THIẾT KẾ GIÁO ÁN SƠ BỘ BẰNG CÁC KIỂU CÂU HỎI 1.Mục tiêu cần đạt

Một phần của tài liệu đề tài khoa học (Trang 28 - 32)

1. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt trong vườn Bách thú.

- Thấy được những nét riêng trong thơ lãng mạn Việt Nam: + Tính mãnh liệt trong tư tưởng, cảm xúc và nội dung biểu cảm. + Sự phóng túng của ngôn từ, nhịp điệu

2. Định hướng tích hợp, tích cực

a. Tích hợp:

- Văn – Văn: Đặt bài thơ trong một liên hệ với mảng thơ từ như:

Khi con tu hú (Tố Hữu), Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan

Bội Châu.

- Văn - Tiếng Việt: Câu hỏi tu từ

- Văn - Tập làm văn: Tích hợp với văn miêu tả, biểu cảm

b. Tích cực: Sử dụng hợp lý các kiểu câu hỏi để tạo hướng thú cho học

sinh

3. Định lượng câu hỏi

Toàn bài sử dụng tất cả 20 câu hỏi, với đầy đủ các kiểu câu hỏi theo hướng tích hợp.

Đ1

Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

- Ý 1: Nỗi niềm căm hờn và uất hận của con hổ trong vườn Bách thú

Sử dụng 8 câu hỏi (Đoạn 1 (câu 1 đến câu 8) đoạn 4 (câu 31-39)) - Ý 2: Tự hào, nuối tiếc quá khứ và khát vọng tự do (các đoạn còn lại)

Sử dụng 11 câu hỏi

- Tổng kết: Sử dụng 1 câu hỏi

II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT

1. Nỗi niềm căm hờn và uất hận của con hổ trong vườn Bách thú.

H 1 : Hãy phân tích nỗi khổ của con hổ trong vườn Bách thú

: - Nỗi khổ không được hoạt động, trong một không gian tù hãm, thời gian kéo dài (Nằm dài, trông ngày tháng dần qua)

- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi tầm thường (Giương

mắt bé giễu oai linh rừng thẳm).

- Nỗi bất bình vì ở chung cùng bọn thấp kém (gấu dở hơi,

cặp báo vô tư lự)

H 2 : Nỗi khổ nào có sức biến thành Khối căm hờn, vì sao? Nó biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào?

Đ 2 - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngao mạn, ngẩn ngơ

- Vì hổ là chúa Sơn Lâm, vốn được cả muôn loài khiếp sợ - Khối căm hờn biểu hiện sâu sắc: + Sự chán ghét thực tại

+ Khát vọng tự do

H 3 : Nếu thay từ Khối trong Khối căm hờn bằng một từ khác, theo em câu thơ sẽ ảnh hưởng đến mạch cảm xúc toàn bài như thế nào?

Đ 3 : Nếu thay bằng một từ đồng nghĩa: tảng, cục… thì nội dung không thay đổi nhưng mạch cảm xúc thay đổi hẳn

H 4 : Em hãy cho biết cảnh vườn Bách thú được diễn tả qua các chi tiết nào?

Đ 4 : Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng- Len dưới nách những mô gò thấp kém

H 5 : Cảnh tượng ấy có gì đặc biệt? Đ 5 : giả dối, nhỏ bé, vô hồn

H 6 : Cảnh tượng ấy gây cho con hổ phản ứng gì? Đ 6 : Niềm uất hận

H 7 : Em hiểu Niềm uất hận ngàn thâu là nỗi niềm như thế nào? Đ 7 : Đó là trạng thái bực bội, u uất kéo dài khi phải chung sống với sự tầm thường, giả dối.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

H 8 : Em hiểu gì về tâm sự của con hổ? Từ đó nêu lên tâm sự của con người?

Đ 8 : - Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối

- Khao khát được sống tự do, chân thật (con người)

2. Niềm tự hào, nhớ tiếc quá khứ và ước vọng tự do

H 1 : Cảnh Sơn Lâm được gợi tả qua những chi tiết nào?

Đ 1 : Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. H 2 : Nhận xét cách dùng từ trong những lời thơ này?

Đ 2 : Điệp từ (với), các động từ chỉ đặc điểm của hành động

(gào, hét). Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn

H 3 : Hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên như thế nào?

Đ 3 : Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng- Lượn tấm thân,

sóng cuộn nhịp nhàng- Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

H 4 : Các từ ngữ, nhịp điệu của bài thơ miêu tả có gì đặc sắc? Đ 4 : - Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (bước chân

dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần, đã quắc…)

- Nhịp điệu thơ ngắn, thay đổi

H 5 : Vẻ đẹp của chúa tể muôn loài được khắc hoạ như thế nào? Đ 5 : Ngang tàn, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ H 6 : Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong đoạn: Nào đâu… còn đâu

như thế nào?

Đ 6 : Rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ (Đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gợi, những

chiều lênh láng máu sau rừng,…)

H 7 : Cuộc sống của chúa sơn lâm hiện lên như thế nào? Đ 7 :

- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

- Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới - Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng - Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

H 8 : Giá trị nghệ thuật của những câu hỏi tu từ nào đâu…? được sử dụng trong đoạn thơ?

Đ 8 : - Tạo nhạc điệu vừa bi, vừa hùng tráng cho đoạn thơ - Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc sống độc lập, tự do của chính mình.

H 9 : Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về không gian nào? Đó là mơ như thế nào?

Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=

- Là không gian trong mộng (Nơi ta không còn được thấy

bao giờ)

- Là ước mơ mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực H 10 : Nỗi đau giấu mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ cũng là của con người?

Đ 10 :- Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của mình trong xứ sở của chính mình

- Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng - tự do của con người

H 11 : Cũng là khát vọng tự do, chán ghét thực tại gianm cầm nhưng so với Khi con tu hú của Tố Hữu, ở đây có gì khác?

Đ 11 : - Trong Khi con tu hú thì ước vọng tự do gắn liền với ý chí

đạp tan phòng tù chật hẹp để về với thế giới tự do.

- Trong Nhớ rừng thì lại tìm về quá khứ vàng son

3. Tổng kết

H 1 : Dựa vào Ghi nhớ hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Đ 1 : Có thể trình bày theo sơ đồ sau:

Nhớ rừng

Nội dung Mượn lời con hổ trong vườn Bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm

thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt. Đồng thời khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Nghệ Thuật - Cảm hứng lãng mạn tràn ngập. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình. Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt

- Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Học phần phương pháp dạy học Ngữ văn =*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*= Văn bản 4: I. LƯU Ý, BỔ SUNG ÔNG ĐỒ Vũ Đình Liên

Ngoài Những điều lưu ý trong sách giáo viên cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

- Phương pháp phân tích, bình giảng - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp sơ đồ hoá

2. Tác giả (SGK- trang 9)

3. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời (SGK- Trang 9)

b. Chủ đề: thông qua hình ảnh ông đồ nhà thơ thể hiện lòng thương

người và niềm hoài cổ

c. Các yếu tố thi pháp khác

- Thể loại: Thơ tự do, có chia khổ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng 5 chữ - Bút pháp; trữ tình kết hợp với tự sự biểu cảm

- Giọng điệu

+ Đoạn một (hai khổ thơ đầu) giọng vui, phấn khởi + Đoạn hai (khổ 3-4): giọng chậm, buồn, xúc động + Đoạn ba (Khổ cuối): giọng buồn, bâng khuâng - Thời gian nghệ thuật: Khi mùa xuân đến

- Không gian nghệ thuật: giữa phố phường

Một phần của tài liệu đề tài khoa học (Trang 28 - 32)