Khái quát chung về tâm lý học giao tiếp sư phạm

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 55)

- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

1.Khái quát chung về tâm lý học giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là hoạt động trong đó người này tiếp xúc với người kia để có sự truyền thông tâm lý cho nhau hoặc để cùng nhau thực hiện một hoạt động nào đó sau khi đó có sự truyền thông tâm lý.

Giao tiếp là sự vận động và sự biểu hiện của những quan hệ xã hội. Giao tiếp cũng là thước đo tính chất của các quan hệ xã hội, quan hệ giữa các cá thể người với nhau.

Căn cứ vào mục đích và nội dung của hoạt động giao tiếp, có thể phân loại giao tiếp thành: giao tiếp thông tin, giao tiếp tình cảm, giao tiếp giải trí vui chơi, giao tiếp ẩm thực, giao tiếp sư phạm… Căn cứ vào tư cách của chủ thể, có thể phân loại hoạt động giao tiếp thành: giao tiếp vì việc riêng, giao tiếp công tác, giao tiếp kết hợp giữa công tác và việc riêng… Người ta còn phân loại giao tiếp căn cứ vào địa điểm như giao tiếp ở gia đình, tại công sở, nơi công cộng, giao tiếp trên đường đi lối lại, hoặc căn cứ vào hình thức, phương pháp và phương tiện…

Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng. Những cảm xúc và tình cảm nảy sinh trong quá trình giao tiếp giữa cá thể A và cá thể B là do B đó tác động vào A bằng cách nào đó khiến A nhận thức được rằng B là nguồn thỏa mãn hay cản trở những nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng hay lý tưởng của mình. Những người có cùng xu hướng hoặc có những quan điểm tương đồng trong xu hướng như cùng nhu cầu, cùng hứng thú hay cùng nguyện vọng, lý tưởng thì dễ hiểu nhau, dễ thông cảm nhau và do đó, quá trình giao tiếp giữa họ có tốc độ nhanh và hiệu quả cao. Năng lực của mỗi cá nhân cũng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực khi thực hiện quá trình giao tiếp với nhau. Trong giao tiếp, tính cách và khí chất của cá nhân được bộc lộ rất rõ nét. Người lịch sự, khiêm tốn, thành thực, cởi mở, hẳn sẽ có nhiều lợi thế trong giao tiếp. Người có khí chất hăng hái nhiệt tình sẽ giao tiếp dễ dàng, thu hút được cảm tình của đối tượng, người có khí chất điềm tĩnh, đĩnh đạc rất phù hợp với nghề nghiệp đòi hỏi sự trân trọng bối cảnh và người đối tác. Người có khí chất ưu tư hoặc nóng nảy thường không được thuận lợi trong giao tiếp. Người có trí nhớ tốt hẳn sẽ giao tiếp với học sinh - sinh viên một cách thuận lợi, dễ dàng tạo ra thiện cảm và bầu không khí sư phạm tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 55)