Xác định và biểu đạt vấn đề:

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 25 - 26)

Tình huống là một điều kiện quan trọng của tư duy, song bản thân nó không làm nảy sinh tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống, lúc đó, “tình huống” trở thành “có vấn đề ”, tức là con người xác định được nhiệm vụ tư duy và biểu đạt được nó.

Tình huống có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có …), đó là mặt khách quan của tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, tình huống có vấn đề mang tính chủ quan rõ rệt. Cùng một hoàn cảnh (tình huống) như nhau, ở người này có thể nảy sinh vấn đề khi họ nhìn thấy mâu thuẫn nào đó, nhưng ở người khác vấn đề lại không được nảy sinh. Điều này phụ thuộc vào kiến thức và nhu cầu của cá nhân. Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn một cách đầy đủ mâu thuẫn, tức là càng xác định những rõ vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Có thể nói, tình huống có vấn đề là sự sát nhập giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Chính vấn đề cần giải quyết được xác định này quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy, quyết định chiến lược tư duy. Đây là giai đoạn đầu tiên, rất quan trọng của quá trình tư duy.

- Huy động tri thức, kinh nghiệm.

Khi đã xác định được nhiệm vụ cần giải quyết chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề cần giải quyết đó, nghĩa là làm xuất hiện các liên tưởng. Việc làm xuất hiện các tri thức, kinh nghiêm có liên quan phụ thuộc vào

nhiệm vụ đã xác định và trình độ, vốn kinh nghiệm của chủ thể, để xác định có đầy đủ, đúng hướng hay không.

- Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết:

Các tri thức, kinh nghiệm, các liên tưởng xuất hiện thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm, chưa khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra, tức là gạt bỏ những tri thức không cần thiết, không phù hợp với nhiệm vụ. VD …

Trên cơ sở sàng lọc mà hình thành giả thuyết, tức là một phương án, dự kiến

cách giải quyếtcó thể có với nhiệm vụ đang tư duy. Trên thực tế, một vấn đề có thể có nhiều cách xem xét, giải quyết từ nhiều góc độ khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần tìm ra được cách giải quyết sao cho đúng đắn và tiết kiệm nhất.

- Kiểm tra giả thuyết:

Kiểm tra xem giả thuyết nào ứng với các điều kiện và vấn đề đặt ra. Kết quả kiểm tra sẽ đi đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hoá giả thuyết đã nêu. Nếu đúng thì nhiệm vụ đã được giải quyết, nếu sai hay giả thuyết bị phủ định thì cần xác định một giả thuyết mới, một cách giải quyết vấn đề mới hay một quá trình tư duy mới lại được bắt đầu từ đầu.

Trong quá trình kiểm tra giả thuyết, có thể ta lại nhìn nhận cũng nhiệm vụ đó nhưng trong một hệ thống quan hệ, liên hệ khác và do đó có thể phát hiện ra nhiệm vụ mới còn chưa được giải quyết.

- Giải quyết nhiệm vụ tư duy:

Đây là khâu cuối cùng của quá trình tư duy. Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định đúng thì nó sẽ được thực hiện, tức là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra. Cũng có khi, sau khi giải quyết vấn đề này lại đặt ra một vấn đề mới mà chủ thể lại có nhu cầu giải quyết, lúc đó một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.

Trong quá trình tư duy (giải quyết các nhiệm vụ), con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân.

Có 3 nguyên nhân thường gặp là:

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 25 - 26)