Các năng lực của người giảng viên đại học

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 52 - 55)

- Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.

1. Đặc điểm lao động sư phạm đại học:

2.2. Các năng lực của người giảng viên đại học

Để thực hiện được những vai trò trên, người giáo viên không chỉ phải có tình cảm nghề nghiệp, tình cảm với học sinh mà còn phải có những năng lực dạy học cần thiết. Những năng lực dạy học cơ bản là:

* Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học:

Những kết quả trình bày trên đây đã khẳng định dạy học chỉ có hiệu quả cao khi quá trình đó thực sự là quá trình điều khiển được. Kết quả của sự điều khiển một phần tùy thuộc vào “tần số” trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, nói cách khác thầy càng hiểu trò, hiểu kịp thời bao nhiêu thì càng có căn cứ để tổ chức, điều khiển quá trình dạy hợp lý, nhờ đó kết quả quá trình này càng cao bấy nhiêu.

Biểu hiện trước hết của năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học là thầy biết xác định được khối lượng kiến thức học sinh đã có, mức độ và phạm vi lĩnh hội của nó, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày trong khi dạy học. Để đánh giá mức độ và khối lượng kiến thức (trình độ) đã có ở học sinh, thầy giáo có thể căn cứ vào các dấu hiệu quan sát được trong quá trình giảng dạy, hay dự giờ, hoặc đặt những câu hỏi, những bài tập cho học sinh làm và trả lời, một số giáo viên có năng lực, họ có thể hiểu học sinh qua quan sát thái độ biểu hiện trên ánh mắt, nét mặt hay những biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn của người học.

Nhờ hiểu được trình độ của học sinh, khi chuẩn bị bài, giáo viên xác định được khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết đưa vào bài giảng, cách thức đưa vào như thế nào để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, và tiếp tục phát triển, nâng cao chúng. Ngược lại nếu không hiểu, không đánh giá được trình độ của học sinh, người giáo viên thường thấy rằng bài dạy thật là đơn giản, không đòi hỏi một thủ thuật trình bày đặc biệt nào, sự tác động của họ đến mọi học sinh đều như nhau, do đó khi chuẩn bị tài liệu giáo viên chỉ chú ý đến mình mà không chú ý đến học sinh. Điều này chắc chắn sẽ không thể mang

lại hiệu quả giờ dạy như mong muốn, bởi trình độ các học sinh trong một lớp không bao giờ như nhau.

Hiểu học sinh còn giúp giáo viên dự đoán được những thuận lợi, khó khăn, xác định mức độ căng thẳng có thể trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, từ đó chuẩn bị các phương án xử lý cần thiết đảm bảo cho giờ dạy thành công.

* Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo

Dạy học cũng có thể được hiểu là sự truyền thụ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho người học, nên có tri thức và tầm hiểu biết người thầy giáo mới có thể tổ chức cho người học chiếm lĩnh những cái cần cho sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của họ. Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo biểu hiện trong dạy học là: nắm vững kiến thức môn học, bài học mình phụ trách, có định hướng mở rộng, phát triển tri thức đó vào đời sống thức tiễn, tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học.

Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo, một mặt giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học của mình, mặt khác cũng góp phần tạo nên uy tín của người thầy giáo, điều này có ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của người học.

* Năng lực chế biến tài liệu học tập

Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của thầy đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ, kinh nghiệm của các em và đảm bảo gôgic sư phạm.

Muốn làm được điều đó, trước hết người thầy giáo phải có khả năng phân tích tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức để rút ra kiến thức nào là bản chất, là cơ bản, mối quan hệ giữa chúng với những cái chi tiết, cái thứ yếu như thế nào. Từ đó suy nghĩ cách trình bày, dẫn dắt để làm cho chúng trở nên nổi bật, trở thành đối tượng tiếp thu của trẻ. Đây không phải là vấn đề đơn giản, không phải mọi cái mình hiểu sẽ dễ dàng nói lại cho người khác cũng hiểu đúng và đầy đủ như mình. Do đó việc xây dựng lại cấu trúc tài liệu cho phù hợp với đặc điểm đối tượng là một quá trình lao động sáng tạo. óc sáng tạo của người thầy giáo khi chế biến tài liệu thể hiện ở chỗ:

- Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học sinh những kiến thức tinh và chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, liên hệ vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

- Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng có sức lôi cuốn, có cảm xúc tích cực.

* Nắm vững kĩ thuật dạy học

Kết quả lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh đối tượng học tập phụ thuộc vào ba yếu tố: trình độ nhận thức của học sinh (do đó thầy giáo phải hiểu học sinh), nội dung bài

giảng (thầy phải biết cách chế biến tài liệu) và cách dạy của thầy. Vì vậy, thầy phải biết cách dạy và nâng trình độ dạy lên mức độ năng lực cao.

Đặc điểm nổi bật của kĩ thuật dạy học mới là thầy tổ chức và điều khiển hoạt động để trò chủ động lĩnh hội tri thức. Việc tổ chức này phải dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loài người đã đi trong khi phát hiện tri thức đó. Có như vậy học sinh mới thực sự nắm vững tri thức khoa học. Vậy nắm vững kĩ thuật dạy học chính là nắm vững kĩ thuật tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh thông qua bài giảng và đạt đến mức như là năng lực. Biểu hiện cụ thể:

- Nắm vững kĩ thuật dạy học mới làm cho học sinh ở vị trí chủ động chiếm lĩnh tri thức trong quá trình dạy học.

- Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với học sinh.

- Gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực.

- Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập.

* Năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của minh bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

Năng lực ngôn ngữ của người thầy giáo thường được biểu hiện về mặt nội dung và hình thức của nó.

Mặt nội dung, yêu cầu :

- Mỗi từ, mỗi đơn vị biểu đạt đến toàn bài giảng, ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, chính xác, cô đọng.

- Lời nói phải phản ánh được tính kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin liên tục, lôgic.

- Nội dung ngôn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau: thông báo tài liệu mới, bình luận câu trả lời của học sinh.

Mặt hình thức:

- Hình thức ngôn ngữ của thầy giáo phải giản dị, có ngữ điệu, có biểu cảm, sinh động, giàu hình ảnh. Cách phát âm phải đúng cả về mặt tu từ, ngữ âm, ngữ pháp.

- Ngôn ngữ của thầy giáo có tác dụng thúc đẩy tối đa sự chú ý và suy nghĩ của học sinh vào bài giảng. Vì thế, giáo viên nên tránh những câu dài, cấu trúc từ phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu.

- Nhịp độ ngôn ngữ của thầy giáo cũng có một ý nghĩa nhất định nếu ngôn ngữ của thầy đều đều đơn điệu, hay quá nhanh, quá chậm cũng dễ làm chp người học mệt mỏi, uể oải hay thờ ơ. Ngoài ra ngôn ngữ quá to hoặc quá nhỏ cũng gây nên ảnh hưởng tương tự trên.

* Năng lực nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Tâm lí học dạy học đại học (Trang 52 - 55)