1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tâm lí học dạy học đại học

58 8,9K 175
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 387 KB

Nội dung

Tâm lí học dạy học đại học

TÂMHỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC (Dùng cho lớp nghiệp vụ sư phạm đại học) CHƯƠNG1: BẢN CHẤT, CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜI. 1. Bản chất tâm lý người 1.1. Tâm lý là gì ? -Tâm lý được hiểu: là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động và hoạt động của con người. - Tâmhọc (TLH) là khoa học nghiên cứu tâm lý. 1.2. Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm TLH duy vật biện chứng Tâmhọc duy vật biện chứng khẳng định : Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử. 1.2.1. Tâm lý là chức năng của não Điều này cũng khẳng định rằng : Tâm lý người không phải do thượng đế, cũng không phải do não tiết ra như “gan tiết ra mật”. Tâm lý là thuộc tính của bộ não người hoạt động bình thường, biểu hiện ở năng lực phản ánh thế giới bên ngoài thành hình ảnh tinh thần bên trong, “ ý thức, tâm lý, . là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao, là chức năng của khối vật chất đặc biệt phức tạp là não người” (V.I.Lênin, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa phê phán, NXB Sự thật 1960, tr 314). Tất cả các quá trình tâm lý từ đơn giản đến phức tạp đều xuất hiện trên cơ sở hoạt động của não. Các quá trình sinh lý diễn ra trong não là cơ sở vật chất của hoạt động tâm lý nhưng không đồng nhất với tâm lý. Tâm lý bao giờ cũng có nội dung nhất định. Tất cả các hình ảnh tâm lý, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân đều tồn tại trong bộ não. Nhưng không phải cứ có bộ não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan, tồn tại ấy phải tác động vào bộ não và bộ não phải tiếp nhận được những tác động ấy (tức là não hoạt động). Đơn vị của hoạt động não là bộ phản xạ. Có hai loại phản xạ: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý của các hoạt động tâm lý. Muốn có tâm lý, nhất thiết phải có phản xạ có điều kiện, có hệ thống chức năng thần kinh cơ động. Nói cách khác tâm lý có bản chất phản xạ. 1.2.2. Tâm lý người mang tính chủ thể 1 Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động. Đó là sự tác động qua lại giữa hai hệ thống và kết quả là để lại dấu vết tác động ở cả hai hệ thống. VD: Phấn -> bảng = chữ trên bảng + phấn bị mòn. Nhưng phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt khác về chất so với các loại phản ánh khác, biểu hiện ở chỗ: - Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não con người - tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não con người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan tạo ra trên não hình ảnh tinh thần về hiện thực khách quan đó (hình ảnh tâm lý). VD … - Phản ánh tâm lý tạo ra “ hình ảnh tâm lý” như một bản sao về thế giới. Song nó khác về vật chất so với các phản ánh cơ, vật lý … ở chỗ: + Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực, sinh động và sáng tạo. Ví dụ: hình ảnh quyển sách trong gương khác với trong đầu người biết chữ . + Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân, hay nhóm người mang hình ảnh tâm lý đó. Nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ: * Cùng nhận một sự tác động của thế giới nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái biểu hiện khác nhau. * Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta hình ảnh tâm lý có mức độ và các sắc thái biểu hiện tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy. * Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện hình ảnh tâm lý đó rõ nhất và thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực. VD … Cơ sở hình thành tính chủ thể của tâm lý người: Ở mỗi người khác nhau có đời sống tâm lý khác nhau, bởi vì: Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý ở mỗi người đã chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Đặc