Tính chất cứng nhắc, máy móc của chủ thể trong quá trình tư duy.

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 26 - 28)

Nhà tâm lý học K.K.Platônôp đã tóm tắt các giai đoạn của quá trình tư duy bằng sơ đồ sau:

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết

Kiểm tra giải thuyết

Chính xác hoá Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duymới Đây chính là lôgic của quá trình tư duy. Số lượng các giai đoạn có thể không cần đầy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân thủ theo sơ đồ trên.

c. Các thao tác của tư duy

Tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Quá trình tư duy gồm nhiều giai đoạn, nhiều khâu, từ khi gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết. Tuy nhiên, tính giai đoạn của tư duy chỉ phản ánh được mặt bề ngoài, cấu trúc bên ngoài của tư duy, còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở của những thao tác trí tuệ. Có rất nhiều thao tác trí tuệ tham gia vào một quá trình tư duy cụ thể , có thể khái quát các thao tác cơ bản của tư duy là:

c1. Phân tích - tổng hợp.

+ Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng, hiện tượng thành

những bộ phận, những thuộc tính hay những mối liên hệ, quan hệ để hiểu đối tượng sâu sắc hơn. VD …

+ Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những bộ phận, những thuộc

tính, những thành phần đã được phân tích thành một chỉnh thể. VD …

Phân tích và tổng hợp có có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành sự thống nhất không tách rời được. Phân tích là cơ sở của tổng hợp - Phân tích thực hiện theo hướng tổng hợp còn tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.

c2. So sánh:

So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật hiện tượng).

Thao tác so sánh liên hệ chặt chẽ với thao tác phân tích - tổng hợp. ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng so sánh là con đường cơ bản để trẻ nhận thức thế giới, gọi tên được sự vật hiện tượng, phân biệt được sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.

c3. Trừu tượng hoá và khái quát hoá.

+ Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt bỏ đối tượng những bộ phận thuộc tính,

những mối liên hệ, quan hệ,... thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy

+ Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những quan hệ, liên hệ chung nhất định.

Khái quát hoá là dạng tổng hợp mới, tổng hợp trên cơ sở đã trừu tượng hoá. Khái quát hoá là thao tác đưa sự vật, hiện tượng vào một nhóm, một chủng loại, một phạm trù,...

Trừu tượng hóa và khái quát hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối và bổ sung cho nhau giống như mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn.

Trên đây là những thao tác tư duy cơ bản. Khi xem xét chúng trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý mấy điểm sau:

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 26 - 28)