Đặc điểm cá nhân của sinh viên và vấn đề dạy họ cở trường đại học.

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 48 - 49)

- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

1. Đặc điểm cá nhân của sinh viên và vấn đề dạy họ cở trường đại học.

4.1. Một số đặc điểm cá nhân của sinh viên

4.1.1. Kiểu hướng ngoại và hướng nội :

- Sinh viên thuộc kiểu hướng ngoại : Hăng hái sôi nổi, rất nhanh hòa hợp, thích kết bạn và giao tiếp, không ưa đọc sách và nghiên cứu một mình, dễ bị kích động, thích đùa, thích thay đổi, tự do lạc quan, thích vận động, không tự kiểm tra chặt chẽ, sống tình cảm, ít để bụng.

- Sinh viên kiểu hướng nội : rất trầm tĩnh, điềm đạm, yêu sách, thích làm việc một mình, thường giữ khoảng cách với mọi người, trừ một số rất ít bạn thân. Sinh viên hướng nội thường có kế hoạch làm việc, cân nhắc kỹ càng trước khi hành động, không phản ứng vội vàng, không thích nhộn nhịp, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách thận trọng, bình tĩnh, không dễ quên chuyện cũ, là người đáng tin cậy nhưng thường bi quan.

Ngoài hai loại trên, nhiều SV có đặc điểm trung gian, biểu hiện của kiểu tính cách pha trộn.

SV hướng ngoại và SV hướng nội có phản ứng rất khác nhau đối với các kiểu ứng xử, kiểu dạy học khác nhau của giảng viên, trong đó SV hướng ngoại thích hợp với kiểu dạy học sử dụng nhiều phương tiện nghe, nhìn, máy móc,... còn SV hướng nội có ưu thế trong việc làm việc độc lập.

4.1.2. Tư duy hội tụ và tư duy phân kỳ.

SV thuộc kiểu tư duy hội tụ có xu thế tìm một giải pháp đúng cho một vấn đề hay tình huống nảy sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

SV thuộc kiểu phân kỳ có xu hướng mở rộng các câu trả lời hay tìm nhiều giải pháp hoặc mở rộng ý tưởng.

Như vậy, loại tư duy phân kỳ uyển chuyển hơn. 4.1.3. Kiểu phân tích và tổng hợp :

SV có kiểu phân tích sẽ học tập có hiệu quả khi tiến hành từng bước một, loại bỏ những gì không chắc chắn.

SV có kiểu tổng hợp sẽ học tập có hiệu quả hơn khi thiết lập một cái nhìn tổng thể hoặc xây dựng một cấu trúc và sau đó lấp đầy cấu trúc đó bằng những tri thức chi tiết hơn.

4.2. Lựa chọn phương pháp dạy – học phù hợp với đặc điểm cá nhân SV

- Do SV thuộc nhiều kiểu đặc điểm cá nhân và kiểu nhận thức khác nhau, nên giảng viên cần xác định phương pháp dạy học thích hợp để đạt hiệu quả sư phạm.

Trong đó cần chú ý tới 4 đặc điểm quan trọng của SV là : Khả năng trí tuệ, động cơ học tập, cảm xúc và vốn tri thức đã có.

- Cần cho phép SV lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp : Nghiên cứu độc lập hoặc nghiên cứu theo nhóm nhỏ.

CHƯƠNG 4 : ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 48 - 49)