điểm sinh học (cơ thể), hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục, khả năng và tính tích cực hoạt động, giao lưu… Trong đó ở mỗi người lại có những đặc điểm riêng về cấu tạo cơ thể, hệ thần kinh và não bộ, có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục, đặc biệt mỗi người thể hiện mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp khác nhau trong cuộc sống, tạo nên vốn sống, vốn kinh nghiệm, đặc điểm tâm lý của mỗi người khác nhau thì khác nhau. 2 Khi tạo ra hình ảnh tâm về thế giới, mỗi chủ thể đã đưa (tâm lý): vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm và cả những đặc điểm riêng của mình (nhu cầu, hứng thú, xu hướng, tính cách, năng lực .) vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang tính chủ thể và mang đậm tính cá nhân. VD … * Kết luận sư phạm : - Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não nên khi nghiên cứu tâm lý con người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động. - Hình thành, phát triển tâm lý tích cực cần phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để mọi người sống và hoạt động trong đó. - Tâm lý người mang đậm tính chủ thể vì vậy dạy học và giáo dục cần phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng người. 1.2.3. Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử Luận điểm này chứng minh rõ ràng tính chất khác nhau cơ bản giữa tâm lý người với tâm lý động vật . Bản chất xã hội lịch sử của Tâm lý người thể hiện : - Tâm lý người có nguồn gốc xã hội, biểu hiện: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của mỗi người. Hiện thực khách quan bao gồm: hiện thực tự nhiên và hiện thực xã hội, trong đó hiện thực xã hội là cái quyết định đến tâm lý người. Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hóa (được bàn tay con người cải biến theo cách của họ). Phần xã hội của thế giới quyết định tâm lý người thể hiện qua: các mối quan hệ về kinh tế - xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người – người từ các quan hệ gia đình, làng xóm, đến các nhóm, cộng đồng… Tất cả các mối quan hệ trên quyết định đến bản chất tâm lý người. Nên sống và hoạt động nơi có các mối quan hệ xã hội càng đa dạng càng phong phú, đời sống xã hội, nền văn hóa xã hội càng phát triển … thì tâm lý người càng phong phú, càng phát triển. Và con người sống trong điều kiện xã hội nào sẽ mang những đặc điểm của xã hội ấy. VD … - Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Thông qua hoạt động và giao tiếp với tư cách là chủ thể, một mặt con người đã biến kinh nghiệm lịch sử- xã hội , nền văn hóa xã hội của các thế hệ đi trước thành kinh nghiệm, tri thức cho riêng mình qua cơ chế lĩnh hội. Mặt khác con người còn là một chủ thể tích cực, sáng tạo trong hoạt động cải biến xã hội, nhờ đó cải biến tâm lý làm cho nó mang đầy đủ các dấu ấn xã hội, lịch sử của con người. 3 - Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn sống, vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp … trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo còn hoạt đông và giao tiếp giữ vai trò quyết định. - Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. * Kết luận sư phạm - Tâm lý người có nguồn gốc xã hội vì thế nghiên cứu tâm lý người phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. - Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục cũng như các hoạt động chủ đạo, hoạt động tập thể ở từng lứa tuổi để hình thành và phát triển tâm lý cho thế hệ trẻ. - Cần phải nhìn nhận con người ở góc độ vận động và phát triển . 2. Các quy luật hình thành và phát triển tâm lý 2.1. Quy luật về mối quan hệ giữa các điều kiện sinh học và sự hình thành, phát triển tâm lý 2.1.1. Điều kiện sinh học: Điều kiện sinh học được hiểu là toàn bộ cấu tạo giải phẫu sinh và những đặc điểm của cơ thể (đặc điểm của các giác quan, của hệ thần kinh, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể). 