thành Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp, chỉ sử dụng cho hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng [9]
Nguồn năng lượng mặt trời
Đây là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng và được hầu hết các nước trên thế giới đầu tư phát triển Tại Việt Nam, do nằm trong vùng nhiệt đới nên số giờ nắng trung bình
Trang 9khoảng 2000 ÷ 2500 giờ/năm Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền Nam và vùng Tây Bắc Vùng Đông Bắc trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng kém nhất [9] Tính trung bình toàn quốc thì năng lượng bức xạ mặt trời là 4-5kWh/m2 mỗi ngày, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm [5] Tuy nhiên do giá thành đầu tư cao nên hiện nay cả nước mới chỉ có 5 hệ thống điện mặt trời lớn, trong đó có hệ thống ở Gia Lai, với tổng công suất 100kWp (công suất cực đại khi có độ nắng cực đại)
Nhìn chung, tuy Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo nhưng
tỉ lệ khai thác các nguồn năng lượng này vẫn còn ở mức khiêm tốn Theo thống kê năm
2007, điện tái tạo chiếm 1,8% tổng lượng điện sản xuất quốc gia, nhiệt điện tái tạo và năng lượng sinh học thì gần như không đáng kể, hầu như chưa có trên thị trường Cụ thể, năng lượng thủy điện nhỏ chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng; năng lượng mặt trời trên 1 m2 1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió với nhiều dự án gần 1000MW thì ta chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích Nhưng đáng tiếc nhất là nguồn năng lượng địa nhiệt, thủy triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học hầu như chưa có mặt trên thị trường [5] Qua các số liệu trên, có thể nhận thấy chúng ta đã bỏ qua một cơ hội rất tốt để tiết kiệm nguồn tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường
3 Chính sách nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo
Những lợi ích do nguồn năng lượng tái tạo đem lại là không thể bàn cãi, nhưng để
có thể khai thác và sử dụng được nó trong thực tế cần có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành Nhận thức rõ điều này nhà nước ta trong thời gian qua đã cụ thể hóa việc khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo bằng những luật, nghị định, chính sách với mục đích phát huy hết tiềm năng về năng lượng tái tạo mà chúng ta có Một số khung chính sách về phát triển năng lượng tái tạo mà nước ta đã triển khai trong thời gian qua
* Luật Bảo vệ môi trường
Tại Điều 33 của Luật bảo vệ môi trường 2005, tại điều này nhà nước khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nhằm nâng cao tỉ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng quốc gia
* Luật Điện lực 2004
Trang 10Luật Điện lực, được thực thi từ tháng 1/7/2005, đã có những quy định về chính sách phát triển điện lực thông qua ứng dụng khai thác NLTT như đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn NLTT để phát điện; các dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn NLTT được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế Luật đồng thời cũng quy định tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào việc phát triển, sử dụng các NLTT không gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động sản xuất điện, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo và khuyến khích các tổ chức
và cá nhân đầu tư xây dựng mạng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng NLTT
* Luật tiết kiệm năng lượng
Đây là luật mới nhất liên quan đến vấn đề năng lượng, luật được thông qua vào ngày 17/6/2010 và có hiệu lực từ tháng 1/2011
* Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/9/2003 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phát triển sử dụng các nguồn NLTT để tiết kiệm các nguồn năng lượng không tái tạo được như than đá, sản phẩm dầu, khí đốt là một trong những biện pháp công nghệ mà các cơ sở sản xuất phải áp dụng để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được quy định rõ trong Nghị định này
* Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 (Quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2003)
Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch hơn, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường là một trong những biện pháp để phòng ngừa ô nhiễm, một trong những quan điểm được thể hiện rõ trong Chiến lược Chiến lược đã đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 sẽ đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm Đồng thời Chiến lược cũng khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, sử dụng các nguyên liệu thay thế ít chất thải
* Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/10/2004)