III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT 1 Hoàn cảnh ngắm trăng.
2. Sự giao hoà thắm thiết giữa thi sĩ và trăng
câu hỏi.
Tổng kết: sử dụng một câu hỏi.
III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT1. Hoàn cảnh ngắm trăng. 1. Hoàn cảnh ngắm trăng.
H 1 : Câu thơ thứ nhất:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa được dịch thành
Trong tù không rượu cũng không hoa đã sát nghĩa chưa?
Đ 1 : Câu thơ được dịch sát nghĩa.
H 2 : Sự thật nào được nói tới trong câu thơ này? Đ 2 : Không rượu, không hoa, thiếu thốn.
H 3 : Chữ vô (không) lặp lại trong câu thơ này có ý nghĩa gì?
Đ 3 : Hai lần không tức là khẳng định không hề có rượu và hoa cho sự thưởng ngoạn của con người.
H 4 : Việc ngắm trăng của người xưa thường gắn liền với rươu và hoa.khi trong tù Không rượu cũng không hoa thì cuộc ngắm trăng ở đây sẽ ra sao?
Đ 4 : Sẽ thiếu nhiều thứ kích thích, khó thực hiện
H 5 : Để thực hiện được cuộc ngắm trăng đó con người phải tự có những gì?
Đ 5 : - Niềm say mê lớn với trăng, tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên
- Tinh thần phải vượt lên trên tình cảnh ngặt nghèo H 6 : Câu thơ thứ nhất đa nghĩa, theo em đó là những nghĩa nào?
Đ 6 : Vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng, vừa có ý nghĩa biểu cảm.
2. Sự giao hoà thắm thiết giữa thi sĩ và trăng
H 1 : Tâm trạng của thi sĩ được biểu hiện như thế nào trước cảnh đẹp đêm trăng?
Đ 1 : Bối rối, thể hiện một chút lo lắng ( nại nhựơc hà)
H 2 : Nại nhược hà là biết làm sao đây, Đối thử lương tiêu nại nhược hà được dịch thành Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ, theo em đã sát nghĩa chưa?
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Đ 2 : Dịch như vậy chưa thật sát nghĩa, đánh mất sự bối rối, lo lắng của nhà thơ
H 3 : Từ trạng thái khó hững hờ đã biến thành hành động nào của con người?
Đ 3 : Ngắm trăng (Người ngắm trăng soi ngoài cửa số ) H 4 : Cái khó khăn trong hành động nhắm trăng ở đây là gì?
Đ 4 : Để ngắm trăng người tù phải hướng ra ngoài song sắt cửa số H 5 : Em cảm nhận được gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác?
Đ 5 : - Chủ động đến với thiên nhiên - Quên đi thân phận tù đày
- Tình yêu thiên nhiên vượt lên tất cả thiếu thốn vật chất H 6 : Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ?
Đ 6 : - Phép nhân hoá(nhòm,ngắm)
- Gợi tả: trăng có linh hồn,thân thiết với con người H 7 : Trăng chủ động theo khe cửa để ngắm nhà thơ
Đ 7 : Quan hệ gần gũi,thân tình,luôn có nhau trong mọi cảnh ngộ H 8 : Khi ngắm trăng,người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia,vì sao? Đ 8 : Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận của mình, tâm hồn rung động với vẻ đẹp thiên nhiên,tâm hồn đó tạo cho người tù cảm giác thi gia.
H 9 : Trong bài thơ Tin thắng trận, hình ảnh trăng và người có gì tương đồng với bài thơ Ngắm trăng?
Đ 9 : Trăng đều làm bạn với người, người đều trở thành nhà thơ H 10 : Hai câu 3-4, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuât gì? Tác dụng?
Đ 10 : - Sử dụng phép đối, đối xứng về ý giữa hai câu thơ , hai chủ thể
- Tạo được sự cân đối của bức tranh ngắm trăng, tôn vẻ đẹp của người và trăng, làm toat lên sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
3. Tổng kết
H 1 : Dựa vào Ghi nhớ hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Đ 1 : Có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau|: Ngắm Trăng
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
Nội dung
Thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết, vượt lên trên hoàn cảnh để đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên. Qua đó thấy được tinh thần lạc quan, lãng mạn của người tù cách mạng.
Nghệ Thuật
- Thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt cổ điển, giản dị mà hàm súc lột tả được cảm xúc thi nhân
- Sử dụng đạt hiệu quả phép đối, phép nhân hoá linh hoạt
Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn
=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=