2.1.2. Mối quan hệ giữa điều kiện sinh học với sự phát triển tâm lý Sự ảnh hưởng của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm thể hiện ở những điểm sau: - Chất lượng hoạt động của các giác quan sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các chức năng tâm lí, chẳng hạn người có tai thính có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực âm nhạc, ngược lại bị điếc bẩm sinh hay do bệnh tật thì hoạt động thính giác sẽ có nhiều hạn chế . - Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao (mạnh, yếu, cân bằng hay không cân bằng .) tạo nên những cách bộc lộ của các hoạt động tâm khác nhau, khiến cho hành vi của mỗi người mang sắc thái riêng biệt, chẳng hạn những người có kiểu thần kinh mạnh không cân bằng thường nóng tính và hành vi thường nhanh, mạnh, nhưng độ chính xác không cao, những người có kiểu thần kinh yêú thì nhút nhát, sợ sệt, hành vi nhẹ nhàng, nhưng tốc độ và hiệu quả công việc thấp . - Những độc tố có trong cơ thể người mẹ sẽ truyền sang cơ thể đứa con và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm đứa con người mẹ đó, đặc biệt là trí tuệ, chẳng hạn con 4 của người nhiễm chất độc màu da cam, người nghiện ma túy, nghiện rượu .thì hoạt động của vỏ bán cầu đại não của những đứa trẻ đó không bình thường. Tóm lại, bộ não của con người cùng với đặc điểm cơ quan của cơ thể là tiền đề vật chất để một cá thể trở thành một con người. Điều kiện sinh học tạo ra những mầm mống năng lực trong bản chất tư nhiên của con người, tạo điều kiện để con người có thể hoạt động thành công trong một lĩnh vực nhất định. Điều kiện sinh học có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tâm lí. Hay nói cách khác sự phát triển tâm của con người chỉ diễn ra một cách tốt đẹp trên nền tảng của điều kiện sinh học thuận lợi. Do vậy mọi sự khiếm khuyết trong điều kiện sinh học đều ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tâm 2.2. Quy luật về mối quan hệ giữa nền văn hóa xã hội và sự hình thành, phát triển tâm lý 2.2.1. Khái niệm nền văn hóa Nền văn hóa được hiểu là những kinh nghiệm xã hội- lịch sử, những thành tựu mà loài người đã tích luỹ được trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của họ. Nền văn hóa có 2 hình thái tồn tại, đó là văn hoá vật chất như: công cụ sản xuất, đồ dùng hàng ngày… và văn hoá tinh thần như: các tác phẩm văn học nghệ thuật, những truyền thống, những phong tục tập quán, những sáng kiến phát minh khoa học . Hai hình thái này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau, không thể tách rời nhau được. 2.2.2. Mối quan hệ giữa nền văn hóa với sự phát triển tâm Nền văn hóa có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lí, biểu hiện như sau: - Nền văn hóa xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lí. Chúng ta biết rằng tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan của não, sống trong một môi trường văn hoá xã hội con người chịu sự tác động của môi trường đó, đồng thời phản ánh nó tạo nên tâm lý của mình. - Nền văn hóa là nội dung của sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người: Như trên đã trình bày, con người tiếp xúc và phản ánh những nội dung, tính chất của một nền văn hoá xã hội nào đó để hình thành và phát triển tâm lý của mình, hay chịu sự chi phối bởi nền văn hóa mà nó tiếp xúc, đó là văn hóa gia đình, văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng… Thông qua những phong tục, tập quán, những truyền thống văn hóa của từng dân tộc, từng quốc gia, từng địa phương, từng vùng miền, của từng gia đình mà tạo ra sự đa dạng, những nét riêng trong tâm lý, nhân cách của từng người. VD . Sự khác biệt giữa các nền văn hóa tạo nên sự khác biệt trong tâm giữa những người sống trong những điều kiện văn hóa khác nhau đó. VD . 5 Nếu người nào sớm được tiếp xúc với một nền văn hóa phát triển cao thì đó là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách. VD Ngược lại, nền văn hóa mà con người tiếp xúc quá thấp kém thì đó là điều bất lợi cho sự phát triển tâm lý, nhân cách và đó là nguyên nhân của sự phiến diện, sai lệch trong nhân cách của họ sau này. VD . 2.3. QL về mối quan hệ giữa giáo dục và sự hình thành, phát triển tâm lý 2.3.1. Giáo dục là gì? - Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhân cách của trẻ. - Giáo dục cũng được hiểu là quá trình mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử- xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống và lao động để đảm bảo sự phát triển hơn nữa của xã hội và cá nhân. 2.3.2. Mối quan hệ giữa giáo dục đối với sự phát triển tâm Giáo dục được coi là giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển tâm . Thể hiện ở những điểm sau: - Giáo dục luôn định hướng sự phát triển tâm thông qua việc đưa ra mục tiêu giáo dục, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp, những hình thức tổ chức hoạt động sao cho có thể hình thành được những phẩm chất tâm lí, nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Giáo dục là quá trình mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử- xã hội một cách có mục đích, có kế hoạch, có sự lựa chọn những biện pháp để mang lại hiệu quả cao nhất đáp ứng với yêu cầu của xã hội. - Giáo dục luôn đi trước sự phát triển, giáo dục bao giờ cũng tính đến các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển tâm lí, nhân cách, phát huy thế mạnh của từng yếu tố đó đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển như: giáo dục có thể phát hiện sớm những đặc điểm sinh học của con người (năng khiếu) đưa họ vào môi trường rèn luyện tốt, làm phát huy hết những thế mạnh của nó để tâm lý, nhân cách phát triển tốt nhất. VD . Hoặc GD hướng cho con người tiếp nhận những mặt tích cực từ môi trường, đưa họ vào môi trường, hoàn cảnh tốt tạo thuận lợi cho sự phát triển tâm lý, nhân cách. VD ., đặc biệt GD còn tổ chức cho con người tích cực tham gia các họat động, các mối quan hệ giao lưu đa dạng, phong phú để thực hiện mục đích của giáo dục. VD . - Một mặt GD chủ động phát huy ảnh hưởng tích cực của các điều kiện đến sự phát triển tâm lý của con người, đồng thời cũng loại trừ họăc làm suy yếu những ảnh hưởng và tác động bất lợi của các điều kiện đó đến tâm lý. VD: Điều kiện sinh học: 6 phát hiện trẻ khuyết tật đưa vào trường GD đặc biệt hoặc có cách GD riêng, Điều kiện môi trường: Xây dựng đưa con người vào sống và hoạt động trong môi trường tốt đẹp; Cách ly hoặc giúp con người “miễn dịch” với môi trường xấu . - GD có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó trong tâm lý của con người so với chuẩn mực xã hội làm nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Tóm lại, giáo dục có thể tác động đến mọi yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của con người, song chúng ta không nên cho giáo dục là vạn năng, bởi và mọi sự tác động từ bên ngoài đều phải qua cái bên trong, và luôn tính đến các điều kiện sinh học, hoàn cảnh sống, hoạt động . để có những biện pháp giáo dục thích hợp giúp con người trở thành một nhân cách phát triển toàn diện. 2.4. Quy luật về mối quan hệ giữa hoạt động, giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lý 2.4.1. Hoạt động và tâm lý: 2.4.1.1. Khái niệm hoạt động. Có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động tuỳ theo góc độ xem xét. - Theo quan điểm sinh học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - Theo quan điểm triết học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. - Theo phương diện tâm lý học: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người 2.4.1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động với sự hình thành, phát triển tâm lý. Từ khái niệm cho thấy, hoạt động gồm hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau, đó là: Quá trình đối tượng hoá và quá trình chủ thể hoá. + Quá trình đối tượng hoá (còn gọi là quá trình xuất tâm), trong quá trình này con người chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động. Nói cách khác, tâm lý của con người được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm. Qua sản phẩm có thể nhận xét, đánh giá được các đặc điểm của chủ thể làm ra sản phẩm đó, và bản thân chủ thể cũng có thể tự đánh giá được về mình, từ đó tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình. + Quá trình chủ thể hoá (còn gọi là quá trình nhập tâm) – Trong quá trình hoạt động con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những đặc điểm, bản 7 chất, qui luật của sự vật hiện tượng trong thế giới vào bản thân mình tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới. Hay nói khác đi là tâm lý, ý thức, nhân cách của con người được tạo nên từ quá trình chiếm lĩnh thế giới. Như vậy, Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác tâm lý, ý thức nhân cách được bộc lộ hình thành và phát triển trong hoạt động. 2.4.2. Giao tiếp và tâm lý. 2.4.2.1. Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, thông qua đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về xúc cảm, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Nói cách khác: Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác Mối quan hệ này giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau: - Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân. - Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm. - Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng, với xã hội, . Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân. Tính chất xã hội của giao tiếp thể hiện ở chỗ, nó được nảy sinh, hình thành trong xã hội và sử dụng các phương tiện do con người làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách, kỹ năng . của mỗi người. 2.4.2.2. Mối quan hệ giữa giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý. - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người. Nếu quá trình giao tiếp bị hạn chế bởi phạm vi tiếp xúc, nội dung quá nghèo nàn thì nhất định sẽ dẫn đến hậu quả rất nặng nề và dễ mắc bệnh gọi là bệnh đói giao tiếp. - Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội phức tạp, chiếm lĩnh nền văn hoá xã hội, qui tắc đạo đức xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội để làm thành bản chất người trong mỗi con người, làm nên nhân cách của chính mình như C. Mac đã nói: “Trong tính hiện thực của nó nhân cách là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. 8 - Khi tham gia vào quá trình giao tiếp con người nhận thức được chính bản thân mình, từ đó hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức , thông qua sự so sánh mình, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, với yêu cầu xã hội, tự đánh giá mình như một nhân cách để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân để tự hoàn thiện mình theo yêu cầu xã hội hoặc tự hoàn thiện mình theo mong muốn. - Thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội. - Đối với con người, giao tiếp không chỉ giúp họ phát triển nhận thức, phát triển năng lực tự giáo dục mà còn góp phần tạo nên nhân cách nghề nghiệp tương lai của họ. Do đó khi tổ chức các hoạt động cho họ chúng ta cần phải tạo điều kiện để họ có thể giao tiếp với nhau một cách tích cực, sáng tạo nhất, vì giao tiếp không chỉ là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân, của xã hội mà còn là phương tiện để mỗi người tiến hành hoạt động với những người khác, còn là phương tiện để mỗi người tự hoàn thiện mình. 2.5. Quy luật về sự phát triển không đồng đều Sự phát triển không đồng đều được hiểu là những chức năng tâm lí, những biểu hiện tâm khác nhau không phát triển ở mức độ giống nhau trong điều kiện giáo dục bất kì (thậm chí trong điều kiện thuận lợi nhất). Sự phát triển không đồng đều trong tâm thể hiện như sau: a. Xét trong tiến trình phát triển của mỗingười Trong tiến trình phát triển, sự phát triển của mỗi người đều mang tính không đồng đều. Biểu hiện: một chức năng tâm ở giai đọan này sự phát triển diễn ra với tốc độ nhanh chóng, ngược lại ở những giai đoạn khác tốc độ phát triển diễn ra chậm chạp hơn. VD: ngôn ngữ phát triển nhanh, mạnh ở tẻ từ 2 đến 5 tuổi, sau đó chậm dần Sự phát triển không đồng đều còn thể hiện: trong một giai đoạn cụ thể có sự phát cảm một vài chức năng tâm nào đó nhưng các chức năng tâm lý khác lại chưa phát triển. VD: Sự phát cảm ngôn ngữ ở giai đoạn tuổi ấu nhi (2 đến 3 tuổi), nhưng tư duy ở độ tuổi này lại chưa phát triển, đặc biệt là tư duy trừu tượng chỉ bắt đầu phát triển mạnh ở tuổi học sinh. b. Xét sự phát triển của những người trong cùng độ tuổi: Nhìn chung quá trình phát triển của con người đều trải qua những giai đoạn phát triển giống nhau theo một trình tự nhất định, nhưng mỗi người lại trải qua con đường phát triển theo cách riêng của mình với những tốc độ, nhịp độ, khuynh hướng riêng. Vì vậy cùng một độ tuổi nhưng ở mỗi người khác nhau có sự phát triển tâm lý khác nhau. VD . 9 Trong sự phát triển của các qúa trình, các phẩm chất tâm thì sự khác biệt giữa người này với người khác càng rõ rệt hơn nhiều. Chẳng hạn có những người chuyển biến tâm tương đối chậm, từ từ, có những người lại chuyển biến tâm rõ rệt, nhảy vọt, có liên quan đến sự xuất hiện những nét tâm mới. Tính không đồng đều tạo nên sự khác biệt trong các phẩm chất tâm giữa người này với người khác như: tính cách, năng lực, hứng thú, khí chất . chẳng hạn có những người điềm đạm, có những người lại nhanh nhẹn. Hoạt bát, có những người ham mê một lĩnh vực hoạt động nào đó, có người lại dường như không có năng lực gì . tất cả những cái này tạo ra những khuynh hướng phát triển khác nhau giữa người này với người kia, tạo ra cái riêng không lặp lại của các cá nhân. c. Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều. Sở dĩ có sự phát triển không đồng đều trong tâm lý của con người là do: quá trình phát triển tâm được qui định bởi những tác động của điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài mà các điều kiện này thường xuyên dao động, kết quả của sự dao động đó là tạo nên tính không đồng đều trong phát triển tâm của bất kì người nào. Cụ thể: + Đặc điểm phát triển cơ thể ở mỗi người khác nhau có sự khác nhau nên đã ảnh hưởng khác nhau tạo nên mức độ phát triển không đồng đều trong tâm lý của họ. VD . + Sự phát triển tâm phụ thuộc vào đặc điểm của môi trường sống và các điều kiện giáo dục, ở mỗi giai đoạn phát triển của từng người, hay của mỗi người khác nhau có môi trường sống, điều kiện giáo dục khác nhau thì sẽ tạo ra những đặc điểm tâm lý khác nhau. VD . + Sự phát triển tâm còn phụ thuộc vào mức độ tích cực của mỗi người khi tham gia vào hoạt động thực tiễn và nội dung, tính chất của hoạt động cũng quy định nội dung, tính chất của sự phát triển tâm lý. Mỗi người tham gia vào hoạt động với những động cơ, kĩ năng khác nhau, chính vì lẽ đó mà kết quả hoạt động của họ khác nhau và dẫn tới mức độ sâu sắc, phong phú của quá trình phát triển tâm cũng khác nhau. VD . Tóm lại, quy luật phát triển không đồng đều giúp chúng ta tránh được sự rập khuôn, máy móc, áp đặt trẻ và giúp chúng ta biết tôn trọng cá tính riêng của mỗi người. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI THANH NIÊN – SINH VIÊN 1. Quan niệm về tuổi thanh niên – sinh viên 10 [...]... chọn ngành học ở bậc đại học, có thể chỉ ra ba nhân tố cơ bản quy định việc theo đuổi học đại học của thế hệ trẻ là: - Cơ hội có công việc và đường công danh: Động cơ thăng tiến công danh nhờ việc theo đuổi bậc học đại học có liên quan đến nhu cầu của cá nhân và nhu cầu nguồn nhân lực - Sự cung ứng học bổng và trợ cấp - Học tập vì học tập 2.2.1.4 Các quá trình nhận thức diễn ra trong hoạt động học tập... Talưđina xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bên ngoài và bên trong của hoạt động đó V.V.Đavưđôv quan niệm học tập dựa trên cơ sở nâng cao trình độ tư duy lý luận - Pêtrôvxki nêu lên tâm lý học hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy và kết hợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy - D.N Bôgôialenxki... người Trong dạy học cũng cần giải thích cho học sinh biết cách sử dụng trang phục cho đẹp và phù hợp với bản thân họ Cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng ảo ảnh của học sinh trong học tập như chuẩn bị các hình vẽ, vật mẫu, mô hình thật cẩn thận Tóm lại, cảm giác và tri giác có nhiều qui luật quan trọng, mỗi qui luật có ứng dụng nhất định trong các hoạt động của con người Do vậy trong dạy học và... vị trí này không phải cố định, chúng biến đổi trong quá trình học tập của SV, và thứ bậc này cũng rất khác nhau ở những SV học giỏi và học yếu c Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ học tập của SV: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của SV: - Nội dung bài học - Phương pháp giảng giải - Nhân cách người cán bộ giảng dạy - Các mối quan hệ qua lại trong tập thể, nhóm SV - Các kết... trúc hoạt động học tập Từ đó duy trì được tính ham hiểu biết và không khí tâm lý nhận thức trong nhóm học tập Động cơ học tập của SV còn được xem xét về mặt kinh tế – xã hội Nhu cầu của mỗi cá nhân về giáo dục đại học có hai chiều: Thẳng đứng và nằm ngang Chiều thẳng đứng biểu thị trình độ học vấn và công việc có thể giành được nhờ học vấn Chiều nằm ngang biểu thị loại hình giáo dục Cả hai chiều này đều... viên 3.2.1 Hoạt động học tập 3.2.1.1 Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên Để tìm kiếm và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới có rất nhiều con đường và cách học Nhưng khi nói đến hoạt động học tập đúng với nghĩa tâm lý học chỉ nảy sinh và được hình thành ở trẻ em từ 6 tuổi nhờ có phương pháp của nhà trường Hoạt động này tạo ra sự biến đổi ngay chính chủ thể của hoạt động là học sinh hay sinh... cùng rộng, chi tiết và tinh tế giữa vô số kênh vào và vô số kênh ra làm cho trí tuệ của sinh viên vượt xa trí tuệ của học sinh Ước tính có tới 2/3 số kiến thức học được trong một đời người được tích lũy trong thời gian này (Theo Lê Quang Long, “Một số cơ sở sinh học của việc học tập ở đại học và chuyên nghiệp”) Đặc biệt quan trọng ở thời kỳ này là “Tuổi dậy thì”, trong đó các chức năng sinh sản bắt đầu... biệt là quá trình tư duy Trong các tài liệu tâmhọc gần đây, nêu lên 5 vấn đề cơ bản nói lên bản chất của hoạt động học tập: + Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo + Mục đích của hoạt động này hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động + Hoạt động học tập là loại hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo + Hoạt động học tập không phải là hoạt động chỉ tiếp thu... tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu chính những tri thức của bản thân hoạt động (những hành động học tập thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao) Hoạt động học tập của sinh viên cũng có bản chất như vậy, và có thể định nghĩa: Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát... động học tập đạt kết quả Trạng thái chú ý giúp cho quá trình học tập có hiệu quả hơn, ở tuổi SV, sức tập trung chú ý cao, khối lượng chú ý lớn, và khả năng chú ý bền vững và lâu dài Các nghiên cứu cho thấy SV có thể nghe giảng hay đọc trong thời gian liên tục từ 1 đến 2 giờ liền 2.2.1.5 Quan hệ giữa các hành động học tập của SV và phương pháp giảng dạy của giáo viên Tùy theo quan điểm giảng dạy, cách dạy, . TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC (Dùng cho lớp nghiệp vụ sư phạm đại học) CHƯƠNG1: BẢN CHẤT, CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ. người. - Tâm lý học (TLH) là khoa học nghiên cứu tâm lý. 1.2. Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm TLH duy vật biện chứng Tâm lý học duy vật

Ngày đăng: 18/03/2013, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết - Tâm lí học dạy học đại học
ng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w